I.Mục tiêu :Giúp hs:
1.Kiến thức: -Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc.
- Nắm được các yêu cầu, điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
2.Kĩ năng : Rèn luyện cho hs kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, có tính mạch lạc.
3.Thái độ : Qua bài dạy, giáo dục hs phải biết yêu l/động, chăm l/động ( gd qua ví dụ tìm hiểu)
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :Tham khảo tài liệu, soạn giáo án ,chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ có ghi ví dụ mẫu
Phương án tổ chức lớp học: phân tích ví dụ mẫuquy nạp kiến thức luyện tập
-Học sinh : Đọc, soạn trước nội dung bài theo như gợi ý của giáo viên.
III. Hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức(1): Giáo viên kiểm tra sĩ số, nề nếp, vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ(5):
Bố cục của văn bản là gì? Hãy nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch, hợp lí?
Gợi ý trả lời:
Bố cục trong văn bản là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Các đ/kiện để văn bản có bố cục rành mạch và hợp lí (HS trình bày theo ý 2 của ghi nhớ sgk)
3.Bài mới (37):
*Giới thiệu bài:(1)Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần các đoạn của một văn bản vẫn được phân cắt rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Chúng ta sẽ rõ điều đó qua tìm hiểu bài : “ Mạch lạc trong văn bản”.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8027 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 8 - Tập làm văn - Mạch lạc trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30-08-2008
Tiết 8 -Tập làm văn :
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
********* & *********
I..Mục tiêu :Giúp hs:
1.Kiến thức: -Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc.
- Nắm được các yêu cầu, điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
2.Kĩ năng : Rèn luyện cho hs kĩ năng tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, có tính mạch lạc.
3.Thái độ : Qua bài dạy, giáo dục hs phải biết yêu l/động, chăm l/động ( gd qua ví dụ tìm hiểu)
II.Chuẩn bị :
1.Giáo viên :Tham khảo tài liệu, soạn giáo án ,chuẩn bị ĐDDH: bảng phụ có ghi ví dụ mẫu
Phương án tổ chức lớp học: phân tích ví dụ mẫu"quy nạp kiến thức "luyện tập
-Học sinh : Đọc, soạn trước nội dung bài theo như gợi ý của giáo viên.
III. Hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức(1’): Giáo viên kiểm tra sĩ số, nề nếp, vệ sinh lớp học.
2.Kiểm tra bài cũ(5’):
Bố cục của văn bản là gì? Hãy nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch, hợp lí?
Gợi ý trả lời:
Bố cục trong văn bản là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Các đ/kiện để văn bản có bố cục rành mạch và hợp lí (HS trình bày theo ý 2 của ghi nhớ sgk)
3.Bài mới (37’):
*Giới thiệu bài:(1’)Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần các đoạn của một văn bản vẫn được phân cắt rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Chúng ta sẽ rõ điều đó qua tìm hiểu bài : “ Mạch lạc trong văn bản”.
*.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
6’
15’
12’
3’
H/động 1: H/dẫn hs tìm hiểu chung về mạch lạc trong vb
-Gv: hai chữ mạch lạc trong Đông y có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một vb cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của vb thống nhất lại, gọi là mạch lạc.
-Dựa vào hiểu biết này, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất sau đây:(GV treo bảng phụ có ghi các tính chất ở sgk).
-Gv nhận xét, kết luận
-Có người cho rằng :Trong văn bản ,mạch lạc là sự tiếp nối của các câu,các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến này không? Vì sao?
-Gv nhận xét, kết luận
-Theo em một văn bản cần có tính mạch lạc hay không? Vì sao?
-Gv kết luận
H/động 2: Tìm hiểu về các đkiện để vb có tính mạch lạc.
-Đọc thầm lại vb : “Cuộc chia tay của những con búp bê” và cho biết:Văn bản này có những sự việc cụ thể nào?
-Giáo viên kết luận.
-Gv treo bảng phụ có ghi các sự việc cụ thể trong tác phẩm.
-VB có nhiều sự việc .Nhưng toàn bộ các sự việc này xoay quanh một sự việc chính nào?
-Có thể xem sự việc chính này là đ/tài củatruyện được không?
-Hai anh em Thành -Thuỷ đóng vai trò ntn trong truyện?
-Gv kết luận
-Như vậy ta có thể nói đây là một vbcó tính ML được không?
-Gv kết luận.
-Qua đây, em hãy cho biết điều kiện đầu tiên để một văn bản có tính mạch lạc là gì?
-Gv kết luận và chuyển ý
-Gv treo bảng phụ ghi các sự việc chính trong vb“Sọ Dừa”.
-Ơû đây đã đủ các sự việc chính trong vb “Sọ Dừa” hay chưa?
-Thứ tự các sự việc trong truyện trình bày như vậy đã hợp lí,mạch lạc hay chưa?
-Gv chỉ rõ sự hợp lí của sự việc
-Giả sử nếu chúng ta đảo ngược trình tự các sự việc trên thì hiệu quả của vb sẽ ra sao?
-Gv k/luận : trình tự các sự việc như vậy là hợp lí để trình bày một câu chuyện hấp dẫn theo một chủ đề , đề tài nhất định.Nếu phá đi thứ tự đó thì văn bản sẽ lộn xộn và gây khó cho sự tiếp nhận của độc giả. (Gv có thể so sánh điều này như một đội bóng đá: vị trí các cầu thủ đều được bố trí hợp lí để cùng chơi bóng tạo nên hiệu quả. Nhưng nếu các cầu thủ đứng sai vị trí thì thế trận của đội bóng sẽ bị rối loạn.)
-Từ ví dụ này em hãy cho biết để một văn bản có tính mạch lạc còn cần phải đảm bảo điều kiện gì khác?
-Giáo viên nhận xét, kết luận.
-*Nói tóm lại để một văn bản có tính mạch lạc thì cần phải có những điều kiện gì?
-Gv khắc sâu k/thức về hai đ/kiện để vb có tính mạch lạc.
H/động 3:H/dẫn hs luyện tập.
-Gv gọi hs đọc bài tập
-Gv cho hs thảo luận câu a của bài tập 1 : phân tích tính mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi”
-Gv nhận xét, kết luận
-Gv gọi hs đọc tiếp yêu cầu của câu 1b.
-Gv cho hs thảo luận về tính mạch lạc của vb.
-Gv nhận xét, kết luận về kết quả của câu 1b.
H/ động 4: Củng cố kiến thức
Gv cho hs nhắc lại:
+Thế nào là mạch lạc trongvb?
+ Những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản?
+ Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
-Gv h/dẫn cách làm bt về nhà
-Gv chốt lại toàn bộ kiến thức bài học cho hs
-Hs nghe gv giảng.
-Hs đọc,chọn tất cả các tính chất
-Hs trao đổi, trả lời: tán thành ý kiến trên.(hs giải thích lí do cụ thể).
-Hs:MộtVB rất cầntính mạch lạc.VB mạch lạc sẽ trở nên rõ ràng, chặt chẽ hợp lí, … dễ đạt được mục đích giao tiếp
-Hs:Các sự việc: Mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi; hai anh em Thành- Thuỷ rất thương nhau;Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để hai búp bê lại cho Thành.
-Hs:Vb xoay quanh sự việc chính : Cuộc chia tay của hai anh em khi gia đình tan vỡ.
-Hs:Có thể xem đây là đề tài của truyện được.
-Đây là hai nhân vật chính của truyện
-Học sinh nghe , hiểu
-Hs:Có thể xem đây chính là tính mạch lạc của văn bản.
-Các phần các đoạn, các câu trong vb đều phải nói về cùng một đ/tài, biểu hiện một c/đề chung xuyên suốt.
-Hs đọc các sự việc trong văn bản ở bảng phụ.
-Hs:Các sự việc chính đã đầy đủ.
-Hs:Thứ tự các sự việc trình bày rất hợp lí và theo một bố cục rất chặt chẽ, mạch lạc.
-Hs thử đảo ngược các sự việc,nhận xét: vb sẽ trở nên tối nghĩa và lộn xộn ,không còn tính mạch lạc, không gây hứng thú cho người tiếp nhận
-Học sinh nghe và khắc sâu hơn kiến thức.
-Hs:Các phần các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch ,gợi được nhiều hứng thú cho người tiếp nhận.
-Hs trả lời theo như hai điều kiện vừa tìm hiểu.
-Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
-Hs đọc,xác định yêu cầu bt
-Hs thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày về tính mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi”.
-Hs đọc yêu cầu và đọc luôn đoạn văn của Tô Hoài.
-Hs thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày kết qủa đã thảo luận.
-Hs nghe ,hiểu rõ về tính mạch lạc của văn bản này.
-Hs trả lời, khắc sâu kiến thức
-Hs nghe hướng dẫn, thực hiện
I.Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
1.Mạch lạc trong văn bản.
-Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các đoạn,các ý theo một trình tự hợp lí.
- Văn bản rất cần có tính mạch lạc.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
-Các phần các đoạn, các câu trong văn bản đều phải nói về cùng một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần các đoạn ,các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người tiếp nhận.
II. Luyện tập.
Phân tích tính mạch lạc của vb
a. Văn bản “ Mẹ tôi”.
-Vấn đề xuyên suốt :tâm trạng và thái độ của người cha trước lỗi lầm của En-ri-cô.
-Các phần,đoạn tiếp nối theo một trình tự hợp lí, rõ ràng thể hiện chủ đề.
b.Vb của Tô Hoài.
-Ý chủ đạo, xuyên suốt : sắc vàng trù phú,đầm ấm của làng quê vào mùa đông,giữa ngày mùa
-Trình tự các phần nhất quán, rõ ràng làm cho văn bản rất mạch lạc.
4.Dặn dò về nhà: (3’):
-Về nhà xem lại nội dung bài học, làm tiếp bài tập 1c theo như hướng dẫn ở lớp, học thuộc lòng ghi nhớ sgk.
-Chuẩn bị tiếp bài mới : Ca dao ,dân ca; văn bản : “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
Yêu cầu : Đọc thật kĩ nội dung chú thích sao ở sgk để qua đó hiểu được thế nào là ca dao , dân ca?. Đọc trước các bài ca dao ở sgk. Ơû mỗi bài cần lưu ý về nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật(các biện pháp tu từ, cách dùng từ,…)
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 7 CO CHAT LUONG.doc