1/. MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Học sinh biết: Nắm được khái niệm hoán dụ. ( Giảm tải phần tìm hiểu các kiểu hoán dụ)
- Học sinh hiểu: Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
1.2/. Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Bước đầu tạo ra một số hoán dụ trong viết và nói.
1.3/. Thái độ:
- Thói quen: Thực hiện thành thạo trong việc nhận biết và phân tích tác dung của phép hoán dụ.Có ý thức sử dụng phép tu từ trong nói và viết bài.
- Tính cách: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hoán dụ phép tu từ trong nói và viết bài, tạo sự tự tin trong giao tiếp.
2/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm hoán dụ.
- Phân tích tác dụng của hoán dụ.
3/. CHUẨN BỊ:
3.1. Gíao viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
3.2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức bài học của tiết học trước (Ẩn dụ)
- Chuẩn bị cho bài học mới (Hoán dụ): Đọc kĩ phần ví dụ và nghiên cứu hệ thống câu hỏi sau ví dụ.
- Xem trước phần luyện tập.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Thị Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÁN DỤ
Tuần: 27
Tiết: 101
Ngày dạy: 4/3/2013
1/. MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Học sinh biết: Nắm được khái niệm hoán dụ. ( Giảm tải phần tìm hiểu các kiểu hoán dụ)
- Học sinh hiểu: Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
1.2/. Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Bước đầu tạo ra một số hoán dụ trong viết và nói.
1.3/. Thái độ:
- Thói quen: Thực hiện thành thạo trong việc nhận biết và phân tích tác dung của phép hoán dụ.Có ý thức sử dụng phép tu từ trong nói và viết bài.
- Tính cách: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hoán dụ phép tu từ trong nói và viết bài, tạo sự tự tin trong giao tiếp.
2/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm hoán dụ.
- Phân tích tác dụng của hoán dụ.
3/. CHUẨN BỊ:
3.1. Gíao viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
3.2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu:
- Nắm vững kiến thức bài học của tiết học trước (Ẩn dụ)
- Chuẩn bị cho bài học mới (Hoán dụ): Đọc kĩ phần ví dụ và nghiên cứu hệ thống câu hỏi sau ví dụ.
- Xem trước phần luyện tập.
4/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số :
4.2. Kiểm tra miệng:
1/ Ẩn dụ là gì ? Tìm một ví dụï và phân tích tác dụng.
* Trả lời:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tương khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: HS tự tìm ví dụ.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài:
- Các em đã được học mấy biện pháp tu từ? Kể tên
- Em hãy định nghĩa các biện pháp tu từ đó?
Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một biện pháp tu từ khác. Đó là biện pháp hoán dụ.
Hoạt động 1: ( 10 phút)
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được khái niệm hoán dụ.
HS đọc bài tập 1, GV treo bảng phụ
? Những từ in đậm chỉ ai ?
HS nhận biết.
? Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?
HS phát hiện:
- Cách gọi như vậy dựa vào vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thị thành)
? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này ?
HS nêu:
- Cách dùng như vậy ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm xúc cho câu thơ, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
? Từ ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết hoán dụ là gì ?
HS đọc ghi nhớ
GV treo bảng phụ đã ghi ví dụ
HS đọc, chỉ ra phép hoán dụ
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay
ª Áo chàm: đồng bào Việt Bắc
Hoạt động 3: ( 20 phút )
* Mục tiêu: giúp hs vận dung lí thuyết vào thực hành để khắc sâu kiến thức bài học.
HS đọc các bài tập 1,2,3
Xác định yêu cầu
- Nhóm 1,2: bài tập 1a, b
- Nhóm 3,4: bài tập 1c, d
- Nhóm 5,6: bài tập 2
Hết thời gian, các nhóm trình bày
GV nhận xét
Bài tập 2:
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài.
- Gv so sánh nhận xét đối chiếu đáp án.
- GV treo bảng phụ kết quả bài tập 2
* Bài tập bổ sung
Bài tập 3:
Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và phân tích tác dung?
a/ Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.
( Tố hữu)
b/ Hội làng năm nay to hơn mọi năm. Mới bảnh mắt ông thủ chỉ và mấy tay thủ trống đã có mặt trên sân cỏ bên đầm sen, chuẩn bị cho buổi thi đấu vật.
( Trần Đình Khôi)
c/ Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
( Nguyễn Du)
d/ Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.
( lê Anh Xuân)
- Gv cho học sinh thảo luận cặp đôi chia sẻ.
- Gọi hs trình bày.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Các kiểu hoán dụ
HS đọc câu 1 mục II, GV treo bảng phụ
? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào? Mối quan hệ giữa chúng?
HS phát hiện:
- Bàn tay: một bộ phận của con người được dùng thay cho người lao động
(Quan hệ bộ phận – toàn thể)
? Một và ba gợi cho em liên tưởng tới cái gì?
HS nêu:
- Một, ba: số lượng cụ thể được dùng thay cho số ít và số nhiều
? Mối quan hệ giữa chúng?
HS chỉ ra:
(Quan hệ cái cụ thể – cái trừu tượng)
? “Đổ máu” gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì ? Mối quan hệ giữa chúng?
HS phát hiện:
- Dấu hiệu dùng thay cho sự hy sinh, mất mát. Trong bài thơ của Tố Hữu đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh.
- Quan hệ: dấu hiệu đặc trưng của sự kiện và bản thân sự kiện.
? Dựa vào các ví dụ đã phân tích, hãy cho biết có bao nhiêu kiểu hoán dụ ?
HS đọc ghi nhớ
I. Hoán dụ là gì ?
Ví dụ (Sgk / 82)
- Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân
- Nông thôn, thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và những người sống ở thị thành
* Ghi nhớ: Sgk / 82
III. Luyện tập:
1/. Chỉ ra phép hoán dụ
a. làng xóm: người nông dân
b. mười năm: thời gian trước mắt
trăm năm: thời gian lâu dài
c. Áo chàm
d. Trái đất: nhân loại
2/. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
Khác
- Dựa vào sự tương đồng giữa các sự vật.
Vd:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Dựa vào quan hệ gần gũi giữa các sự vật.
Vd:
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bài tập 3:
a/ Hoán dụ: Trái tim
→ Cách diễn dạt gợi cảm.
b/ Hoán dụ: tay thủ trống
→ Gợi hình ảnh cụ thể.
c/ Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
→ Cách diễn dạt gợi cảm.
d/ Hoán dụ: miền Nam
→ Cách diễn dạt gợi cảm, giàu hình ảnh.
II. Các kiểu hoán dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
Bàn tay ta ó chỉ người lao động
-> Quan hệ bộ phận – toàn thể.
b) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
Một, ba ó . được dùng thay cho “số ít” và “số nhiều” nói chung
àQuan hệ cụ thể, trừu tượng.
C) Ngày Huế đổ máu
- Sự hy sinh mất mát, ngày Huế xảy ra chiến sự.
à Quan hệ của dấu hiệu sự vật - sự vật.
* Ghi nhớ Sgk2 /83.
4.4.Tổng kết :
1/ Hoán dụ là gì? Cho ví dụ?
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
( Nguyễn Du)
2/ Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động
b. Chỉ công việc lao động
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả
d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này:
- Nắm vững ghi nhớ.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập.
- Làm bài tập 3
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị: Tập làm thơ bốn chữ.
- Đọc thêm về thơ bốn chữ.
- Tìm hiểu cách gieo vần: Vần chân, vần liền.
- Nghiên cứu phần luyện tập.
5/. PHỤ LỤC.
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
Tuần 27:
Tiết :102
Ngày dạy: 4/3/2013
1/. MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Học sinh biết: Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Học sinh hiểu: Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng
1.2/. Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được: Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi học và đọc thơ ca; xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể bốn chữ.
- Học sinh thực hiện thành thạo được: Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
1.3/. Thái độ:
- Thói quen: Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
- Tính cách: Tự giác tập rèn cách làm bài thơ bốn chữ theo yêu cầu; giáo dục bảo vệ môi trường.
2/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng
3/. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo, bảng phụ
3.2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
- Nắm vững bài học ở tiết học trước( luyện nói về văn miêu tả)
- Chuẩn bị theo yêu cầu: + Đọc thêm về thơ bốn chữ.
+ Tìm hiểu cách gieo vần: Vần chân, vần liền.
+ Nghiên cứu phần luyện tập.
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- kiểm tra sĩ số:
4.2. Kiểm tra miệng:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài: Các em đã được học bài thơ nào làm theo thể thơ bốn chữ? Mỗi thể thơ đều có những quy tắc về vần, nhịp điệu. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy và thử làm một bài thơ của riêng mình.
Hoạt động 1: (10 phút)
* Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh, giúp hs nắm được cách gieo vần trong thơ bốn chữ.
HS trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà của mình (5 bài tập Sgk)
Bài tập 1
Kể thêm một vài bài thơ 4 chữ ngoài bài Lượm đã học
- HS kể.
Bài tập 2
? Chỉ ra vần chân và vần lưng trong đoạn thơ sau:
(bảng phụ)
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
HS phát hiện:
Gv nhân xét.
Bài tập 3
? Chỉ ra cách gieo vần ở bài tập 3
"Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà"
( Tố hữu)
" Nghé hành nghé hẹ
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt."
HS phát hiện:
Gv nhận xét :
Bài tập 4: HS đọc bài tập 4, GV treo bảng phụ
? Chỉ ra từ gieo vần chưa đúng và thay bằng từ khác
HS phát hiện:
Bài tập 5: Các nhóm trình bày đoạn thơ của mình để các bạn góp ý, chỉnh sửa
Hoạt động 2: (20 phút)
Mục tiêu: Giúp hs vân dụng luật thơ bốn chữ để tập làm thơ.
- Mỗi nhóm cử một bạn trình bày đoạn thơ hay mà nhóm đã chuẩn bị. Chỉ ra các loại gieo vần mà nhóm đã sử dụng.
- Cả nhóm cùng nhận xét những điều được và chưa được.
- Góp ý để cùng sửa bài làm tốt hơn
HS đọc phần đọc thêm.
Bài tập bổ sung:
Tập làm bài thơ bốn chữ với đề tài " trường em xanh sạch đẹp"
- Gv cho hs thảo luận bằng cặp đôi chia sẽ.
- Gọi hs trình bày.
- Gv nhận xét, kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
I. Chuẩn bị:
Bài tập 1
- Các bài thơ 4 chữ:
* Hạt gạo làng ta
" Hạt gạo làng ta,
Có vị phù sa
Của sông Kinh thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy,
Có lời mẹ hát, ngọt bùi hôm nay ".
( Trần Đăng Khoa).
* Đồng dao:
" Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn một đĩa muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc"
Bài tập 2
- cách gieo vần
- Vần chân: hàng - Trang
- Vần lưng: ngang – màng
Bài tập 3
Vần liền: hẹ – mẹ, đàn – càn
Vần cách: cháu – sáu
Bài tập 4: . Thay thế từ để phù hợp cách gieo vần
Thay: sưởi = cạnh
Đò = sông
II. Tập làm thơ trên lớp:
4.4.Tổng kết:
- Cho đoạn thơ sau: Yêu hoa đẹp thế
Em đừng quên rễ
Bám vào sỏi cát
Bám vào nắng rát
Bám vào mưa dầm
Làm lụng …………………
Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu thơ cuối để đoạn thơ trên đúng về nghĩa, hợp về vần ?
a. cần cù c. thâm trầm
b. âm thầm d. ân cần
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Xem lại kiến thức về thơ bốn chữ.
+ Làm bài tập - tập làm thơ bốn chữ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: Tiết 103: Cô Tô.
+ Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu bố cục văn bản.
+ Tìm hiểu: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão.
Cảnh mặt trời mọc trên biển.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo:
5. PHỤ LỤC.
CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
Tuần: 27
Tiết: 103 - 104
Ngày dạy: 5/3/2013
1/. MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Học sinh biết: Cảm nhận được được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiê n và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Học sinh hiểu: Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
1.2/. Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc diễn cảm văn bản: Giọng vui tươi, hồ hởi; Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi đọc xong văn bản.
1.3/. Thái độ:
- Thói quen: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nội dung tác phẩm.
- Tính cách: GDHS lòng yêu mến thiên nhiên vùng đảo Cô Tô; giáo dục bảo vệ môi trường.
2/. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cảm nhận được được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
3/. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ, một số tranh ảnh về vùng đảo Cô Tô.
3.2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu.
+ Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu bố cục văn bản.
+ Tìm hiểu: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão.
Cảnh mặt trời mọc trên biển.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo:
4/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số:
4.2. Kiểm tra miệng:
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm. Hình ảnh nào trong bài làm em cảm động nhất ? Vì sao ?
- Tại sao nhà thơ dùng biện pháp “điệp khúc” để kết thúc bài thơ ?
* Trả lời:
- HS trả lời, GV nhận xét
- Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài: Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Tuân viết bút ký – tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng. Bài văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển, đảo trong dông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích học ở gần cuối bài, tái hiện cảnh một buổi sớm bình thường trên biển và đảo Thanh Luân.
Hoạt động 1: ( 5 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm .
- Gv gọi HS đọc chú thích dấu sao / 90
? Em biết gì về tác giả Nguyễn Tuân ?
HS nêu:
- Nhà văn nổi tiếng, sở trường là tuỳ bút – bút ký, phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú, nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
? Nêu xuất xứ đoạn trích
- HS nêu dựa vào Sgk
Hoạt động 2: (25 phút)
* Mục tiêu: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
GV hướng dẫn đọc: chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ mới lạ, đặc sắc.
GV cùng HS đọc một lần, giọng vui tươi, hồ hởi
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
HS phát hiện:
- Bài văn chia làm ba đoạn:
1. Từ đầu ª “theo mùa sóng ở đây”: toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp sau trận bão đi qua
2. Tiếp theo ª “là là nhịp cánh”: cảnh mặt trời mọc trên biển
3. Phần còn lại: cảnh sinh hoạt sáng sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Gv chuyển ý.
- HS đọc lại đoạn 1
? Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như thế nào ?
- HS tìm một số tính từ miêu tả khái quát cảnh vùng đảo, biển, bầu trời Cô Tô sau khi giông bão
* Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng góp phần vẽ nên bức tranh trong sáng của đảo Cô Tô. Dông bão đã không thể xóa đi vẻ trong sáng, dông bão dường như lại làm cho cảnh sắc trời biển và cuộc sống nơi đây trong sáng hơn. Ngắm cảnh nơi đây Nguyễn Tuân càng thấy yêu mến hòn đảo như bất kỳ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
? Em thử hình dung tác giả chọn vị trí quan sát ở đâu ?
HS phát hiện:
- Dứng trên điểm cao, nơi đóng quân của bộ đội, Nguyễn Tuân cho người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô.
? Qua đó em có nhận xét gì về quang cảnh Cô Tô được miêu tả sau trạn bão.
* Tổng kết ( tiết 103).
1/ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ( đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài thơ?
- Gv hướng dẫn hs tìm và ghi lại những hình ảnh mà em cho là đẹp. Dựa vào đóđể nêu nhận xét về vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão. Dựa vào kết quả để nêu nhận xét chung.
* Hướng dẫn học tập: Chuẩn bị cho tiết 104 .
- Đọc kĩ phần còn lại của bài từ "Mặt trời lại rọi lên....đến hết"
- Tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển và cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo.
Tiết 104
Gv chuyển ý.
* Mục tiêu: Giúp hs tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển ở vùng đảo Cô tô. (15 phút)
HS đọc lại đoạn “Mặt trời lại rọi lên … là là nhịp cánh “
? Tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển ?
HS tìm:
- Một khung cảnh bao la, rộng rãi và vô cùng tinh khôi mở ra trước mắt ta: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lao hết mây hết bụi. Trên cái tấm phông nền tinh khôi ấy, mặt trời từ từ hiện ra tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh mặt trời mọc ?
HS nhận biết:
- Hình ảnh so sánh:
+ Sau trận bão …… hết bụi
+ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như …… đầy đặn
Một hình ảnh so sánh rất độc đáo với những tính từ được sử dụng một cách tinh tế đã vẽ nên được cả màu sắc, hình dáng và trạng thái của mặt trời. Trên nền trời trong trẻo và qua màn sương mờ ảo của hơi nước biển mặt trời hiện ra hiền hoà, phúc hậu, dịu dàng. Một vẻ đẹp vừa thực lại như mơ.
? Qua những hình ảnh so sánh, em thấy cảnh mặt trời mọc trên trên biển như thế nào?
- Đây là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ không giống với bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, trên đồng bằng hay cao nguyên.
HS đọc lại đoạn ba, nêu nội dung
Gv chuyển ý.
* Mục tiêu: Giúp hs tìm hiểu cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô tô. (15 phút)
? Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả ở đâu?
HS phát hiện:
? Nguyễn Tuân miêu tả cảnh sinh hoạt qua những chi tiết, hình ảnh nào ?
HS phát hiện:
- Người dân gánh và múc nước ngọt xuống thuyền
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về
- Một khung cảnh vui vẻ và nhộn nhịp , một không khí lao động cũng không kém phần khẩn trương. Chính khung cảnh nơi đây đã cho Nguyễn Tuân cảm giác Nó vui như một cái bến và đậm đà, mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
? Em cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt, lao động một buổi sáng trên đảo ?
HS nêu:
- Cô Tô không chỉ có thiên nhiên trong trẻo, tinh khôi với không gian bao la và cảnh mặt trời mọc rực rỡ, tráng lệ mà còn có một cuộc sống lao động thật vui, nhôn nhịp nhưng cũng ấm áp, thanh bình
Qua văn bản, ta cũng thấy được tài quan sát và khả năng sử dụng ngôn ngữ rất chính xác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác giả cũng là người say mê khám phá và sáng tạo cái đẹp, luôn dành một tình cảm yêu mến tha thiết cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương, đất nước.
* Lồng ghép GDMT:
? Với thiên nhiên vừa đẹp vừa rộng lớn thì đảo Cô Tô có thể khai thác tiềm năng gì ?
HS suy nghĩ, trả lời:
- Tiềm năng du lịch sinh thái biển, đảo
? Thái độ của em như thế nào về điều đó ?
HS trả lời:
- Yêu mến thiên nhiên vùng đảo Cô Tô
Hoạt động 3: (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại nội dung và nghệ thuật văn bản.
? Hãy nêu khái quát vài nét nghệ thuật trong văn bản?
HS nêu.
? Chất thơ tráng lệ của cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô được thể hiện như thế nào ?
HS trình bày.
GV chốt lại phần ghi nhớ
Hoạt động 4: (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp hs thực hành luyện tập tích hợp tập làm văn viết đoạn văn miêu tả.
Đọc bài tập 1. Hoạt động nhóm 5 phút tại lớp
GV gọi 1-2 nhóm trình bày
HS cùng GV nhận xét.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Chú thích sgk / 90
II. Đọc - tìm hiểu văn bản:
1/. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Bầu trời trong sáng
- Cây cối trên núi đảo xanh mượt
- Nước biển lam biếc, đậm đà
- Cát vàng giòn
→ Cảnh đẹp, đầy sức sống.
2/. Cảnh mặt trời mọc trên biển:
+ Sau trận bão …… hết bụi
+ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như …… đầy đặn
- Hình ảnh so sánh:
→ Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ.
3/. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo:
- Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả quanh cái giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân, không khí vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ Sgk / 91
IV. Luyện tập:
Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc.
4.4.Tổng kết:
1/ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như thế nào ?
- Bầu trời trong sáng
- Cây cối trên núi đảo xanh mượt
- Nước biển lam biếc, đậm đà
- Cát vàng giòn
→ Cảnh đẹp, đầy sức sống.
2/ Cảnh mặt trời mọc trên biển được miêu tả như thế nào?
- Hình ảnh so sánh:
+ Sau trận bão …… hết bụi
+ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như …… đầy đặn
→ Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ.
3/ Nêu Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo?
- Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả quanh cái giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân, không khí vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này:
- Nắm vững nội dung ghi nhớ, nội dung ghi tập
- Chép lại và học thuộc lòng đoạn văn « Mặt trời nhú lên dần ... là là nhịp cánh »
- Tập viết đoạn văn tả cảnh.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị:Tiết 103-106: Viết bài tập làm văn tả người.
+ Xem lại phương pháp tả người.
+ Tập xây dựng dàn bài theo các đề trong SGK/ 94.
5. PHỤ LỤC.
Văn bản Cây tre Việt Nam
+ Đọc văn bản, soạn bài Sgk / 95-99.
+ Hình ảnh cây tre trong đời sống và tình thần người Việt Nam như thế nào?
+ Đặc điểm nghệ thuật trong bài kí như thế nào?
5/. RÚT KINH NGHIỆM:
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- ngu van 6(15).doc