Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết này

- Chỉ ra và hiểu được những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Kể được truyện.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy:

+ Soạn kĩ giáo án

+ Bảng phụ có viết sẵn câu hỏi trắc nghiệm

+ Tranh về LLQ và Âu Cơ cùng trăm người con chia tay nhau lên rừng xuống biển, tranh đền Hùng.

- Trò:

+ SGK, sbt, các dụng cụ học tập khác

+ Đọc và soạn bài mới.

C. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra dụng cụ học tập của hs và việc chuẩn bị bài mới.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết này - Chỉ ra và hiểu được những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Kể được truyện. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: + Soạn kĩ giáo án + Bảng phụ có viết sẵn câu hỏi trắc nghiệm + Tranh về LLQ và Âu Cơ cùng trăm người con chia tay nhau lên rừng xuống biển, tranh đền Hùng. - Trò: + SGK, sbt, các dụng cụ học tập khác + Đọc và soạn bài mới. C. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của hs và việc chuẩn bị bài mới. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động - GV dẫn nhập bài mới Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi một dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình được gửi gắm trong những Thần thoai, Truyền thuyết vô cùng kì diệu. Dân tộc Kinh của chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất dài và hẹp bên bờ biển Đông cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo đó là truyền thuyết " Con Rồng Cháu Tiên" GV viết đề lên bảng. Nghe, theo dõi Viết đề vào vở * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, kể, tìm hiểu chú thích I/ Đọc, kể, tìm hiểu chú thích: SGK/ 7 - GV cho hs sinh biết văn bản này do Nguyễn Đổng Chi kể lại. - Khi đọc: đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh các chi tiết li kì. Cố thể hiện được hai lời thoại LLQ và ÂC. + Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở. + Giọng LLQ tình cảm, ân cần, chậm rãi. + GV đọc mẫu từ đầu -> " cung điện Long Trang". Gọi hs đọc tiếp - GV nhận xét ? Truyền thuyết là gì? GV chốt lại ba ý chính: + Truyền thuyết là truyện kể dân gian về các nhận vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ + Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân. ? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? Giới hạn? nội dung của từng phần? Nghe Nghe, theo dõi Nghe Đọc Trả lời Nghe Trả lời * Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ Hình ảnh LLQ và Âu Cơ: * LLQ: - Con trai thần Long Nữ - Mình rồng, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân. - Sống dưới nước -> Bậc anh hùng cao quí, phi thường. * Âu Cơ: - Con gái thần Nông xinh đẹp tuyệt trần. - Sống trên cạn, yêu thiên nhiên cây cỏ. -> Vẻ đẹp thần tiên cao quí => Nguồn gốc cao qúi, thiêng liêng, đẹp đẽ. 2/ Cuộc kết duyên giữa LLQ va ÂC: - Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con. - Đàn con không bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khôi ngô như thần. -> Chi tiết kì ảo, hoang đường. - LLQ và ÂC chia tay nhau, năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. ->Mở rộng bờ cõi, phát triển giống nòi, đoàn kết thống nhất dân tộc trên mọi miền của đất nước. => Giải thích nguồn gốc dân tộc VN ( toàn dân tộc có chung một nguồn cội). 3/ Ý nghĩa: Ghi nhớ (sgk/ 8) ? Nhắc lại nội dung chính của phần một? ? Trong trí tưởng tượng của người xưa, LLQ hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh? ? Sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào? ? Âu Cơ có những đặc điểm đáng quí nào về giống nòi và nhan sắc? ? Nhận xét gì về vẻ đẹp của ÂC? ? Qua các chi tiết trên, em nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của họ? GV cho hs đọc nhanh lại phần 2 ? Nội dung của phần này kể về vấn đề gì? ? Việc kết duyên và sinh nở của Âu Cơ có gì đăc biệt? ? Em nhận xét gì về các chi tiết này? ? Tại sao Âu Cơ lại sinh ra bọc trăm trứng? chi tiết này có ý nghĩa gì? ? Em hãy liên hệ từ " đồng bào" mà Bác thường dùng và giải thích nghĩa của từ ấy? GV bình : Từ " đồng bào" mà Bác thường dùng có nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước đều có chung một nguồn gốc và nguồn gốc giống nòi của ta thật cao quí, thật thiêng liêng... ? LLQ và ÂC có cùng hau chung sống lâu dài không? ? Vì sao họ lại chia tay nhau? Họ đã chia con như thế nào? ? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển? ? Qua sự việc này, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì? ? Nếu câu chuyện dùng lại ở chỗ LLQ đồng ý chia tay và họ chia tay nhau thì có hợp lí không? Vì sao? ? Câu chuyện có thêm phần sau nhằm giải thích điều gì? GV liên hệ câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗTổ mùng mười tháng ba" để giáo dục tư tưởng cho hs. ? Trong các truyện kể dân gian, bao giờ người dân cũng nhằm thể hiện ước mơ đồng thời giải thích hiện tượng tư nhiên nào đó.Vậy truyền thuyết này nhằm giải thích vấn đề gì? GV cho hs đọc ghi nhớ sgk/8 Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Đọc Trả lời Trả lời Thảo luận nhóm Nghe Trả lời Trả lời Thảo luận nhóm Trả lời Trả lời Trả lời Nghe Trả lời Đọc * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập III/ Luyện tập: 1/ Truyện: "Quả bầu mẹ" của người KhơMú " Quả trứng to nở ra con người" của người Mường. 2/ Kể chuyện: Yêu cầu hs thực hành theo yêu cầu của đề. Thực hành E. Củng cố- dặn dò: - Củng cố: ? Truyền thuyết "CRCT" đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? ? Bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ ( kèm theo) - Dặn dò: + Về học vở kết hợp với sgk + Luyện kể truyện một cách diễn cảm. + Soạn và tâp kể trước truyện:" Bánh chưng bánh giầy". Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 1 Tiết 2 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( Truyền thuyết) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Kể lại được truyện. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: + Bảng phụ + Tranh, nếu có điều kiện cho hs xem đoạn trích phim tư liệu về cảnh lễ hội làm bánh chưng, bánh giầy. - Trò: + SGK, sbt, các dụng cụ khác + Bảng phụ của nhóm. C. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy kể lại truyện " Con Rồng Cháu Tiên"? Nêu cảm nghĩ của em sau khi học truyện này? ? Em thích chi tiết nào nhất?Vì sao? Nêu ý nghĩa của truyện? D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động - GV dẫn nhập bài mới " Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" Người dân VN ta cứ mỗi độ xuân về, gia đình nào cũng đầy ắp những chồng bánh chưng xanh toả hương thơm phức. Các em ạ ! không phải ngẩu nhiên mà người ta lại làm bánh chưng nhân dịp Tết đâu, thực ra, việc làm bánh chưng nhân dịp Tết đã trở thành phong tục, và phong tục này được bắt nguồn từ một truyền thuyết mà cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Nghe, theo dõi * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, kể, tìm hiểuchú thích. I/ Đọc, kể, tìm hiểu chú thích: ? Hãy nhắc lại khái niệm truyền thuyết? -GV hướng dẫn hs đọc chậm rãi, tình cảm Chú ý lời thần: giọng xa vắng, âm vang. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc, khoẻ. - GV đọc mẫu đến chỗ "chứng giám" Gọi hs đọc tiếp ? Em thử kể lại nội dung câu truyện này? - GV hướng dẫn hs tìm hiểu bố cục ? Em sẽ chia văn bản này như thế nào? Nội dung chính của từng phần? - GV treo bảng phụ có bố cục ba phần cho hs xem lại. Trả lời Nghe, theo dõi Nghe, đọc Kể Trả lời Nhìn bảng * Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản. II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ Vua Hùng chọn người nối ngôi: * Hoàn cảnh: - Vua đã già - Đất nước yên bình - Con đông ( 20 con) * Hình thức: - Dâng lễ vật sao cho vừa ý vua. * Tiêu chuẩn người nối ngôi: - Nối chí vua - Không nhất thiết là con trưởng -> Vị minh quân. 2/ Cuộc đua tài dâng lễ vật: * Các Lang: - Cố tìm sơn hào hải vị. -> Suy nghĩ hạn hep. * Lang Liêu: - Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng. - Tự xem mình kém cõi - Được thần mách bảo ( thần kì) -Làm hai loại bánh -> Tháo vát, thật thà,chăm chỉ, thông minh. 3/ Kết quả cuộc thi tài: - Lang Liêu được nối ngôi. 4/ Ý nghĩa: Ghi nhớ: sgk/ 12 - GV cho hs nhắc lại nội dung chính của phần 1 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào? ? Vua chọn hình thức nào để tìm người nối ngôi? ? Tiêu chuẩn của người được chọn nối ngôi là gì? ? Theo tục lệ thì người nào mới được nối ngôi? ? Thử bàn về hình thức và điều kiện truyền ngôi của vua Hùng?Ý nghĩa đổi mới và tiến bộ so với đương thời? ? Em nhận thấy vua Hùng là vị vua như thế nào? GV chuyển mạch sang nội dung 2 ? Các Lang đã làm gì trong cuộc đua tài dâng lễ? ? Việc các Lang đua nhau tìm của quí chứng tỏ điều gì? ? Trong cuộc đua tài dâng lễ, người đáng thương nhất là ai? ? Cũng là Lang, nhưng Lang Liêu khác các Lang ở điểm nào? ? Vì sao trong số 20 người con của vua, thần chỉ báo mộng riêng cho Lang Liêu? ? Theo em, tại sao thần không làm giúp LL? Việc LL tự nghĩ, tự làm ra lễ vật dâng vua thể hiện quan niệm gì của nhân dân ta? ? Em nhận xét gì về LL? ? Kết quả của cuộc thi tài như thế nào? ? Vì sao chỉ với hai loại bánh mộc mạc mà vua lại chấm chọn cho LL giải nhất? ? Mục đích của nhân dân khi xây dựng nhân vật LLiêu nhằm ca ngợi điều gì? ? Hãy cho biết ý nghĩa của truyện - GV cho hs đọc ghi nhớ sgk/12. Nhắc lại Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Thảo luận nhóm Trả lời Nghe Trả lời Trả lời trả lời Trả lời Thảo luận nhóm Nhận xét Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Đọc * Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập III/ Luyện tập: 1/12 Đề cao nông nghiệp, đề cao sự thờ kính trời đất, tổ tiên. Giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện "BCBG". 2/12 Có thể - Lliêu mộng thấy thần -> chi tiết tăng sự hấp dẫn. - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 1 - Cho hs trả lời theo ý của các em. Trả lời Phát biểu theo suy nghĩ của các em E. Củng cố, dặn dò: * Củng cố: ? Cảm nghĩ của em sau khi hoc văn bản này? - GV cho hs chơi trò chơi ô chư ( bảng phụ kèm theo) * Dặn dò: - Về học kết hợp giữa vở và sgk - Tập kể lại truyện một cách diễn cảm. - Soạn bài " Từ và cấu tạo từ TViệt". * Rút kinh nghiếm sau tiết dạy: Tuần 1 Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt. + Khái niệm về từ. + Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng) + Các kiểu cấu tạo từ: Từ đơn Từ phức : Từ ghép Từ láy B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: + Bảng phụ hoặc máy chiếu ( vì sợ trùng lặp với gv khác) + SGV, sbt, các phương tiện khác. - Học sinh: + SGK, sbt, các dụng cụ học tập khác + Bảng con cá nhân, phiếu học tập. C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ *Hoạt động 1: Khởi động GV dẫn nhậpbài mới GV dẫn trực tiếp vào bài bằng cách đặt câu hỏi: Xác định từ trong câu văn nào đó. Nghe, trả lời *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 1/ Khái niệm từ: VDI/13 Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ chín từ cách/ ăn ở. => Tạo thành câu. * Ghi nhớ1/sgk/13. 2/ Đặc điểm của từ: VD: Bánh+ chưng = bánh chưng (Tiếng) (tiếng) (từ) Chăn+ nuôi = chăn nuôi (tiếng) (tiếng) (từ) 3/ Phân loại: VD1/II/13 a/ Từ, đấy, nước, ta, có chăm, nghề, và, có, một ->Từ tục, làm, ngày, Tết tiếng đơn b/ Trồng trọt hai chăn nuôi tiếng Từ VD*: phức Câu lạc bộ: ba tiếng Vệ tinh nhân tạo: bốn tiếng VD/b1: Chăn nuôi: hai tiếng có quan hệ về nghĩa. -> Từ ghép. VD/b2: Trồng trọt: hai tiếng có quan hệ láy âm ( tr- tr) -> Từ láy. * Ghi nhớ 2/sgk/14 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 4/ Luyện tập: Bài tập 1/ 14 a/ Thuộc kiểu từ ghép b/ cội nguồn, gốc gác, gốc rễ... c/ Cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh em... Bài tập 2/ 14 - Về giới tính: Ông bà, cha mẹ, anh chị... - Về thứ bậc: cha con, mẹ con, ông cháu, anh em... - Về quan hệ gần xa: cô chú, dì dượng... - GV treo bảng phụ gọi hs đọc câu văn ở bài tập 1/13 ? Câu văn này được trích từ văn bản nào? ? Câu văn này gồm bao nhiêu từ? ? Dựa vào đâu mà em biết? ? Chín từ ấy kết hợp tạo thành một đơn vị trong vb "CRCT". Vậy đơn vị đó là gì? ? Như vậy từ là gì? - GV chốt và cho hs đọc ghi nhớ 1 sgk/13. ? Tương tư, hãy cho cô vài ví dụ về từ và đặt câu với các từ đó? GV cho học sinh nhìn bảng phụ xác định và trả lời câu hỏi. ? Trong câu trên, các từ có gì khác nhau về cấu tạo? ? Khi nào một tiếng được gọi là từ? ? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? - GV chốt: Tiếng dùng để tạo nên từ, từ dùng để đặt câu. Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu, tiếng ấy trở thành từ. - GV treo bảng phụ số 2 Cho hs đọc ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc TH, hãy tìm các từ một tiếng và các từ hai tiếng ở VD trên? Sau khi các em tìm xong GV mặc định nhóm a và b. ? Các từ ở vd (a) cô gọi là từ đơn. Vậy từ đơn là gì? ? Thử tìm thêm một số từ có hơn hai tiếng? ? Các từ ở VD (b) cô gọi là từ phức. Vậy từ phức là gì? - GV cho hs làm bài tập nhanh: ? Đặt câu với từ: vô tuyến truyền hình, ? Hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hai từ phức: chăn nuôi và trồng trọt? - Sau khi hs phân biệt xong gv chốt kiến thức và qui nạp ra hai loại từ thuộc từ phức đó là: từ láy và từ ghép. ? Thử tìm một số từ ghép và từ láy khác mà em biết? GV cho hs lên bảng dán từ thích hợp theo mô hình vễ săn. Từ Từ đơn Từ phức Ghép Láy - Cho hs đọc ghi nhớ 2/sgk/14 Gọi hs lên trả lời Cho hs làm trên phiêu học tập Hướng dẫn hs về nhà giải. Nhìn, đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Nghe, đọc Cho VD Nhìn, xác định Thảo luận đôi Nghe Nhìn, đọc Xác định Trả lời Trả lời Trả lời Giải bài tập trên phiếu học tập Thảo luận đôi Nghe Tìm Lên bảng dán Trả lời Làm trên phiếu học tập Nghe E. Củng cố- dặn dò: * Củng cố: - Phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức? cho ví dụ minh hoạ? - Bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn ? Các từ sau đây, từ nào là từ ghép? Lom khom Cây cỏ Nhanh nhen Vui vẻ ? Các từ sau, từ nào là từ láy? Nhấp nhô Máu mủ Đi đứng Đầy đủ * Dặn dò: - Về nhà học bài cũ - Giải các bài tập còn lại - Soạn bài mới " Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt". * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 1 Tiết 4 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THƯC BIỂU ĐẠT A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nắm vững mục đích giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội. - Khái niệm văn bản. - Sáu kiểu văn bản, sáu phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người. - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: + Bảng phụ, sgk, sgv, sbt và các phương tiện các - Học sinh: + Soạn kỹ bài trước khi đến lớp. + Bảng phụ nhóm. + Các dụng cụ học tập khác. C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Khởi động - GV dẫn nhập bài mới Các em biết rằng giao tiếp ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của xã hội loài người. Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho mọi người biết thì phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. Và khi muốn biểu đạt nó một cách đầy đủ, trọn vẹn thì đòi hỏi ta phải thể hiện bằng văn bản. Để hiểu rõ hơn về văn bản cũng như mục đích giao tiếp, cô trò ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. - GV viết đề lên bảng. Nghe Viết đề vào vở * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. I/ Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt: 1/ Văn bản và mục đích giao tiếp: Ghi nhớ sgk 2/ Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản: Kiểu vb, ptbđ Mục đích giao tiếp Ví dụ Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá... Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người. Tả lại những pha bóng đẹp. Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao... Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất,pp Giới thiệu quá trình thành lập và thi đấu của đội bóng Hành chính- công vụ Trình bày ý muốn quyết định nào đó thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng svđ của thành phố... Nêu tình huống nhằm huy động kiến thức của hs về văn bản để hiểu dược mục đích giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Cho hs đọc btập 1a/ 15 ? Giao tiếp là gì? - Nêu câu hỏi 1b,1c/15,16 ? Từng câu, đoạn, lời trên được viết, nói ra để làm gì? ? Từng câu, từng thành phần trên, yếu tố của chúnglien kết với nhau như thế nào? - GV chốt: các câu, lời trên là ba văn bản và các bài tập sgk đều là văn bản. ? Vậy văn bản là gì? - Goi hs đọc ghi nhớ sgk. - Cho hs xem kỹ ba bức tranh 1. Một người đang phát biểu trong cuộc họp, mọi người dang lắng nghe. 2. Một học sinh đang đọc thông báo của nhà trường. 3. Tập thơ, bộ tiểu thuyết... ? Văn bản trong những bức tranh trên được thể hiện bằng hình thức gì? ? Tiếp tục kể thêm một số văn bản mà em biết? - GV cung cấp cho các em 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt - Treo bảng phụ bài tập sgk/17 cho hs điền vào các tình huống giao tiếp phù hợp Đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Đọc Xem Trả lời Trả lời Thảo luận nhóm * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập II/ Luyện tập: 1/ 17 a/ Tự sự b/ Miêu tả c/ Nghị luận d/ Biểu cảm e/ Thuyết minh 2/ 17 Truyền thuyết "CRCT" thuộc văn bản tự sự vì cả câu truyện trình bày diễn biến sự việc. Gọi hs trả lời năm đoạn văn, thơ sgk thuộc các phương thức biểu đạt nào? ? Truyền thuyết thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? Trả lời Trả lời E. Củng cố - dặn dò: * Củng cố: ? Có mấy kiểu văn bản thường gặp? - Đọc ghi nhớ sgk. * Dặn dò: - Học bài cũ - Giải bài tập 3,4,5/7-8 sbt - Soạn bài mới: " Thánh Gióng".

File đính kèm:

  • docGiao an 6 Tuan 1.doc
Giáo án liên quan