Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Vũ Lễ

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .

- Kể được truyện .

B. Chuẩn bị :

- Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý .

- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ .

C. Tiến trình họat động :

1. Ổn định :

- Kiểm tra sĩ số .

- Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh .

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ?

* Tiến trình bài học :

 

doc272 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Vũ Lễ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 CON RồNG CHáU TIÊN Hdđt bánh chưng, bánh giầy ( Truyền thuyết ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . Kể được truyện . B. Chuẩn bị : Học sinh : Đọc kỹ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý . Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ . C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . Giới thiệu về chương trình Sách giáo khoa và cách sọan bài cho học sinh . 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ? * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Học sinh đọc định nghĩa truyền thuyết phần dấu sao trang 7 . - Giáo viên giới thiệu khái quát về định nghĩa, về các truyền thuyết gắn liền với lịch sử đất nước ta . - Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó . - Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : - Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3 . - Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh . - Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về nhan sắc, giống nòi và đức hạnh ? - Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? - Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? - Qua sự việc Lạc Long Quân, Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đòan kết , thống nhất dân tộc, ý chí và sức mạnh . - Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? - Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . Học sinh thảo luận : Giáo viên chia nhóm : Học sinh thảo luận - trả lời : - HS đọc mục ghi nhớ . - HS kể diễn cảm truyện . - Giáo viên chia đoạn : giáo viên đọc đoạn 1 , Học sinh đọc đoạn 2, 3 - Các nhóm thảo luận câu 1 ( trang 12 ) . Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? I/ Định nghĩa truyền thuyết ( Chú thích phần dấu * trang 7 ) Văn bản: Con Rồng cháu Tiên II/ Đọc - Hiểu văn bản 1 / Đọc và tìm hiểu chú thích ( SGK trang 7, 8 ) 2. Phân tích : a. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ . - Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . - Âu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . b. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ . - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . - Họ chia con đi cai quản các phương - Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . - Người con trưởng lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương . => dân tộc ta có truyền thống đòan kết , thống nhất và bền vững . c. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . - Là các chi tiết tưởng tượng không có thật , rất phi thường . - Làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện . III / Tổng kết ( ghi nhớ ) IV/ Luyện tập Kể diễn cảm truyện . Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy I/ Đọc – Hiểu văn bản 1/ Đọc và tìm hiểu văn bản 2/ Phân tích : a. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . - Hoàn cảnh : Giặc đã yên, Vua đã già. - ý định: Người nối ngôi phải nối được chí Vua. - Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài . b. Lang Liêu được thần giúp đỡ : - Là người thiệt thòi nhất . - Chăm lo việc đồng áng . - Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh c. Lang Liêu được chọn nối ngôi Vua . - Bánh hình tròn -> bánh giầy . - Bánh hình vuông -> bánh chưng . 3/ Hướng dẫn về nhà : Kể truyện – Học bài Soạn : + Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . ******************** Tiết 3 Từ Và CấU TạO CủA Từ TIếNG VIệT A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt . Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài Giáo viên : Tích hợp với bài “ Con Rồng, cháu Tiên “, “ Bánh chưng, bánh giầy “ với tập làm văn “ giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt “ . C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong Tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên . Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về : từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Học sinh đọc ví dụ trong SGK . + lập danh sách các từ . => Câu văn gồm có 12 tiếng , 9 từ . - Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? - Vậy từ là gì ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . - GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng . Phân lọai từ đơn và từ phức . - Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? - cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ - Học sinh thảo luận : bài 1 : Đại diiện nhóm lên bảng làm . GV nhận xét . Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . Bài 5 : Thi tìm nhanh – Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất . I/ Từ là gì ? 1/ Ví dụ : Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở . - Tiếng dùng để tạo từ . - Từ dùng để tạo câu . - Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 2/ Ghi nhớ ( SGK ) II/ Từ đơn và từ phức . 1/ Ví dụ : Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, cách. Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Từ láy: Trồng trọt 2/ Ghi nhớ ( SGK ) III/ Luyện tập . Bài 1 : A/ Từ ghép B/ Cội nguồn, gốc gác C/ cậu mợ, cô dì, chú cháu Bài 2 : - Theo giới tính, anh chị, ông bà - Theo bậc : chị em, dì cháu . Bài 3 : Cách chế biến Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp Chất liệu Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai Tính chất Bánh dẻo, bánh xốp Hình dáng Bánh gối, bánh khúc Bài 5 : Tìm từ láy 3/ Hướng dẫn về nhà : Học bài + làm bài tập 4 ( 15 ) Sọan bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt . ********************** Tiết 4: GIAO TIếP, VĂN BảN Và PHƯƠNG THứC BIểU ĐạT A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Giúp học sinh được mục đích giao tiếp . Hình thành cho học sinh sơ bộ các khái niệm văn bản, các dạng thức của văn bản và phương thức biểu đạt . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài. Giáo viên : Tích hợp với phần văn bài “ Con Rồng, cháu Tiên “ , “ Bánh chưng, bánh giầy “ với phần Tiếng Việt bài “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt “ . C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên : Văn bản : “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản nào ? Học sinh : Tự sự Giáo viên : Ngòai kiểu văn bản tự sự còn có những kiểu văn bản nào ? Mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm như thế nào ? -> Nói hoặc viết ra . - Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? -> Nội dung rõ ràng, diễn đạt mạch lạc . - Học sinh đọc câu ca dao . - Theo em câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa ? -> là một văn bản vì có nội dung trọn vẹn, liên kết mạch lạc . Giáo viên chốt lại : Tất cả đều là văn bản. Vậy văn bản là gì? - Học sinh đọc các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản ? - Giáo viên cho ví dụ . - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh . ( 1) Hành chính công vụ ( 2 ) Tự sự ( 3) miêu tả (4) Thuyết minh (5) biểu cảm ( 6) Nghị luận - Học sinh đọc mục ghi nhớ . - Bài tập 1: Giáo viên gọi học sinh đọc từng đọan văn làm nhanh . - Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm . Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ? - Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét . I/ Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt . 1. Văn bản và mục đích giao tiếp - Giao tiếp : là họat động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ . - Văn bản : là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 2/ Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản( SGK ) * Ghi nhớ ( SGK ) II/ Luyện tập 1/ Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh 2/ Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ Kiểu văn bản : Tự sự -> Trình bày diễn biến sự việc . 3/ Hướng dẫn về nhà : Học bài Soạn bài : Thánh Gióng ( soạn kỹ câu hỏi hướng dẫn ) ********************* Tiết 5 THáNH GIóNG ( Truyền thuyết ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện. Kể được truyện B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài, sưu tầm tranh vẽ Thánh Gióng . Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Từ mượn “ với tập làm văn “ Tìm hiểu chung về văn tự sự “ . C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ : Nhận vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực họat động nào của người Lạc Việt thời kỳ Vua Hùng dựng nước ? a. Chống giặc ngọai xâm b. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên c. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa d. Giữ gìn ngôi vua . 3. Bài mớ:i * Giới thiệu bài : Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng . “ Thánh Gióng “ là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu chủ đề này. Truyện có nhiều chi tiết hay và đẹp, chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ta . Vậy bài học hôm nay, các em sẽ đi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Giáo viên đọc đọan 1 – HS đọc các đọan còn lại - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa các từ khó ở phần chú thích . Chú ý các từ mượn chú thích: 5, 10, 11, 17 . Văn bản Thánh gióng là một truyền thuyết dân gian có bố cục 4 đọan : Đ1 : Từ đầu .. “ nắm lấy “ -> Sự ra đời của Gióng . Đ2 : Tiếp ..” chú bé dặn “ -> Gióng đòi đi đánh giặc . Đ3 : Tiếp .. “ cứu nước” -> Gióng được nuôi lớn để đánh giặc . Đ4 : Còn lại : Gióng đánh thắng giặc và bay về trời . - Trong văn bản, em thấy những chi tiết nào kể về sự ra đời của Gióng ? - Một đức trẻ sinh ra như Gióng là bình thường hay kì lạ ? - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc : Tiếng nói đó có ý nghĩa gì ? Câu nói của Gióng tóat lên niềm tin chiến thắng , ý thức về vận mệnh dân tộc , đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta . -Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đi đánh giặc điều đó có ý nghĩa gì ? - Truyện kể rằng, từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi , có gì lạ trong cách lớn lên của Gióng - Những người nuôi Gióng lớn lên là ai ? Chi tiết “ bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé ‘ có ý nghĩa gì ? - Theo em, chi tiết “ Gióng nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc “ Khi roi sắt gãy, có ý nghĩa gì ? Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc . - Khi đánh tan giặc, Gióng bay về trời. Có ý nghĩa gì ? Học sinh thảo luận : ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng ? - Hình tượng thánh Gióng được tạo ra bằng nhiều chi tiết thần kỳ, với em, chi tiết thần kỳ nào đẹp nhất ? Vì sao ? - Theo em, truyền thuyết Thánh Góng phản ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc ta ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 . I/ Đọc – Hiểu văn bản 1/ Đọc và tìm hiểu chú thích 2/ Phân tích : a. Hình tượng Thánh Gióng : - Sự ra đời kỳ lạ . - Cất tiếng nói đầu tiên “ đòi đi đánh giặc “ -> Lòng yêu nước, niềm tin chiến thắng . - Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt . -> Đánh giặc cần có cả vũ khí sắc bén . - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ -> người anh hùng đánh giặc, sức mạnh của Gióng là sức mạnh cả cộng đồng . - Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ . - Đánh thắng giặc, Gióng bay về trời, để lại dấu tích . b. ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng . - Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc . - Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh tự cường của dân tộc . II/ Tổng kết : ( ghi nhớ ) III/ Luyện tập : Bài 1/ 2/ “ Hội khỏe Phù Đổng “ -> khỏe để học tập tốt, lao động tốt . 4/ Hướng dẫn về nhà : Học bài và làm bài tập 1 Soạn : Từ mượn . Soạn kỹ câu hỏi mục I, II . ************************ Tiết 6 Từ MƯợN A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là từ mượn Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi viết và nói . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài Giáo viên : Tích hợp với văn bài “ Thánh Gióng “ với tập làm văn “ Tìm hiểu chung về văn tự sự “ C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ: Phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ ? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau ? cho ví dụ ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, do tiếp xúc, do mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, không một ngôn ngữ nào trên thế giới không vay mượn tiếng của một ngôn ngữ của nước nước khác . Việc vay mượn như thế chính là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong ngôn ngữ đầy đủ thêm, phong phú thêm . Vậy tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về từ mượn . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Học sinh đọc ví dụ . - Dựa vào chú thích ở bài “ Thánh Góng “ hãy giải thích các từ đó ? - Những từ đó có nguồn gốc từ đâu ? - Trong số các từ ở ví dụ ( 3) , từ nào được mượn các ngôn ngữ khác ? - Hãy nêu nhận xét về cách viết các từ mượn ? - Từ thuần Việt là gì ? - Từ mượn là gì ? Cách viết các từ mượn ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ? - Học sinh đọc đọan trích. Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? - Khi mượn từ cần chú ý điều gì ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . bài 1 : Học sinh thảo luận nhóm - Từng nhóm làm bảng phụ – HS thảo luận nhận xét – Giáo viên nhận xét . Bài 2 : Học sinh làm – đọc , giáo viên nhận xét . Bài 5 : GV đọc – HS viết chính tả . - Cứ hai em đổi bài cho nhau rồi sửa lỗi . Giáo viên kiểm tra học sinh viết. I/ Từ thuần Việt và từ mượn . 1/ Ví dụ : - Trượng – đơn vị đo độ dài - Tráng sĩ -> Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ . => Từ mượn tiếng Hán . - Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng Hán . - Mít tinh, Xô Viết -> từ mượn tiếng Nga . - in – tơ – nét ; Ra - đi – ô -> từ mượn Tiếng Anh . 2/ Ghi nhớ ( SGK ) II / Nguyên tắc mượn từ - Mượn từ để làm giàu tiếng Việt . - Không nên mượn từ nước ngòai một cách tùy tiện . * Ghi nhớ : ( SGK ) III/ Luyện tập : 1/- Từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ, gia nhân . - Từ mượn Tiếng Anh: Pốp , in – tơ – nét . 2/ a. Khán giả : Khán = xem ; giả = người b. yếu điểm : yếu – quan trọng, lược = tóm tắt . yếu nhân :yếu = quan trọng , nhân= người. 5/ Viết chính tả 4/ Hướng dẫn về nhà : Học bài + làm bài tập 3,4 . Đọc phần đọc thêm . ************************* Tiết 8 TìM HểU CHUNG Về VĂN Tự Sự A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Nắm được mục đích giao tiếp của văn bản tự sự . Có khái niệm về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong văn tự sự . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài, đọc lại các văn bản đã học . Giáo viên : Tích hợp với văn bài “ Thánh Gióng “ với Tiếng Việt “ Từ mượn “ C. Tiến trình họat động 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ : Văn bản là gì ? Hãy nêu các kiểu văn bản thường gặp với phương thức biểu đạt ? Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Tiến trình bài học Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Ví dụ 1 : Giáo viên hướng dẫn - HS tìm hiểu . - Truyện Thánh Gióng “ là một văn bản tự sự . - Học sinh thảo luận nhóm Hãy liệt kê các sự việc theo trình tự trước sau của truyện ? Cách sắp xếp các sự việc theo trình tự như vậy có ý nghĩa gì ? - Đại diện nhóm trả lời – HS thảo luận . Giáo viên Nhận xét . - Tự sự là gì ? - Mục đích giao tiếp của tự sự ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập . - Học sinh đọc bài thơ . - Bài thơ có phải tự sự không ? Vì sao ? - Sự việc chính là gì ? Diễn biến các sự việc và kết quả ra sao ? Bài 3,4 : Học sinh thảo luận nhóm Làm bảng phụ – Đại diện nhóm trả lời – Học sinh thảo luận – Giáo viên nhận xét . Bài 4 : Học sinh tóm tắt các sự việc chính . 2 học sinh tóm tắt – Giáo viên nhận xét . Bài 5 : Giáo viên nêu câu hỏi ở bài tập học sinh trả lời . I/ ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự . 1/ Ví dụ : Truyện “ Thánh Gióng “ sự việc và diễn biến các sự việc . (1) Sự ra đời của Gióng . (2) Gióng cất tiếng nói đầu tiên, xin đi đánh giặc . (3) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng . (4) Gióng ra trận đánh giặc. Tan giặc, Gióng bay về trời . (5) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ . (6) Dấu tích còn lại của Gióng => Các sự việc sắp xếp theo một trình tự hợp lý -> Gióng là biểu tượng của người anh hùng. 2/ Ghi nhớ : ( SG ) II/ Luyện tập : Bài 1 : Văn bản “ Ông già và thần chết “ Truyện kể: diễn biến tư tưởng của ông già -> Tình yêu cuộc sống . Bài 2 : - Nhận vật: bé Mây, Mèo con. - Sự việc : Bé Mây rủ Mèo con bẫy chuột, nhưng Mèo con vì thamăn nên bị sa bẫy . Bài 3 : a. Đây là một bản tin: - Nội dung : Giới thiệu cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế . - Văn bản thuyết minh . b. Nội dung : kể lại sự việc : Người Au lạc đánh tan quân Tần xâm lược - văn bản tự sự . Bài 4 : - Kể câu chuyện người Việt Nam tự xưng là “ Con Rồng , cháu Tiên Bài 5 : Tóm tắt một vài thành tích của Minh để các bạn hiểu Minh là người “ chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn bè “ => Thuyết phục người nghe . 4/ Hướng dẫn về nhà : Học bài. Soạn: “Sơn Tinh – Thủy Tinh “ ******************** Tiết 9,10 SƠN TINH , THủY TINH ( Truyền thuyết ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện . Kể lại được câu chuyện . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài , đọc kỹ phần chú thích . Giáo viên : Tích hợp với tập làm văn bài “ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự “ với Tiếng Việt bài “ Nghĩa của từ “ . C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ : Kể tóm tắt truyện “ Thánh Gióng “ Nêu ý nghĩa của truyện . 3. Bài mới: * Giới thiệu bài :” Sơn Tinh , Thủy Tinh “ là thần thọai cổ đã được lịch sử hóa trở thành một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng . Đây là câu chuyện tưởng tượng, hoang đường nhưng có cơ sở thực tế . Truyện rất giàu giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật . Đến nay truyện còn nhiều ý nghĩa tự sự .Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu ý nghĩa của truyện. * Tiến trình bài học Họat động của thầy và trò Ghi bảng - GV đọc 1 đọan – Học sinh đọc hết bài . - GV hướng dẫn Hs tìm hiểu nghĩa của các từ khó ở phần chú thích ? - Truyện được chia làm mấy đọan ? Nội dung của từng đọan ? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt nam ? - Hãy nhận xét tâm trạng của Vua hùng khi kén rể cho con gái ? - Giải pháp kén rể của vua Hùng là gì ? - Giải pháp đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thủy Tinh ? Vì sao ? - Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại giành cho Sơn Tinh ? - Vau Hùng đã sáng suốt trong việc chọn rể, theo em qua việc này người xưa muốn ca ngợi điều gì ? Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rể, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân . - Thủy Tinh mang quân đánh Sơn Tinh vì lí do gì ? - Trận đánh của Thủy Tinh diễn ra như thế nào ? - Em có hình dung được sự tàn phá của Thủy Tinh không ? kết quả ra sao ? - Mặc dù thua nhưng năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên . - Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh vì lí do gì ? - Trận đánh của Sơn Tinh diễn ra như thế nào ? Tinh thần chiến đấu của Sơn Tinh ra sao ? - Tại sao Sơn Tinh luôn chiến thắng ? . Sơn Tinh có nhiều sức mạnh hơn Thủy Tinh, có sức mạnh tinh thần, có sức mạnh vật chất, có tinh thần bền bỉ . - Học sinh thảo luận nhóm : Làm bảng phụ – Giáo viên nhận xét . (1) ý nghĩa của truyện ? ( ghi nhớ ) - Học sinh đọc mục ghi nhớ . - GV gợi ý – HS làm – phát biểu . I/ Đọc – hiểu văn bản 1/ Đọc và tìm hiểu chú thích . 2 / Bố cục : 3/ Phân tích a. Vua Hùng kèn rể : - Băn khoăn : + Muốn chọn cho con người chồng xứng đáng . + Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang tài - Thách cưới : bằng lễ vật khó kiếm, hạn giao lễ vật gấp => Vua biết được sức tàn phá của Thủy Tinh và tin vào sức mạnh của Sơn Tinh . -> Ca ngợi công lao dựng nước của các vị Vua Hùng . b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh . - Thủy Tinh + Tự ái, muốn chứng tỏ quyền lực . + Hô mưa, gọi gió, làm giông bão . + Hàng năm dâng nuớc đánh Sơn Tinh . => Thiên tai bão lụt . - Sơn Tinh : + Bảo vệ hạnh phúc gia đình , bảo vệ cuộc sống của muôn lòai trên trái đất . + Bốc đồi, dời núi, ngăn nước lũ . + Vững vàng, kiên trì, bền bỉ . => Sức mạnh chế ngự thiên tai bão lụt của nhân dân ta . II/ Tổng kết ( ghi nhớ ) III / Luyện tập Bài 2 : Nhà nước xây dựng, củng cố đê điều, cấp phá rừng, trồng rừng thêm 4./ Hướng dẫn về nhà : Kể được truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Học bài cũ Sọan : Nghĩa của từ ****************** Tiết 11 NGHĩA CủA Từ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu được thế nào là nghĩa của từ . Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ . Luyện tập biết cách giải thích nghĩa củatừ . B. Chuẩn bị : Học sinh : Sọan bài, đọclại cách phần chú thích ở các văn bản đã học . Giáo viên : Tích hợp với các văn bản đã học, với tập làm văn bài “ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự “ C. Tiến trình họat động : 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài cũ : Thế nào là từ thuần Việt ? Từ mượn ? Cho ví dụ ? Nguyên tắc mượn từ ? * Giới thiệu bài : Từ là một đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu . Nội dung của từ là một tập hợp nhiều nét nghĩa nên việc nắm bắt nghĩa của từ không dễ dùng. Việc sử dụng đúng nghĩa của từ trong họat động giao tiếp là một hiện tượng khó khăn, phức tạp. Vậy tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về nghĩa của từ . * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò Ghi bảng - Học sinh đọc ví dụ . - Em hãy cho biết mỗi chú thích nêu lên nghĩa của từ ? - Giáo viên giới thiệu về bộ phận hình thức và nội dung của từ ? - Nghĩa của từ là gì ? Giáo viên nhấn mạnh : Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị . Nội dung bao gồm : sự vật, tính chất, họat động , quan hệ . - Học sinh đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần 1 . - Trong mỗi chú thích ở phần 1 , nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách nào ? Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy có hai cách chính để giải thích nghĩa của từ. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ; đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích ? - Bài 1 : Học sinh đọc- suy nghĩ . Giáo viên hỏi – HS trả lời . - Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm Làm vào bảng phụ – GV nhận xét . - Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm làm bảng phụ – GV nhận xét . - Bài 4: HS tự làm – đọc – giáo viên nhận xét . - Bài 5 : HS đọc truyện – cách giải nghĩa từ “ mất “ như nhân vật Nụ có đúng không ? I/ Nghĩa của từ là gì ? 1/ Ví dụ : - Tập quán : Thói quen của một cộng đồng được hình thànnh từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo . - Lẫm liệt : Hùng dũng, oai nghiêm . - Nao núng : lung lay không bền vững lòng tin ( hình thức ) Nghĩa của từ ( nội dung ) 2/ Ghi nhớ ( S

File đính kèm:

  • docngu van 6 toan bo Hao cay.doc