Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 49, 50: Treo biển lợn cưới, áo mới

A. Mức độ cần đạt

Giúp hs

I. Truyện “Treo biển”

 - Có hiểu biết bước đầu về truyện cười.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.

- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.

 II. Truyện “ Lợn cưới áo mới”

 - Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười.

 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện.

 - Kể lại được truyện.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

I. Truyện “Treo biển”

 1. Kiến thức

- Khái niệm truyện cười.

- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.

- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.

 2. Kỹ năng

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 49, 50: Treo biển lợn cưới, áo mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13 NS: 10/11/13 TIẾT: 49-50 ND: 12/11/13 TREO BIỂN HDĐT: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười) A. Mức độ cần đạt Giúp hs I. Truyện “Treo biển” - Có hiểu biết bước đầu về truyện cười. - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện. II. Truyện “ Lợn cưới áo mới” - Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười. - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện. - Kể lại được truyện. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ I. Truyện “Treo biển” 1. Kiến thức - Khái niệm truyện cười. - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển. - Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu văn bản truyện cười: Treo biển. - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. - Kể lại câu chuyện. 3. Thái độ: Biết giữ vững lập trường, suy nghĩ chín chắn trước khi làm theo sự góp ý của người khác. II. Truyện “ Lợn cưới áo mới” 1. Kiến thức - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Lợn cưới, áo mới. - Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ. - Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu văn bản truyện cười. - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện. - Kể lại câu chuyện. 3. Thái độ: Nên khiêm tốn, không khoe khoang, hợm của. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6a5 vắng ………………………………p kp) 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút (có đề, đáp án, biểu điểm kèm theo) 3. Bài mới: Người Việt Nam ta rất hay cười, biết cười dù ở tình huống nào, hoàn cảnh nào. Vì vậy rừng cười Việt Nam rất phong phú, đa dạng, với đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui, hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hướng dẫn tìm hiểu truyện “TREO BIỂN” Hoạt động 1: Giới thiệu chung Thế nào là truyện cười? Hs dựa vào chú thích * trong Sgk để trả lời. -> Là hiện tượng ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên. Có thể chia truyện cười thành mấy loại? Đó là những loại nào? Chia làm 2 loại: loại 1 truyện cười để mua vui; loại 2 là loại truyện cười nhằm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc chậm, tự nhiên. Gv yêu cầu hs đọc thầm các từ khó trong sgk Em hãy nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Tấm biển nhà hàng treo có nội dung ntn? Theo em, mục đích của cửa hàng khi treo tấm biển này là gì? Vậy bốn yếu tố mà tấm biển thông báo đã đủ những yêu cầu cần thiết của một tấm biển quảng cáo chưa? Vì sao? Thảo luận: Có mấy lời góp ý về nội dung của tấm biển? Em có nhận xét gì về những lời góp ý đó? -> Nghe qua tưởng như có lí, nhưng cả bốn lời góp ý đó đều là sự bắt bẻ vô lí. Họ không hiểu yêu cầu và mục đích của một tấm biển quảng cáo. Chủ cửa hàng có nghe theo những lời góp ý ấy không? Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra? Theo em, truyện Treo biển nhằm mục đích mua vui, phê phán, hay cả hai mục đích? -> Cả hai. Qua đó, em rút ra cho mình bài học ntn? Hs trình bày. Nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản? Truyện “Treo biển” nhằm phê phán hạng người nào trong xã hội? Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. 1 Hs đọc. Nêu ý nghĩa văn bản? * Luyện tập Gv yêu cầu Hs trả lời miệng bài tập 1 và sửa bài cho các em. Hướng dẫn tìm hiểu truyện “LỢN CƯỚI, ÁO MỚI” Hoạt động 1: Giới thiệu chung Em có nhận xét gì về nhan đề của truyện? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Gv yêu cầu 1 Hs đọc truyện và phần chú thích. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Em hiểu thế nào là tính khoe của? Thảo luận: Anh có áo mới và anh có lợn cưới là những người thích khoe của. Em hãy tìm dẫn chứng chứng minh. Từ đó, em có kết luận như thế nào về hai nhân vật này? Đại diện các nhóm trình bày.Gv chốt ý. Anh có áo mới kiên nhẫn chờ người khen áo đến mức quá đáng, lố bịch. Khi có cơ hội, ghép ngay câu trả lời về lợn sổng để khoe áo đang mặc. Tương tự, anh có lợn “tất tưởi” đi tìm “lợn cưới”, cố hỏi to để mọi người cùng nghe… Qua đó tác giả dân gian phê phán, mỉa mai thói khoe của… Nhắc lại nghệ thuật, nội dung truyện “Lợn cưới, áo mới”. Từ đó rút ra ý nghĩa văn bản. Vài HS nêu. Gv liên hệ, giáo dục các em. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs tự học ở nhà A. Truyện “TREO BIỂN” I. Giới thiệu chung 1. Khái niệm truyện cười Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười… 2. Phân loại: 2 loại - Truyện cười có ý nghĩa mua vui. - Truyện cười có ý nghĩa phê phán. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiếu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Tự sự 2.2. Phân tích a. Nội dung của tấm biển “Ở đây có bán cá tươi” -> Thông báo địa điểm, hoạt động, loại và chất lượng của mặt hàng. => Điều cần thiết của một tấm biển. b. Sự góp ý - Có bốn người góp ý về nội dung của tấm biển -> Lần lượt bỏ đi những yếu tố cần thiết của tấm biển. -> Tình huống cực đoan, bắt bẻ vô lí. => Chưa hiểu nội dung, yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của một tấm biển quảng cáo. c. Kết quả - Nhà hàng cất luôn tấm biển. -> Quyết định vội vàng, thiếu suy nghĩ. => Là người không có chủ kiến, lập trường. => Gây cười. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật - Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ. - Sử dụng yếu tố gây cười. - Kết thúc truyện bất ngờ. b. Nội dung: Ghi nhớ: (Sgk/125) * Ý nghĩa văn bản: Truyện tạo nên tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. 4. Luyện tập Bt1: Bài học từ việc dùng từ được rút ra: - Phải hiểu rõ nghĩa của từ. - Dùng từ phải đảm bảo lượng thông tin cần thiết, không dùng thừa. - Từ đề trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, đáp ứng được nội dung, mục đích quảng cáo. B. Truyện “LỢN CƯỚI, ÁO MỚI” I. Giới thiệu chung - Tính khoe khoang, học đòi. - Nêu tình huống gây cười. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiếu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Phương thức biểu đạt: Tự sự 2.2. Phân tích a. Tính khoe của: Thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. b. Nhân vật * Anh có áo mới: - Đứng hóng ở cửa, đợi người khen áo. - Người hỏi tìm lợn, giơ ngay vạt áo ra. * Anh có lợn: Tất tưởi đi tìm lợn cưới. - Hỏi để có cớ khoe của. -> Nt: phóng đại, miêu tả hành động, điệu bộ -> Tình huống gây cười bộc lộ. => Phê phán, chế giễu những người có tính khoe của. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. III. Hướng dẫn tự học - Nhớ định nghĩa truyện cười. - Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em khi học xong truyện. - Chuẩn bị bài mới: Chỉ từ. E. Rút kinh nghiệm TUẦN: 13 NS: 12/11/13 TIẾT: 49-50 ND: 14/11/13 CHỈ TỪ A. Mức độ cần đạt - Nhận biết, nắm được các ý nghĩa và công dụng của chỉ từ - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức Khái niệm chỉ từ: - Nghĩa khái quát của chỉ từ. - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ: + Khả năng kết hợp của chỉ từ. + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ. 2. Kỹ năng - Nhận diện được chỉ từ. - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu chỉ từ và sử dụng đúng mục đích trong khi nói và viết. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A5 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Thế nào là số từ? Đặt câu có sử dụng số từ? Cho ví dụ. Thế nào là lượng từ? Lượng từ chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Trong cụm danh từ, có một phần không thể thiếu đó là phụ ngữ sau. Một phần phụ sau đó là từ chỉ vị trí, hay nói cách khác là chỉ từ. Vậy thế nào là chỉ từ? Trong câu, chỉ từ hoạt động như thế nào? Để hiểu rõ những điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm chỉ từ Gv treo bảng phụ ghi ví dụ ở Sgk. 1 Hs đọc ví dụ. Quan sát ví dụ và cho biết các từ: này, kia, ấy, kia, nọ lần lượt bổ sung ý nghĩa cho từ nào? => Các từ nọ, ấy, kia là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian; làm cho nghĩa của các cụm từ rõ ràng hơn Gv treo bảng phụ ghi vd mục 3 /137, 1 hs đọc Thảo luận: Nghĩa của các từ ấy, nọ trong câu văn này có điểm nào giống và điểm nào khác với trường hợp vừa phân tích? => Khác: Ở trường hợp trước từ ấy, nọ định vị về không gian; từ ấy, nọ ở ví dụ này định vị về thời gian. Giống: Cùng định vị sự vật. Qua vd vừa phân tích, em hiểu chỉ từ là gì? Cho biết tác dụng của việc sử dụng chỉ từ? Hs trả lời. Gv chốt ý ghi nhớ. Hs đọc Đặt một câu có sử dụng chỉ từ và cho biết tác dụng của chỉ từ ấy? HS tự đặt – Gv sửa câu cho các em * Hướng dẫn tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu Hs quan sát ví dụ ở mục I/Sgk Hãy cho biết những chỉ từ ở mục I đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? Gv gọi Hs đọc ví dụ a, b/Sgk Tìm chỉ từ có trong vd và cho biết những chỉ từ đó đảm nhận chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Vậy, chỉ từ thường đảm nhận chức vụ ngữ pháp gì trong cụm từ và đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập BT1: Bài 1 yêu cầu gì? Gv nhắc lại yêu cầu của bài, hs làm bài, nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv chữa bài. BT2: Gv gọi hs đứng tại chỗ làm bài. Hs khác nhận xét bài làm của bạn. Gv chữa bài. Bt3: Hs thảo luận. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung 1. Chỉ từ là gì? 1.1. Phân tích ví dụ a. Ví dụ: Ông vua nọ Viên quan ấy Làng kia Nhà nọ -> Bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước. b. So sánh các từ và cụm từ: Từ Cụm từ + Ông vua + Viên quan + Làng + Nhà -> Thiếu tính xác định + Ông vua nọ + Viên quan ấy + Làng ấy + Nhà nọ -> Xác định rõ ràng trong không gian, tách biệt với những sự vật khác. c. So sánh các cụm từ: + Viên quan ấy + Nhà nọ -> Định vị về không gian + Hồi ấy + Đêm nọ -> Định vị về thời gian 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/137) 2. Hoạt động của chỉ từ trong câu 2.1. Phân tích ví dụ a. Ví dụ (mục I) Chỉ từ: ấy, kia nọ -> làm phụ ngữ trong cụm danh từ b. Cuộc chống Mĩ cứu nước... hoàn toàn. Đó // là một điều chắc chắn. -> chủ ngữ. c. Từ đấy /, nước ta chăm nghề... bánh giầy. -> trạng ngữ 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/138) II. Luyện tập BT1: a. Hai thứ bánh ấy - Định vị sự vậy trong không gian. - Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. BT2: Có thể thay: a. Đến chân núi Sóc -> đến đấy. b. Làng bị lửa thiêu cháy -> làng ấy. => Thay bằng chỉ từ để tránh lặp từ. BT3: Không thể thay thế. Vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được sự vật, thời điểm ấy. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, làm hoàn thiện các bài tập. - Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học. - Soạn bài mới: Kể chuyện tưởng tượng. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… TUẦN: 13 NS: 12/11/13 TIẾT: 52 ND: 14/11/13 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG A. Mức độ cần đạt - Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng. - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kỹ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu để kể chuyện tưởng tượng một cách sáng tạo. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs 3. Bài mới: Tưởng tượng là dùng trí óc của mình để nghĩ ra, sáng tạo ra một câu chuyện nào đó. Muốn làm được thì trước hết các em phải biết thế nào là tưởng tượng sáng tạo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng Gv gọi 1 Hs kể tóm tắt lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Trong truyện này, người ta đã tưởng tượng những gì? Cho biết mục đích của việc tưởng tượng? -> Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt. Chúng cũng có suy nghĩ, tính cách như con nguời. Tác dụng là tạo sự tò mò, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện; bài học nêu lên một cách tự nhiên, dễ đi vào lòng nguời, không áp đặt. Trong truyện, chi tiết nào là có thật? -> Các bộ phận trong cơ thể con người gắn bó chặt chẽ với nhau. Vậy, theo em tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay nhằm mục đìch gì? -> Không được tuỳ tiện mà dựa vào một logic tự nhiên nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề nào đó. Gv: Chẳng hạn truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng tác giả dân gian đã nêu ra giả thiết để phủ nhận logic tự nhiên và người đọc là đối tuợng nhận ra lôgic tự nhiên đó không thể thay đổi. Gv gọi 1 hs đọc truyện Lục súc tranh công Em hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện? Thảo luận: Trong truyện, những chi tiết nào là do tưởng tượng? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? -> Dựa trên sự thật là cuộc sống và công việc của các con vật. Sáu con gia súc nói được tiếng người, và chúng kể công, kể khổ. Theo em, tưởng tượng trong truyện này nhằm mục đích gì? -> Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. Từ những ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu đặc điểm và cách kể chuyện tưởng tượng? Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ,1 Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu những chi tiết tuởng tượng và tác dụng của tưởng tượng trong truyện Giấc mơ gặp Lang Liêu 1 Hs đọc truyện, 1 Hs trả lời miệng, Hs khác nhận xét. Gv chữa bài. Bt2: Gv hướng dẫn Hs tìm ý và lập dàn ý cho đề số 5 . Gv ghi đề lên bảng - 1 hs đọc đề. a. Tìm hiểu đề  Thể loại: chuyện tưởng tượng Nội dung: tưởng tượng về thăm trường sau 10 năm b. Lập dàn ý Với đề bài trên, em dự định sẽ trình bày những ý chính nào? -> Lí do về thăm trường, sự thay đổi của trường và thầy cô; cảm nghĩ , mong ước, hứa hẹn. Từ những ý chính trên, em hãy trển khai thêm và sắp xếp thành một dàn bài hoàn chỉnh? -> Hs độc lập xây dựng dàn bài ra nháp, Gv quan sát và chữa bài cho các em. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tuởng tượng 1. Phân tích ví dụ a. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Chi tiết tưởng tượng: Các bộ phận trong cơ thể được nhân hoá. Chúng biết suy nghĩ, nói năng, hành động như con người. => Tác dụng: Làm nổi bật sự thật thông thường con người trong xã hội phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. b. Truyện Lục súc tranh công - Chi tiết tưởng tượng: Sáu con vật nói được tiếng người, biết tranh công, kể khổ. => Tác dụng: Nêu lên bài học: Ở đời không nên so bì với nhau. 2. Ghi nhớ: (Sgk/133) II. Luyện tập Bt1: - Chi tiết tưởng tượng: Được gặp Lang Liêu khi chàng đi thăm dân tình nấu bánh chưng, được trò chuyện với Lang Liêu. - Tác dụng: Giúp ta hiểu sâu hơn về truyền thuyết Lang Liêu. Bt2 Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang theo học. Hãy tuởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. a. Tìm hiểu đề b. Dàn ý * Mở bài: Lí do về thăm trường sau mười năm. * Thân bài : + Những thay đổi của cảnh trường và thầy cô : - Trường: Đẹp hơn, khang trang hơn. - Thầy cô giáo cũ đã già, có thêm nhiều giáo viên mới mà em chưa biết. + Tình cảm của em khi thăm trường: Nhớ lại kỉ niệm xưa với thầy cô, bạn bè, với trường, lớp. + Niềm xúc động khi gặp lại thầy cô. * Kết bài: - Chia tay trong lưu luyến, xúc động. - Mong ước, hứa hẹn. III. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý cho đề văn kể chuyện và viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Soạn bài mới: Ôn tập truyện dân gian. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 13.doc