I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Nắm được tác dụng chính của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc-hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả .
2. Rèn luyện kỹ năng tạo ra một số ẩn dụ.
3. Giáo dục thái độ yêu mến các biện pháp tu từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khi niệm ẩn dụ
- Các kiểu ẩn dụ
- Tác dụng của ẩn dụ
2. Kỹ năng
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết văn.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng, soạn giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài học theo hướng dẫn.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 33041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 95: Ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Người soạn: ..............................
Tiết 95:
ẨN DỤ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Nắm được tác dụng chính của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc-hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả .
2. Rèn luyện kỹ năng tạo ra một số ẩn dụ.
3. Giáo dục thái độ yêu mến các biện pháp tu từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khi niệm ẩn dụ
- Các kiểu ẩn dụ
- Tác dụng của ẩn dụ
2. Kỹ năng
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết văn.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng, soạn giáo án.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài học theo hướng dẫn.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Hãy kể tên? Lấy một ví dụ có sử dụng phép nhân hóa?
Trả lời:
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dung để goi hoặc tẻ con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng những từ vốn gọi người để goi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
3. Tổ chức dạy và học bài mới
a. Dẫn vào bài mới
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Cao dao)
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
(Cao dao)
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
(Ca dao)
Ca dao Việt Nam xưa thường lấy những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống làng quên làm hình ảnh ẩn dụ như: thuyền, bến, cây đa, con đò, mận, đào, … để thể hiện tình cảm của những người có tình cảm với nhau. Những hình ảnh ẩn dụ trong ca dao thường mộc mạc, chân thành nhưng đượm tình. Vậy ẩn dụ là gì? Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu rõ hơn về ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ thường gặp.
b. Học bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
I. ẨN DỤ LÀ GÌ?
1. VD
Cho HS đọc VD trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Cụm từ “người cha” trong khổ thơ dung để nói về ai?
- Giải thích vì sao có thể nói như vậy?
So sánh 2 câu thơ của Tố Hữu và Minh Huệ rồi cho nhận xét:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
(Tố Hữu)
- Cụm từ “người cha” trong 2 câu thơ của Tố Hữu và Minh Huệ có gì giống và khác nhau?
- Cách nói này có gì giống và khác nhau với phép so sánh?
- Ẩn dụ là gì?
2. Ghi nhớ
II. CÁC KIỂU ẨN DỤ
1. VD
Cho HS đọc VD trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Các từ “thắp”, “lửa hồng” được dùng để chỉ những hiện tượng hặc sự vật nào?
- Vì sao có thể ví như vậy?
à Các từ thắp, lửa hồng dùng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước của nhà Bác ở làng Sen. Dựa trên mối tương đồng giữa màu đỏ của hoa râm bụt và hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa râm bụt khe khẽ đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy. Cách ví dựa vào hình thức, cách thức tương đồng.
- Cách dùng từ “nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Từ những VD trên ta thấy có mấy kiểu ẩn dụ?
2. Ghi nhớ
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (SGK/69)
Bài 2 (SGK/69)
a)
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt.
- Nghĩa bóng: Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa.
b)
Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta: Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
c)
Thuyền và bến là hai hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa giao kết, giao hòa bằng tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể thay đổi, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ biệt ly.
d)
Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên trái đất. Nhà thơ Viễn Phương đã dùng hình ảnh mặt trời để so sánh ngầm Bác với mặt trời. Mặt trời “rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho Bác. Bác chính là mặt trời hồng tỏa tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi.
Vầng mặt trời của tự nhiên có thể bị bóng đêm lấn át nhưng vầng mặt trời Hồ Chí Minh luôn tồn tại vĩnh cửu trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam.
Bài 3 (SGK/70)
Bài 4:
Phân tích hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
(Xuân Quỳnh)
HS đọc VD trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS đọc VD trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
I. ẨN DỤ LÀ GÌ?
1. VD
- Cụm từ “người cha” dùng để chỉ Bác Hồ.
Người cha = Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau:
- Tuổi tác
- Tình yêu thương
- Sự chăm sóc của người cha đối với các con của mình.
Bác Hồ
Người cha
A
(Sự vật được nói đến)
B
(Sự vật được đưa ra)
- Giống nhau: Đều ví Bác Hồ như một người cha.
- Khác nhau:
. Cụm từ “Người là cha” có hai vế (Người - Cha)
. Cụm từ “người cha” chỉ sử dụng một vế (cha)
Ẩn dụ
So sánh
Đều là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau
Ẩn đi sự vật, hiện tượng được so sánh (vế A), phương diện so sánh, từ so sánh; chỉ còn vế B (một loại so sánh ngầm)
Có cả hai vế A – B, từ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
à Lưu ý: Khi phép so sánh không có từ so sánh và được lược bỏ vế A người ta gọi là phép so sánh ngầm hay còn gọi là phép ẩn dụ.
2. Ghi nhớ
Ghi nhớ: SGK/68
II. CÁC KIỂU ẨN DỤ
1. VD
- “Thắp” chỉ hành động “nở hoa” của hoa dâm bụt
- “Lửa hồng” chỉ “màu đỏ” của hoa râm bụt.
- “Nở hoa” được ví với hành động “thắp”
à Chúng giống nhau về cách thức thực hiện
- “Màu đỏ” được ví với “lửa hồng”
à Hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.
- “Nắng” không thể dùng vị giác để cảm nhận, mà phải dùng thị giác để cảm nhận.
- “Giòn tan” thường để chỉ âm thanh.
à Sử dụng từ “giòn tan” để nói về “nắng” là sự chuyển đổi cảm giác (thị giác à vị giác)
Từ những VD trên ta thấy có bốn kiểu ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (Lửa hồng à Màu đỏ)
- Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (Thắp à Nở hoa)
- Ẩn dụ phẩm chất: Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (Người cha à Bác Hồ)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (Nắng giòn tan)
2. Ghi nhớ
Ghi nhớ: SGK/69
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (SGK/69)
- Cách 1: Dùng cách nói bình thường
à Gợi được hình ảnh “mái tóc bạc”, nhưng lại không nêu được hình tượng “người cha”.
- Cách 2: Dùng phép so sánh
à Tạo được hình tượng người cha nhưng lại rơi mất “mái tóc bạc”
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ
à Ý nghĩa biểu tượng cao, tạo được hình ảnh “mái tóc bac” và hình tượng “người cha”
à Lưu ý: Dùng phép ẩn dụ có tác dụng hình tượng hóa làm cho câu nói co tính hàm xác cao hơn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Bài 2 (SGK/69)
a)
- “Ăn quả” tương đồng với sự hưởng thụ thành quả
à Ẩn dụ cách thức
- “Trồng cây” tương đồng với sự tạo ra thành quả
à Ẩn dụ phẩm chất
b)
- “Mực” tương đồng với sự tối tăm, cái xấu, cái dở
- “Đèn” tương đồng với sự tốt đẹp, sang sủa, cái hay, cái tốt
à Ẩn dụ phẩm chất
c)
- “Thuyền” luôn di chuyển đi ngược về xuôi tương đồng với hình ảnh người con trai nay đây mai đó.
- “Bến” luôn đứng yên một chỗ, tương đồng với hình ảnh người con gái ở nhà chờ đợi.
à Lấy quan hệ giữa thuyền - bến để nói hộ sự đợi cờ của người con gái với người yêu đi xa.
à Ẩn dụ phẩm chất
d)
Mặt trời thiên nhiên xua tan đêm tối đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài tương đồng với hình ảnh Bác Hồ đem lại ánh sáng của độc lập tự do xua tan bong đêm nô lệ.
à Ẩn dụ phẩm chất
Bài 3 (SGK/70)
a)
- Mùi hồi chín, là cảm nhận bằng khứu giác (hương thơm của trái cây)
- Chảy qua mặt, cảm nhận bằng thị giác (có thể thấy được)
à Tác dụng: Tạo liên tưởng mới lạ: Diễn tả mùi thơm lan tỏa nhiều đến mức có thể nhìn thấy được.
b)
- Thường thì ánh nắng được cảm nhận bằng thị giác: vàng óng, vàng tươi, vàng, vàng nhạt, …
- Ánh nắng trong câu thơ “chảy đầy vai” ánh nắng thành dòng có thể cảm nhận bằng xúc giác.
à Tác dụng: Câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.
c)
- “Tiếng rơi” là âm thanh thường được cảm nhận bằng thính giác
- Tiếng rơi trong câu thơ lại được diễn tả rơi mỏng và nghiêng như vậy tiếng rơi ở đây được cảm nhận bằng thị giác.
à Tác dụng: Phép ẩn dụ có tác dụng diễn tả âm thanh của chiếc lá rơi rất khẽ, rất nhẹ, qua âm thanh mà biết được cách rơi và độ dày mỏng của lá thì đó là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
d)
- Trời sao trạng thái tĩnh, “Xuyên qua từng kẽ lá” trang thái động, sự chuyển động trong cảm nhận của thị giác.
- “Thấy cơn mưa” là cảm nhận bằng thị giác, “tiếng cười” cảm nhận bằng thính giác, “Ướt tiếng cười” vừa bằng thị giác, vừa thính giác và xúc giác.
à Tác dụng: Thể hiện sự ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ.
Bài 4:
“ThuyÒn” vµ “biÓn” kh«ng chØ ngêi con trai hay ngêi con g¸i mµ lµ chØ løa ®«i: người con g¸i (biÓn) vµ người con trai (thuyÒn) trong ®ã mèi quan hÖ g¾n bã kh¨ng khÝt gi÷a thuyÒn vµ biÓn míi chÝnh lµ Èn dô vÒ t×nh yªu bÊt tö.
V. CỦNG CỐ
Giáo viên củng cố lại nội dung bài học.
VI. DẶN DÒ
Giáo viên dăn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Luyện nói về văn miêu tả.
File đính kèm:
- An du.doc