Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 08 Tiết 29 Cây bút thần (truyện cổ tích trung quốc)

A. Mức độ cần đạt

Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cây bút thần”.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người.

- Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

 3. Thái độ

- Khâm phục tài năng của Mã Lương.

- Căm ghét những kẻ xấu xa, độc ác.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)

 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện Em bé thông minh? Nêu ý nghĩa của truyện?

 3. Bài mới: Là truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu loại kể về những con người thông minh, tài giỏi. “Cây bút thần” đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và cả người Việt Nam bao đời. Vậy câu chuyện hấp dẫn ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 08 Tiết 29 Cây bút thần (truyện cổ tích trung quốc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết: 29 Ngày dạy : 07/10/2013 HDĐT: CÂY BÚT THẦN (Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mức độ cần đạt Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cây bút thần”. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. - Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ - Khâm phục tài năng của Mã Lương. - Căm ghét những kẻ xấu xa, độc ác. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện Em bé thông minh? Nêu ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới: Là truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu loại kể về những con người thông minh, tài giỏi. “Cây bút thần” đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và cả người Việt Nam bao đời. Vậy câu chuyện hấp dẫn ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu chung Truyện cổ tích Cây bút thần là câu chuyện khá li kỳ, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành họa sỹ lừng danh với cây bút thần kỳ diệu, giúp dân diệt ác. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm. Gv đọc mẫu 1 đoạn, hs đọc tiếp nối hết văn bản. Phần Chú thích yêu cầu hs theo dõi Sgk Văn bản này có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn? -> Chia 5 phần. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào quen thuộc trong truyện cổ tích? -> Kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ, và luôn sử dụng tài năng của mình để làm việc thiện, chống lại cái ác. Vậy tài năng của Mã Lương là gì? Cậu đã làm những việc gì để bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác? Thảo luận: Tại sao Mã Lương lại vẽ cho dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc mà là cày, cuốc, đèn, thùng? -> Của cải con người hưởng thụ phải chính do con người làm ra mới có ý nghĩa. Mã Lương đã dùng bút thần chống lại tên địa chủ độc ác và tên vua tham lam như thế nào? Để đối phó với tên địa chủ, Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi, vẽ thang để trèo tường, vẽ tuấn mã phi như bay, vẽ cung tên để tiêu diệt kẻ thù độc ác. Với tên vua tham lam, Mã Lương vẽ ngược lại ý vua để làm nhục. Vẽ biển xanh gợn sóng mênh mông, vẽ thuyền buồm to đẹp để vua và triều thần dạo chơi. Nhưng khi thuyền vua ra giữa khơi, em “vẽ liên tục những đường cong lớn, biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền. Thuyền ngả nghiêng, bị chới với trong lớp sóng dữ.” Thảo luận: Cây bút thần là phương tiện giúp Mã Lương trổ tài. Vậy cây bút thần gợi cảm và lý thú ở những điểm nào? Gv: Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhân dân. Cây bút thần với những khả năng kỳ diệu là chi tiết lý thú và gợi cảm nhất. Đó là báu vật, là phương tiện thần kỳ, giống như đũa thần (Cô bé Lọ Lem), cây đèn thần (Alađanh và cây đèn thần), cây đàn thần (Thạch Sanh)… và nhiều chi tiết thần kỳ ở những chuyện cổ tích khác. * Tổng kết: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện? Từ những điều đã phân tích trên, nêu ý nghĩa truyện? -> Thể hiện công lý những người chăm chỉ, thông minh, tốt bụng sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam sẽ bị trừng trị. Gv: Trong truyện cổ tích, con người thường mơ tới những báu vật và phương tiện thần kỳ để có thể sáng tạo ra mọi thứ. Cây bút thần cũng là giấc mơ ấy của nhân dân. * Hướng dẫn Luyện tập: Câu 2: Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và liệt kê những truyện cổ tích đã học? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học I. Giới thiệu chung - Thuộc truyện cổ tích thần kỳ. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 5 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự 2.3. Phân tích a. Mã Lương – kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ - Có cây bút thần: có thể vẽ được vật có khả năng như thật. -> Chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kỳ ảo. => Phần thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có chí, khổ công học tập. - Vẽ dụng cụ cho những người nghèo trong làng: cày, cuốc … -> Công cụ hữu ích, giúp con người tạo ra của cải vật chất. - Dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác. -> Trừ hại cho dân. b. Hình ảnh Cây bút thần - Phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương. - Có khả năng kỳ diệu: Thực hiện công lý của nhân dân; ước mơ về khả năng kỳ diệu của con người. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung * Ý nghĩa văn bản: - Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác. - Khẳng định , về người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. - Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lý xã hội và những khả năng kỳ diệu của con người. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Đọc kỹ truyện, nắm nội dung bài học. - Soạn bài mới: Danh từ. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết: 30 Ngày dạy : 07/10/2013 DANH TỪ A. Mức độ cần đạt - Nắm được các đặc điểm của danh từ. - Nắm đựợc các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm danh từ: Nghĩa khái quát của danh từ; Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp). - Các loại danh từ. 2. Kỹ năng - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Sử dụng danh từ để đặt câu. 3. Thái độ: Nhận biết các loại danh từ để sử dụng chính xác. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Nêu những lỗi dùng từ thường gặp? Câu “Tôi bâng khuâng không biết phải nói với anh ấy chuyện này như thế nào cho phải” sai chỗ nào? Chữa lại cho đúng. 3. Bài mới: Ở bậc tiểu học các em đã được tìm hiểu thế nào là danh từ. Trong tiết học hôm nay, cô trò ta lại tiếp tục tìm hiểu về nó ở mức độ cao hơn. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Tìm hiểu đặc điểm của danh từ Gv treo bảng phụ ghi ví dụ Sgk/86 Em hãy tìm các danh từ có trong câu văn? Trong các danh từ đó, danh từ nào chỉ người, danh từ nào chỉ vật? Gv giới thiệu danh từ chỉ hiện tượng (mưa, gió…), danh từ chỉ khái niệm (vệ sinh, lao động…) Vậy thế nào là danh từ? Hs đọc ghi nhớ ý 1 mục I Hãy kể các danh từ mà em biết trong lớp học này? Trong cụm từ “Ba con trâu ấy” danh từ đứng ở vị trí nào? Từ đứng trước và sau thuộc từ loại gì? -> Danh từ đứng giữa, từ đứng trước là số từ (từ chỉ số lượng), từ đứng sau gọi là chỉ từ (từ chỉ vị trí). Ngoài từ “ấy” thì danh từ “con trâu” còn có thể kết hợp với các từ “này, kia, đó”… ở phía sau. Vậy danh từ có khả năng kết hợp ntn? Ghi nhớ ý 2. Gv chép ví dụ lên bảng. Chỉ ra danh từ và xác định chủ ngữ - vị ngữ trong hai câu trên? Danh từ giữ chức vụ gì trong câu? Nếu làm vị ngữ thường có từ gì đứng trước? Gọi hs đọc ghi nhớ ý 3 mục I/Sgk. Từ các ví dụ vừa phân tích, em hãy nêu các đặc điểm của danh từ? Hs trả lời, Gv chốt ý Ghi nhớ. * Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật Gv treo bảng phụ ghi ví dụ Sgk/86, gạch chân các từ “con, viên, thúng, tạ”. Nghĩa của các danh từ được gạch chân có gì khác nghĩa của các danh từ đứng sau? -> Danh từ được gạch chân chỉ đơn vị tính đếm, đo lường về người, vật. Danh từ đứng sau chỉ sự vật. Vậy, danh từ chia thành mấy loại? Là loại nào? Thử thay thế các danh từ “con, viên, thúng, tạ” lần lượt bằng các danh từ “chú, ông, rá, cân”, nhận xét xem trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không? Vậy danh từ chỉ đơn vị lại được chia làm mấy loại? Thảo luận: Vì sao có thể nói “Nhà có 3 thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”? -> Vì khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng nữa. Còn khi sự vật chỉ được tính đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả, bổ sung về lượng. Từ đó em thấy danh từ chỉ đơn vị quy ước lại có thể chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Gọi Hs liệt kê thêm một số danh từ chỉ đơn vị chính xác và một số danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Vậy danh từ được chia làm mấy loại? Mỗi loại được phân chia cụ thể như thế nào? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập BT1: Gọi Hs đứng tại chỗ làm. Danh từ chỉ sự vật như “lợn, gà, mèo, bàn, ghế”... Vd: “Nhà em có hai con mèo mun rất dễ thương”. BT2,3: Gọi Hs lên bảng làm. Đứng trước danh từ chỉ người: “ngài, viên, bác, cháu, ông”…; Đứng trước danh từ chỉ vật: “Quyển, quả, pho, tờ, chiếc, cái, con”...; Danh từ chỉ đơn vị chính xác: “Tạ, tấn”…; Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: “bó, vốc, gang, đoạn, nắm…” BT4,5: Về nhà làm Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Hướng dẫn Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung 1. Đặc điểm của danh từ 1.1. Phân tích ví dụ a. Khái niệm - “Vua” -> Danh từ chỉ người. - “Làng, thúng, gạo nếp, con, trâu đực” -> Danh từ chỉ vật. b. Khả năng kết hợp Ba con trâu ấy Số từ danh từ chỉ từ c. Chức vụ - Em tôi / ngoan ngoãn, học giỏi. CN VN - Nam / là lớp trưởng. CN VN 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/86) 2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 2.1. Phân tích ví dụ - “Con, viên, thúng, tạ” -> Danh từ chỉ đơn vị. - “Trâu, quan, gạo, thóc” -> Danh từ chỉ sự vật. * Thay thế các danh từ chỉ đơn vị: - “Con” -> “chú”. - “Viên” -> “ông”. -> Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi. => Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. - “Thúng” -> “rá”. - “Tạ” -> “cân”. -> Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi. => Danh từ chỉ đơn vị quy ước. * Danh từ chỉ đơn vị quy ước chia làm 2 nhóm: - Danh từ chỉ đơn vị chính xác. - Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/87) II. Luyện tập Bt1. Bt2,3. a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ngài, viên, người, em ……… b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, tờ, chiếu, cây………… III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài tập, làm hoàn thiện Bt. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu. - Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết: 31 Ngày dạy : 12/10/2013 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN A. Mức độ cần đạt - Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn. - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị 2. Kỹ năng: - Lập dàn bài kể chuyện. - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc. - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức tập nói một câu chuyện hoàn chỉnh trước đám đông. C. Phương pháp Vấn đáp… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs. 3. Bài mới: Tiết học hôm nay các em sẽ được thực hành kể chuyện. Vậy muốn kể chuyện thành công phải làm như thế nào? Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs luyện nói * Gv chép đề lên bảng, nêu yêu cầu và hướng dẫn Hs thảo luận nhóm. Hs phát biểu về đề 1: Tự giới thiệu về bản thân. Dựa vào dàn bài trong Sgk, chia tổ và cho Hs lần lượt tự phát biểu với nhau. * Hs luyện nói trong nhóm sau đó nói trước lớp Chọn một số Hs nói trước lớp, Gv nhận xét, cho điểm những bài khá. * Gv nhận xét bài nói của Hs; uốn nắn và sửa chữa để Hs nói tốt hơn những lần sau. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà làm. I. Luyện nói Đề bài: “Tự giới thiệu về bản thân” Mở bài: Lời chào và lý do tự giới thiệu. Thân bài: - Tên, tuổi… - Gia đình gồm những ai… - Công việc hằng ngày… - Sở thích và nguyện vọng… Kết bài: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Luyện nói theo nhóm Luyện nói trước lớp II. Hướng dẫn tự học - Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể tùy thích. - Tập nói trước gương theo dàn bài đã lập. - Soạn bài mới. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết: 32 Ngày dạy : 12/10/2013 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ A. Mức độ cần đạt - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kỹ năng - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ: Nhận biết ngôi kể trong văn bản tự sự để sử dụng phù hợp. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? Từ những đặc điểm đó, hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Thạch Sanh? 3. Bài mới: Trong văn tự sự, ngoài việc tìm hiểu về sự việc, nhân vật, ngoài việc học cách viết lời văn, đoạn văn tự sự sao cho khéo léo, mạch lạc, rõ ràng thì việc tìm hiểu về ngôi kể trong văn tự sự sao cho phù hợp cũng là một yêu cầu quan trọng, cần thiết giúp các em linh hoạt trong việc kể chuyện. Để tìm hiểu về ngôi kể trong văn tự sự, cô trò ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự Gọi Hs đọc đoạn văn 1 và 2 trong Sgk. Hãy xác định ngôi kể trong hai đoạn văn? Vì sao em nhận ra ngôi kể đó? - Khi người kể trực tiếp kể và xưng “tôi” có nghĩa là kể theo ngôi thứ nhất. - Khi người kể không trực tiếp kể mà dấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên là kể theo ngôi thứ ba. Vậy ngôi kể có đặc điểm gì? Trong hai ngơi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể nào người kể chỉ kể được những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua? Ngôi kể thứ 3 có thể kể tự do; ngôi kể thứ nhất bị hạn chế hơn. Vậy thế nào là ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ 3? Hs trả lời, Gv chốt ý. Đoạn 1 có thể đổi ngôi kể được không? Không thể đổi ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ nhất và xưng tôi. Nếu đổi như thế sẽ không đảm bảo nội dung câu chuyện, hơn nữa không thể tìm một người nào có thể có mặt ở mọi nơi như vậy. Khi xưng tôi, người kể chỉ kể được những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thấy, những điều mà người ngoài không thể biết được. Cho Hs đổi ngôi kể thứ nhất ở đoạn 2 sang ngôi kể thứ 3, sau đó yêu cầu nhận xét đoạn văn. -> Có thể thay đổi ngôi kể trong đoạn, bởi kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba vẫn đảm bảo nội dung cần diễn đạt. Ở đoạn 2, nhân vật “tôi” có phải là tác giả không? Em có nhận xét gì khi người kể xưng “tôi”? -> Ở đoạn 2 “tôi” là Dế Mèn, không phải Tô Hoài. Và không phải hễ xưng “tôi” thì tôi là tác giả. Qua đó em rút ra bài học gì khi lựa chọn ngôi kể? Vậy, thế nào là ngôi kể? Ngôi kể có vai trò như thế nào trong văn tự sự? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập BT1,2: Thay đổi ngôi kể, nhận xét - Khi thay “tôi” bằng “Dế Mèn”, đoạn văn có sắc thái khách quan. Nhưng điểm hạn chế đó là những ý nghĩ của Dế Mèn mang tính phỏng đoán, không chắc chắn. - Khi thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Nhưng đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan vốn có. BT4: Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất là vì: BT3,5,6: Làm miệng Gọi 1 Hs đọc phần Đọc thêm. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học I. Tìm hiểu về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 1. Phân tích ví dụ a. Khái niệm ngôi kể - Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ 3. - Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất. b. Đặc điểm của ngôi kể - Ngôi thứ 3: + Người kể dấu mình đi. + Gọi sự vật bằng chính tên của chúng. + Cách kể tự do, linh hoạt, đảm bảo tính khách quan. - Ngôi thứ nhất: + Người kể xưng “tôi”. + Trực tiếp nói ra cảm nghĩ của mình. + Hạn chế: Nội dung được kể là suy nghĩ, hiểu biết của cá nhân. c. Lưu ý - Đoạn 1: Không thể thay đổi. Nếu xưng “tôi” nội dung câu chuyện sẽ lệch lạc. - Đoạn 2: Có thể đổi ngôi kể, vì khi đổi nội dung, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ buộc người kể phải dấu mình đi thôi. 2. Ghi nhớ: (Sgk/89) II. Luyện tập Bt1,2: - Khi thay “tôi” bằng “Dế Mèn”, đoạn văn có sắc thái khách quan. Nhưng điểm hạn chế đó là những ý nghĩ của Dế Mèn mang tính phỏng đoán, không chắc chắn. - Khi thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Nhưng đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan vốn có. Bt4: Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất là vì: - Người kể là tập thể nhân dân. - Đảm bảo tính khách quan và sự bền vững của những sự việc. -> Đây là những yêu cầu quan trọng của văn học dân gian. III. Hướng dẫn tự học - Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. - Làm hoàn thiện các bài tập vào vở. - Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docNV6 tuan 8.doc