TIẾNG VIỆT TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được thế nào là tính từ, đặc điểm, cấu tạo của cụm tính từ
- Tích hợp với phần văn bản ở bài Mẹ hiện dạy con, với Tập làm văn ở bài viết số 3.
- Rèn luyện kỹ năng sử vận dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết.
- Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi các ví dụ
- HS: chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Thế nào là cụm động từ, cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 63 - Tiếng việt: Tính từ và cụm tính từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 Ngày soạn: 24/12/07
Tiết: 63 Ngày dạy: 26/12/07
TIẾNG VIỆT TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được thế nào là tính từ, đặc điểm, cấu tạo của cụm tính từ
- Tích hợp với phần văn bản ở bài Mẹ hiện dạy con, với Tập làm văn ở bài viết số 3.
- Rèn luyện kỹ năng sử vận dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết.
- Giáo dục tình cảm yêu mến từ loại tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi các ví dụ
- HS: chuẩn bị nội dung bài học
C. LÊN LỚP:
1.On định tổ chức
2. Bài cũ: Thế nào là cụm động từ, cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
- Gv gọi HS đọc các ví dụ SGK
- Chỉ ra các tính từ có trong các ví dụ SGK?
- Hãy cho biết ý nghĩa khái quát của tính từ là gì?
- Hãy so sánh tính từ với động từ?
- Về khả năng kết hợp?
- Về chức vụ ngữ pháp trong câu?
- Về khả năng kết hợp từ?khả năng làm vị ngữ?
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Gv những tính từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm, khá…)những từ nào không có khả năng kết hợp được với những từ trên?
- HS Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ: bé, oai..
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: không có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ:
- Hs vẽ sơ đồ mô hình cụm tính từ?
- HS tìm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước, phần sau cụm tính từ? Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa nghĩa gì cho phần trung tâm cụm tính từ?
- Hoạt đông 3: luyện tập:
- Gv cho học sinh đọc bài tập SGK sau đó hướng dẫn HS làm
- Yêu cầu:tìm các cụm tính từ
- Học sinh thảo luận theo nhón bài tập 2 sau đó đại diện HS lên bảng làm? Gv, HS nhận xét, sửa chữa.
Nội dung bài học
I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỤM TÍNH TỪ:
1.Xét ví dụ
2. Nhận xét: tìm cáctính từ
a. Bé, oai
b. Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
3.Y nghĩa khái quát:
- Là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
4.So sánh tính từ với động từ:
- Tính từ với động từ với động từ có khả năng kết hợp giống nhau
- Kết hợp được với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, còn…
- Về khả năng kết hợp với: hãy, đừng, chớ tính từ bị hạn chế, còn động từ có khả năng kết hợp mạnh
- Về khả năng làm chủ ngữ: tính từ và động từ gần giống nhau
- Khả năng làm vị ngữ, tính từ bị hạn chế hơn động từ
- Ghi nhí:
II/ PHÂN LOẠI TÍNH TỪ: 2 loại
1.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ.
2.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: không có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ.
Ghi nhớ:
II/CỤM TÍNH TỪ:
Mô hình cụm tính từ:
Phần trước
P.Trung tâm
Phần sau
Vốn, đã,
rất
Yên tĩnh, nhỏ,
sáng
Lại
Vằng vặc…
2.Ghi nhớ:
IV/ LUYỆN TẬP:
Bài 1: tìm các cụm tính từ
a.Sun sun như con đỉa
b.Chần chẫn như cái đòn càn
c. Bè bè như cái quạt
d.Sừng sững như cái cột đình
e.Tun tun như cái chổi sể
Bài 2:Tác dụng của việc dùng các tính từ và phụ ngữ:
- Có tác dụng phê bình và gây cười.
Từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm
- Hình ảnh mừ tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mơi mẻ như con voi.
- Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Đặc điểm của tính từ? Mấy loại tính từ? Cấu tạo và ý nghĩa củacụm tính từ? Cho ví dụ?
- Dặn học sinh về nhà học bài và làm các bài tập còn lại SGK
--------------------------------------@----------------------------------
File đính kèm:
- TUAN 16 TIET 63.doc