Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

- Thầy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV.

2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1')

Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (6’)

(?) Khi nào thì ta viết đơn? Khi viết đơn ta cần chú ý điều gì? Nội dung nào bắt buộc phải có mặt trong đơn?

3. Bài mới:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Tuần 32 – Tiết 125 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ Xi-át-tơn I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. Thầy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) (?) Khi nào thì ta viết đơn? Khi viết đơn ta cần chú ý điều gì? Nội dung nào bắt buộc phải có mặt trong đơn? 3. Bài mới: Tg Hoạt của của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Tiếp theo các em sẽ tìm hiểu 1 văn bản nhặt dụng nói về cuộc sống con người với môi trường thiên nhiên một vấn đề bức xúc của toàn nhân loại. 25’ 10’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. à GV cho HS đọc chú thích về tác phẩm. (?) Văn bản thuộc kiểu loại gì? à Tiếp tục GV cho HS đọc từ khó. à Tiếp tục GV gọi HS đọc lại văn bản. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. Bước 1: Tìm hiểu câu 1. à GV cho HS quan sát lại đoạn văn từ đầu … cha ông chúng tôi. (?) Hãy chỉ ra phép so sánh và nhân hóa được dùng? (?) Hãy nêu tác dụng của phép so sánh và nhân hóa đó, đặc biệt là trong việc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “Đất”, với thiên nhiên? - HS đọc. HS khác chú ý. Ê Văn bản nhật dụng. - Đọc từ khó: 3, 4, 8, 10, 11. - HS đọc văn bản. - HS quan sát. - HS tìm trả lời. - HS khác bổ sung. Ê Phép so sánh: đất là mẹ, hoa thơm là chị, em, dòng suối, sông là máu tổ tiên, tiếng thì thầm... à So sánh trên đều có nhân hóa. Ê Làm rõ quan hệ máu thịch của thiên nhiên và con người, con người thiên nhiên là một gia đình là cùng truyền thống là chung kí ức. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Tác phẩm: Chú thích – SGK138 2. Kiểu loại: Văn bản nhật dụng 3.Từ khó: SGK138, 139 4. Đọc văn bản: II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Nội dung và đặc điểm nghệ thuật của phần đầu: Phép so sánh và nhân hóa rộng rãi à Con người và thiên nhiên là một gia đình. à Hết tiết 1. Văn bản Tuần 32 – Tiết 126 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (t2) Xi-át-tơn I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. Thầy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: à GV thông qua. 3. Bài mới: Tg Hoạt của của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 25’ 15’ Bước 2: Tìm hiểu câu 2. à GV cho HS đọc lại bức thư từ: Tôi biết người da trắng … có sự ràng buộc. (?) Câu hỏi thảo luận: Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “cách sống”, trong thái độ đối với “Đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và “người da trắng” trên những vấn đề gì? à GV kết luận. (?) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình? à GV có thể gợi ý cho HS về cách sử dụng phép so sánh, nhân hóa, … Bước 3: Tìm hiểu câu 3. à GV gọi HS đọc lại phần còn lại của bức thư. (?) Hãy nêu ý chính của đoạn này? (?) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, khác với hai đoạn trên? (?) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ? à GV kết luận. (?) Bức thư có sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy chỉ ra một số phép lặp đó và nêu tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của chúng? à GV kết luận. à Tiếp tục GV cho HS đọc lại câu hỏi 5. à Câu hỏi khó, nên phần này GV giải thích cho HS. GV: Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái. Thời điểm nhân loại bước sang TK XXI cũng là thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt môi trường bị ô nhiễm và tàn phá vô cùng nghiêm trọng đó là bối cảnh khiến cho bức thư Xi-at-tơn vốn xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước, bổng trờ thành 1 văn bản có giá trị nhất về thiên nhiên và môi trường. à Cuối cùng GV chỉ định HS thực hiện phần ghi nhớ. - HS làm theo yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. Ê Đồi lập giữa cách sống của người da đỏ và người da trắng trên các vấn 1 đề sau: - Khai thác đất đai, thiên nhiên. - Hưởng thụ những gì thiên nhiên đem lại. - Đối xử với động vật trên đất. - HS tìm trả lời. Ê Các biện pháp nghệ thuật: - So sánh: đất là anh em, đất là kẻ thù,đất là vật mua bán,muông thú như anh em. - Đối lập: Coi đất là anh em « coi đất là kẻ thù. Coi mẹ đất, bầu trời, là thiêng liêng « coi đất và thiên nhiên là vật mua bán. Nơi hoang dã yên tỉnh « thành phố chỉ có tiếng ồn ào lăng mạ không khí là qúi giá « chẳng để ý gì đến nó. (đối lập cách đối xử với thiên nhiên của người da đỏ với cách đối xử với thiên nhiên của người da trắng). - Phép lặp: Nếu chúng tôi bán... ngài phải... tôi là kẻ hoang dã... tôi không hiểu... - Sử dụng các kiểu câu: Tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán, câu câu khiến. - Phép nhân hóa: Việc hóa đoàn tàu là ngựa sắc nhả khói, con suối là dòng máu con người... à Thể hiện tính trữ tình, đầy chất thơ, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của tác giả về mảnh đất của bộ tộc mình. - HS đọc phần cuối. - HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét. Ê Ý chính của đoạn: + Bởi vậy người da trắng phải kính trọng đất đai. + Kết luận còn cảnh báo: nếu đối xử tệ với đất thì con người sẽ chịu hậu quả. - HS suy nghĩ trả lời. - HS khác bổ sung, nhận xét. - HS trả lời. Ê Ví đất như mẹ của loài người “điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra đối với những đứa con của đất”. Giá trị của bức thư được nâng cấp, mang tính vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này. - HS tìm chi tiết trả lời. - HS khác bổ sung. (Phần này GV đã cho HS tìm ở phần trên, phần này mang tính bổ sung). - HS đọc câu hỏi 5 – SGK. - HS chú ý. 2. Nội dung và nghệ thuật phần giữa: - Sự đối lập giữa cách sống của người da đỏ và người da trắng về: khai thác đất, hưởng thụ những gì thiên nhiên đem lại, cách đối xử với động vật. - Sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập, phép lặp, nhân hóa thể hiện tính trữ tình, đầy chất thơ, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của tác giả về mảnh đất của bộ tộc mình. 3. Tìm hiểu phần cuối: - Ý chính của đoạn: + Bởi vậy người da trắng phải kính trọng đất đai. + Kết luận còn cảnh báo: nếu đối xử tệ với đất thì con người sẽ chịu hậu quả. - Giọng văn khẳng định, cầu khiến, câu văn giàu chất triết lí, châm ngôn, ngữ điệu tha thiết tăng sức truyền cảm. III/ Tổng kết: Ghi nhớ Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, bằng giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. 4. Củng cố: (3’) (?) Qua bài học này em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên. Không bắn phá bừa bãi chim, thú. Trồng thêm rừng, cây xanh. Vệ sinh rác thãi, nguồn nước. 5. Dặn dò: (2’) - Đọc lại văn bản, xem nội dung, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tt “Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ” . Đọc nội dung. . Trả lời câu hỏi theo yêu cầu. * Câu hỏi trắc nghiệm: 1/ Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó? a. Tàn sát những người da đỏ. b. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ. c. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống. d. Xâm lược các dân tộc khác. 2/ Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư này là gì? a. Bảo vệ thiên nhiên môi trường. b. Bảo vệ di sản văn hóa. c. Phát triển dân số. d. Chống chiến tranh. 3/ Thái độ ứng xử của người da đỏ đối với thiên nhiên là gì? a/ Mông muội b. Đáng trân trọng c. Bình thường d. Lạc hậu Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Tuần 32 - Tiết 127 CHỮA LỖI CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (tt) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu. Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) (?) Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Các em đã biết chữa lỗi câu thíêu CN hoặc thiếu VN. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số câu thiếu cả Chủ - vị hoặc chưa logic về mặt ngữ nghĩa. 15’ 10’ 10’ Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. à GV gọi 1 HS đọc lại vd. (?) Chỉ ra lỗi sai trong các câu đã đọc? (?) Em hãy chữa lại cho đúng. Æ Hoạt động 3: Chữa câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu: à GV gọi 1 HS đọc vd. (?) Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai? (?) Những nêu đặt như vậy ta thấy câu sai như thế nào? (?) Em hãy nêu cách chữa lại? Æ Hoạt động 4: Luyện tập. à GV gọi HS đọc Bt1. BT2. GV cho HS quan sát Bt2. Gợi dẫn HS trả lời bằng câu hỏi. Vd: Mỗi khi tan trường ai làm gì? BT3. GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 3. Gợi ý: Dùng câu hỏi để xác định C – V. Nếu không tìm được câu trả lời, thì đây là câu thiếu cả C – V. BT4. Nếu không có thời gian, GV cho HS về nhà làm. à GV gợi ý cho HS 1 câu: Qua gợi ý, ta thấy về mặt nghĩa, chủ ngữ chỉ phù hợp với vị ngữ (1) mà không phù hợp với VN (2) – Cây cầu không thể bóp còi vang cả dòng sông yên tĩnh. Nên chữa thành câu ghép họăc hai câu đơn. - HS đọc. HS khác quan sát. - HS phân tích, trả lời. Ê Đây là câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ. Chỉ mới có thành phần trạng ngữ. - HS thêm C – V. - HS đọc vd. Quan sát các từ in đậm. Ê Dượng Hương Thư. Ê Cách sắp xếp như trong câu làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta). - HS suy nghĩ tra lời. - HS khác bổ sung, nhận xét. - HS chú ý. - HS suy nghĩ trả lời. - HS khác nhận xét. Ê Mỗi khi tan trường chúng em xếp hàng ra về. - HS trao đổi nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS về nhà làm. - HS chú ý qua sự hướng dẫn của HS về nhà làm. I/ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ: * Xét câu a, b – SGK141 - Đây là câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ. Chỉ mới có phần trạng ngữ. - Cách chữa: a/ Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối. b/ Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành 60% kế hoạch năm. II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu: * Xét vd – SGK141 - Câu sai về mặt ngữ nghĩa: làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu (ta). - Cách chữa: + Cách 1: Ta thấy dượng Hương thư , hai hàm răng cắn chặt, vai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ. + Cách 2: Ta thấy dượng Hương thư ghì trên ngọn sào hai hàm răng cắn chặt, vai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như 1 hiệp sĩ cả trường sơn oai linh hùng vĩ. III/ Luyện tập: BT1: Xác định C – V: a. - CN: Cầu. - VN: được đổi tên thành cầu Long Biên. b. - CN: Lòng tôi. - VN: lại nhớ... hùng. c. - CN: Tôi. - VN: Cảm thấy... chắc. BT2. Viết thêm C – V: a. Mỗi khi tan trường chúng em xếp hàng ra về. b. Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng lại bay về. c. Giữa cánh đồng lúa chín các bác nông dân đang gặt lúa d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, chúng tôi thấy những người ra đón đã tụ tập đông đủ. BT3. Phát hiện lỗi và sửa chữa: à Các câu đều thiếu C – V. - Cách chữa: a. Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi. b. Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, chúng ta đã bảo vệ non sông gấm vóc. c. Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo vệ cây cầu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ta nên xây dựng bảo tàn “cầu Long Biên”. BT4. Phát hiện sai và chữa: a. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tỉnh. - Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tỉnh. b. Thúy vừa mới đi học về, mẹ đã bảo thi sang đón em. Thúy cất vội cặp sách rồi đi ngay. c. Khi em mới đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới. 4. Củng cố: (3’) GV nhắc lại những yêu cầu chính của bài học. 5. Dặn dò: (2') - Xem lại nội dung. Hoàn tất bài tập. - Chuẩn bị bài tt “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi” . Xem lại kiến thức bài Viết đơn, đọc nội dung SGK. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 32 – Tiết 128 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bái tập. Nắm được phương hướng và cách khắc phục sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống. Ôn tập những hiểu biết về đơn từ. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hôm nay các em dành 1 tiết để luyện tập cách viết đơn và chữa lỗi. Vì viết đơn tuy bình thường đơn giản nhưng rất dễ sai sót và ô tình tỏ ra thiếu tôn trọng người nhận đơn. 10’ 18’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự nhận ra các lỗi thường gặp. - Bước 1: Giao 3 bài tập cho 3 nhóm (tìm hiểu, chỉ ra các lỗi trong mỗi trường hợp) - Bước 2: Hs lần lượt chỉ ra các lỗi và nêu hướng sửa chữa. Gv tổng kết các lỗi và nhắc Hs những điều cần ghi nhớ. Æ Hoạt động 3: Tổ chức HS luyện tập viết đơn. B1: GV giao nhiệm vụ cho HS qua các bài tập trong SGK (nên chia theo các tổ) B2: HS tìm hiểu và viết đơn trong vòng 15 phút. B3: HS trình bày đơn của mình. B4: Cả lớp nhận xét, phân tích, chỉ ra những lỗi (nếu có) và cùng tập sửa chữa các lỗi đã mắc phải. B5: Gv tổng kết và nhắc nhở những lưu ý cần thiết về viết đơn. - Các nhóm quan sát đơn. Ghi lại những lỗi và cách sửa chữa. - Nhóm khác nhận xét. - Tổ 1, 2: làm bài 1. - Tổ 3, 4: làm đề 2. - HS viết. - Trình bày kết quả. - Các bạn khác nhận xét. I/ Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 1. Xét đơn 1 – SGK142. Mắc lỗi: - Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ. - Tên người viết đơn. - Ngày tháng, nơi viết đơn và chữ ký người viết đơn. 2. Xét đơn 2 – SGK143 . Mắc lỗi: - Lí do viết đơn tham gia lớp nhạc họa không chính đáng. - Thiếu ngày tháng và nơi viết đơn. - Cần chú ý: em tên là chứ không phải tên em là... 3. Xét đơn 3 – SGK143. Mắc lỗi: - Hòan cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm, sốt li bì, đầu đau nhứt... không thể ngồi dậy được thì không thể viết đơn được. Trong trường hợp này thì đơn phải cho phụ huynh viết thay cho Hs bị ốm mới chúng. - Củng phải viết: em tên là chứ không phải tên em là... II/ Luyện tập viết đơn: Đơn mẫu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** Mỹ Tú, ngày 26 tháng 4 năm 2008 ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN TUYÊN TRUYỀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa. Em tên là: Nguyễn Ngọc An, học sinh lớp 6A. Gần đây nhà trường có thành lập Đội tình nguyện viên tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp để góp phần cùng toàn xã hội giữ gìn tốt môi trường, không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống toàn dân. Nhận thấy rằng đó là một việc làm thiết thực và hữu ích nên em làm đơn này xin Ban giám hiệu cho em được tham gia vào tổ chức trên. Kính mong Ban giám hiệu xem xét và chấp thuận nguyện vọng của em. Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn (kí tên) Nguyễn Ngọc An 4. Củng cố: (3’) (?) Nhắc lại những lưu ý khi viết đơn. 5. Dặn dò: (2') - Xem lại nội dung. - Chuẩn bị bài tt “Động Phong Nha” . Đọc kĩ văn bản, chú thích, ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 HKII Tuan 32.doc
Giáo án liên quan