Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 86 đến tiết 96 năm 2002

A- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.

- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh.

2. Kỹ năng- Bước đầu tạo được một số phép so sánh.

3. Thái độ:- Có thái độ sử dụng phép so sánh một cách phù hợp

B. Chuẩn bị của GV- HS:

- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ

- Học sinh: Đọc trước bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

Thế nàolà so sánh? Lấy một ví dụ và chỉ rõ cấu tạo của phép so sánh đó?

3. Bài mới :

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 86 đến tiết 96 năm 2002, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/02 Tiết 86: so sánh ( tiếp theo) Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng. - Hiểu được các tác dụng chính của so sánh. 2. Kỹ năng- Bước đầu tạo được một số phép so sánh. 3. Thái độ:- Có thái độ sử dụng phép so sánh một cách phù hợp B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nàolà so sánh? Lấy một ví dụ và chỉ rõ cấu tạo của phép so sánh đó? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu so sánh G: Treo bảng phụ: “ Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” - Trần Quốc Minh- H: đọc ví dụ. ? Trước khi phân tích vd này em hãy nhắc lại các từ so sánh đã được học ở tiết trước? H: Như, như là, bằng, tựa, hơn, tưởng, ? Em hãy cho biết trong đoạn thơ của Trần Quốc Minh có xuất hiện những các từ so sánh ấy không? - Không có các từ đó. G: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những từ so sánh khác của phép so sánh. ? Em hãy tìm các phép so sánh trong ví dụ? - Phép so sánh: “ Những ngôi sao thức ngoài kia -chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” và “mẹ là ngọn gió”. ? trong phép so sánh này tác giả có sử dụng từ so sánh không? ? Tương tự như vậy em hãy chỉ ra vế A và B của phép so sánh thứ 2? ? Em hãy xác định từ so sánh? ? Em hãy cho biết các từ so sánh trong hai phép so sánh này có gì khác nhau? Khác nhau: + Chẳng bằng: là vế A không bằng vế B. + Là: vế A bằng vế B ? Ngoài những từ ngữ này thì còn có những từ ngữ nào khác chỉ ý so sánh. ? trước hết em hãy tìm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng? So sánh ngang bằng: là, như, như là, giống, tựa như, như thể, bao nhiêu- bấy nhiêu. ? Các từ chỉ ý so sánh không ngang bằng mà em gặp? - So sánh không ngang bằng: còn hơn, chẳng bằng, hơn, hơn là, kém, kém hơn. ? Vậy qua tiết học ngày hôm nay em thấy có mấy kiểu so sánh? đó là những kiểu nào? Gv: Có thể kết luận: có hai kiểu so sánh: ngang bằng và hơn kém. Hs: Cho ví dụ về hơn kém ngang bằng. Tìm thêmmột vài từ so sánh ngang bằng(như, tựa, như thể) Hs: Cho ví dụ về so sánh hơn kém( hơn, khác). Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của so sánh. H/s: đọc ví dụ. ? Trong đoạn văn phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật sự việc? - Nó giúp cho người đọc , người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả. Các phép so sánh: Có chiếc tựa như mũi tên nhọn: vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo. Có chiếc lá như thầm bảo : hiện tại. Có chiếc lá như sợ hãi: như gần tới mặt đất-cành. Hs: Trả lời câu hỏi 2 theo gợi ý: ? Tác dụng của so sánh đối với miêu tả sự vật, sự việc? ? Tác dụng đối việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết? Gv: Nhận xét: Phép so sánh trong đoạn văn giúp người đọc hình dung rõ nét các điệu rơi của lá. Thể hiện quan tâm của tác giả về sự sống và cái chết. Hs: Đọc ghi nhớ. I. Các kiểu so sánh: 1. Ví dụ: * 2 phép so sánh: - Phép so sánh 1: + Vế A: Những ngôi sao. + Vế B: Mẹ đã thức. - Từ so sánh: Chẳng bằng. - Phép so sánh thứ 2: + Vế A: Mẹ + Vế B : ngọn gió. + Từ so sánh: là 1.So sánh ngang bằng: A là B vd: Em như cây quế giữa rừng thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. 2. So sánh hơn kém ( không ngang bằng) A chẳng bằng B. Vd: Con đi trăm núi ngàn khe, Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. * Ghi nhớ II. Tác dụng của so sánh: * Ví dụ SGK Phép so sánh trong đoạn trích - có chiếc lá (rụng) tựa mũi tên nhọn. - có chiếc lá như con chim bị lảo đảo. - có chiếc lá như thầm bảo rằng. - Có chiếc lá như sợ hãi. - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc. - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết, tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm. Ghi nhớ SGK/51. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập: Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hs: Làm trên lớp. So sánh ngang bằng. So sánh không ngang bằng. So sánh ngang bằng( câu 1-2) So sánh không ngang bằng ( câu 3-4) Phân tích tác dụng của phép so sánh ở câu 1: “ Tâm hồn tôi-loáng” So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể giúp người đọc cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ vui vẻ, hồn nhiên, trong trẻo, rộn ràng. Hs: Làm bài tập 2 trên lớp: Phân tích hình ảnh “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” vẻ đẹp cứng cỏi, mạnh mẽ, từng trải Bài tập 1SGK/ 43. a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> kiểu so sánh ngang bằng. - Tác dụng: Làm bật lên tình yêu quê hương của tác giả. b. Từ so sánh “chưa bằng” -> So sánh không ngang bằng. -> Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc của những người mẹ có con đi chiến trận. c. Từ so sánh như: - Kiểu so sánh ngang bằng. Bài tập 2SGK/ 43. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc Dọc sườn núi về phía trước 4 - Hướng dẫn học bài: - Học thuộc kiến thức về phép so sánh, làm bài tập 3. - Chuẩn bị bài : “Chương trình địa phương”. ********************************* Ngày soạn : 04/02 Tiết 87: chương trình địa phương rèn luyện chính tả A-Mục tiêu cần đạt: - Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập *Phân biệt tr và ch: Gv đọc chính tả.-Hs viết: -Trò chơi là của trời cho Chớ nên chơi trò chỉ trích, chê bai! -Chòng chành trên chiếc thuyền trôi, Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu. Hs viết: -Sầm sập sóng dữ xô bờ Thuyền xoay xở mãi lò dò bơi ra -Vườn cây san sát xum xuê. Khi sương sà xuống lối về tối om. Hs viết: -Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. ( gv đọc) hs viết: - Gió rung, gió giật tơi bời Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn -Rung rinh dàn quả roi hồng Gió rít răng rắc rùng rùng doi rơi Hoạt động 1: Hướng dẫn một số hình thức luyện tập Gv đọc doạn: “Lời nói – hoa nở trên nền văn hoá” ( Sách thiết kế bài giảng ngữ văn quyển 2 tr 16” gv đọc, học sinh viết. I. Nội dung luyện tập: 1. Phân biệt tr/ ch 2. Phân biệt s/x 3. Phân biệt l/n 4. Phân biệt r/d/gi II. Một số hình thức luyện tập: 1. Viết đoạn chứa các âm thanh dễ mắc lỗi 2. Làm bài tập chính tả : Điền từ: chân thành, chân trọng, nặng trĩu, leo trèo, trèo thuyền, chai sạn, chài lưới, trải chiếu. Xơ xác, sơ lược, sơ sài, sàng lọc, chia sẻ, xử xự, xẻ gỗ. Nóng lòng, nao núng, thuyền nan, lan man, giận giữ, gia nhập, đi ra, da diết, gieo trồng, reo vui. 4- Hướng dẫn học bài: - Phương pháp chữa lỗi khi trình bày. - Tự luyện viết chính tả. - Soạn bài: Phương pháp tả cảnh. ********************************* Ngày soạn : 06/02 Tiết 88: phương pháp tả cảnh. A- Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh. 2. Kỹ năng- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. 3. Thái độ- Yêu quý văn miêu tả B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ… - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày bài tập về nhà( miêu tả theo tranh vẽ) 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết văn. - 3 nhóm đọc kĩ ba đoạn văn tả cảnh trong sgk. Trả lời câu hỏi trong sgk? ? Đoạn a tả cảnh gì? - Hs đọc đoạn 1 và trả lời: Đoạn văn miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác.Song qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần chiến đấu cùng thác dữ: “ Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra” Gv: Tả cảnh gián tiếp thông qua ngoại hình và động tác của nhân vật. Hs: đọc đoạn b và trả lời câu hỏi SGK Gv: Có thể đảo ngược thứ tự này được không? Vì sao? Hs: Không. Vì người tả đang ngồi trên thuyền nên hình ảnh đập mắt trước tiên là dòng sông, nước chảy rồi mới đến cảnh trên bờ. Hs: Đọc và chỉ ra bố cục, ý chính từng phần. Gv:Nhận xét thứ tự miêu tả? Hs: Tả từ ngoài vào trong. Gv: Muốn tả cảnh cần chú ý những gì? Bố cục như thế nào? Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập Hs: Làm bài 1 trên lớp. Hình ảnh cụ thể tiêu biểu cho quang cảnh ấy: Hình ảnh thầy (cô) giáo, không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học( bảng đen, tường, bàn ghế), các bạn( tư thế, thái độ, công việc), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân, tiếng trống Thứ tự miêu tả: Có thể chọn các thứ tự khác nhau miễn là hợp lý( Từ ngoài vào trong lớp, từ trên xuống dưới lớp, từ lúc trống vào đến lúc hết giờ) Viết mở bài, kết bài. Bài tập số 2( về nhà) I. Phương pháp viết văn tả cảnh: 1. Ví dụ: a, b, c. 2. Nhận xét Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác. - Nhờ tả ngoại hình và động tác của nhân vật mà ta có thể hình dung cảnh sắc của khúc sông có nhiều thác dữ. Đoạn b: - Tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn. - Thứ tự tả: từ dưới mặt sông lên trên bờ cũng là từ gần tới xa. Đoạn c: Bố cục : 3 phần: Phần mở đầu:Từ “ Luỹ làng “màu của luỹ” . Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng. Phần thứ 2: Từ “ Luỹ ngoài cùng “không rõ”. Miêu tả lần lượt ba vòng tre. Phần ba : còn lại. Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. *Thứ tự miêu tả: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. Ghi nhớ SGK/47. II. Luyện tập: Bài 1/47: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn. Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu. Lựa chọn thứ tự miêu tả hợp lý. Viết mở bài, kết bài đúng yêu cầu. Bài 3/47: Rút đoạn văn thành một dàn ý: Mở bài: Chính là nhan đề “ Biển đẹp” Thân bài: Lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm và góc độ khác nhau (buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa, ngày mưa, ngày nắng) Kết bài:Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về cảnh biển. 4- Hướng dẫn học bài: - Học thuộc kiến thức về miêu tả. - Làm bài tập 2, đọc thêm sgk. - Soạn “ Buổi học cuối cùng”. * Viết bài Tập làm văn số 5. *************************** Ngày soạn : 07/02 Tiết 89-90: buổi học cuối cùng. Mụctiêu cần đạt: 1. Kiến thức- Nắm được cốt truyện, nhân vât và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An- dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc. - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và cảm nhận văn bản. 3. Thái độ: Yêu quý tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, - Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Vượt thác”. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung I. Giới thiệu chung: - AnphongXơ Đôdê (1840-1897) nhà văn Pháp. - Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu văn bản II. Đọc - Tìm hiểu bố cục: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt gv: Đọc mẫu một đoạn. Hs đọc tiếp. Hướng dẫn giọng đọc: giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng, ở đoạn cuối truyện có nhịp dồn dập, căng thẳng và có giọng xúc động. Kể theo trình tự: a. Phrăng trên đường tới trường. b. Diễn biến của buổi học cuối cùng. - Cảnh lớp học và thầy Ha men. - Tâm trạng của Phrăng. - Prăng lại không thuộc bài. - Thái độ và cư xử của thầy Ha men. - Thầy Ha men tiếp tục giảng bài hướng dẫn tập viết. c. Giờ học kết thúc với hành động đột ngộtcủa thầy Hamen. ? Trong TP này Anphôngxơ Đôđê đã kể theo ngôi thứ mấy? - Kể theo ngôi thứ nhất rất phù hợp với sự diễn tả tâm trạng và có ý nghĩa sâu sắc. ? Dựa vào phần chú thích em hãy giải thích các từ khó? - Cáo thị: thông báo trên tường ở ngoài đường, ngoài chợ. - niêm yết: dán lên để báo mọi người biết. ? Em hãy tìm bố cục của bài? 1. Đọc 2. Giải thích thừ khó 3. Bố cục Bố cục: Ba đoạn. - Đoạn 1: Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường ( Từ đầu-mà vắng mặt con) - Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng ( Tôi bước-cuối cùng này) - Đoạn 3: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng( Từ “ Bỗng đồng hồ-hết”) Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích văn bản III. Tìm hiểu văn bản: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh và tâm trạng lúc Prăng tới trường? ? Em thấy Prăng là người như thế nào? ? Mới đầu prăng có định đến trường hay không? ? Prăng đã nhìn thấy gì trước bảng cáo thị? ? Chi tiết quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị nói lên điều gì? Ngầm báo hiệu một điều gì đó không bình thường, chẳng lành. ? Phrăng có tâm trạng như thế nào và hành động gì khi bước vào lớp học? ? Phrăng thấy thầy Hamen có thái độ như nào? ? Tâm trạng của prăng thay đổi như thế nào trước trang phục của thầy Hamen? ? Ngoài những học sinh trong lớp Prăng còn thấy xuất hiện những ai trong buổi học ngày hôm đó? ? Tất cả những chi tiết này báo hiệu điều gì? - Điều nghiêm trọng sắp xảy ra. ? Lời mở đầu trong buổi học ngày hôm đó làm cho Prăng có tâm trạng như thế nào? H: đọc đoạn: “ Mà tôi thì mới biết viết tập toạng” đến “không giám ngẩng đầu lên” ? Khi thầy gọi Phrăng đọc bài, Prăng không thuộc bài chú đã có tâm trạng như thế nào? ? Vì sao Prăng lại có tâm trạng ấy? H: Đọc đoạn : “Tôi bước qua ghế dài-Buổi học cuối cùng này”. ?Trong đoạn văn tả cảnh tập viết, cảnh “tiếng chim bồ câu gù khẽ, tiếng bọ dừa bay- nhằm dụng ý gì? (lúc này học sinh có chú ý tập viết không?) ? Cảnh cụ Hô đê cũng đánh vần theo lũ trẻ tác động như thế nào tới thái độ và tình cảm của Phrăng và cả mọi người? - Tác động sâu sắc tới tâm hồn phrăng. GV: Đây là một cách người dân biểu lộ lòng yêu tiếng pháp, yêu nước pháp đến xót xa, ngẹn ngào của những người dân lao động vùng An dát. ? Chúng ta có thể khái quát như thế nào về diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Prăng? ? Qua nhân vật prăng tác giả muốn thể hiện chủ đề tư tưởng gì? GV: Tư tưởng ấy càng trở nên gàn gũi và thấm thía vì nó được thể hiện qua diễn biến tâm trạng, thái độ và nhận thức của một chú bé thiếu nhi, học trò ngây thơ. G/v: Đối với Prăng, hình ảnh người thầy đã hiện lên qua trí tưởng tượng của chú bé trong buổi học cuối cùng này như thế nào? ? Trước hết về trang phục? ? Thầy mặc đẹp như vậy thể hiện buổi học như thế nào? - Đây là buổi học hệ trọng, buổi học cuối cùng thầy được dạy tiếng pháp ở ngôi trường đó. ? Thái độ của thầy như thế nào trong buổi học đó? ( mọi khi thì giận giữ vì các em không học bài) ? Thầy giảng bài như thế nào? G: Thầy phê phán những học sinh lười , ham chơi, và bỏ phí mất thời gian học tập của mình. - Thầy trách các bậc phụ huynh chưa ý thức được việc học tập của bản thân và của con cái. ? Thầy cảm thấy như thế nào về bản thân? - Thầy nói tiếng pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất vững vàng nhất. ? Đây là buổi học cuối cùng, thầy đã nói điều gì, tâm niệm tha thiết nhất là gì? H: Đọc “Bỗng đồng hồ nhà thờ-hết”. ? Hình ảnh của thầy giáo đã để lại ấn tượng gì trong giờ phút cuối cùng của buổi học? ? Em hãy giải nghĩa từ “tái nhợt” trong câu văn? GV: Tái nhợt là tái mét da nhợt nhạt, bệch ra. Hình ảnh thầy HaMen người tái nhợt thể hiện tâm trạng cực kì xúc động của thầy những phút cuối cùng của buổi học khi những âm thanh: tiếng chuông, tiếng kèn vẳng tới. ? Cuối tiết học có 3 loại âm thanh, tiếng động lần lượt vang lên đó là: - Tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ. - Tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa. - Tiếng kèn của bọn lính phổ. ? Em hãy cho biết ý nghĩa của những âm thanh tiếng động đó? * ý nghĩa: - Thời gian trôi mau, chấm dứt buổi học cuối cùng, chấm dứt một giai đoạn cuộc sống của thầy trò và nhân dân trong vùng giắc chiếm đóng. - Hoà bình và chiến tranh, tự do và nô lệ cùng hiện diện trên một làng nhỏ, trong một lớp học nhỏ bình thường ở nước pháp. - Mơ ước cuộc sống thanh bình gắn với việc đánh đuổi quân xâm lược. - Chuẩn bị cho hành động bột phát đột ngột của thầy HaMen. ? Câu viết lên bảng của thầy có ý nghĩa gì? GV: Thầy HaMen đã trút vào dòng chữ trên bảng tất cả tình cảm đau đớn, hi vọng của mình và cũng là của nhân dân An Dát về nước pháp. câu khẩu hiệu khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân pháp. ? Đến những giây phút cuối cùng của buổi học vì sao thầy lại có tâm trạng như vậy? ? Tất cả những điều này đã nói lên thầy Ha Men là người như thế nào? 1. Nhân vật Phrăng: a. Quang cảnh và tâm trạng lúc Phrăng tới trường. - Chú bé lười học, nhút nhát nhưng khá trung thực. - Định trốn học nhưng đã đấu tranh với bản thân nên lại đến trường. - Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị. b. Quang cảnh lớp học và tâm trạng của Prăng. - Phrăng ngượng ngiụ, xấu hổ. - Lạ lùng bởi thầy Hamen không trách phạt, nói nhẹ nhàng. - Ngạc nhiên trước trang phục của thầy. - Cuối lớp còn có cả dân làng và mọi người buồn rầu. - Phrăng choáng váng, ân hận nuối tiếc. c. Tâm trạng Phăng khi chú lại một lần nữa không thuộc bài. - Ân hận, xấu hổ, tự trách, giận mình. - Câụ đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng pháp, muốn được trau dồi học thức nhưng không còn cơ hội. d. Tâm trạng của Phrăng từ lúc vào lớp đến cuối tiết học. - Cảnh tập viết: + Nổi rõ sự chăm chú, tập trung viết tập của học trò. + Đối lập không khí thanh bình, yên ả với không khí nặng nề của chiến tranh. - Tâm hồn Prăng đã lớn lên, suy nghĩ nghiêm túc và thấy được vẻ đẹp của tiếng pháp. -> Nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói dân tộc. 2. Nhân vật thầy Hamen a. Trang phục: - Thầy mặc bộ quần áo trang trọng. b. Thái độ: - Rất dịu dàng, hiền lành. - Thầy giảng nhiệt tình, trút niềm tâm sự. - Thầy tự trách cả bản thân. - Thầy ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng pháp. - Điều tâm huyết nhất là giữ gìn, trau dồi việc học tiếng pháp. c. Hình ảnh thầy giáo trong giờ phút cuối cùng của buổi học. - Người “tái nhợt” nghẹn ngào không nói được hết câu, dằn mạnh để viết chữ thật to: “nước pháp muôn năm”. - Đây là giây phút xúc động nghẹn ngào. -> Thầy rất yêu nước pháp và yêu tiếng nói của dân tộc. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản GV: Trong tác phẩm thầy Ha Men có nói: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”. ? Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? - Đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc. - Cần phải học tập và giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình. ? Vậy em cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc nào từ câu chuyện? GV: Tiếng nói là một giá trị văn hoá dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc, là một biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hoá không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện buổi học cuối cùng. ? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong văn bản BHCC? GV: Trong câu chuyện này chúng ta có thể kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. ở đây tác giả đã chọn cách kể theo ngôi thứ nhất rất phù hợp có ý nghĩa sâu sắc. ? Bên cạnh đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào làm cho câu chuyện hấp dẫn? ? Vậy qua bài học này chúng ta rút ra được những điều gì cần ghi nhớ? HS: đọc ghi nhớ. ố 3. ý nghĩa văn bản - Phải biết giữ gìn và yêu tiếng nói của dân tộc. - Lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân pháp tiêu biểu là thầy Hamen. * Nghệ thuật. - Cách kể theo ngôi thứ nhất. - Cách khai thác tâm lí nhân vật sâu sắc. * ghi nhớ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập GV: Treo bảng phụ đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. ? Em thấy trong câu văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Biện pháp nghệ thuật gì có từ như, như thể, chẳng khác- mà chúng ta vừa học ở tiết trước? ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về thầy Hamen hoặc chú bé Phrăng. *Bổ sung: Câu nói của thầy Hamen: “ khi -lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Đó là thứ tài sản tinh thần quý báu của mỗi dân tộc. 4- Dặn dò. - Hệ thống kiến thức truyện. - Học thuộc lòng câu văn thể hiện chân lí về sức mạnh của tiếng nói dân tộc. - Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ngày soạn : 12/02 Tiết 91: nhân hoá. A. Mụctiêu cần đạt: - Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. - Nắm được tác dụng chính của nhân hóa. - Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ… - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Có mấy kiểu so sánh. Cho ví dụ. - Chỉ rõ tác dụng của phép so sánh trong ví dụ sau: 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nhân hoá là gì? GV: Treo bảng phụ ví dụ SGK “Ông trời Mặc áo giáp đen. Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường.” ? Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ trên? GV: Để tìm được phép nhân hoá (trong khổ thơ trên) các em chú ý nghĩa của từ “nhân hoá” Đây là một từ hán việt, nhân có nghĩa là người, hoá là biến thành, trở thành còn gọi là nhân cách hoá. ? em thấy trong ví dụ bầu trời được gọi bằng gì? - Bầu trời gọi bằng ông. ? Từ “ông” thường được dùng để gọi người hay gọi vật? - thường dùng để gọi người, nay dùng để gọi trời, cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với người. ? Các hoạt động “mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân” là các hoạt động của con người hay vật? - Đó là các hành động của con người nay được dùng để miêu tả bầu trời trước cơn mưa làm tăng tính biểu cảm của câu thơ, làm co quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn. ? Vậy nhân hoá là gì? gv: So sánh với cách diễn đạt sau: Bầu trời đầy mây đen. Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới. Kiến bò đầy đường. ? Em hãy suy nghĩ xem cách nào diễn đạt hay hơn và hay hơn ở chỗ nào? Hs: Cách diễn đạt trong ví dụ câu văn giàu hình ảnh hơn. Sự vât, sự việc sinh động, gần gũi với con người. Thể hiên suy nghĩ, cảmnhận hồn nhiên của trẻ thơ và tình cảm yêu mến thế giới loài vật. ? Em hãy cho biết tác dụng của phép nhân hoá? ? Hãy tìm vài ví dụ về nhân hoá trong thơ văn? - “Yêu biết mấy những con đường nở ngực Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non” - Xuân ơi xuân vui tới mông mênh Biển vui sóng trắng đầu ghềnh”. - Tố Hữu- ? Qua đây em hãy cho biết thế nào là nhân hoá và tác dụng của nhân hoá. G: Treo bảng phụ “ Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đau?” - Ca dao- ? Em hãy tìm các sự vật được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn trên? - núi chê, núi ngồi. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu nhân hoá. H: đọc ví dụ a, b, c ? Em hãy tìm các sự vật được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho? Miệng, tai, mắt, chân, tay. Tre Trâu. ? Các từ “lão, bác, cô, cậu.. thường được dùng để gọi ai? Còn ở ví dụ a để gọi cái gì của ai? - Các loại từ đó dùng để chỉ người, còn ở đây để gọi các sự vật. ? Các từ “chống,xung phong, giữ… thường để chỉ hành động của ai? Còn ở vd này dùng để chỉ cái gì? ? Các từ ơi, hỡi, nhỉ nhé! thường dùng để xưng hô với ai? ở vd c để xưng hô với con gì? - Các từ ấy để xưng hô với người còn ở đây dùng để xưng hô với con trâu. ? Qua đây ta thấy có mấy kiểu nhân hoá? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Đoạn 1: Đông vui. Tàu mẹ, tàu con. Xe anh, xe em. Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra bận rộn. Đoạn 2: Rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé. Xe to, xe nhỏ. Nhận hàng và chở hàng ra hoạt động liên tục. So sánh: Đoạn1: Dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả tên sự vật cũng được viết hoa như tên người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người. Đoạn văn do đó sinh động, có tính biểu cả

File đính kèm:

  • docNgu van 6 tiet 86-96.doc
Giáo án liên quan