I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.
- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả.
- Rèn kỹ năng kể chuyện.
- Giáo dục học sinh tinh thần phê và tự phê.
II, CHUẨN BỊ.
- GV: giáo án, sgv, sgk, tranh minh hoạ.
- HS: đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk.
III, PHƯƠNG PHÁP.
- Gợi mở, phân tích, khái quát tổng hợp, tích hợp.
IV, TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
1, Ổn định.
2, Kiểm tra: Chuẩn bị bài của học sinh.
3, Bài mới.
128 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 123, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 73 - 74
Văn bản - Bài học đường đời đầu tiên
(Tô Hoài)
I, Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.
- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả.
- Rèn kỹ năng kể chuyện.
- Giáo dục học sinh tinh thần phê và tự phê.
II, Chuẩn bị.
- GV: giáo án, sgv, sgk, tranh minh hoạ.
- HS: đọc, soạn bài theo câu hỏi sgk.
III, Phương pháp.
- Gợi mở, phân tích, khái quát tổng hợp, tích hợp.
IV, Tiến trình giờ dạy.
1, ổn định.
2, Kiểm tra: Chuẩn bị bài của học sinh.
3, Bài mới.
* GV giới thiệu bài
- Học sinh đọc nghiên cứu phần chú thích (sgk).
? Nêu những thông tin về tác giả, tác phẩm?
I, Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.
- Viết văn từ trước CM T8 - 1945.
2, Tác phẩm.
- Gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn,
- GV hướng dẫn học sinh đọc.
- GV cùng học sinh đọc nối tiếp.
- 1 học sinh kể tóm tắt.
3, Đọc - Giải nghĩa từ khó.
a, Đọc, kể.
b, Giải nghĩa từ khó:
Chú thích (sgk).
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Tác giả chọn ngôi kể thức mấy? Tác dụng của nó?
- Ngôi kể thức nhất.
II, Phân tích.
1, Kết cấu, bố cục: 3 phần
a. Từ đầu ..... Dế Mèn tự kể chân dung mình.
b. Tiếp ..... Dế mèn trêu chị Cốc
c. Còn lại.
? Dế mèn tự học chân dung mình như thế nào?
- ăn uống chừng mực, làm việc điều độ.
+ Còng: mẫm bóng.
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt.
+ Đạp phành phạch.
+ Cánh áo dài chấm đuôi.
+ Đầu: to, nổi từng tảng.
+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoặp.
+ Râu: dài uốn cong.
2. Phân tích.
a. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
? Qua sự miêu tả ấy, em thấy Dế Mèn như thế nào?
- Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ mạnh, đầy sức sống, tự tin yêu đời và đẹp trai.
? Dế Mèn đã có những hành động gì với những người xung quanh?
+ Đi đứng oai vệ, làm điều nhún nhảy rung râu,,
+ Tợn lắm, cà kịa với mọi người trong xóm.
+ Quát mấy chị Cào cào, đá ghẹo anh ngọng vó.
? Em nhận xét gì về những hành động đó của Dế Mèn?
- Qúa kiêu căng, hợm hĩnh đáng bực mình, không tự biết mình.
? Thử thay thế các từ gần nghĩa, đồng nghĩa với các từ: cường tráng, hưn hoẳn, ngoàm ngoạp, cà kịa, ho he => rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
Nhận xét: có thể thay thế các từ ngữ đó = 1 vài từ ngữ tương đương. Nhưng không thể hay bằng các từ tác giả đã dùng. Nó chính xác, sắc cạnh, nổi bật hơn.
? ở Dế Mèn có nét gì đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính nết?
- Nét đẹp: + Trong hình dáng: khoẻ mạnh, cường tráng đầy sức thanh niên.
+ Trong tính nết: yêu đời, tự tin.
- Chưa đẹp: + Trong tính nết: Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh. thích ra oai với kể yếu.
? Trong đoạn này, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?
- NT: Nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy so sánh rất chọn lọc và chính xác.
- Một chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ mạnh đầy sức sống, tự tin yêu đời và đẹp trai.
Tiết 2
Bài học đường đời đầu tiên
- Học sinh tóm tắt lại đoạn 2.
? Diễn biến tâm lý Dế Mèn trong sự việc trên
(HS thảo luận nhóm)? Với DC thái độ Dế Mèn như thế nào?
- Tâm lý Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lý.
+ Vừa kể cả, vừa coi thường, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng DC "Tôi bảo, chỉ nói cho sướng miệng, hếch răng, xì một hơi rõ dài, khinh khỉnh mắng, không chút bận tâm..."
+ Nghịch ranh, nghĩ miêu truê chị Cốc.
+ Hể hả vì trò đùa tai quái của mình => chiu tót vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.....
? Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, thái độ của Dế Mèn ra sao?
- Sợ hãi khi nghe Cốc mở choắt: khiếp vía, nằm im thin thít.
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
- Hốt hoảng, lo sợ bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC.
- Ân hận, sám hối chân thành "đứng lặng giờ lâu trước mộ của Choắt" nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
? Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì?
- Đó là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ. Bài học về sự nguẫuẩn về tính kiêu ngạo đã đễn đến tội ác.
? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng không? (không).
? ý nghĩa của bài học này là gì? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc?
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy nghĩa sâu sắc.
- Bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ... sự ngu xuẩn kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
? Vì sao Dế Mèn gây lên tội ác?
? Nét NT đặc sắc của TH qua đoạn trích là gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
3. Tổng kết.
- Ghi nhớ - sgk.
4. Củng cố.
? Dựa vào đoạn văn miêu tả chân dung, em hãy vẽ bức tranh Dế Mèn tự họa, đặt cho nó một nhan đề thích hơp.
? Viết đoạn văn 4 -5, nói về cảm nhận của em qua nhân vật Dế Choắt và câu nói cuối đời của Dế Choắt.
? Viết đoạn văn 5 - 6 câu nói về tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước đấm mồ của DC.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc kể lại đoạn trích.
- Bài tập 2, 3 (DLT).
- Soạn: Phó từ.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 75 - Phó từ
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được: + Phó từ là gì?
+ Phân loại phó từ?
- Phân biệt tác dụng của Phó từ trong cụm từ, trong câu.
II. chuẩn bị.
- GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
- HS: Học bài, làm bài tập.
III.phương pháp.
- Gợi mở, phân tích, khái quát.
IV. Tiến trình giờ dạy.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
- GV treo bảng phụ (vd- sgk).
? Các từ in đậm trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
I. Lý thuyết.
1. Phó từ là gì?
a. Ví dụ.
a. đã -> đi (Đ) + vẫn chưa -> thấy
Cũng -> ra (Đ) + thật -> lỗi lạc
b. được -> soi gương (T)
ra -> to (T)
rất -> bướng
? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Động từ và Tính từ.
? Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
- Vị trí: đứng trước hoặc đứng sau động từ và tính từ.
? Em nhận xét gì về những từ in đậm đó? (Phó từ là gì?).
b. Phân tích.
c. Nhận xét.
- Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Vị trí: đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
- Gv treo bang phụ (VD- sgk).
- Học sinh đọc ví dụ.
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ trong ví dụ.
a. Phó từ lắm.
b. Phó từ đừng.
c. Phó từ: không, đã, đang.
? Điền các phó từ đã tìm được ở P1 và P2 vào bảng phân loại.
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian.
- mức độ.
- chỉ sự tiếp diễn tuần tự.
- Chỉ sự phủ định.
- chỉ sự cầu kiến.
chỉ kết quả.
- chỉ khả năng.
đã, đang (sắp) đang rất, hơi khá.
- cũng, vẫn (cứ, đều).
- không (chưa, chẳng).
- đưng, hãy, chớ
Lắm, quá, cực kỳ.
được, ra, rồi, xong, ra.
2. Các loại phó từ.
a. Ví dụ.
b. Phân tích.
c. Nhận xét.
- có 2 loại
+ Phò từ đứng trước ĐT,TT.
+ Phó từ đứng sau ĐT, TT.
? Kể thêm một số phó từ cho mỗi loại?
? Có mấy loại phó từ?
3. Ghi nhớ (sgk).
II. Luyện tập.
Bài 1: Tìm phó từ nêu tác dụng.
a. Đã: -> phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Không: -> Phó từ chỉ sự phủ định.
Còn: -> phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Đều: -> chỉ sự tiếp diễn.
Đương, sắp:-> chỉ sự quan hệ thời gian.
Lại: -> Chỉ sự tiếp diễn.
Ra: -> chỉ kết quả và hướng.
Cũng: -> chỉ sự tiếp diễn.
b. Đã: -> chỉ quan hệ thời gian.
Được: -> chỉ kết quả.
Bài tập 2:
Học sinh làm 5' -> gọi học sinh làm -> sửa chữa.
Bài tập 3: Viết chính tả.
- GV đọc.
- Học sinh nghe, viết.
- GV sửa lỗi.
4. Củng cố.
? Nêu khái niệm vê Phó từ? Các loại Phó từ?
? Đặt câu có sử dụng Phó từ?
5. HDVN.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 76
Tập làm văn - Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh: Nắm vững những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả.
+ Thế nào là văn miêu tả.
+ Trong những tình huống nào thì dùng văn miêu tả.
+ Nhận diện đoạn, bài văn miêu tả.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, sgk, sgv.
HS: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp.
Gợi mở, phân tích, tích hợp, khái quát.
IV Tiến trình lên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
- HS đọc (vd- sgk).
? Trong những tình huống trên, em phải làm như thế nào?
- Trong 3 tình huống trên đều phải làm văn miêu tả.
? Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" Có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt. Hãy chỉ ra 2 đoạn văn bản đó?
- Tả DM "Bởi tôi ăn uống điều độ......đưa cả hai chân lên vuốt râu".
- Tả DC "Cái anh chàng DC ....... những ngách hang như tôi".
? Qua hai đoạn văn đó, giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật nào của hai chú Dế?
- Hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế là (Một khoẻ mạnh một yếu ớt) một cách dễ dàng.
? Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
- Chi tiết, hình ảnh:
+ ở DM: càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu.... những động tác ra oai, khoe sức khoẻ.
+ ở DC: dáng người gầy gò, dài nêu nghêu.... Những so sánh: gà nghiện thuốc phiện, nhưng cởi trần mặc áo gi lê.....Những động, tính từ chỉ sự xấu xí, yếu đuối.
I. Lý thuyết,
1. Thế nào là văn miêu tả.
a. Ví dụ.
b. Phân tích.
? Qua ví dụ em hiểu gì về văn miêu tả?
? Thế nào là văn miêu tả?
c. Nhận xét.
- Miêu tả giúp người đọc, nghe hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, con người...
2. Ghi nhớ - sgk.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
+ Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá: khỏe, đẹp, trẻ trung: càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt....
+ Đoạn 2: Hình ảnh chú bé Lượm: Gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích.
+ Đoạn 3: Cảnh ao hồ, bờ bãi sau trân mưa lớn: thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
Bài tập 2:
a. Miêu tả cảnh mùa đông.
- Cảnh lá rụng.
- Tiết trời: se lạnh, gió.
- Mọi vật: như co lại, vắng vẻ...
b. Khuôn mặt người mẹ.
- Nhìn chung khuôn mặt.
- Đôi mắt, ánh nhìn.
- Mái tóc.
- Vầng trán và những nếp nhăn.
- Miệng, răng.
4. Củng cố.
? Cảnh lá rụng mùa đông được miêu tả kỹ lưỡng như thế nào?
? Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn như thế nào? Nhân hoá.
? Cảm nhận của em về đoạn văn?
5. HDVN.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 77
văn bản Sông núi nước nam
(Đoàn Giỏi)
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiện sông nước vùng Cà Mau. Nắm được NT miêu tả cảnh sông nước.
- Củng cố thêm về kiểu bài miêu tả cảnh thiên nhiên.
II.Chuẩn bị.
- GV: giáo án, sgk, sgv..
- HS: học bài, nghiên cứu nội dung - sgk.
III. Phương pháp.
Gợi mở, phân tích.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Kể tóm tắt "Bài học đường đời đầu tiên"?
? Bài học đường đời đầu tiên của DM là gì?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài
- Học sinh đọc - nghiên cứu phân tích - sgk.
? Nêu những hiểu biết của em vê tác giả Đoàn Giỏi? Tác phẩm?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê Tiền Giang.
- Viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Tác phẩm.
- Đất rừng phương Nam (1957) -> kể về những quãng đời lưu lạc của bé An tại vùng đất rừng U Minh trong những năm đầu chống thực dân Pháp.
- Sông nước Cà mau trích từ chương 18.
- GV hướng dẫn học sinh đọc.
- GV đọc mẫu một đoạn - gọi 2, 3 học sinh đọc.
- 2 học sinh kể - giáo viên nhận xét.
? Nhận xét ngôi kể, so sánh với ngôi kể của bài trước? Tác dụng của ngôi kể này?
Ngôi kể thứ nhất.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
ND: a. Cài nhìn khái quát về cánh sông nước Cà mau.
b. Cảnh kênh rạch, sông nước.
c. Đặc tả dòng sông Năm căn.
d. Cảnh chợ Năm căn.
3. Đọc kể - Giải nghĩa từ khó.
a. Đọc kể.
b. Giải nghĩa từ khó.
- Chú thích (sgk)
II. Phân tích.
1. Kết cấu bố cục: 4 phần.
a. Từ đầu -> Màu xanh đơn điệu.
b. Tiếp -> nước đen.
c. Tiếp -> ban mai.
d. Còn lại.
- Học sinh nghiên cứu phần 1.
? Tả cảnh Cà mau qua cái nhìn và cảm nhận của bé An, tác giả chú ý đến những ấn tượng nổi bật gì?
- Một vùng sông ngòi kênh rạch rất nhiều, bủa giăng chằng chịt như màng nhện => so sánh sát hợp.
? Qua những giác quan nào? những từ ngữ, hình ảnh nào làm nổi bật màu sắc riêng? (thị giác, thính giác, vị giác).
- màu xanh của trời, nước, cây, lá rừng tào thành một thế giới màu xanh, xanh bát ngát như toàn sắc xanh, vui mắt.
- Âm thanh rì rào của gió, của rừng, của sóng biển đều đều ru vỗ triền miên.
2. Phân tích.
a. Cảnh bao quát.
- Sông nước Cà mau với nhiều kênh rạch.
- Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn, đơn điệu, mòn mỏi....
* Học sinh đọc nghiên cứu phần 2.
? Tìm các DT riêng trong phần 2?
? Tại sao người miền này lại đặt tên như vậy?
Địa danh được đặt tên giản dị, gần gũi với thiên nhiên.
? Đoạn văn trên có phải hoàn toàn thuộc vào văn miêu tả không? Vì sao? Còn xen kẻ những đoạn văn gì?
- Không phải hoàn toàn là văn miêu tả, mà còn xen kẽ thể loại thuyết minh, giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập quán phong tục của một vùng sông nước.
b. Các kênh, rach, sông ngòi.
- Cách đăt tên giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Thể hiện đặc điểm thiên nhiên vùng Cà Mau.
- Học sinh đọc từ "Thuyền chung tôi.......khói sóng ban mai".
? Nhận xét sự khác biệt đoạn này với hai đoạn trên?
- Cảnh sắc rộng lớn, hùng vĩ, hoang giã của dòng sông và rừng nước.
+ Cá bơi từng đàn đen trũi.
+ Cây đước cao ngút như trường thành.
+ Con sông rộng hơn ngàn thước.
+ Nước ầm ầm đổ ra biển ngay đêm như thác.
+ Màu xanh, lá mạ, rêu, chai lọ....
Màu lá cây đước từ non -> già kế tiếp nhau
+ Sương mù và khói sóng ban mai.
? Nhận xét về sự tinh tường của Đoàn Giỏi trong câu " thuyền chúng tôi chèo thoát ra kênh Bọ mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm căn"? Có thể thay đổi trật tự các động từ trong câu được không? Vì sao?
- các ĐT: Chèo thoát, đổ ra, xuôi về -> diễn tả hoạt động của con thuyền -> Các động từ ấy không thể thay đổi trật tự được vì nó diễn tả quá trình xuôi theo dòng chảy của con thuyền trong các hoàn cảnh khác nhau.
? Em nhận xét gì về cách quan sát cảnh sắc của tác giả?
- Cách quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế => thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.
? Qua sự miêu tả của tác giả, em có nhận xét gì về dong sông Năm Căn?
c. Dòng sông Năm căn.
- Dong sông Năm Căn rộng lớn hùng vĩ, hoang dã và rừng đước bát ngát.
? Nét đặc sắc, độc đáo của chợ trên sông miệt Cà mau?
- Bến Vân hà, Lò thau, Hầm gỗ, nhà bè phố nổi, cảnh mua bán tấp nập, thuận tiên. Sự hoà hợp giữa các ĐT: hoa, việt, miền trên mảnh đất trù phú thuộc địa đầu sông nươc cực Nam.
? Sự độc đáo của chợ Năm căn?
- Chợ họp ngay trên sông chỉ cần cập thuyền lại với nhau có thể mua bán đủ thứ tiêu dùng và ấm thực.
- Là nơi tụ họp đông vui của những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng.
? Em có nhận xét và cảm nhận như thế nào về chợ Năm Căn?
? Qua đó em hiểu gì về tác giả?
- Sự hiểu biết thật tường tận, phong phú.
d. Chợ Năm căn.
- Chợ Năm căn đặc sắc, tấp nập đông vui.
- Nêu nội dung nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
3. Tổng kết.
Ghi nhớ - sgk
4. Luyện tập củng cố.
- Câu hỏi 1, 2 phần luyện tập sgk.
- Đọc thêm.
- Kể tóm tắt đoạn trích.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) tả dòng sông quê em.
- Soạn: So sánh.
V. Rút ra kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 78
tiếng việt - so sánh
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nắm được.
+ So sánh là gì?
+ Cấu tạo của phép so sánh?
- Luyện kỹ năng nhận biết và phân tích hiệu quả (của) NT của phép so sánh trong văn bản.
- Có ý thức vận dụng phép so sánh trong văn bản nói và văn viết.
II. Chuẩn bị.
- GV: giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, sưu tầm những câu ca dao có sử dụng phép so sánh.
III. Phương pháp.
- Gợi mở, phân tích, nâng cao....
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Phó từ là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
- GV treo bảng phụ.
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ?
a. Búp trên cành.
b. Hai dãy trường thành vô tận.
? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
- Trẻ em được so sánh với "búp trên cành".
- Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
? Vì sao có thể so sánh như vậy?
- Dựa vào sự tương đồng (giống nhau) về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng ...... giữa hai sự vật, sự việc.
VD: Trẻ em - mầm non của đất nước có nét tương đồng với "búp trên cành" => mầm non của cây cối trong thiên nhiên => sự tương đồng cả về hình thức và tính chất: sự tươi non đầy sức sống, chứa chan hy vọng.
? So sánh như vậy nhằm mục đích gì?
MĐ: - Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.
- Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn
- k/n diễn đạt phong phú, sinh động của Tiếng Việt.
GV cho ví dụ:
Con mèo văn vào tranh, to hơn cả con hổ.
Nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
? Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
- Con Mèo được so sánh với con Hổ.
- Giống nhau: về hình thức: lông vằn.
- Khác nhau: về tính chất mèo hiền, hổ dữ.
? Sự so sánh trong câu này có gì khác với sự so sánh trong hai câu trên?
- Sự ra sự tương phản giữa từ với tính chất của sự vật cụ thể là con mèo.
I. Lý thuyết.
1. So sánh là gì?
a. Ví dụ.
b. Phân tích.
? Em hiểu thế nào là phép so sánh?
c. Nhận xét.
- So sánh là đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc có nét tương đồng.
? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ một vào các mô hình phép so sánh.
2. Cấu tạo của phép so sánh.
a. Ví dụ (sgk).
b. Phân tích.
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương tiện so sanh
Từ so sánh
Vế B
- Trẻ em
- Rừng đước
Con mèo
Như
Như
Hơn cả
Búp trên cành
Hai dãy trường thành
Con hổ
? Nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
- Từ so sánh: như là, bằng, tựa là, là...
? Cấu tạo của phép so sánh trong hai ví dụ sau có gì đặc biệt?
a. Trường sơn: Chí lớn ông cha.
Cửu long: Lòng mẹ bao la sóng biển.
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.
=> Đặc biệt:
+ Đảo vế B lên trước vế A.
+ Thay từ so sánh bằng dấu hai chấm và dấu phẩy để nhấn mạnh vế B .
- VD: chí lớn ông cha như Trường Sơn.
? Nêu cấu tạo của phép so sánh?
? Thế nào là so sánh? Cấu tạo của phép so sánh?
- Học sinh đọc ghi nhớ (1, 2 - sgk)
c. Nhận xét.
- Mô hình cấu tạo: Gồm vế A và vế B
+ Từ so sánh: như, như là => có thể lượt bớt.
+ Vế B có thể đảo lên trước vế A.
3. Ghi nhớ (sgk).
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
Mẫu a: - Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lơn lọc trăm dòng máu nhỏ.
- Bao bà cụ từ tấm lòng làm mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
- Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn.
Mẫu b: - Đường nở ngực, những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười năm.
- Chi ta như núi thiên thai ấy
Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.
- Lòng ta như nước Hương Giang ấy
Xanh biếc dòng sông những bóng thông.
- Đây ta như cây giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng sờn.
- Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Bài tập 2:
- Khoẻ như Voi (Hùm, Gấu, Trâu, Bò tót).
- Đen như cột nhà cháy (củ tam thất).
- Trắng như ngó cần (Tuyết, trứng gà bóc, vôi....).
- Cao như sếu (cào cào, cây tre đực....).
Bài tập 3:
về nhà.
Bài tập 4:
Nghe - viết.
4. Củng cố.
? Nêu khái niệm phép so sánh? Lấy ví dụ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài - làm bài tập 3.
- Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tượng .....văn miêu tả.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 78 - 79
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
I. Mục đích, yêu cầu.
- Giúp học sinh nắm được: Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Học tập các kỹ năng trên và hoàn thành khi nhận diện các đoạn văn, bài văn miêu tả và khi viết kiểu bài này.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
HS: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
III. Phương pháp.
- Gợi mở, phân tích, khái quát.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Thế nào là văn miêu tả?
3. Bài mới.
- Học sinh đọc 3 đoạn văn - sgk
? Mỗi đoạn văn trên, giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
? Các đặc điểm được miêu tả đó thể hiện ở những từ ngữ nào?
a, Đoạn văn tả chàng DC gầy ốm, đáng thương các đặc điểm trên thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: gầy gò, lêu nghêu, lè lè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ....
b, Đoạn văn tả cảnh thơ mộng, hùng vĩ của sông nước Cà mau.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện:
+ Giăng chi chít như màng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, Rì dào bất tận, mênh mông ầm ầm như thác.
c, Đoạn văn tả cảnh mùa xuân đẹp vui, náo nức như ngày hội.
- Các từ ngữ thể hiện: + Chim ríu rít, cây gạo, tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp non.....
? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?
- Năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.... dồi dào sâu sắc và tinh tế.
? Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn văn trên?
a. Gầy gò và dài lêu nghêu... như một gã nghiện.... cánh ngắn.... người mặc áo gi - lê
b. Kênh sạch búa giăng như màng nhện..
- Rừng đước dựng lên ..........hai dãy trường thành
c. Cây gạo sừng sững như một cây đèn khổng lồ hàng ngàn bông hoa....... là hàng ngàn ánh nến
? Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
+ Học sinh đọc bài tập 3.
? Hãy so sánh đoạn văn p3 với đoạn hai (mục 1) cho biết đoạn văn này đã bỏ đi những chữ gì? những chữ bỏ đi đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả đó như thế nào?
- Tất cả những chữ bỏ đi đều là những động từ và tính từ, những so sánh liên tưởng và tưởng tượng => làm cho đoạn văn trở lên chung chung và khô khan.
? Muốn miêu tả được người ta phải làm gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ - sgk.
I. Lý thuyết.
1. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
a. Ví dụ.
b. Phân tích.
c. Nhận xét.
- Miêu tả phải biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
2. Ghi nhớ - sgk.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Điền từ thích hợp.
1. Gương bầu dục.
2. Uốn, cong cong.
3. Cổ kính.
4. Xám xịt.
5. Xanh ươm.
Bài tập 2:
Những hình ảnh, chi tiết tả DM: Đẹp, khoe, cường tráng nhưng kiêu căng hợm hĩnh:
+ Rung rinh bóng mỡ.
+ Đầu to, nổi từng tảng.
+ Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.
+ Trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.
+ Râu dài, rất hùng tráng..
Bài tập 3:
- Đặc điểm ngôi nhà em ở.
- Hướng nhà, nền, mái, tường, cửa, trang trí nội thất.
Bài tập 4:
Chọn các hình ảnh để so sánh với.
- Mặt trời - mân lửa, hòn lửa, quả cầu lửa....
- Bầu trời - lồng bàn khổng lồ.
- Hàng cây - trường thành.
- Núi (đồi) - bát úp.
- Những ngôi nhà - trạm ngác, bao diêm.
4. Củng cố.
? Thế nào là văn miêu tả?
? Đặt một câu trong đó có sử dụng phép so sánh?
? Đọc thêm,
5 Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập số 5.
- Chuẩn bị: + Bức tranh của em gái tôi.
+ Kể tóm tắt.
+ Chia đoạn.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 81 - 82
Văn bản bức tranh của em gái tôi
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được NT kể truyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng kể truyện ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Phương pháp.
- Gợi mở, phân tích nâng cao.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Nêu đặc điểm nổi bật của Sông nước cà mau.
? ND - NT của truyện.
3. Bài mới.
* Giáo viên giới thiệu bài.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tạ Duy Anh?
- Học sinh nghiên cứu chú thích trong sgk.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Tạ Duy Anh (1959); Quê Chương Mĩ - Tỉnh Hà Tây
2. Tác phẩm.
- Đoạt giải nhì của báo TNTP.
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn
- 2 học sinh đọc
- HS kể nhận xét
- HS đọc chú thích (sgk)
3. Đọc - kể - giải nghĩa từ khó.
* Đọc kể.
* Giải nghĩa từ khó - chú thích sgk.
? Truyện chia làm mấy phần? ND chính từng phần?
II. Phân tích.
1. Kết cấu bố cục.
? Người anh, đã có những việc làm và thái độ như thế nào đối với người em?
- Trong c/s': Coi thường ... bực bội gọi em là Mèo.
+ Theo dõi các việc làm của em, tò mò, kể cả
+ Trước tại năng của em-> Người anh không vui.
? Tại sao khi phát hiện ra tài năng của em thì người anh không vui?
- Vì nghen tuông, đố kị với tài năng của em, cảm thấy mình kém xa em, thấy mọi người chỉ chú ý tới em và bỏ rơi mình.
? Tại sao người anh lại có tâm trang đó?
- Vì vốn quen coi thường em bẩn nghịch, tự cho mình hơn hẳn, lại đứng ở ngôi vị anh trai. Vậy mà giờ đây mọi cái như đảo ngược...-> xem trộm tranh.
? Tiếng thở dài trút ra của người anh trai sau khi xem tranh thể hiện điều gì?
- Tiếng thở dài -> sự buồn dầu, chán nản, bất lực và cay đắng nhận ra rằng Mèo tài năng hơn mình thật, càng trở lên hay gắt gỏng, bực bội, xét nét vô cớ v
File đính kèm:
- giao an ngu van 6 hoc ky II.doc