Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết;

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên;

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

- Kể lại được truyện.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu, tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ, tranh về đất Phong Châu và đền Hùng.

2. HS: SGK, xem bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định (1')

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

GV kiểm tra tập vở, SGK của HS đầy đủ chưa.

3. Bài mới:

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAØI 1 Vaên baûn Tuaàn 1 – Tieát 1 CON ROÀNG CHAÙU TIEÂN (Truyền thuyết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết; - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. - Kể lại được truyện. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu, tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ, tranh về đất Phong Châu và đền Hùng. 2. HS: SGK, xem bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra tập vở, SGK của HS đầy đủ chưa. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. “Dù ai buôn bán ngược suôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba thì về.” Thỉnh thoảng các em nghe về câu ca dao này và cũng tự hỏi ngày mùng mười tháng ba giỗ tổ ai? Ở đâu? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một câu truyện truyền thuyết để hiểu rõ nguồn gốc của ngày này và đặc biệt là nguồn gốc của người Việt Nam ta ngày nay qua văn bản Con Rồng cháu Tiên. 13’ 20’ 3’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản à Vì là bài đầu tiên, GV đọc 1 lần qua để cho HS học theo, sau đó gọi thêm 3 HS đọc qua 3 đoạn trong truyện: - Đoạn 1: Từ đầu … Long trang. - Đoạn 2: Ít lâu sau … lên đường. - Đoạn 3: Phần còn lại. à Trong quá trình đọc GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc của các em. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu thể loại của truyện. (?) Dựa vào văn bản hãy cho biết truyện thuộc thể loại gì? (?) Truyền thuyết là gì? GV diễn giảng: Truyền thuyết VN có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt truyền thuyết về các thời vua Hùng là những thần thoại được lịch sử hóa. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu từ khó. Nên cho HS úp SGK và cho HS thử định nghĩa các từ khó bằng sự hiểu biết của mình. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật. à GV kẻ bảng thàng 2 phần ứng với 2 nhân vật và cho HS tìm hiểu. (?) Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? - HS tìm chi tiết, HS khác nhận xét, GV kết luận. à GV bổ sung: Thần còn dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở tức Lạc Long Quân đã có công khai phá, ổn định nơi sinh sống cho dân và giúp dân cách sản xuất, sinh hoạt. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc tình duyên và chuyện Âu Cơ sinh con kì lạ. (?) Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? - HS tìm chi tiết trả lời. GV nhận xét. à GV bổ sung: Việc Âu Cơ sinh ra bọc trứng gồm trăm con à đồng bào à chứng tỏ dân tộc ta có cùng một nguồn gốc sinh ra. à GV cho HS xem tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ. (?) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào, để làm gì? (?) Vậy theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai? à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 3 trong SGK. (?) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? - HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung kết luận. * HS: Tưởng tượng và kì ảo là chi tiết không có thật được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. (?) Em hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện này? - HS tìm chi tiết, HS khác bổ sung. - GV nhận xét kết luận. (?) Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có ý nghĩa ntn? (GV cũng có thể cho HS thử lược bỏ những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện và nhận xét để từ đó thấy được vai trò của nó). * HS: Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo: - Khắc họa và tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ, “lí tưởng hóa” các nhân vật và sự kiện. - Thần kì hóa, kinh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi quan đó khẳng định lòng tự hào dân tộc, tôn kính tổ tiên. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tống kết. à GV gọi 3 HS đọc phần Đọc thêm SGK để tìm hiểu ý nghĩa toàn truyện. (?) Câu hỏi thảo luận: Hãy nêu ý nghĩa của chuyện Con Rồng cháu Tiên? - HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: Ý nghĩa. - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí của cộng đồng người Việt đó là giống Tiên, Rồng. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết của nhân dân ta trên mọi miền đất nước. à Tiếp tục GV cho HS xem tranh về dền Hùng và đất Phong Châu thông qua đó giáo dục HS luôn nhớ về cội nguồn dân tộc và đoàn kết với nhau trong chiến đấu cũng như trong lao động và học tập. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: Giọng nhẹ nhành, chậm rãi, diễn cảm. 2. Thể loại: Truyền thuyết. - Là truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. 3. Từ khó: (SGK7, 8) II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Giới thiệu nhân vật: Lạc Long Quân Âu Cơ - Dòng dõi thần rồng, sống dưới nước. - Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.Giúp dân diệt trừ các loài yêu quái - Dạy dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. - Dòng dõi thần nông, sống trên núi. - Xinh đẹp tuyệt trần. - Dạy người cách trồng trọt và cày cấy. 2. Cuộc tình duyên kì lạ: a. Âu Cơ sinh con: - Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng và nở ra trăm con hồng hào, khỏe mạnh. - Đàn con lớn nhanh như thổi, khôi ngô tuấn tú, khỏe mạnh như thần. b. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: Năm mươi con xuống biển, năm mươi con lên núi à chia nhau cai quản các phương. à Người Việt là con cháu vua Hùng. III/ Tổng kết: Ghi nhớ - SGK8 4. Củng cố: (4’) Qua câu chuyện giúp em học hỏi được gì cho bản thân mình? 5. Dặn dò: (2’) - Về tập đọc diễn cảm và kể lại được tác phẩm. - Soạn bài tiếp theo “Bánh chưng, bánh giầy” . Đọc trước tác phẩm, xem phần chú thích. . Trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 1 - Tiết 2 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Truyền thuyết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết; - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. - Kể lại được truyện. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, tài liệu. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Thế nào là truyền thuyết? Hãy tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên? (Nêu khái niệm: 4đ; Tóm tắt truyện: 6đ) (?) Giới thiệu hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ? Nêu ý nghĩa của truyện? (Giới thiệu: 5đ; Nêu ý nghĩa: 5đ) 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ ÆHoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hàng năm mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta có tục lệ gói bánh cúng tổ tiên đó là Bánh chưng và bánh giầy. Vậy bánh này ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai làm nên, chúng ta sẽ biết qua tiết học hôm nay. 10’ 23’ ÆHoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc truyện. à GV gọi HS đọc lại văn bản. Có thể phân thành 3 đoạn cho 3 em đọc: - Đoạn 1: Từ đầu … chứng giám. - Đoạn 2: Các lang … hình tròn. - Đoạn 3: Phần còn lại. (?) Văn bản thuộc thể loại nào? à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu từ khó trong SGK. ÆHoạt động 3: Tìm hiểu văn bản: Bước 1: Tìm hiểu đoạn 1. à GV cho HS đọc nhẩm lại đoạn 1 và đặt câu hỏi. (?) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? - HS tìm chi tiết trả lời. GV cho HS khác nhận xét. (?) Ý định của vua chọn người phải ntn? Bằng hình thức ra sao? - HS trả lời. GV kết luận. GV bổ sung: Hình thức vua ra giống như một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật. (?) Và trong rất nhiều các lang (con vua) ai đã được thần giúp đỡ để giải đáp câu đố? * HS: Lang Liêu. à GV cho HS chuyển sang tìm đoạn 2. Bước 2: Tìm hiểu đoạn 2. (?) Câu hỏi thảo luận: Vì sao trong các con vua, Lang Liêu được thần giúp đỡ? - HS thảo luận nhóm 3’, đại diện trả lời. * HS: Lang Liêu được thần giúp đỡ vì: - Trong các con vua chàng là người thiệt thòi nhất. - Tuy chàng là lang nhưng từ khi lớn lên chàng “ra ở riêng, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai” à Lang Liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi với dân thường. - Quan trọng chàng là người suy nhất hiểu được ý thần (Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo) và thực hiện được ý thần (Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương). GV bổ sung: Còn các lang khác chỉ biết tiến cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ấy thì con người không làm ra được. Thần ở đây chính là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo của trời đất và cũng là kết quả giọt mồ hôi, công sức con người. Nhân dân quí trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. à Tiếp tục GV chuyển sang đoạn 3. Bước 3: Tìm hiểu đoạn 3. à GV cho HS đọc nhẩm lại đoạn 3. (?) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung. (?) Vì sao Lang Liêu đươc chọn nối ngôi vua? * HS: Hai thứ bánh hợp với ý vua chứng tỏ Lang Liêu là người có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người đã sinh thành ra mình. à Thông qua đó GV giáo dục HS lòng yêu hạt gạo, quý lao động và trân trọng cái mình làm ra. Hoạt động 4: Tìm hiểu tổng kết. (?) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy? * HS: Ý nghĩa: - Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật (ví dụ: Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau …) - Đề cao nghề nông, đề cao lao động. - Truyện đề cao và bênh vựa kẻ yếu. à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ để củng cố bài. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: Nhẹ nhàng, mạch lạc. 2. Thể loại: Truyền thuyết. 3. Từ khó: (SGK12) II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi: (Đ1) - Hoàn cảnh: vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên. - Ý của vua: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng. - Hình thức: “Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi”. 2. Lang Liêu được thần giúp đỡ: (Đ2) Trong các lang chàng là người hiểu được ý thần (Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo) và thực hiện được ý thần (Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương). 3. Bánh chưng, bánh giầy: (Đ3) - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống mình và chính mình đã làm ra hạt gạo ấy) - Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (tượng trưng cho Trời và Đất). III/ Tổng kết: Ghi nhớ - SGK12 4. Củng cố: (4’) (?) Nêu ý nghĩa của truyện và thông và truyện em học hỏi được gì? 5. Dặn dò: (2’) - Về đọc lại tác phẩm và kể được tác phẩm. - Xem nội dung bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Soạn bài TV tiếp theo “Từ và cấu tạo của từ tiếng việt” . Đọc kĩ các nội dung của phần I, II và trả lời các yêu cầu SGK. . Đọc phần ghi nhớ để hiểu bước đầu nội dung bài. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng việt Tuần 1 - Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng việt, cụ thể là: khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ (tiếng), các kiểu cấu tạo từ (từ đơn; từ phức; từ ghép; từ láy) - Biết cách dùng từ trong văn bản, trong giao tiếp. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu liên quan. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy”. (Tóm tắt lưu loát: 10đ) (?) Nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy và thông qua đó em học hỏi được gì ở bản thân? (Nêu được ý nghĩa: 5đ; nêu ý kiến cá nhân: 5đ) 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ ÆHoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Ở Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về tiếng - từ (nhất là các loại từ đơn - phức, từ ghép, từ láy). Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm để biết rõ hơn về từ 10’ 10’ 12’ ÆHoạt động 2: Cho HS tìm hiểu khái niệm về từ. à GV ghi câu vd 1 lên bảng cho HS quan sát và hỏi. (?) Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo? - HS tìm và ghi, HS khác nhận xét. - GV chỉnh sửa, bổ sung. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu 2 – SGK. (?) Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận. (?) Vậy qua tìm hiểu trên em hãy cho biết từ là gì? Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ đơn và từ phức: Bước 1: Tìm hiểu câu hỏi 1. GV cho HS tham khảo yêu cầu 1 – SGK và kẻ bảng yêu cầu lên bảng và gọi 3 HS lên làm 3 phần trong bảng. - HS lên làm. HS khác nhận xét. - GV kết luận, bổ sung. Bước 2: Cho HS trả lời câu hỏi 2. (?) Câu hỏi thảo luận: Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau? - HS thảo luận nhóm 2’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. à Cuối cùng GV đặt câu hỏi để chốt lại kiến thức bài? (?) Tiếng dùng để làm gì? (?) Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Từ phức có mấy phần? (?) Thế nào là từ ghép? Từ láy? à Qua đó GV giáo dục HS cách dùng từ trong giao tiếp cũng như trong khi viết văn bản. ÆHoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. BT1. GV gọi 1 HS đọc lại Bt1 và làm theo yêu cầu a, b, c. - Mỗi HS lên làm mỗi phần. HS khác nhận xét. GV kết luận cho điểm (nếu cần). BT2. GV đọc yêu cầu Bt2 và hướng dẫn HS sắp xếp. - HS làm, GV chỉnh sửa, bổ sung. BT3. GV cho HS điền từ vào chỗ trống. BT4. GV ghi lên bảng từ láy thút thít. (?) Từ láy này miêu tả cái gì? * HS: Tiếng khóc. (?) Tìm từ láy khác có cùng tác dụng. BT5. GV cho HS thi tìm từ nhanh. à GV GD thực tế: từ trong tiếng hết sức phong phú, đa dạng, chúng ta phải biết chọn lựa khi sử dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn I/ Từ là gì? 1. Xét ví dụ 1 – SGK13. * Lập danh sách các tiếng và các từ: - Từ gồm 1 tiếng (từ đơn): thần/ dạy/ dân/ cách/ và/ cách. - Từ gồm 2 tiếng (từ ghép): trồng trọt/ chăn nuôi/ ăn ở. 2. Xét câu 2 – SGK13 * Sự khác nhau giữa tiếng và từ: - Tiếng dùng để tạo từ (tiếng có thể có nghĩa, hoặc không có nghĩa) - Từ dùng để tạo câu (phải có nghĩa) - Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. * Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. II/ Từ đơn và từ phức: 1. Xét yêu cầu 1 – SGK13 - Xét đoạn vd – SGK. Phân loại từ: + Từ đơn: Từ/ đầy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm; + Từ phức: . Từ ghép: chăn nuôi/ bánh chưng/ bánh giầy; . Từ láy: trồng trọt; 2. So sánh từ láy và từ ghép: * Giống: có từ hai tiếng trở lên. * Khác: + Từ ghép có mối quan hệ ngữ nghĩa (ghép những tiếng có nghĩa với nhau) + Từ láy: có mối quan hệ ngữ âm (chỉ cần một tiếng có nghĩa các tiếng khác láy lại) - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng gọi là từ ghép. - Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. III/ Luyện tập: 1/ Thực hiện nhiệm vụ: a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc = cội nguồn = gốc gác. c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em … 2/ Sắp xếp các tiếng trong từ ghép: - Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ… Có một số ngoại lệ: mẹ cha, cô chú… - Theo bậc: bác cháu, chị em, dì cháu…Ngoại lệ: cô bác, chú cháu… 3/ Điền những tiếng thích hợp. - Cách chế biến: bánh ran, bánh hấp, bánh luộc … - Nêu chất liệu: bánh nếp, bánh đậu, bánh tép, bánh ngô … - Tính chất bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng … - Hình dáng bánh: bánh quai chèo, bánh tai heo … 4/ - Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc. - Từ láy khác có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức … 5/ Tìm từ nhanh: a. Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch … b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu … c. Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, chậm chạp …. 4. Củng cố: (4’) (?) Từ là gì? Từ dùng để làm gì? (?) Thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài, học thuộc phần Ghi nhớ. Đọc phần Đọc thêm. - Soạn bài TLV tt “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” . Đọc lại nội dung trong SGK, phần ghi nhớ. . Làm theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 1 - Tiết GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết; - Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Từ là gì? Từ dùng để làm gì? (?) Thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy? Cho vd mỗi loại từ. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải giao tiếp và giao tiếp luôn có mục đích. Cái đích ấy sẽ tạo thành văn bản. Muốn tạo thành một văn bản hoàn chỉnh thì phải chọn cách thức biểu đạt. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chung về văn bản và các phương thức biểu đạt. 25’ 8’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu 1. à GV gọi HS đọc lại yêu cầu và cho HS trả lời. à GV dẫn dắt HS bằng những tình huống thực tế để hình thành cho HS khái niệm về giao tiếp (Vd: Sáng nay em nói với mẹ em điều gì? Lời nói ấy có mục đích không? Mẹ em trả lời ntn? Lời nói của mẹ có mục đích không?Em sử duụn phương thức gì để nói với mẹ em: nếu không bằng lời nói thì có thể bằng phương gì?...) à Qua đó GV kết luận: việc trao đổi qua lại giữa em và mẹ hoặc giữa em và những người khác có mục đích nhất định thì ta gọi đó là giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì? (?) Trong đời sống, khi có tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho người khác biết thì em phải làm thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận. * HS: Em sẽ nói hay viết, có thể một tiếng, một câu hay nhiều câu. Vd: Tôi thích nơi tôi ở phải yên tĩnh. (?) Và khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm gì? Có phải chỉ nói 1 tiếng, nói khúc đầu hay phần đuôi thôi? - HS trả lời, GV kết luận. * HS: Nói hoặc viết đầy đủ có đầu, có đuôi một cách mạch lạc. à GV nhấn mạnh: Khi nói hoặc viết đầy đủ có đầu, có đuôi một cách mạch lạc là bước đầu các em đã tạo lập văn bản. à Tiếp tục GV gọi HS đọc câu ca dao và trả lời. (?) Câu ca dao sáng tác ra để làm gì? * HS: Dùng để khuyên nhủ. (?) Câu ca dao nêu vấn đề gì? * HS: Chủ đề: giữ chí cho bền * HS: Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau ntn (về luật thơ và về ý)? * HS: Hai câu liên kết với nhau: câu 6 nêu vấn đề, câu 8 giải thích và làm rõ ý trước. Yếu tố liên kết ở đầy là vần: bền - nền. (?) Vậy câu cao dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? * HS: Đã trọn vẹn. (?) Câu hỏi thảo luận: Theo em, câu ca dao trên đã có thể coi là một văn bản được chưa? - HS thảo luận nhóm 3’, đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. (?) Vậy qua việc phân tích trên em hiểu thế nào là văn bản? - HS trả lời phần Ghi nhớ. GV cho ghi vào. à Tiếp tục GV mở rộng thêm trả lời các trường hợp d, đ, e. - GV gọi 3 HS đọc lại 3 trường hợp. (?) Trường hợp d, đ, e theo em có thể xem là văn bản hay không? * HS: Đều được xem là văn vì đều có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc và có mục đích giao tiếp. Bước 2: Tìm hiểu yêu cầu 2. à GV kẻ bảng và hướng dẫn HS lần lượt nêu vd cho từng trường hợp. - HS kẻ bảng và trả lời các vd. - HS khác nhận xet. GV kết luận. I/ Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt: 1. Văn bản và mục đích giao tiếp: à Xét các yêu cầu SGK15, 16. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. - Câu a, b: Khi muốn truyền đạt, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn thì ta cần phải nói hoặc viết một cách mạch lạc, có mục đích. - Câu c (ca dao): Câu ca dao có tính chất của một văn bản vì chuỗi lời nói ấy có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc, có mục đích giao tiếp. Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản: TT Kiểu vb’, pt biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ 1 Tự sự Trình bày diễn biền sự việc. Truyện Tấm Cám 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người. Tả người, tả vật 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Cảm nghĩ về người, vật, 4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. Câu tục ngữ “Có chí thì nên”. 5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Các tờ thuyết minh kèm theo đồ dùng: thuốc chữa bệnh, những đoạn thuyết minh trong SGK… 6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thế hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. Đơn từ, thông báo, giấy mời… (?) Vậy qua tìm hiểu em thấy có mấy kiểu văn bản thường gặp trong cuộc sống? - HS trả lời ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. Tùy theo lượng thời còn lại GV hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp hoặc về nhà làm. BT1: Đoạn văn, thơ (SGK) thuộc phương thức biểu đạt nào? - HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét. - GV kết luận, cho điểm Btập 2: Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy? Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. I/ Luyện tập: 1. a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Nghị luận. d. Biểu cảm. đ. Thuyết minh 2. Thuộc văn bản tự sự vì nó trình bày diễn biến các sự việc. 4. Củng cố: (4’) (?) Nêu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. - Hoàn tất bài tập. - Soạn văn bản tt “Thánh Gióng” . Đọc trước truyện, tập tóm tắt 1 mình, đọc phần ghi nhớ để hiểu chủ đề. . Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu văn bản. Ngày soạn: Ngày dạy: Tư liệu trợ giúp GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10 tháng 3 năm giáp thân) Một nước trong quá trình lịch sử, có thể có nhiều triều đại, với nhiều vua chúa, nhiều thể chế, với nhiều nhà lãnh đạo, nhưng con dân chỉ có một Quốc Tổ mà thôi ... Giỗ Tổ là một hình thức biểu lộ tình yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ngày Mồng Mười Tháng Ba năm giáp thân (28 tháng 4 năm 2004), toàn thể Thành Viên Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt cùng với Đồng Bào Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính trị, giới tính, tuổi tác, giàu nghèo, trong hay ngoài nước ... kính cẩn dâng hương trước Bàn thờ Quốc Tổ nhân ngày lễ Giỗ Tổ lần thứ 4883. “Dù ai buôn bán ngược suôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba thì về.” Hùng Vương Tiểu sử: Hùng Vương là tên gọi chung 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879-258 tr. Tây lịch). Nếu kể cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, có tất cả 20 đời Vua trong họ Hồng Bàng.          Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, lấy Tiên sinh ra Lộc Tục. Vua phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam tức Kinh Dương Vương.          Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân.          Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ sinh được 100 con trai. Về sau, 50 con theo cha xuống biển và 50 con theo mẹ lên núi, đi về phương Nam lập ra nước Văn Lang.          Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra làm 15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo, có quan Lạc Tưóng, Lạc Hầu phụ tá và quan Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi con trai là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời. Công đức: Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay, nên gọi là Quốc Tổ

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc
Giáo án liên quan