A. Mục tiêu cần đạt
1, Kiến thức: - Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
- Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình
3, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc kể truyện
B. Phương pháp: Vấn đáp, Phân vai, Nêu và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài, học bài theo yêu cầu của giao viên
D. Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức:1/
2.Ktra bài cũ (3/): Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới: 1/
* Giới thiệu bài: Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào ? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1, 2, 3, 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2011
Tuần:1 Tiết:1
~ Truyền Thuyết ~
A. Mục tiêu cần đạt
1, Kiến thức: - Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”
- Chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng , kì ảo trong truyện
- Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc, giống nòi của mình
3, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc kể truyện
B. Phương pháp: Vấn đáp, Phân vai, Nêu và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài, học bài theo yêu cầu của giao viên
D. Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức:1/
2.Ktra bài cũ (3/): Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới: 1/
* Giới thiệu bài: Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào ? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn Đọc-Tìm hiểu chung. (10/)
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm truyền thuyết, các từ khó và bố cục văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích giáo khoa/ trang 7
(?) Thế nào là truyền thuyết ?
GV đọc mẫu , hướng dẫn học sinh đọc
Truyện được chia làm đọan ? Giải thích các chú thích 1,2,3,5 và 7
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết truyện. (20/)
Mục tiêu: Hiểu rõ hình dáng, nguồn gốc của nhân vật Âu Cơ và Long Quân-cuộc kết duyên kì lạ dẫn đến hình thành nguồn gốc dân tộc thật cao quý.
Phương pháp: Vấn đáp, phân vai, nêu vấn đề.
Tìm chi tiết thể hiện nguồn gốc ,hìng dáng , nơi sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
Hai nhân vật này là con cháu của những bậc ntn so với người thường ?
Sức khỏe của thần ntn ? Thần đã giúp dân và dạy dân những điều gì ? Các chi tiết kì ảo có giá trị ntn ?
Lạc Long Quân và Âu cơ đã gặp nhau ntn ?
Chuyện sinh nở của âu cơ có gì kì lạ ?
Chi tiết nào kì lạ ? có tính chất ra sao ?
* Gia đình Lạc Long Quân phát triển ra sao?
Vì sao 2 vị thần lại chia tay nhau ?
( liên hệ 54 dân tộc việt nam )
Con trưởng Âu cơ được tôn làm gì ? Và lấy hiệu ra sao ?
Vậy người Việt Nam là con cháu của ai ? khi nhắc đến cội nguồn ta thường tự xưng ntn?
Ta phải có thái độ ntn về tổ tiên và về cội nguồn dân tộc ?
I .Tìm hiểu chung
1. Định nghĩa truyền thuyết
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
2. Chú thích (sgk)
* Bố cục :
Chia ba đọan
Đọan 1 : Từ đầu ……… Long Trang
Đọan 2 : Tiếp ……… lên đường
Đọan 3 : Còn lại
II. Đoc – Tìm hiểu chi tiết:
1: Nguồn gốc , hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
* Lạc Long Quân
Con thần long nữ , mình rồng ,ở dưới nước
*Âu Cơ :Họ thần nông , xinh đẹp ở núi cao [ chi tiết kì ảo , dòng dõi thần thánh
Nguồn gốc thiêng liêng cao quý .
Sức khỏe vô địch ,diệt trừ các yêu quái
Dạy dân trồng trọt , chăn nuôi , ăn ở
[ tài giỏi , thương dân
2: Cuộc kết duyên kì lạ
Họ lấy nhau .
Sinh ra một cái bọc trăm trứng .
Nở 100 con trai hồng hào , đẹp đẽ , lớn như thổi và khỏe mạnh như thần
[chi tiết hoang đường – phát triển mạnh mẽ có sức sống mãnh liệt
Họ chia tay nhau
50 con theo cha xuống biển .
50con theo mẹ lên non .
[caiquản ,xây dựng mở mang mọi miền đất nước
3: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Con trưởng [ làm vua – hiệu Hùng Vương – nước Văn Lang
người việt nam là con cháu vua hùng . tự xưng là “CRCT”
[ tự hào về nguồn gốc , dòng giống .
III / Ghi nhớ :
Sgk /
Hoạt động 3 : Tổng kết- luyện tập (7/)
Thảo luận : Học xong truyện “ CRCT” em rút ra được ý nghĩa của truyện ntn ?
Sau đó cho hs đọc to , rõ ràng phần ghi nhớ
Cho hs thực hiện các bài tập 1,2 sgk / 8
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài. (3/)
-Trong truyền thuyết “ CRCT” chỗ nào là chỗ cốt lõi lịch sử ?
-Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của nó .
- Học thuộc phần ghi nhớ sgk / 8
- Về nhà đọc văn bản “ Bánh Chưng , Bánh Giầy”
*************************************************
Ngày soạn 10/08/2011
Tuần 1 Tiết 2
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
~Truyền thuyết~
(Hướng dẫn đọc thêm)
A.Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:- Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện
Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc kĩ tóm tắt truyện và tự học ngữ văn
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn trời đất, tổ tiên
B. Phương pháp: Vấn đáp; Gợi mở
C. Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức:1/
2.Kiểm tra bài cũ: 5/
- Thế nào là truyện truyền thuyết ?
- Hãy kể diễn cảm truyện “CRCT” Nêu ghi nhớ?
3.Bài mới: Vào bài (1/) Người Việt Nam chúng ta có rất nhiều những truyền thống, phong tục tốt đẹp. Một trong những truyền thống tốt đẹp đó chính là tục làm bánh ngày tết. Vậy nguồn gốc của phong tục đẹp đó có từ khi nào?..................
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – Tìm hiểu chung. (10/)
Mục tiêu: Học sinh hiểu nghĩa của một số từ khó.
Học sinh biết cách chia bố cục của một văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, Gợi mở…
Gv đọc mẫu – hs đọc lại theo các đoạn của truyện ? Đặt tiêu đề cho các đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chi tiết: (20/)
Mục tiêu: Hiểu dụng ý của Hùng Vương và ý nghĩa của truyện.
Phương pháp: Vấn đáp, Nêu vấn đề…
Mời h/s giải nghĩa các từ ở phần chú thích?
Hướng dẫn h/s thảo luận, trả lời một số câu hỏi ở phần đ h v bản :
Vua Hùng chon người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? nhà vua chọn người với ý định ra sao và bằng hình thức nào ?
Theo em cuộc thi tài có ý nguyện gì ?
(NT tiêu biểu trong truyện dân gian)
Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần?
Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu làm bánh ?
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêuđược cho để tế trời , đất , Tiên Vương?
Hoạt động 4: Tổng kết – luyện tập (5/)
Vì sao Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vua? Qua đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta?
Em hãy nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết” bánh chưng , bánh giầy”?
thảo luận ý nghĩa của phong tục ngày tết làm bánh chưng , bánh giầy?
Học xong truyện em thích nhất chi tiết nào?
I: Đọc – Tìm hiểu chung:
*Giải thích từ khó :sgk
*, Bố cục: Gồm : 3 đoạn
Đoạn 1:từ đầu………… chứng giám
Đoạn 2:tiếp ………. Hình tròn
Đoạn 3:còn lại
II, Đọc – Hiểu văn bản
1:Hùng Vương và câu đố của vua
_ Hoàn cảnh: đất nước thái bình ,dân ấm no
_Chí của vua: lo cho dân nước ( đoán được )
_Ý của vua :cầu gì ( không đóan được )
2: Cuộc thi tài
_ Tạo tình huống để các nhân vật bộc lộ phẩm chất , tài năng "sự hồi hộp , hứng thú
_ Ông là người thiệt thòi nhất . Hiểu được nghề nông-cần mẩn- chăm chỉ trong việc đồng áng.
_ hạt gạo quí nhất nó nuôi sống con người và do con người làm ra
_ để lang liêu tự bộc lộ tính trí tuệ , khả năng của mình [mới xứng đáng
_ phản ánh quan niệm của người xưavề vũ trụ: trời hình tròn , đất hình vuông
$ $
Bánh giầy Bánh chưng
[ đồng thời đề cao tín ngưỡng thờ trời , đất và tổ tiên
_ Lang Liêu làm vừa ý vua cha "nối ngôi
[mơ ước có vị vua co “đức – tài – trí “
III: Ghi nhớ (sgk)
IV: Luyện tập
Số 1(12)
_ đề cao nghề nông
_ đề cao sự thờ kính trời , đất , tổ tiên
Số 2(12)
Hs nêu ý nghĩa _ gv nhân xét
Hoạt động5: Hướng dẫn về nhà: (3/)
- Cho học sinh kể về các biểu tượng có ý nghĩa trời và đất mà em biết (công trình kiến trúc ) và sáng tạo văn hóa
- Kể truyện diễn cảm
- Học thuộc ghi nhớ sgk 12
- Soạn “Từ và Cấu Tạo của Từ Tiếng Việt”
*****************************************************************
Ngày soạn:11/08/2011
Tuần :1 Tiết : 3
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:Giúp h/s hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng việt cụ thể là khái niệm về từ , từ đơn , từ phức .
Kĩ năng : H/s nhận biết và đếm được chính xác số lượng từ ở trong câu . Hiểu được nghĩa từ ghép trong TV.
B.Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
C.Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp : (1/)
2.Kiểm tra bài cũ: (3/) Em hãy nêu ghi nhớ của truyện Bánh Chưng , Bánh Giầy ?
3.Bài mới: Lời vào bài (1/) Khi chúng ta nói hoặc viết có nghĩa là chúng ta đang sử dụng từ, vậy từ nó được cấu tạo như thế nào…….
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức(15/)
Mục tiêu:Giúp học sinh hình thành khái niệm về từ và cấu tạo của từ.
Phương Pháp: Vấn đáp, gợi mở…
Gv cho h/s thực hiện yêu cầu Vd1:
Em hãy đọc vd và cho biết trong vd có bao nhiêu tiếng ? Có bao nhiêu từ ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn phân loại từ(13/)
Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng và phân loại được từ đơn, từ phức. Biết cho ví dụ.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở….
Tiếng và từ có gì khác nhau ?
Qua tìm hiểu ví dụ có mấy loại từ ?
Đó là những loại từ nào cho ví dụ ?
Ntn là từ đơn ? Từ phức ?
Từ láy và từ ghép có cấu tạo giống nhau và khác nhau ntn ? cho ví dụ ?
( Thảo luận )
Cho hs đọc to , rõ ghi nhớ sgk !
Cho hs đọc câu văn .
a/ Từ nguồn gốc , con cháu thuộc kiểu từ gì ?
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập(9/)
b/ TÌm từ đồng nghãi với từ nguồn gốc ?
c/ Tìm từ ghép chỉ quan hệ gia đình ?
Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
Em hãy điền từ thích hợp ?
Giải nghãi từ láy in đậm ?
Thi tìm nhanh các từ láy ?
I: Từ là gì ?
1/ Ví dụ :
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ănở .
Câu trên có 12 tiếng :
Có 9 từ : 6 từ đơn
3 từ phức
2 / Ghi nhớ 1 : sgk
II, Phân loại từ .
1, Ví dụ:
Có hai loại từ : Từ đơn và từ phức
a/ Lập bảng phân loại .
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ,đấy,nước,ta,chăm,
nghề,và,có,tục,ngày,tết,
làm
Từ phức
Từ ghép
Bánh chưng , bánh giầy , chăn nuôi
Từ láy
Trồng trọt
b/ Cấu tạo của từ ghép và từ láy
_ Từ đơn : Chỉ có 1 tiếng có nghĩa vd : mưa , gió
_ Từ phức : Có hai tiếng trở nên ghép lại có nghĩa tạo thành
Từ phức có từ ghép và từ láy .
* Giống nhau : Trong mỗi từ đều có ý nhất một tiếng có nghĩa .
* Khác nhau : - Từ ghép được tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau .
- Từ láy : Tạo ra bằng cách có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng với nhau .
2/ Ghi nhớ . : sgk
III: Luyện tập .
Bi 1
a/ Từ ghép ( từ phức )
b/ Cội nguồn , gốc gác
c/ Cậu mợ , cô gì , chú cháu ………..
Bi 2
_ Anh chị , cha mẹ, ông bà, cậu mợ , chú thím,
_ Cha anh , chị em , bà cháu , bác cháu …
Bi 3
_ Bánh rán , bánh nướng
_ Bánh nếp , bánh tẻ , bánh gai , bánh tôm
_ Bánh dẻo , bánh xốp
_ Bánh gối
Bi 4
Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người à nức nở , sụt sịt , rưng rức , tỉ tê ……
Bi 5
a/ Tả tiếng cười : Khanh khách , sằng sặc , hô hố , ha hả ….
b/ Tả tiếng nói : Khàn khàn , thỏ thẻ , léo nhéo , lanh lảnh , ồm ồm
c/ Tả dáng điệu : Lả lướt , thướt tha , khệ nệ , nghênh ngang , ngông nghênh .
Hoạt động 4 Hướng dẫn học bài. (3)
Cho hs nhắc lại 2 ghi nhớ – cho ví dụ.
Học bài kĩ , cho ví dụ
Soạn “giao tiếp , văn bản phương thức biểu đạt”
********************************************************
Ngày soạn 11/08/2011
Tuần:1 Tiết : 4
GIAO TIẾP,VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A: Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:Huy động kiến thức của hs về loại văn bản mà hs đã biết
Hình thành sơ bộ khái niệm văn bản , mục đích giao tiếp, phương thích biểu đạt
Kĩ năng: H/s cần nắm được 2 khái niệm trong phần ghi nhớ : văn bản và biểu đạt
B: Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
C: Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức (1/)
2.Kiểm tra bài cũ: (5/) - Phân biệt tiếng và từ cho ví dụ ?
-Phân biệt từ đơn và từ phức ? nêu các loại từ phức cho ví dụ ?
3.Bài mới: Vào bài (1/) Khi ta muốn người khác hiểu được nguyện vọng của mình hoặc một mục đích nào đó thì ta phải nói ra cho người khác hiểu, khi đó chính là ta đang……..
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1:Hình thành kiến thức (15/)
Mục tiêu: Hiểu đặc điểm chung của văn bản và phương thức biểu đạt.
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp
Gv mời hs đọc các ví dụ và trả lời các câu hỏi a, b, c, ?
Quá trình đó gọi là gì ? Vậy giao tiếp là ntn ? ( thảo luận )
(?)Hai câu 6 và8 có quan hệ với nhau ntn ?
( Vần điệu – hình thức ) _ Câu sau giải thích làm rõ câu trước ( Nội dung )
Lời phát biểu của thầy Hiệu Trưởng có phải là văn bản không? Vì sao?
Bức thư có phải là văn bản không?
Các loại nêu trên có phải là văn bản không ?
Vậy văn bản là gì ?
[Là chuỗi lời nói hay bài viết có chủ đề thống nhất , mạch lạc . Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận biết kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.(10/)
Gv cho hs lập bảng chia phương thức biểu đạt gv có thể dùng bảng phụ .
(?) Có tất cả mấykiểu văn bản ?Hãy nêu từng loại văn bản và cho ví dụ ?
a: Tự sự : Trình bày diễn biến sự việc
Vd : Thánh gióng , Tấm Cám.
b: Miêu tả :tái hiện trạng thái sự vật , con người .
Vd : Tả người , tả thiên nhiên , sự vật
c: Biểu cảm : bày tỏ tình cảm , cảm xúc
Vd : Bài thơ cảnh khuya(HCM)
d: nghị luận :Nêu ý kiến đánh giá , bàn bạc .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (10/)
Vd :” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
đ: thuyết minh :giới thiệu đặc điểm , tính chất , phương pháp
Vd : giới thiệu về các sản phẩm sữa , thuốc ……
e: hành chính – công vụ : trình bày ý muốn , quyết định nào đó , thể hiện quyền hạn , trách nhiệm giữa người và người .
I: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1: Văn bản và mục đích giao tiếp .
a/ Em cần phải nói và viết ra thì người khác mới biết
b/ Nói , viết phải có đầu có đuôi . Cụ thể là phải rõ ràng chính xác và mạch lạc
[ Là hoạt động truyền đạt , tiếp nhận tư tưởng , tình cảm bằng phương tiện ngôn từ
c/Câu ca dao là lời khuyên nhủ cầu phải có tư tưởng , lập trường vững vàng .
[ Câu ca dao là một văn bản gồm 2 câu
d/ Là một văn bản ( văn bản nói ) Đó là một chuỗi lời liên kết với nhau có chủ đề.
đ/ Là văn bản viết ( Thể thức có cấu trúc hoàn chỉnh có nội dung thông báo )
e/ Tất cả đều là văn bản ( chúng có mục đích , yêu cầu thông tin , có thể nhất định)
[Là chuỗi lời nói hay bài viết có chủ đề thống nhất , mạch lạc . Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
2, Ghi nhớ : sgk/ 14
II, Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
1, Các kiểu văn bản:
- Có 6 kiểu văn bản : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận , thuyết minh , hành chính – công vụ
2, Phương thức biểu đạt của văn bản :
* Ví dụ :
_ Hành chính – công vụ
_ Tự sự
_ Miêu tả
_ Thuyết minh
_ Biểu cảm
_ Nghị luận
3, Ghi nhớ : SGK
III,Luyện tập :
Bài tập 1/17-18 : xác định
a: Tự sự
b: Miêu tả
c: Nghị luận
d:biểu cảm
đ: tuyết minh
Bài tập 2 / 18
Văn bản “CRCT” Thuộc kiểu tự sự
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (3/)
- Cho hs nhắc lại ghi nhớ sgk .
- Học bài kĩ , làm bài tập còn lại sgK
- Soạn “Thánh Gióng”
Ngày soạn:15/08/2011
Tuần: 2 Tiết: 5
THÁNH GIÓNG
~ Truyền thuyết ~
A: Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của chuyện Thánh Gióng
Thánh Gióng phản ánh khát vọng và mơ ước của nhân dân về sức mạnh kì diệu lớn lao trong cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước .
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng lịch sử chống giặc . Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ , Kính yêu những anh hùng có công với non sông , đất nước .
Kĩ năng: kể lại được chuyện này .Phân tích và cảm thụ những mô típ tiêu biểu trong truyện dân gian
B. Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức: (1/)
2.Kiểm tra bài cũ : 3/
Giao tiếp và văn bản là gì ?
Có mấy kiểu văn bản ? Nêu và cho ví dụ ?
3.Bài mới: (1/) Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về những trang sử hào hùng của mình, luôn có những người anh hùng ………
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung (10/)
Mục tiêu: Học sinh hiểu nghĩa một số từ khó, biết cách xác định bố cục, biết tóm tắt nội dung chính.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở…..
Hướng dẫn hs giải nghĩa các từ khó !
Gv đọc mẫu – hs đọc tiếp :
Truyện chia làm mấy đoạn ? Đặt tiêu đề cho các đoạn
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết của truyện. (20/)
Mục tiêu: Xác định nhân vật chính, nguồn gốc và sự ra đời kì lạ của Gióng, chi tiết nghệ thuật và ý nghĩa hình tượng Gióng.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyêt vấn đề, gợi mở……….
Truyện Thánh Gióng có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính ? Chi tiết nào liên quan đến sự ra đời của Gióng ?
Em có nhận xét gì về sự ra đời của Gióng?
Những chi tiết nào tiếp tục nói lên sự kì lạ của cậu bé ?
Các chi tiết kì lạ này đã nhấn mạnh điều gì ? Và có ý nghĩa ntn ?
Khi Tgióng biết nói cậu đã ăn ntn? Ai đã trợ giúp nuôi Gióng
Em hy kể chi tiết Gióng lớn lên và đánh giặc ntn ?
(?) Truỵên kể rằng sau khi đánh tan giặc “Đánh xong tráng sĩ 1 mình 1 ngưa bay lên trời” Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Hoạt động 4:Hướng dẫn tổng kết (7/)
HS thảo luận nhóm:
(?)Hình tượng TG cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân?
I/ Đọc - Tìm hiểu chung
* Giải nghĩa chú thích.(sgk)
* Bố cục :
* Chia đoạn : 4 đoạn
Đoạn 1: từ đầu …………… nằm đấy
Đoạn 2: tiếp ………… cứu nước
Đoạn 3: tiếp …………… lên trời
Đoạn 4: còn lại
II/ Đọc – Tìm hiểu chi tiết
1 : Cậu bé làng Gióng được sinh ra kì lạ.
Mẹ ướm thư bàn chân – thụ thai – 12 tháng sinh Gióng .
. Ba tuổi không nói – cười – đi
. Có giặc Âu[ biết nói [ đòi đi đánh giặc [ Chi tiết kì lạ , hoang đường .
. Gióng đòi ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt để đánh giặc cứu nước
* Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước được đặt lên đầu tiên đối với người anh hùng
2: Sự trưởng thành của Gióng .
. An rất nhiều .
. Bà con làng xóm giúp đỡ
[Anh hùng lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của nhân dân .
3: Gióng đánh giặc và trở về
- Vươn vai một cái thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt
- Tráng sĩ mặc áo giáp sắt … đến nơi có giặc
- Roi sắt bị gãy… quật vào quân giặc
- Đánh xong tráng sĩ 1 mình 1 ngưa bay lên trơì
* Là người anh hùng làm việc nghĩa vô tư , không màng danh lợi
III/ Tổng kết :
Ghi nhớ : sgk/23
- Nắm được nội dung văn bản .
- Biết tóm tắt văn bản
- Soạn bài “ Từ mượn”
Hoạt động 5 Hướng dẫn học bài. (3/)
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Tập tóm tắt lại truyện.
Soạn bài Từ Mượn
****************************************************************
Ngày 15/08/2011
Tuần: 2 - Tiết: 6
TỪ MƯỢN
A: Mục đích yêu cầu
Kiến thức: -Học sinh hiểu được thế nào là từ mượn
Kĩ năng: - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý khi nói , viết
B. Phương Pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề……
C. Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp (1/)
2.Kiểm tra bài cũ : (5/)
- Hãy kể lại ( diễn cảm ) văn bản Thánh gióng ?
- Nêu ý nghĩa ( ghi nhớ ) của truyện thánh gióng ?
3.Bài mới: (1/) Theo đà phát triển của xã hội hiện đại, nền kinh tết hội nhập sẽ kéo theo cả sự phát triển cả về ngôn ngữ. Đôi khi sự phát triển của ngôn ngữ không thể bắt kịp…..
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:Hướng dẫn hình thành kiến thức (25/)
Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là từ thuần việt, thế nào là từ mượn, nguyên nhân mượn từ….
Hiểu nguyên tắc mượn từ và cách viết từ mượn…….
Biết nêu ví dụ…..
Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề….
Trong tiếng việt có hai lớp từ : từ thuần việt và từ mượn
Dưạ vào chú thích ở bài Thánh Gióng , hãy giải thích từ trượng và từ tráng sĩ?
- Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu ?
- Trong số những từ mượn dưới đây từ nào được mượn từ tiếng hán ? từ nào mượn các ngôn ngữ khác ?
- Nhận xét về cách viết từ mượn ?
- Ntn là từ thuần việt , từ mượn , cho ví dụ? Từ muợn quan trọng nhất của
tiến g việt là từ mượn tiếng những nước nào? ( thảo luận)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (10/)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh….
Phương pháp: gợi mở, giải thích…..
Ghi lại các từ mượn có trong những câu đưới đây , cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ ) nào?
Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ hán việt ?
Hãy kể một số từ mượn ?
Các cặp từ dưới đây , có thể dùng chúng trong những hòan cảnh nào ?
Cho hs viết chính tả để phân biệt âm n/l vàs
I: Từ thuần việt và từ mượn
1: Ví dụ
a/ Trượng : Đơn vị đo lường dài 10 thước TQ cổ ( 3,33 m)
Tráng sĩ : Người có sức lực cường tráng , chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn
b/ Đây là từ mượn của tiếng hán ( tq)
c/ Từ mượn từ tiếng hán : Sứ giả , giang sơn ,gan . mượn ngôn ngữ ấn –âu : ra đi ô in ter net
gốc ấn âu được việt hóa ở mức cao như Tviệt : tivi xà phòng ga bơm …
d/ Từ mượn được thuần hóa cao viết như thuần việt : Mít tinh , ten nít ,xô viết
từ mượn chưa được thuần hóa hòan tòan khi viết phải gạch ngang :Bôn –sê -vích
2: Ghi nhớ 1
Học sách giáo khoa /25
II Nguyên tắc của từ mượn
1: Ví dụ
- Mượn từ : Làm giàu ngôn ngữ dân tộc
- Hạn chế mượn từ: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp nếu mượn một cách tùy tiện
2: Ghi nhớ : 2 học sgk
III: Luyện tập
Số 1/26
a/ Hán việt :Vô cùng , ngạc nhiên , tự nhiên ,sính lễ
b/ Hán việt: Gia nhân
c/ Anh : Pốp mai- cơn –giắc – sơn , in tơ nét
Số 2 /26
a/ Khán giả : Khán"xem ; giả " người
- độc giả : Độc "đọc ; giả" người
b/ Yếu điểm : Điểm quan trọng
Yếu : quan trọng ; điểm " điểm
Yếu lược : Yếu là quan trọng
lược là tóm tắt
Yếu nhân : Yếu : quan trọng
nhân là người
Số 3/ 26
a/ Lít , ki lô gam , ki lô mét , mét
b/ Ghi đông , pê đan , gác đờ bu , xích
c/ Ra-đi-ô , vi-ô-lông……
Số 4/26
* Phôn , fan ,nốc ao
Dùng trong hòan cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè , người thân , có thể viết trong những tin trong báo
Ưu điểm : ngắn gọn
Nhược điểm : không trang trọng , không phù hợp trong giao tiếp chính thức
Số 5/26
-Lúc,lên, lớp , lửa ,lại , lập lòe,
Núi , nơi , này
-Sứ giả , tráng sĩ , sắt , sóc sơn
Về nh học bi v lm những bi tập cịn lại. -
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài (3/)
Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Làm nốt bài tập.
Chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự”
**********************************************************
Ngày soạn: 16/08/2011
Tuần :2 Tiết :7,8
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A:Mục đích yêu cầu ;
Kiến thức: Cho hs nắm bắt được mục đích giao tiếp của tự sự .
Khái niệm về sơ bộ phương thức tự sự
Kĩ năng: Biết tóm tắt truyện kể ngắn
B:Phương pháp:
C: Chuẩn bị
+ Giáo viên : Soạn bài
+ Học sinh : Soạn bài
D:Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức: (1/)
2.Kiểm tra bài cũ : (5/)
Nêu từ thuần Việt và từ mượn cho ví dụ ?
Cho biết ưu điểm và nhược điểm của từ mượn ? Cho ví dụ ?
3.Bài mới: (1/) Trong giao tiếp hàng ngày, khi muốn tìm hiểu về một sự việc hay một người nào đó thì chúng ta cần phải làm gì?............
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (35/)
TIẾT 1:
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
Biết cách tóm tắt các sự việc chính
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở…..
Gv mời hs đọc ví dụ 1 sgk 27
- Trong văn bản Thánh Gióng đã học , em hãy liệt kê các chi tiết chính của truyện ?
(?) Trong những trường hợp trên khi các em yêu cầu người khác kể lại một câu chuyện nào đó cho mình nghe thì các em mong muốn điều gì ?
Theo em văn bản tự sự này giúp ta biết được điều gì ?
Sau khi tìm hiểu các chi tiết của truyện , em cho biết truyện đã thể hiện những nội dung gì ?
( HS thảo luận )
Vậy mục đích giao tiếp của tự sự là gì ?
GV mời hs đọc ghi nhớ sgk 28
1/ Trong lớp em , bạn An hay đi học trễ . Em hãy kể lại câu chuyện để cho biết vì sao bạn lai hay đi học trễ ?
2/ Kể lại diễn biến buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em
TIẾT 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (40/)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
Phương pháp: Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề….
Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi :
Truyện này phương thức tự sự thể hiện như thế nào ? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ?
Bài thơ sau đây có phải tự sự không vì sao ?
Hãy kể lại câu truyện bằng miệng ?
Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Tự sự ở đây có vai trò gì?
Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là “CRCT”?
Bạn Giang có nên kể một vài thành tích của bạn Minh không ?
I : Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
1: ví dụ
Truỵên : Thánh Gióng .
_ Sự ra đời kì lạ của Gióng
_Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc .
_ Gióng đòi roi sắt , áo – ngựa sắt .
_ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng .
_ Gióng lớn nhanh như thổi [ Tráng sĩ
_ Roi sắt gãy – nhổ tre để đánh giặc
_ Đánh tan giặc – cởi áo bỏ lại cùng ngựa bay về trời .
_ Vua lập đền thờ phong danh hiệu
[ Kể lại một chuỗi sự việc , sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc .
2, ( bài tập nhanh )a. Có nhiều lí do ( nguyên nhân )
_ Nhà bạn chưa có đồng hồ
_ Nhà bạn quá xa trường
_ Bạn hay la cà khi đến trường
b. HS nêu các chi tiết chính .
3, Ghi nhớ .
Học sgk 28
File đính kèm:
- NGU VAN 6 TUAN 1-2-3-4 CHUAN KTKN.doc