Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Quảng Chính - Năm học 2013- 2014

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp học sinh tìm hiểu nhân vật, sự việc, chủ đề trong một văn bản tự sự cụ thể.

2. Kĩ năng: Xác định nhân vật, sự việc, chủ đề trong văn tự sự

3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: Đọc nghiên cứu tài liệu

Soạn bài.

2. HS: Ôn tập kiến thức đã học, vở ghi bài, vở bài tập.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ: ? Từ tiếng Việt được phân loại như thế nào, cho VD?

? Có mấy cách giải nghĩa của từ, Giải nghĩa từ sau: Dũng cảm, phân minh.

3. Bài mới:

(GV giới thiệu bài)

(Ghi đầu bài lên bảng)

I. TÌM HIỂU SỰ VIỆC, NHÂN VẬT, CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN

"Bánh chưng, bánh giầy"

1. Đọc văn bản

(GV: Gọi 2 học sinh đọc một lượt)

2. Tìm hiểu sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản

GV: Yêu cầu HS liệt kê các sự việc có trong văn bản

HS: Liệt kê sự việc

GV: Nhận xét và bổ sung

 

doc49 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Quảng Chính - Năm học 2013- 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 1: Tìm hiểu sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Giúp học sinh tìm hiểu nhân vật, sự việc, chủ đề trong một văn bản tự sự cụ thể. 2. Kĩ năng: Xác định nhân vật, sự việc, chủ đề trong văn tự sự 3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập. B. Chuẩn bị. 1. GV: Đọc nghiên cứu tài liệu Soạn bài. 2. HS: Ôn tập kiến thức đã học, vở ghi bài, vở bài tập. D. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Từ tiếng Việt được phân loại như thế nào, cho VD? ? Có mấy cách giải nghĩa của từ, Giải nghĩa từ sau: Dũng cảm, phân minh. 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) (Ghi đầu bài lên bảng) I. Tìm hiểu sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản "Bánh chưng, bánh giầy" 1. Đọc văn bản (GV: Gọi 2 học sinh đọc một lượt) 2. Tìm hiểu sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản GV: Yêu cầu HS liệt kê các sự việc có trong văn bản HS: Liệt kê sự việc GV: Nhận xét và bổ sung Các sự việc: - Vua Hùng về gài muốn truyền ngôi cho con - Điều kiện nơi ngôi-> Phải nối chí vua - Các Lang tìm kiếm đủ các sơn hào hải vị... mong muốn làm vừa lòng vua - Lang Liêu (con thứ 18) Mồ côi mẹ, chăm nghề nông-> Được thần mách bảo. - Ngày lễ Tiên Vương-> Lang Liêu được chọn nối ngôi GV: Để làm nên các sự việc trên nhờ vào yếu tố nào? HS: Các nhân vật GV: Kể tên các nhân vật trong truyện? HS: Nhân vật: Vua Hùng Vương, các Lang, Lang Liêu. Chủ đề: Theo em chủ đề chính của chuyện Bánh chưng bánh giầy là gì? HS: Giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy hàng năm vào dịp tết cổ truyền của dân tộc II. Thực hành luyện tập. Bài tập: Xác định các sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản "Sọ dừa". HS: Làm bài tập, trình bày GV: Nhận xét và bổ sung, đánh giá III. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp: Đọc lại văn bản "Thánh Gióng" và "Con Rồng cháu Tiên" D. Đánh giá, điều chỉnh: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy: Tiết 2: Làm bài tập các văn bản tự sự : con rồng, cháu tiên Thánh gióng A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố mở rộng kiến thức đã hoc về 2 văn bản: Con Rồng, cháu Tiên va Thánh Gióng. 2. Kỹ năng: - Thực hành tìm hiểu văn bản tự sự thuộc thể loại truyền thuyết 3. Thái độ: - Tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc và truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm B. Chuẩn bị : 1. GV: - Soạn bài theo phân phối chương trình. - Tài liệu tham khảo. - Các dạng bài tập 2. HS:- Đọc lại văn bản - Vở ghi C. Thời lượng: 1 tiết D. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sách vở học sinh. - Kiểm tra kiến thức đã học về văn bản 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) (Ghi đầu bài lên bảng) I. Bài tập: Bài tập 1: Tóm tắt truyện "Con Rồng, cháu Tiên" và "Thánh Gióng" (Học sinh tóm tắt miệng) Bài tập 2: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lới đúng: 1. Em cho rằng ý kiến nào đúng nhất trong các câu sau: A. "Con Rồng, cháu Tiên" là thần thoại noí về nguồn gốc của dân tộc ta. B. "Con Rồng cháu Tiên" là truyện cô trích. C. "Con Rồng, cháu Tiên" Là truyền thuyết D. "Con Rồng, Cháu tiên là một loại truyện dân gian khác 3 thể loại được nêu trên. 2. ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng" cái bọc trăm trứng "là gì? A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Viêt Nam B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc D. Mọi người mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. 3. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? A.Có vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng D. Tình làng nghĩa xóm. 4. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc? A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước B. Sức mạnh thần kỳ của tinh thần và hành động yêu nước C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy. D. Lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm Bài tập 3: Truyền thuyết "Con Rồng chau Tiên" Giải thích suy tôn nguồn gốc giống loài và hể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt ở mọi miền đất nước. Theo em nhận xét đó có đúng không? Vì sao? Bài tập 4: Ngoài truyện "Con Rồng, cháu Tiên" Em còn biết thêm những truyện nào của các dân tộc khác có nội dung tương tượng? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì? Bài tập 5: Truyền thuyết Thánh Gióng Kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời còn kịch bản phim "ông Gióng" của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh "Tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre" Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hai sự kết thúc đó? Bài tập 6: Trong số những nhân vật sauđây em biết những nhân vật nào thuộc "tứ bất tử "như nhân dân ta vẫn phong tặng: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo. II. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2: GV: Phát phiếu học tập HS: Tự làm sau đó đổi bài cho nhau để chấm điểm trên cơ sở đáp án giáo viên cung cấp: Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Bài tập 3: Đó là nhận xét đúng bởi vì: - Người Việt coi mình là con cháu của Lạc Long Quân và Âu cơ- Những nhân vật linh thiêng cao quý đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng đồng thời cũng là nhân vật thực hiện mở nước vĩ đại. - Người Việt dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng miền núi hay ven biển đều cùng chung cội nguồn, đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ khi có việc cần đều giúp đỡ lẫn nhau Bài tập 4: Các truyện khác như: "Đẻ đất, đẻ nước" của người Mường, "Quả Bầu mẹ" của người Khơ mú. Bài tập 5: Giống nhau: Trong cả 2 kết thúc: - Gióng không trở vè để nhận phần thưởng - Gióng sống mãi với nhân dân với que hương đất nước Khác nhau: - Trong truyền thuyết Thánh Gióng , Gióng ra đời thần kỳ đuổi giặc xong ra đi cũng thần kỳ. Nhân dân bất tử hoá Thánh Gióng bằng cách để nhân vật hoá thân vào đất nước trời mây vĩnh hằng. Gióng và ngựa sắt còn là biểu tượng cho khả năng và sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, đất nước: Khi cần thì xuất hiện khi xong nhiệm vụ lại giấu mình đi - Kết thúc phim Ông Gióng của Tô Hoài thể hiện ý nghĩa tượng trưng: Khi đất nước có giặc "Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt" (Chế Lan Viên) khi đất nước thanh bình các em vẫn là những đứa trẻ chăn trâu ở mọi làng quê Việt Nam. Bài tập 6: Những nhân vât thuộc vào tứ bất tử là: Thánh Gióng, Sơn Tinh (hai nhân vật khác là Chữ Đồng Tử và công chúa Liễu Hạnh) III. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp: Đọc lại văn bản Thánh Gióng và tìm hiểu các sự việc trong văn bản IV. Tài liệu tham khảo: 1. SGK 2. Vở bài tập ngữ văn 6 3. Bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 4. Nâng cao ngữ văn 6 D: Đánh giá, điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn Ngày dạy Tiết 3: Luyện tập sắp xếp các sự việc trong văn bản tự sự. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Ôn tập củng cố kiến thức về văn bản tự sự và sự việc trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng: Biết cách sắp xếp các sự việc trong văn bản tự sự theo một trình tự hợp lý 3. Thái độ: Yêu thích môn học B. Chuẩn bị : 1. GV: - Soạn bài theo phân phối chương trình. - Tài liệu tham khảo. - Các dạng bài tập 2. HS:- Tìm hiểu bài theo yêu cầu của giáo viên. - Vở ghi C. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sách vở học sinh. - Kiểm tra kiến thức đã học về văn bản: Thánh Gióng 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) (Ghi đầu bài lên bảng) I. Bài tập: Bài tập 1: Sau khi đọc văn bản "Thánh Gióng" một bạn học sinh đưa ra các sự việc như sau: 1. Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi 2. Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta nhà vua cho sứ gia tìm người tài giỏi cứu nước 3. Bà lão ướm vết chân lạ về nhà có mang 4. Thánh Gióng cất tiếng nói 5. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ 6. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi 7. Thánh Gióng đánh tan lũ giặc 8. Thánh Gióng bay về trời 9. Những dấu tích còn lại Theo em bạn học đó đã liệt kê đủ các sự việc chưa, thứ tự sắp xếp các sự việc đã đúng chưa, tại sao? Bài tập 2: Cho nhan đề: Kể về một chuyện khó quên, em hãy nêu các sự việc mà em định kể? Dự định sắp xếp thứ tự các sự việc đó. II. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Các sự việc mà bạn học sinh đưa ra đã đầy đủ nhưng thứ tự sắp xếp chưa chính xác. - Thứ tự đúng như sau: (3), (1), (2), (4), (6), (5), (7). (8), (9). Bài tập 2: GV gợi ý: Chuyện khó quên àm em định kể là chuyện gì (có lỗi với bố, mẹ, cô giáo, bạn bè...) Chuyện xảy ra bao giờ? Chuyện xảy ra ở đâu? Diễn biến như thế nào? Kết thúc chuyện ra sao? Suy nghĩ của em về chuyện đó? HS: Tự liệt kê các sự việc và sắp xếp theo thứ tự trên cơ sở gợi ý của GV GV: Yêu cầu 2, 3 em trình bày bài làm, các bạn khác nhận xét GV: Bổ sung, nhận xét và đánh giá. III. Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp: Tiếp tục hoàn thành bài tập 2 Sưu tầm các đoạn văn hay. D. Đánhgiá, điều chỉnh: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn Ngày dạy Tiết 4: Luyện tập xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Ôn tập củng cố kiến thức đã học về phương thức biểu đạt (6 phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ) 2. Kỹ năng: Biết cách sắp định phương thức biểu đạt trong một đoạn văn cụ thể 3. Thái độ: Yêu thích môn học B. Chuẩn bị : 1. GV: - Soạn bài theo phân phối chương trình. - Tài liệu tham khảo. - Các dạng bài tập 2. HS:- Tìm hiểu bài theo yêu cầu của giáo viên. - Vở ghi C. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt mà em đã học. 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) (Ghi đầu bài lên bảng) I. Bài tập : Cho các đoạn văn sau: a. "Các chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như cởi trần mặc áo ghi lê. Đôi càng bè bè nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẫu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ". (Tô Hoài) b. " Mỗi câu "chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu vang, núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát rồi lại bay là xuống là nước không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra. (Tô Hoài). c. "Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Lặng yên nhìn bếp củi Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lếu tranh xơ xác Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương" d. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi, người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển tài năng cũng không kém: Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. e. "Có người nói giỏi hơn làm. Có người làm giỏi hơn nói. Và có người cả nói và cả làm đều giỏi. Nếu cần trọng dụng, cất nhắc, thử hỏi bạn dùng ai. Ta không dùng người nói giỏi mà không làm. Bởi đó là mầm hoạ. Còn nếu dùng người làm giỏi mà không nói giỏi tuy cũng được việc âý nhưng xem ra cũng kém uy phong. Nhưng nếu dùng người giỏi cả nói và làm thì thật là điều may mắn cho xã hội và sơn hà. (Theo Nguyễn Hưng Hải- báo văn nghệ số 28(12-7-2003)) f. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. "Nhà" của dơi là nhữmg nơi tối tăm và ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là những thân cây lớn đã chết- ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng" (Theo Thanh Huyền- Báo Hoạ My) g. Từ bao đời nay, hình ảnh đẹp thân quen và đặc trưng của mỗi làng quê Việt Nam đó là luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình, khói bếp lam chiều, cánh cò thơ mộng .. Trong số nhũng hình ảnh đó thì có lẽ luỹ tre làng đã trở nên rất đỗi thân quen gần gũi với tất thảy những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở một làng quê. Yêu cầu: 1. Xác định phương thức biểu đạt trong mỗi đoạn văn trên? 2. Dấu hiệu cơ bản nào giúp em nhận ra phương thức biểu đạt đó? II. Hướng dẫn HS làm bài tập- - Đọc kỹ cácđoạn văn - Tìm ra dấu hiệu đặc trưng của mỗi đoạn - Cách dùng từ ngữ, câu, cách lập luận. (Xem lại bài tiết 4: Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt) - Xác định phương thức biểu đạt trong từng đoạn. Cụ thể như sau: a. Miêu tả b. Tự sự c. Tự sự. d. Tự sự. e. Nghị luận. f. Thuyết minh g. Biểu cảm. D. Đánh giá, điều chỉnh: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5: Viết đoạn văn có phương thức biểu đạt tự sự A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức đã học về lời văn, đoạn văn tự sự 2. Kĩ năng: Luyện viết đoạn văn giới thiệu nhân vật hoặc kể sự việc theo nội dung, câu chủ đề đã cho. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập. B. Chuẩn bị. 1. GV: Đọc nghiên cứu tài liệu Soạn bài. 2. HS: Ôn tập kiến thức về lời văn, đoạn văn đã học C. Thời lượng: 1 tiết D. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) (Ghi đầu bài lên bảng) I. yêu cầu cơ bản của đoạn văn tự sự: - Lời văn tự sự có : + kể người + Kể việc - Đoạn văn tự sự: + Thường trình bàymột ý chính + Có câu chủ đề + Các câu khác phát triển ý câu chủ đề II. Thực hành, luyện tập viết đoạn văn có phương thức biểu đạt tự sự Bài tập 1:Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân Bài tập 2: Viết đạon văn kể về sự việc Lê Thận thẻ lưới được thanh gươm Bài tập 3: Cho câu chủ đề sau: Bạn em học rất giỏi Em hãy viết một doạn văn với phương thức tự sự III. Hướng dẫn làm bài tập: 1. HS tự viết đoạn văn, đọc, nhận xét. 2. GV: Cung cấp đoạn văn mẫu: Bài tập 1: Thởu xa xưa trời đất còn hoang vu, thưa thớt người ở, lại có nhiều yêu quái quấy nhiễu nhân dân. Vì thế người dân luôn sống trong lo sợ. Bỗng một hôm có một vị thần xuất hiện, không giống người bình thường, thần mình rồng sống ở nước, rất tốt bụng thần đã giúp dân diệt trừ yêu quái, lại còn dạy dân cánh trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Vị thần đó chính là Lạc Long Quân, con trai thần Long Nữ, ở dưới thuỷ cung. Câu chủ đề: Câu cuối Bài tập 2: Lê Thận vốn làm nghề kéo lưới. Một hôm trăng sáng, Lê Thận ra bờ sông thả lưới kiếm cá. Lạ thay đêm hôm đó chàng thả lưới nhiều lần mà chẳng được con cá nào. Lê Thận định cất lưới lần cuối cùng để về thì lạ thay chàng thấy lươid kéo rất nặng, trong bụng mừng thầm:"Chắc phen này được con cá to". Thế như ng khi kéo lên Lê Thận chỉ thấy một thanh sắt nằm gọn trong lưới. Kì lạ Lê Thận lại bùng lưới lần nữa thì vẫn thấy hiện tượng giống lần trước. Lê Thận ngạc nhiên lắm, liền kéo lưới lần thứ 3, vẫn thanh sắt ấy chui vào lưới, Lê Thận thấy đó là một thanh gươm chàng liền cầm lấy và cất lưới về nhà. Bài tập 3: Lan là bạn thân của em, bạn ấy không những hát hay mà còn học rất giỏi. Từ năm lớp 1 đến nay năm nào Lan cũng đạt học sinh giỏi của trường. Không những thế Lan còn đạt giải nhất môn toán năm lớp 5 trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Để có được thành tích ấy, bạn Lan rất chăm học. ở trên lớp bạn rất chăm chú lắng nghe lời nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu lan luôn gặp các thầy cô để hỏi lại. ở nhà Bạn lan cũng rất cố gắng. Bạn luôn tìm đọc sách, tài liệu hay và bổ ích. Em rất tự hào vì có bạn như Lan III. Bài tập về nhà: Viết đoạn văn ngắn kể về người mẹ của em. IV. Tài liệu tham khảo. 1. Sách giáo khoa ngữ văn 6 2. Nâng cao ngữ văn 6 (Tác giả Nguyễn Đăng Diệp - Đỗ Việt Hùng - Vũ Văn Tú ) Ngày soạn Tiết 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức đã học về lời văn, đoạn văn tự sự 2. Kĩ năng: Luyện viết đoạn văn giới thiệu nhân vật hoặc kể sự việc theo nội dung, câu chủ đề đã cho. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập. B. Chuẩn bị. 1. GV: Đọc nghiên cứu tài liệu Soạn bài. 2. HS: Ôn tập kiến thức về lời văn, đoạn văn đã học C. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (GV giới thiệu bài) I. Ôn tập lý thuyết: 1.Tìm hiểu đề: a) Các dạng văn tự sự: 2 dạng: - Dạng đề nổi (Có từ kể) - Dạng đề chìm ( Không có từ kể) VD: Kỷ niệm ngày thơ ấu Ngày sinh nhật của em b) Tìm hiểu đề - Xác định từ ngữ quan trọng - Yêu cầu trọng tâm của đề là gì - Đề nghiêng về kể người, kể việc hay tường thuật sự việc 2. Cách làm bài văn tự sự: 4 bước: - Tìm hiểu đề. - Tìm ý - Lập dàn ý - Viết bài II. THực hành Đề bài: Em hãy kể về một người bạn học cùng lớp 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Kể chuyện (Tự sự) - Nội dung: Kể về người bạn cùng lớp 2. Tìm ý: + Tên bạn là gì? + Gia đình bạn ở đâu? + Đối với em bạn là người như thế nào? + Với bạn bè bạn là người như thế nào? + Thành tích học tập của bạn? + Thái độ của em và các bạn đối với bạn như thế nào? 3. Lập dàn ý a) Mở bài : Giới thiệu khái quát về người bạn mình định kể b) Thân bài: Lần lượt kể về những việc mà bạn đã làm: - Hình dáng - Tính tình - Về học tập - Các hoạt động khác của bạn - Thái độ của bạn đối với em và những ngườixung quanh - Thái độ của em và các bạn đối vơí bạn. c) Kết bài: Tình cảm cua em dành cho bạn 4. Viết bài: GV: Hướng dẫn HS viết một số đoạn, sau đó HS về nhà tiếp tục hoàn thiện (Nộp bài vào tiết tiếp theo) VD: Đoạn mở bài: 1. Trong lớp tôi có rất nhiều bạn thân, nhưng người tôi thân nhất và gần gũi nhất là bạn Linh. 2. Lan vừa là người bạn thân ở trường vừa là người hàng xóm rất gần gũi của tôi. Không những thế Lan còn là người được cả lớp yêu mến III. Giáo viên đọc bài viết mẫu GV: Đọc HS: Nghe tham khảo để học tập cách viết IV. Hướng dẫn học bài - Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề trên - Ôn tập phần tiếng Việt bài : Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt Nghĩa của từ D. Đánh giá, điều chỉnh: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày dạy:...../ Tiết 7: Hướng dẫn làm bài tập tiếng việt phần từ và nghĩa của từ A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức đã học về từ và nghĩa của từ 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ theo các tiêu chí đã học, biết giải nghĩa của từ và sử dụng từ đúng trong khi nói, viết. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập. B. Chuẩn bị. 1. GV: Đọc nghiên cứu tài liệu Soạn bài. 2. HS: Ôn tập kiến thức đã học, vở ghi bài, vở bài tập D. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Từ tiếng Việt được phân loại như thế nào, cho VD? ? Có mấy cách giải nghĩa của từ, Giải nghĩa từ sau: Dũng cảm, phân minh. 3. Bài mới: I. Các dạng bài tập: Bài tập 1: (BTTN) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng: Câu 1: Đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt là: A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu Câu 2: Từ phức là từ gồm bao nhiêu tiếng: A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai Câu 3: Nghĩa của từ là gì? A. Là sự vật mà từ biều thị. B. Là sự vật tính chất mà từ biểu thị. C. Là sự vật tính chất hoạt động. D. Là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất) mà từ biểu thị. Câu 4: Từ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được giải thích nghĩa như sau: Sơn Tinh: Thần núi Thuỷ Tinh: Thần nước Là giải thích nghĩa theo cách nào? A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị D. Không theo ba cách trên Bài tập 2: Sắp xếp các từ sau thành ba nhóm: Từ đơn, từ ghép, từ láy Sách vở, bàn ghế, hoàng hôn, xe, xe máy, xe đạp, xe cộ, đi lại, xanh xanh, xanh om, xanh rì, đo đỏ, đỏ lừ, lêkima, thước ke, quần áo, nghĩ ngợi, chợ búa, ốc nhồi, hoa hoét, intơnet. Bài tập 3: Cho đoạn văn sau: "Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tuỳ tòng đến nhà Thận. Trong túp lếu tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ Lê Lợi cầm lên xem và thấy có 2 chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật" Yêu cầu: 1. Giải thích nghĩa các từ in đậm. 2. Nêu cách giải thích nghĩa của từ. 3. Đặt câu với các từ in đậm. II. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Câu 1: Chọn A Câu 2: Chọn D Câu 3: Chọn D Câu 4: Chọn A Bài tập 2: Từ đơn Từ ghép Từ láy Xe, lêkima, intơnét Sách vở, bàn ghgế, xe máy, xe đạp, xe cộ, đi lại, đỏ lừ, thước kẻ, quần áo, chợ búa, ốc nhồi Hoàng hôn, xanh xanh, đo đỏ, nghĩ ngợi, hoa hoét Bài tập 3: - Gia nhập: Đứng vào hàng ngũ trở thành một thành viên của một tổ chứ c nào đó - Khởi nghĩa: Nổi dậy dùng bạo lực lật đổ ách thống trị - Nguy hiểm: Có thể gây tai hại lớn cho con người - Chủ tướng: Tướng chỉ huy một đạo quân - Tuỳ tòng: Đi theo để giúp việc - Thuận Thiên: Thuận theo ý trời - Báu vật: Còn gọi là bảo vật, nghĩa là vật quý. III. Hướng dẫn học bài - Làm tiếp bài tập còn lại - ôn tập phần tập làm văn đã học D. Đánh giá, điều chỉnh: ......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctu chon van 6.doc
Giáo án liên quan