A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Nhận biết hiện tượng chuyển nghĩa của từ là điều đương nhiên do cuộc sống đòi hỏi.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .) 2. Bài cũ: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Cho ví dụ.
3. Bài mới: Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển thì nhận thức của con người cũng phát triển theo. Do đó, cần có những khái niệm mới, từ ngữ mới để làm rõ cho sự vật, hiện tượng. Qua đó góp phần làm cho từ vựng tiếng Việt ngày một phong phú. Điều đó đã nảy sinh hiện tượng một từ có nhiều nghĩa. Để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 05 Tiết 17 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết: 17 Ngày dạy : 16/09/2013
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu có từ được dùng với nghĩa gốc, từ được dùng với nghĩa chuyển.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Nhận biết hiện tượng chuyển nghĩa của từ là điều đương nhiên do cuộc sống đòi hỏi.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Cho ví dụ.
3. Bài mới: Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển thì nhận thức của con người cũng phát triển theo. Do đó, cần có những khái niệm mới, từ ngữ mới để làm rõ cho sự vật, hiện tượng. Qua đó góp phần làm cho từ vựng tiếng Việt ngày một phong phú. Điều đó đã nảy sinh hiện tượng một từ có nhiều nghĩa. Để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu từ nhiều nghĩa: Hs đọc ví dụ
Em hãy cho biết có mấy sự vật có chân được nhắc tới trong bài thơ? Có sự vật nào không có chân? Ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để ca ngợi hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ lúc hành quân trong kháng chiến…
Trong bốn sự vật có chân, nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đất.
- Khác nhau: gậy dùng đỡ bà;dùng để quay; dùng để đỡ thân kiềng, nồi;dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn.
Bằng việc tra từ điển ở nhà, em hãy cho biết các nghĩa của từ “chân”?
Tìm thêm một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân? -> Ví dụ mũi, cổ…
Tìm từ chỉ có một nghĩa? -> Bút, hoa hồng, toán…
Qua các ví dụ vừa phân tích, em thấy từ có đặc điểm gì? Hs trả lời, Gv chốt ý Ghi nhớ 1. Hs đọc.
* Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Trong các nghĩa của từ “chân” ở trên, nghĩa nào là nghĩa gốc và nghĩa nào là nghĩa chuyển.
-> Nghĩa gốc: 1… Từ chân có hiện tượng thay đổi nghĩa. Tức ngoài nghĩa gốc ban đầu còn có nghĩa chuyển hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có cơ sở ngữ nghĩa chung; từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
Ví dụ: Con gì? Trùng trục như con bò thui/ Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
- Chín: là số 9 trong dãy số tự nhiên.
- Chín: được nấu kĩ, ăn được, trái với sống.
Vậy, trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa? -> hiểu với 1 nghĩa.
Thảo luận: Trong bài thơ “Những cái chân”, từ “chân” được dùng với những nghĩa nào?
-> Được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên có những liên tưởng thú vị: cái bàn 4 chân nhưng chẳng bao giờ đi cả, cái võng không chân mà đi khắp nước...
Vậy thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? Chúng ta cần chú ý điều gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv hướng dẫn hs làm các bài tập trong Sgk.
BT1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra sự chuyển nghĩa của chúng (gọi hs lên bảng làm nhanh lấy điểm)
BT2: Gọi hs làm nhanh tại chỗ (lá: lá phổi, lá lách; quả: quả tim, quả thận)
BT3: Gọi hs lên bảng làm nhanh lấy điểm
BT4: Gv hướng dẫn, Hs thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Từ nhiều nghĩa
1.1. Phân tích ví dụ:
a. Ví dụ 1: Bài thơ: “Những cái chân”.
- Sự vật có chân: cái gậy, chiếc com-pa, cái kiềng, chiếc bàn.
- Nghĩa của từ “chân”:
(1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật, dùng để đi: đau chân...
(2) Bộ phận dưới cùng của một số vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân bàn...
(3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân đê...
(4) Địa vị, phần chỗ: có chân trong đội…
-> Từ “chân” là từ nhiều nghĩa.
b. Ví dụ 2: Các từ như com-pa, hoa hồng, toán, bút, xe máy... chỉ có một nghĩa.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/56)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2.1. Phân tích ví dụ:
a. Ví dụ:
Các nghĩa từ “chân”:
+ Nghĩa (1) là nghĩa gốc.
+ Nghĩa (2,3) là nghĩa chuyển.
-> Giữa các nghĩa có mối quan hệ với nhau.
=> Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
b. Lưu ý:
- Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Trong một số trường hợp (đặc biệt thơ văn) từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/56)
II. Luyện tập
1. BT1:
- Đầu: đau đầu, đầu đường, đầu gối, đứng đầu lớp …
- Mũi: mũi tẹt, mũi thuyền, mũi đất...
- Tay: đau tay, cánh tay, tay ghế, tay cờ...
2. BT2:
- Lá: lá gan, lá phổi, lá lách.
- Quả: Tim, thận.
3. BT3
a. Cân muối – muối dưa; cái bào – bào gỗ.
b. Chiên cá – ba con cá chiên, kho thịt – một nồi thịt kho.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
- Soạn bài mới: Lời văn, đoạn văn tự sự.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 05 Ngày soạn: 14/09/2013
Tiết: 18 Ngày dạy : 15/09/2013
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kỹ năng
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu lời văn và đoạn văn tự sự.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….)
2. Bài cũ: Em hãy nêu cách làm bài văn tự sự?
3. Bài mới: Những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu nhiều về văn tự sự. Tuy nhiên có một bài nữa liên quan cũng khá quan trọng. Đó là lời văn và đoạn văn trong văn tự sự. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu lời văn giới thiệu nhân vật
Gv treo bảng phụ ghi đoạn văn 1. Hs đọc.
Đoạn văn trên giới thiệu nhân vật nào?
Khi kể về Hùng Vương, tác giả đã kể những gì?
Ngoài Hùng Vương, đoạn văn còn giới thiệu nhân vật nào? Nhân vật ấy được kể ra sao?
- Gv treo bảng phụ ghi đoạn văn 2. Hs đọc.
Đoạn văn này giới thiệu nhân vật nào? Cách giới thiệu nhân vật đó có gì khác so với cách giới thiệu hai nhân vật Hùng Vương và Mị Nương?
… Khác: giới thiệu thêm tài năng của nhân vật.
Thảo luận: Qua hai đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật? Về hình thức thì những câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ, cụm từ nào?
-> Giới thiệu đầy đủ, ngắn gọn về một vài phương diện như: tên, lai lịch, tài năng, tính tình,… Câu văn thường sử dụng các từ: là, có,… Lời kể: kể theo ngôi thứ ba (Người ta gọi chàng là…).
* Hướng dẫn tìm hiểu lời văn kể việc
- Gv gọi 1 Hs đọc đoạn văn thứ 3.
Đoạn văn thứ 3 này kể về việc gì?
-> Cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Để kể về cuộc giao tranh giữa hai vị thần, người kể đã chú ý đến điều gì?
-> Hành động, việc làm của nhân vật.
Các hành động ấy được kể theo thứ tự ntn?
-> Kể theo thứ tự nguyên nhân, hành động, kết quả.
Vậy, lời văn kể việc có đặc điểm gì?
Gv gọi 3 Hs lần lượt đọc lại 3 đoạn văn.
* Hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn tự sự
Mỗi đoạn văn trên lần lượt biểu đạt ý chính nào? Những câu nào biểu đạt ý chính đó?
-> Đ1: Vua Hùng kén rể; Đ2: Hai chàng đến cầu hôn; Đ3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh.
Gv giảng: Những ý chính trên chính là chủ đề của đoạn văn. Để diễn đạt ý chính đó, người kể phải dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ.
Kể đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hs thực hiện.
Vậy, bài học hôm nay ta cần ghi nhớ những gì?
- Hs trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Gv cho Hs thảo luận theo nhóm bài 1, sau đó gọi đại diện của các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Hs khác nhận xét bài làm của bạn.
- Gv chữa bài.
Bt2:
Bt3, bt4: Gv hướng dẫn Hs thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
a. Tìm hiểu ví dụ
* Đoạn văn 1:
- Hùng Vương: Tên, lai lịch, tình cảm, nguyện vọng.
- Mị Nương: Tên, quan hệ, đặc điểm, tính nết.
* Đoạn văn 2:
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Lai lịch, tài năng.
b. Kết luận: Lời văn kể người giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tài năng, tính tình, ý nghĩa của nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc
a. Tìm hiểu ví dụ
* Đoạn văn 3:
- Thủy Tinh thua.
-> Nguyên nhân.
- Đem quân lên đánh Sơn Tinh.
-> Hành động.
- Nước ngập.
-> Kết quả.
b. Kết luận: Lời văn kể việc: Kể các hành động, việc làm, kết quả.
3. Đoạn văn
- Mỗi đoạn văn có một ý chính, diễn đạt thành một chủ đề.
- Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính.
* Ghi nhớ: (Sgk/59).
II. Luyện tập
Bt1:
a. Ý chính: tài chăn bò giỏi.
- Câu văn: “Cậu chăn bò rất giỏi.”
- Ý “giỏi” thể hiện qua các ý phụ:
+ Chăn suốt ngày từ sáng đến tối.
+ Dù nắng hay mưa.
b. Ý chính: Hai cô chị ác, hắt hủi Sọ Dừa. Cô Út hiền lành, đối xử với cậu rất tử tế.
c. Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.
Các câu sau thể hiện rõ ý trẻ con được thể hiện ra sao.
Bt2: - Câu a: sai
- Câu b đúng. Các sự việc sắp xếp theo trình tự hợp lí.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
- Ôn tập chuẩn bị viết bài số 1.
- Soạn bài mới: Thạch Sanh.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 05 Ngày soạn: 18/09/2013
Tiết: 19 - 20 Ngày dạy : 21/09/2013
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục đích kiểm tra
- Qua bài kiểm tra giúp Hs củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài văn kể chuyện.
- Vận dụng những kiến thức về văn tự sự để kể chuyện có nội dung, nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả…
- Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc, độc lập cho học sinh.
II. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra trên lớp, thời gian 90 phút.
III. Câu hỏi đề kiểm tra
Hãy đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em.
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Yêu cầu chung
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng văn bản có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự. Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng.
- Biết linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ kể, chuyển từ ngôi kể thứ 3 sang ngôi thứ nhất.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài: Nhập vai giới thiệu nhân vật Sơn Tinh (lai lịch, tài năng).
Thân bài
- Vua Hùng kén rể cho con gái, tôi và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn.
- Giới thiệu nhân vật Thủy Tinh. (Từ đâu tới, có tài năng gì…)
- Hai chúng tôi ngang tài, ngang sức; vua Hùng băn khuăn không biết chọn ai.
- Vua Hùng ra điều kiện cho chúng tôi bằng việc dâng sính lễ.
- Sính lễ là sản vật của núi rừng nên tôi dễ dàng kiếm được. Tôi mang đến trước, lấy được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau không giành được nàng nên hắn hô mưa gọi gió đánh tôi.
- Ròng rã mấy tháng, sức Thuỷ Tinh kiệt, đành rút quân.
Kết bài: Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh tôi nhưng đều thất bại.
1.0 đ
9.0 điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(2.0 điểm)
(1.0 điểm)
1.0 điểm
** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
File đính kèm:
- NV6 tuan 5.doc