A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con Rồng cháu Ttiên” .
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.
- Kể được truyện.
B. Chuẩn bị:
- Tích hợp: Văn : Bài “Bánh chưng bánh giầy”; Tiếng Việt: Bài “Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt”; Tập làm văn: Bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
- Giáo cụ: Tranh cảnh LLQ và AC cùng 100 người con chia tay nhau.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. On định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra SGK, tập vở, dụng cụ học tập của học sinh.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 6 - Trường THCS Phước Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Bài 1 - Tiết 1:
Văn bản
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Truyền thuyết
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
Hiểu nội dung ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con Rồng cháu Ttiên” .
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.
Kể được truyện.
Chuẩn bị:
- Tích hợp: Văn : Bài “Bánh chưng bánh giầy”; Tiếng Việt: Bài “Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt”; Tập làm văn: Bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
- Giáo cụ: Tranh cảnh LLQ và AC cùng 100 người con chia tay nhau.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Oån định lớp:
Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra SGK, tập vở, dụng cụ học tập của học sinh.
Bài mới :
Giới thiệu bài :
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Hằng năm cứ vào cuối xuân, người Việt Nam khắp nơi từ trong nước đến ngoài nước hành hương về đất tổ với khát vọng tìm về cội nguồn của dân tộc. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đưa chúng ta về với thuở bình minh lịch sử thuở Lạc Long Quân và Aâu Cơ đem lòng yêu nhau cùng chung sống ở cung điện Long Trang.
Tiến trình hoạt động :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì. Giọng AC: lo lắng, than thở, giọng LLQ tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- Đọc chú thích từ khó SGK/17
? Văn bản mà em vừa đọc thuộc thể loại gì? Nêu cách hiểu của em?
? Em hãy cho biết truyền thuyết là gì?
- Loại truyện dân gian
- Có liên quan đến lịch sử
- Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Cách đánh giá của nhân dân .
? Theo em văn bản này chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đọan là gì?
? Em hãy tóm tắt truyện “Con Rồng cháu Tiên?
* LLQ và Aâu Cơ gặp nhau, yêu quý nhau vàtrở thành vợ chồng. AC sinh ra 100 trứng, nở ra 100 con trai hồng hào khoẻ mạnh. Sau đó LLQ không thể sống lâu ở trên cạn, hai người chia tay, 50 con theo cha xuống, 50 con theo mẹ lên núi. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang.
GV chuyển :
? Em hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện những chi tiết kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của LLQ và AC? (Nguồn gốc, hình dạng…).
? Từ những điều lớn lao, kỳ lạ ấy, em rút ra được những ý nghĩa gì?
? Em thấy việc kết duyên của LLQ và AC có gì kỳ lạ?
(*) Theo em cuộc tình duyên kỳ lạ này mang ý nghĩa gì?(HS thảo luận)
Giáo viên giảng thêm
? Tiếp theo, chuyện AC sinh nở có gì kỳ lạ?
? Em hãy giải thích chi tiết cái bọc trăm trứng?
? LLQ chia con như thế nào và để làm gì?
(*) Chi tiết chia con nhằm nói lên điều gì? (HS thảo luận)
GV bình :
Đây là sự tưởng tượng về cách thức phân chia những dòng người đi khai khá và gây dựng các miền đất nước: miền biển, miền đồng bằng, miền núi. Nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc trên mọi miền đất nước.
? Câu chuyện kết thúc như thế nào?
? Theo truyện này thì người VN là con cháu ai?
? Theo em, cơ sở lịch sử của truyện con Rồng cháu Tiên là gì?
? Theo em thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo?
GV giảng:
Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện cổ dân gian gắn liền với quan niệm về các thế giới (Trần gian, thiên phủ, âm phủ…), về sự đan xen giữa thế giới thần và thế giới người…
? Em hãy nêu rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
? Qua câu chuyện này em rút ra được ý nghĩa gì?
GV gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/8)
- Đọc theo hướng dẫn
- Đọc chú thích (1),(2) (3)(5)(7)
- Thể loại truyền thuyết
- Đọc chú thích dấu (*) SGK/17
Bố cục : 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu … cung điện Long trang: Giới thiệu nhân vật.
Đoạn 2: Ít lâu … lên đường: diễn biến sự việc.
Đoạn 3: Phần còn lại: kết thúc và nêu ý nghĩa truyện.
- Học sinh tóm tắt truyện
* LLQ :
-Nguồn gốc: là một vị thần con trai thần Long Nữ, ngự trị vùng biển cả.
Hình dáng và nếp sinh hoạt kỳ lạ: Mình rồng sống dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn.
-Tài năng: sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
-Công việc tốt đẹp mà LLQ đã làm là: bảo vệ dân(diệt trừ yêu tinh), giúp dân làm ăn (trồng trọt và chăn nuôi)
* Aâu Cơ :
-Nguồn gốc: Thuộc dòng dõi Tiên, họ Thần Nông, ở vùng núi cao phương Bắc.
-Yù nghĩa: giải thích quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang đời sống của người Việt: khai phá vùng biển, vùng núi và vùng đồng bằng.
-Rồng ở biển cả, tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng.
(HS thảo luận)
* Đó là sự kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên (sông – núi). Đó là sự kết hợp của hai giống nòi xinh đẹp, tài giỏi, phi thường.
- Sinh ra một bọc 100 trứng. 100 trứng nở ra 100 con, hồng hào đẹp đẽ, lạ thường, không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Hình tượng “một bọc” chỉ rõ dân tộc Việt Nam là con một cha. Cụm từ “một bọc” chuyển sang âm Hán Việt là “đồng bào”. Từ đó có những câu ca dao :
Nhiễu điều phủ lấy giá gương…
Bầu ơi thương lấy bí cùng…
- 50 con theo cha xuống biển.
- 50 con theo mẹ lên núi.
à Chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau.
(HS thảo luận).
- Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp các địa bàn của đất nước. - Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc VN trong việc cai quản đất đai rộng lớn.
- Dựng nước Văn Lang, người con trưởng lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu.
- Là con Rồng, cháu Tiên.
- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật.
- HS trả lời
- Đó là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định (giải thích các hiện tượng. Các tập tục, sự tín ngưỡng…)
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ hoá, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
- Làm tăng sự hấp dẫn của tác phẩm
- Học sinh trả lời tự do
- HS đọc phần ghi nhớ (SGK/8)
Đọc và tìm hiểu chú thích :
1) Truyền thuyết là gì?
(SGK/7).
2) Bố cục: Chia 3 đoạn.
3) Tóm tắt :
Tìm hiểu văn bản:
1) Nhân vật :
Lạc Long Quân: Nòi rồng, mình rồng.
Aâu Cơ: Giống Tiên, họ Thần Nông.
2) Diễn biến câu chuyện :
- LLQ và AC kết duyên vợ chồng.
- AC sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 con không cần bú mớm, khoẻ mạnh hồng hào.
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
=>Khi có việc gì cần thì giúp đỡ lẫn nhau.
3) Kết thúc câu chuyện
- Dựng nước Văn Lang, người con trưởng lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu.
Ghi nhớ: (SGK/8).
Luyện tập:
Câu 1:
Truyện: Quả trứng to nở ra con người (dân tộc Mường).
Truyện: “Quả bầu mẹ” (Khơ-mú).
Câu 2 :
Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Củng cố:
Em hãy kể diễn cảm và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Dặn dò:
Học bài, chép ghi nhớ vào vở.
Soạn bài “Bánh chưng bánh giầy”.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Giao an van 6 Bai 1 Con rong chau tien.doc