Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73: Chương trình ngữ văn địa phương (phần văn) văn bản: Tiếng khèn của gia ba sử

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Mục tiêu chung

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu, rút ra ý nghĩa của truyện.

- Yêu thích văn thơ địa phương. Có niền tin vào khả năng, sức mạnh của con người, sự kỳ diệu của âm nhạc.

* Tích hợp môi trường

2.Trọng tâm kiến thức và kĩ năng

a. Kiến thức:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu, rút ra ý nghĩa của truyện.

b. Kĩ năng:

- Đọc, kể lại được truyện, phân tích truyện cổ.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tư liệu về dân tộc Mông, tài liệu NV 6 địa phương.

2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà, tài liệu NV6 địa phương.

C. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp đọc (Kĩ thuật đọc tích cực)

2. Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình (Kĩ thuật động não)

3. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)

 

doc322 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73: Chương trình ngữ văn địa phương (phần văn) văn bản: Tiếng khèn của gia ba sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 30/12/12 G: 2/1/13 Tiết 73: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) Văn bản: TIẾNG KHÈN CỦA GIA BA SỬ (Truyện cổ dân tộc H.Mông) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Mục tiêu chung - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu, rút ra ý nghĩa của truyện. - Yêu thích văn thơ địa phương. Có niền tin vào khả năng, sức mạnh của con người, sự kỳ diệu của âm nhạc. * Tích hợp môi trường 2.Trọng tâm kiến thức và kĩ năng a. Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu, rút ra ý nghĩa của truyện. b. Kĩ năng: - Đọc, kể lại được truyện, phân tích truyện cổ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu về dân tộc Mông, tài liệu NV 6 địa phương. 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà, tài liệu NV6 địa phương. C. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp đọc (Kĩ thuật đọc tích cực) 2. Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình (Kĩ thuật động não) 3. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ) D. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’) H: Kể lại diễn cảm câu chuyện Động Mường Vi? Cho biết ý nghĩa truyện? - GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: *Hoạt động 1: Khởi động: (2’) H: Kể tên những tác phẩm của dân tộc H.Mông? Tiếng khèn Ba Gia Sử là truyện cổ của dân tộc H.Mông. Truỵên kể về ai? Ba Gia Sử thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Chúng ta cùng tìm hiểu.... Hoạt động dạy và học T/g Nội dung cơ bản * HĐ2: HDHS Đọc – thảo luận CT - Mục tiêu : Đọc, kể tóm tắt truyện, GV: Hướng dẫn học sinh đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, chú ý cách ngắt nghỉ câu, giọng kể. GV: Đọc mẫu. HS: 3 HS đọc -> Nhận xét. GV: Uốn nắn H: Kể lại văn bản? HS: HCĐN, trình bày GV: NX, uốn nắn, tóm tắt lại: Truyện kể rằng tại một bản làng người H.Mông có chàng Gia Ba Sử hiền lành, chịu khó, hát hay, thổi khèn giỏi khiến bao người mê say. Chàng yêu rồi lấy nàng Y Dơn xinh đẹp cùng bản. Họ sống với nhau rất hạnh phúc. Một hôm Gia Ba Sử lên nương khi về mới hay Y Dơn bị một con hổ xám bắt đi. Chàng bèn xin với dân làng cho mình đi giết hổ cứu Y Dơn. Dân làng ủng hộ và giúp đỡ chàng. Từ đó hàng ngày chàng chăm chỉ luyện tập võ nghệ. Một hôm chàng tìm đến được hang đá nơi Y Dơn bị giam giữ, nàng đã nhận ra tiếng khèn của chàng nhưng Y Dơn bị biến thành 1 con hổ xám. Gia Ba Sử đã chiến đấu với hổ xám thật và dùng tiếng khèn của mình để Y Dơn trở lại thành người. Gia đình họ gặp lại nhau vui mừng khôn xiết. Tiếng khèn từ đó trở thành niềm tin, niềm tâm sự, nguồn vui của dân tộc H.Mông. H: Truyện “Tiếng khèn của Gia Ba Sử” của dân tộc H.Mông. Em hiểu biết gì về dân tộc này và cây khèn của họ? HS: TL (1’), trình bày GV: Nx, bổ sung HS: Đọc các chú thích 2, 3, 4, 5 (TL-t4) H: Truyện thuộc thể loại nào? Được kể theo ngôi kể thứ mấy? Kể theo thứ tự nào? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung: - Truyện cổ tích; Ngôi thứ ba, thứ tự kể xuôi H: Gia Ba Sử thuộc loại nhân vật nào trong truyện cổ tích? - Nêu những đặc điểm tiêu biểu về nhân vật này? - Kể tên một số nhân vật tương tự mà em biết? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung, chốt: - Kiểu nhân vật dũng sĩ (mạnh khoẻ, có tài năng, dũng cảm) - Một số nhân vật: Thạch Sanh… H Đ3: HDHS tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: Phân tích nội dung và ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật truyện Tiếng khèn Ba Gia Sử . * Cách tiến hành: H: Gia Ba Sử được giới thiệu ntn? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung H: Khi biết tin Y Dơn bị hổ xám bắt chàng đã làm gì? HS:…-> H: Việc Gia Ba Sử quyết tâm diệt hổ xám để cứu Y Dơn đã bộc lộ những phẩm chất gì của chàng? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung: - Thể hiện sự dũng cảm, sự kiên quyết tiêu diệt cái ác để bảo vệ tình yêu của chàng đối với vợ mình, bảo vệ buôn làng của mình. H: Gia Ba Sử đã làm gì để cứu Y Dơn? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung H: Chi tiết Y Dơn cởi bỏ được lốt hổ là nhờ có tiếng khèn thần kỳ. Chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung: Bình: Đây là chi tiết thần kì đã cho thấy người H.Mông luôn có ước mơ, niềm tin vào khả năng, sức mạnh của con người, sự kì diệu của âm nhạc sẽ đem lại cho con nguời có một hạnh phúc chọn vẹn. H: Em có cảm nhận chung gì về Gia Ba Sử? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung, chốt -> H: Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc truyện? HS: HĐCN (2’)-> Báo cáo GV: NX, bổ sung: - Cách mở đầu và kết thúc truyện giống nhau. Tất cả đều hướng về một cuộc sống hạnh phúc. Một cuộc sống mà con người luôn làm chủ nó, chinh phục nó, bảo vệ nó. H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện? HS: Truyện có nhiều chi tiết thần kì: người đội lốt hổ, tiếng khèn thần kì…. H: Cho biết ý nghĩa của truyện? HS: HĐCN -> Báo cáo: GV: NX, bổ sung, chốt -> *HĐ 4: Ghi nhớ: - Mục tiêu: Khái quát được NT, ND và ý nghĩa của truyện. H: Khái quát lại ND, NT và ý nghĩa truyện? HS: Đọc ghi nhớ: GV: NX, khắc sâu *HĐ 5: Luyện tập: - Mục tiêu: Kể diễn cảm lại truyện H: Kể diễn cảm lại truyện? HS: 1-2 HS kể GV: Nhận xét, uấn nắn, có thể cho điểm. 30' 2' 6' I. Đọc và thảo luận chú thích: 1. Đọc, kể tóm tắt: 2. Thảo luận chú thích: Lưu ý chú thích 1, 5 II. Tìm hiểu văn bản: 1. Câu chuyện về tiếng khèn Gia Ba Sử: - Gia Ba Sử là chàng trai khoẻ mạnh, hiền lành, siêng năng. Chàng có tài thổi khèn. - Khi Y Dơn vợ chàng bị hổ xám bắt. Gia Ba Sử quyết tâm đi diệt hổ xám. - Chàng chiến đấu thắng hổ xám, thổi khèn để Y Dơn cởi bỏ được lốt hổ và trở về với thân hình như xưa. * Gia Ba Sử là người có tài năng và dũng cảm. Chàng là hiện thân cho kiểu nhân vật dũng sĩ tiêu diệt cái ác giúp người bị hại. 2. Ý nghĩa của truyện: - Truyện thể hiện ước mơ của người Hmông về cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. - Truyện thể hiện niềm tin vào khả năng, sức mạnh của con người, sự kỳ diệu của âm nhạc. III. Ghi nhớ (SGK-T.5) IV. Luyện tập: Kể lại truyện “Tiếng khèn của Gia Ba Sử”. 4. Củng cố: (2’) - Truyện “ Tiếng khèn Ba Gia Sử” có chi tiết nào giống với với các truyện cổ mà em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6? - GV sơ kết nội dung bài học. 5. HDHB: (1’) - Học bài và đọc thêm văn bản Sự tích Trung Đô. - Đọc hiểu, tóm tắt, soạn bài “Bài học đường đời” của Tô Hoài. - Chuẩn bị: Động Mường Vi S: 1/1/13 G: 4/1/13 Tiết 74+ 75: Văn bản: ĐỘNG MƯỜNG VI (Truyện cổ dân tộc Giáy) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Mục tiêu chung - Nắm được ND, ý nghĩa và những chi tiết NT của truyện cổ tích Động Mường Vi. - Yêu thích văn thơ địa phương. Có tinh thần yêu LĐ, có lòng trung thực, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. * Tích hợp môi trường 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: - Nắm được ND, ý nghĩa và những chi tiết NT của truyện cổ tích Động Mường Vi. b. Kĩ năng: - Đọc, kể lại được truyện, phân tích truyện cổ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu về dân tộc Giáy, ảnh động Mường Vi, tài liệu NV 6 địa phương; Máy chiếu. 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà, tài liệu NV6 địa phương. C. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp đọc (Kĩ thuật đọc tích cực) 2. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ) 3. Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình (Kĩ thuật động não) D. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’) - GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: *Hoạt động 1: Khởi động: (2’) H: Trình bày những hiểu biết của em về quê hương LC? Lào Cai tự hào là mảnh đất du lịch. Có rất nhiều cảnh đẹp và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên quê hương LC. Khách thập phương biết đến LC qua cảnh sắc nên thơ, khí hậu trong lành, đỉnh Phan-xi-păng cao ngất ở Sa Pa, hay những bản làng chênh vênh trên sườn núi giữa rừng mận Tam Hoa trắng muốt ở Bắc Hà. Và nếu 1 lần được đến Bát Sát, ta sẽ được chiêm ngưỡng nhà Trính Tường - những ngôi nhà đắp bằng đất của người Hà Nhì hay quần thể hang động tuyệt đẹp ở Mường Vi. Và không chỉ có động đẹp, Mường Vi cũng biết đến qua câu chuyện cổ của dân tộc Giáy- Động Mường Vi. Hoạt động dạy và học T/g Nội dung cơ bản * HĐ2: HDHS Đọc – thảo luận CT - Mục tiêu : Đọc, kể tóm tắt truyện - Cách tiến hành: GV: Giới thiệu huyện Bát Sát GV: Giới thiệu vị trí của xã Mường Vi: Cách TP L.Cai 28 km về phía Tây Bắc, qua huyện Bát Xát, tới Bản Vược rẽ trái là đến xã Mường Vi. Xã có thung lũng rộng, xung quanh là những dãy núi đá vôi trùng điệp, tạo thành một quần thể hang động rộng lớn, gọi là quần thể hang động Mường Vi. Đây là một trong những di tích độc đáo và hấp dẫn của tỉnh LC. Trong vô số những hang động của Mường Vi có các động Ná Rin, Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp và độc đáo. GV: Dùng máy chiếu chiếu các ảnh chụp về động Mường Vi cho HS quan sát. Động Mường Vi thời xa xưa đã lưu truyền 1 câu chuyện cổ của dân tộc Giáy. GV: Hướng dẫn học sinh đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, chú ý cách ngắt nghỉ câu, giọng kể. GV: Đọc mẫu. HS: 3 HS đọc -> Nhận xét. GV: Uốn nắn H: Kể tóm tắt lại văn bản? HS: HCĐN, 1 hs trình bày GV: NX, uốn nắn, tóm tắt lại: Động MV có từ bao giờ cũng không nhớ được nữa, theo lời kể lại của của người Giáy thì động có từ xa xưa và rất đẹp. Nơi đó, có 9 nàng tiên hiền lành, chịu khó. Hàng năm, các nàng tiên thường giúp dân trồng trọt, chăn nuôi, phù hộ cho dân bản được mạnh khỏe, tránh được bệnh tật. Trong hang động có nhiều vật dụng, gia súc do các nàng tiên mang từ trời xuống. Dân làng thường mượn về dùng khi có việc lớn rồi đem trả, cuộc sống bình yên, đầm ấm. Nhưng lòng tham của con người vô đáy, khi mượn đồ đem trả không sạch sẽ hoặc không đem trả nên các nàng tiên đó ra đi không trở lại. Rồi một năm nọ, hạn hán, đói kém, bệnh dịch hoành hành. Các già bản đã làm lễ cầu trời và năm sau thời tiết trở lại bình thường. Từ đó, bà con thường xuyên cúng lễ vào dịp tết Nguyên Đán. Một lần, khi vận chuyển đất đá, các nàng tiên đã làm rơi đất đá. Từ đó, đất Mường Vi trở nên màu mỡ, bản làng đầm ấm, trù phú. GV: HD HS thảo luận các chú thích trong tài liệu. H: Em hiểu thế nào là động? (1) -> HS: TL GV: Lưu ý: H Đ3: HDHS tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: Phân tích nội dung và ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật truyện Động Mường Vi. * Cách tiến hành GV: Trong các truyện dân gian, phù hộ là sự che trở của lực lượng siêu nhiên. H : Lực lượng siêu nhiên thường là ai? HS: Trong truyện này là 9 cô tiên. Trong một số truyện dân gian đó học là thần, bụt, tiên.... H: Truyện “ Động Mường Vi” của dân tộc Giáy em hiểu biết gì về dân tộc này? HS: HĐCN, trình bày GV: Nx, bổ sung H: Thể loại? Truyện kể ở ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào? HS: Thể loại: Truyện cổ, Ngôi thứ 3, kể theo thứ tự thời gian.  GV: Chúng ta không tìm hiểu bố cục của VB mà tìm hiểu chung câu chuyện về động Mường Vi, từ đó đó rút ra ý nghĩa của câu chuyện này. H: Động Mường Vi có từ bao giờ? Vẻ đẹp của động được miêu tả qua chi tiết nào? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung, chốt - Động có từ xa xưa, sâu, rộng. - Trong có suối chảy róc rách, có ruộng bậc thang, nơi nghỉ ngơi, nơi ở của 9 nàng tiên hiền lành và chịu khó H: Các nàng tiên đã làm gì để giúp dân bản? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung - Các nàng tiên nhổ mạ, gặt lúa. Phù hộ cho dân bản và trâu bò được khoẻ mạnh, tránh được thiên tai, dịch bệnh… - Mang các vật dụng: bát đĩa, trâu bò, các loại gia xúc từ trên trời xuống cho bà con mượn, dùng. H: Ý nghĩa của những việc làm đó? HS: 9 nàng tiên như là các vị thần giúp đỡ dân bản. Cuộc sống của dân bản yên vui, đầm ấm. GV: -> . 25' 10’ I. Đọc và thảo luận chú thích: 1. Đọc, kể tóm tắt: 2. Thảo luận chú thích: Động Mường Vi: Thuộc xó mường Vi, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Câu chuyện về động Mường Vi: - Động có từ lâu đời, rộng, sâu, phong cảnh rất đẹp. - Trong động có 9 nàng tiên yêu lao động, thường giúp đỡ dân bản. 4. Củng cố: (2’) GV hệ thống các kiến thức cơ bản của bài 5. HDHB: (1’) - Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về VHDG, SHVH địa phương - Chuẩn bị tiết 75: Soạn tiếp cac câu hỏi S: 4/1/13 G: 7/1/13 Tiết 75: Văn bản: ĐỘNG MƯỜNG VI (Truyện cổ dân tộc Giáy) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Mục tiêu chung - Nắm được ND, ý nghĩa và những chi tiết NT của truyện cổ tích Động Mường Vi. - Yêu thích văn thơ địa phương. Có tinh thần yêu LĐ, có lòng trung thực, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. * Tích hợp môi trường 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: - Nắm được ND, ý nghĩa và những chi tiết NT của truyện cổ tích Động Mường Vi. b. Kĩ năng: - Đọc, kể lại được truyện, phân tích truyện cổ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu về dân tộc Giáy, ảnh động Mường Vi, tài liệu NV 6 địa phương; Máy chiếu. 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà, tài liệu NV6 địa phương. C. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp đọc (Kĩ thuật đọc tích cực) 2. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ) 3. Phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình (Kĩ thuật động não) D. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’) - Tóm tắt văn bản ? Kể tên các nhân vật chính 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: *Hoạt động 1: Khởi động: (‘1) GV dẫn vào bài từ phần kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV và HS TG Nội dung chính H Đ2: HDHD tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: Phân tích được nội dung nghệ thuật của văn bản * Cách tiến hành: H: Vì đâu mà các nàng tiên lại ra đi và tất cả đồ dùng lại hoá thành đá? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung: - Do lòng tham của con người, và tất cả đồ vật đều hoá đá để những người tham không mang đi được… H: Do đâu mà đất Mường Vi lại màu mỡ như xưa? HS: HĐCN, trình bày GV: NX, bổ sung GV:Liên hệ ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, bảo vệ các di tích. H: Cho biết ý nghĩa của truyện ĐMV? HS: HĐN (3’). Báo cáo GV: NX, bổ sung, chốt *HĐ 3: Ghi nhớ: - Mục tiêu: Khái quát được NT, ND và ý nghĩa của truyện. H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện? HS:…. HS: Đọc ghi nhớ, khái quát gt ND- YN GV: NX, khắc sâu *HĐ 4: Luyện tập: - Mục tiêu: Kể diễn cảm lại truyện H: Kể diễn cảm lại truyện Động Mường Vi? HS: 1-2 HS kể GV: Nhận xét, uấn nắn, có thể cho điểm 35 25 2’ 6’ II. Tìm hiểu văn bản: 1. Câu chuyện về động Mường Vi: - Lòng tham vô đáy của con người đã khiến các nàng tiên ra đi, các vật trong hang hoá đá. - Bà con trong bản biết thờ cúng vào dịp lễ tết hàng năm. Các nàng tiên vận chuyển đá cho nhà trời làm rơi đất, đá xuống Mường Vi, đất Mường Vi trở nên màu mỡ kì lạ. 2. Ý nghĩa của truyện: - Truyện lí giải hiện tượng màu mỡ của đất MV. - Đề cao tinh thần lao động - Giáo dục lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm gìn giữ , tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên của con người. III. Ghi nhớ (TL-T 3) IV. Luyện tập: Kể lại truyện “động Mường Vi”. 4. Củng cố: (2’) H: Từ câu chuyện về Động Mường Vi, em có suy nghĩ gì về tính trung thực và ý thức bảo vệ tài sản, môi trường sống của con người? GV: Nhận xét giờ ngữ văn địa phương 5. HDHB: (1’) - Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về VHDG, SHVH địa phương - Soạn bài “Bài học đường đời đầu tiên” - - Đọc và TLCH phần đọc hiểu văn bản Quần thể hang động Mường Vi - Lào Cai Động Ná Rin là động lớn, có rất nhiều nhũ thạch, màu ánh bạc, trong suốt đan xen nhau tạo thành những bức bình phong đẹp. Đầu nhũ thạch là những giọt nước tinh khiết. Giữa hang có dũng suối nhỏ. Trên vách hang là những nhũ đá tựa như những chiếc đèn chùm to nhỏ. Động Cám Rang nằm lưng chừng một quả núi ở vị trí cao, ít hơi nước, màu nhũ hơi nâu sẫm, rắn chắc. Phía trong hang là những tảng đá có hình thù giống quả bầu dài và mâm ngũ quả màu vàng trông rất thích mắt. Phía trong động có cổng trời. Trên cổng là dải nhũ đá trông như vương miện với những dải rua cầu kỳ. Hấp dẫn không kém là các động Cám Rúm và Cám Tẳm. Hai động này cũng có nhiều tảng đá với những hình thù độc đáo, được phủ bởi nhũ thạch muôn màu. Riêng hang Cám Tẳm chứa đựng nhiều yếu tố dân gian phong phú và hấp dẫn, đồng thời phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Giáy. Nguồn tin: Theo Tổng Tiên cảnh trong động Mường Vi Tận cùng trong hành trình khám phá các địa danh nổi tiếng của huyện Bát Xát như Cổng Trời, Mường Hum, là đến hang động Mường Vi. Đây là  quần thể hang động lớn và đẹp chẳng khác nào "tiên cảnh", được xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia cần được giữ gìn. Mường Vi là tiếng Giáy, dịch ra tiếng Việt là Băm Nhỏ (lũng nhỏ). Đây cũng là nơi lưu giữ những huyền thoại về thần tiên, cảnh giới. Với hệ thống hang liên hoàn, quần thể hang động Mường Vi nổi tiếng và đẹp nhất bởi 3 hang là Pạc Cám, Na Rin và Ná Rim. Trong đó, hang Pạc Cám là một động khô,  một số nhà khoa học cho rằng, hang có giá trị cao về khảo cổ học vì nơi đây ẩn chứa nhiều dấu tích của người xưa. Hang Na Rin và Ná Rim lại là những động nước kỳ ảo, đẹp lung linh với muôn vàn nhũ đá gắn liền với sự tích về Tiên. Ngay khi bước chân đến quần thể hang động Mường Vi, bạn vẫn tìm thấy các dấu tích nguyên vẹn trong các hang Na Rin và Nỏ Rim như trong câu chuyện truyền thuyết trên và choáng ngợp trước vẻ đẹp như mê cung của động. Để hành trình khám phá động được thuận lợi và cảm nhận rõ vẻ đẹp của động, bạn cần trang bị sẵn cho mình những vật dụng thiết yếu như dép có quai (vỡ là động nước do đó sẽ phải vừa lội nước, vừa bán đá), đèn pin. Ngoài ra là đồ ăn, nước uống và máy ảnh, máy quay phim nếu như bạn không muốn bỏ phí những bức hoạ thạch tuyệt tác của thiên nhiên đó ban tặng cho hang. Chiều cao của các hang này trung bình khoảng 5-10 m, chiều rộng trung bình là 10-15 m, chiều dài của các hang này thì chưa ai biết vì dù có đi vài ngày cũng chưa đến đích. Điều kỳ thú là, chiều sâu của hang có một dòng suối mát, trong veo với những cồn cát mịn hay những dải đá sỏi trải dài trong vắt. Suối cũng có giếng tiên, có dòng nước nóng chảy ra từ chân núi nên được gọi là nước tiên. Cũng do hang nằm dưới chân núi cô Tiên nên nhân dân gọi là động Thuỷ Tiên. Dưới ánh đèn điện mờ ảo, động hiện lên trước mặt du khách như tiên cảnh. Trong hang là muôn vàn các nhũ đá với nhiều hình thù độc đáo mà theo những người dân quanh vùng thì đó là những vật dụng đã bị tiên hoá đá. Bên cạnh động Thuỷ Tiên cũng có các động Cám Rang bên trong có mâm ngũ quả, cổng trời bằng nhũ đá kỳ ảo, động Cám Rám tức hang Gió có hình ruộng bậc thang, buồng ngủ cô tiên, động Cám Tẳm là kho nông cụ, đồ dùng của các nàng Tiên đã hoá đá... Động Mường Vi là một trong số ít danh thắng của Lào Cai khiến du khách đó đến một lần thì không thể không khám phá thêm nhiều lần nữa. - Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu về VHDG, SHVH địa phương S: 5/1/13 G: 8/1/13 Tiết 75: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN PHÁT ÂM VÀ CHÍNH TẢ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phuơng (dân tộc thiểu số). - Luyện viết để khắc phục các lỗi chính tả trên. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các lỗi và sửa lối chính tả. 3. Thái độ: - Có ý thức sửa lỗi và dùng đúng chính tả, chính âm khi giao tiếp. B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian,... C. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liêu địa phương. 2. Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà, tài liệu NV6 địa phương. Tìm những đoạn văn có những âm dễ mắc lỗi. D. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp thông báo - giải thích (Kĩ thuật đặt câu hỏi) 2. Phương pháp thực hành (Kĩ thuật giao nhiệm vụ) Đ. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’) - GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Khởi động: (1’) GV: Do đặc trưng của vùng miền và cách phát âm ngôn ngữ địa phương nên rất nhiều HS DT thiểu số phát âm và viết chính tả chưa chuẩn. Bài học hôm nay giúp các em khắc phục điều đó. Hoạt động dạy và học T/g Nội dung cơ bản * HĐ1: Hình thành kiến thức mới: - Mục tiêu : Nhận diện các lỗi và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (dân tộc thiểu số). Luyện viết để khắc phục các lỗi chính tả trên. GV: Treo bảng phụ GV: Hướng dẫn học sinh đọc và viết đúng các phụ âm đầu : - HS các dân tộc thiểu số: r/gi/d - HS các dân tộc Tày, Nùng, Xa-phó: s, ph, p GV: Hướng dẫn học sinh đọc và viết đúng các thanh điệu : - HS các dân tộc thiểu số khi phát âm thường biến ( ) -> (/): - HS các dân tộc Mông, Thái, Phù lá, Khơ Mú khi phát âm thường biến dấu (.) -> (-), (?) GV: Trong TV, âm đệm (u, o) đứng trước nguyên âm chỉ hiện tượng tròn môi khi phát âm. HS DT Giáy, Dao, Mông, Pa Dí, Thái thường đánh mất âm đệm u. GV: HD hs nói, viết các nguyên đôi (ươi, uô, iê) - Biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn iếc -> ếc, uôn -> ôn, ương -> ơng - Biến nguyên âm đôi thành nguyên âm dài có ở tiếng mẹ đẻ: ương -> ơơng, uốt -> ôốt - HS các DT Thái, Mông, Pa Dí, Khơ Mú thường biến a -> e - HS các DT Tày, Nùng, Giáy thường kéo dài nguyên âm thành âm dài tương đương tiếng mẹ đẻ: ong -> oong, ô -> ôô GV: HD và đọc mẫu - HS dt Mông, Thái, dao, Pa Dí phát âm thường làm mất âm cuối khi u là nguyên âm: uc -> u, ut -> u - Dao, Thái khi phát âm thường biến âm cuối m -> ng - Các DT khác khi phát âm thường biến âm cuối nh -> n, y -> i *HĐ 2: Luyện tập: - Mục tiêu: Nhận ra lỗi và biết cách sửa lại cho đúng. GV : Treo bảng phụ, nêu y/c bt HS: Chữa lỗi trên bảng phụ của giáo viên. GV: NX, bổ sung GV : Nêu y/c bt HS: Lên bảng chữa lỗi GV: NX, bổ sung GV : Nêu y/c bt HS: HĐCN, chữa lỗi nhanh GV: NX, bổ sung GV : Treo bảng phụ, nêu y/c bt HS: Chữa lỗi trên bảng phụ của giáo viên. GV: NX, bổ sung GV : Treo bảng phụ, nêu y/c bt HS: Chữa lỗi trên bảng phụ của giáo viên. GV: NX, bổ sung 22' 17' I. Nội dung luyện tập: 1. Đọc và viết đúng các phụ âm đầu: - Đọc và viết đúng: Sai Đúng Giủ, dủ Slông Phjố Pjơlang Tầy Dáo Tái Rủ Sông Phố Pơ-lang Thầy Giáo Thái 2. Đọc và viết đúng các thanh điệu: Sai Đúng - Nguyến Tuân - Thù lù - Giáo dủ - Thẳng dư - Nguyễn Tuân - Thụt lùi - Giáo dục - Thặng dư 3. Đọc và viết đúng âm đệm Sai Đúng Thyền, thuền Qả, cả Thuyền Quả 4. Đọc và viết đúng nguyên âm (âm chính) Sai Đúng 1. Chếc bàn Khôn mẫu Nơng lúa 2. Sơơng Tôốt 3. Eng lẹng 4. troong moọc côốc môôi 1. Chiếc bàn Khuôn mẫu Nương lúa 2. Sương Tuốt 3. Anh Lạnh 4. Trong Mọc Cốc Môi 5. Đọc và viết đúng âm cuối, đặc biệt là âm khép. Sai Đúng 1. Thù lù Giáo dủ (dù) 2. thăng thẳng 3. kin min đài may . 1. Thụt lùi Giáo dục 2. Thăm thẳm 3. Kinh Minh đầy mai II. Luyện tập: Bài tập 1: Điền phụ âm đầu d/r/gi vào chỗ trống: - rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt, rầm rập. - dính dáng, dò la, dông dài - Giở ra, giỗ tết, giương buồm Bài tập 2: Lựa chọn từ điền vào chỗ trống. a. Sông, phố, dục Sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, đường phố, thành phố, giáo dục, thể dục. b. thuyền, quả, chiếc thuyền độc mộc, thuyền gỗ, con thuyền, quả cam, quả quýt, quả táo, chiếc bút, chiếc cặp sách, chiếc đồng hồ…. c. anh, lạnh, mạnh anh trai, anh em, anh chàng, trời lạnh, giá lạnh, mạnh mẽ, mạnh khỏe. d. khuôn, lương, tiếc khuôn vàng thước ngọc, đổ khuôn, đúc khuôn, nâng lương, lương thực, lương tâm, luyến tiếc, tiếc đứt ruột… 3. Điền từ thích hợp có vần uôc, uôt và chỗ trống. Thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, thắt lưng buộc bụng, con bạch tuộc, luộc bánh…. Bài tập 4. Viết (?) hay ( ) ở những chữ in nghiêng. vẽ tranh, biểu quyết, biểu mẫu, tưởng nhớ, ngẫm nghĩ… Bài tập 5. Chữa lỗi chính tả trong các câu sau. Sai Đúng Giáo dù là qốc sẵn Giáo dục là quốc sách ….dừng…. ….rừng… ..căng dặng rằn.. ..căn dặn rằng 4. Củng cố: (2’) - Nhấn mạnh việc đúng c

File đính kèm:

  • docGiao an van 6 Ki II.doc
Giáo án liên quan