Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên (truyền thuyết)

/ Yêu cầu:

Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

Hiểu được nội dung , ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng.

Kể lại được truyện.

B/ Đồ dùng dạy, học:

- Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa.

C/ Lên lớp:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài: không.

* Hoạt động 2: Giới thiệu:

Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung truyện “Con Rồng cháu Tiên” là gì? Có hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao qua bao đời, nhân dân ta rất tự hào, yêu thích truyền thuyết này?

* Hoạt động 3: Giảng bài:

I. Yêu cầu đọc, kể, giải từ khó:

1. Yêu cầu đọc, kể:

- Rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh các chi tiết li kì. Cố gắng thể hiện lời đối thoại của Long Quân và Âu Cơ. giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở. Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần.

- Giáo viên đọc, kể một lần, học sinh kể một lần.

2. Giáo viên kiểm tra, học sinh giải thích các chú thích: Ngư tinh, tập quán, nòi, vô địch (sách giáo khoa trang 7).

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1’ 10’ 4’ 5’ 5’ 5’ 10’ 5’ Ngày dạy: Bài 1 Tuần 1 CON RỒNG CHÁU TIÊN Tiết 1 (Truyền thuyết) A/ Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu được nội dung , ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng. Kể lại được truyện. B/ Đồ dùng dạy, học: Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. Học sinh: sách giáo khoa. C/ Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: không. * Hoạt động 2: Giới thiệu: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung truyện “Con Rồng cháu Tiên” là gì? Có hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao qua bao đời, nhân dân ta rất tự hào, yêu thích truyền thuyết này? * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Yêu cầu đọc, kể, giải từ khó: 1. Yêu cầu đọc, kể: - Rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh các chi tiết li kì. Cố gắng thể hiện lời đối thoại của Long Quân và Âu Cơ. giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở. Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần. - Giáo viên đọc, kể một lần, học sinh kể một lần. 2. Giáo viên kiểm tra, học sinh giải thích các chú thích: Ngư tinh, tập quán, nòi, vô địch (sách giáo khoa trang 7). II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Nguồn gốc Long Quân và Âu Cơ: Long Quân Âu Cơ - Thuộc nòi rồng. - Thuộc dòng tiên. - Ở dưới nước. - Ở miền núi. - Con thần Long Nữ. - Dòng họ Thần Nông. - Có tài năng, phép lạ. - Xinh đẹp tuyệt trần. * Những chi tiết nào trong truyền thuyết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng? - Nguồn gốc. - Tập quán. - Lai lịch. - Tài năng. 2. Việc sinh con và chia con: - Sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con. Đàn con không cần bú mà lớn nhanh, khoẻ mạnh như thần. * Chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì kì lạ? * Sinh trứng, nở con, không bú, lớn nhanh, khoẻ mạnh. - Vì tập quán khác nhau mà phải chia con, chia nhau cai quản các phương. * Nguyên nhân? * Lời dặn của Long Quân phản ánh ý nguyện gì? * Nửa cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ? * Tập quán khác nhau. * Đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. * Tên nước: Văn Lang ŸThủ đô: Phong Châu. ŸCon trưởng: vua Hùng. è Xã hội Văn Lang thời đại các vua Hùng: là xã hội văn hoá dù còn sơ sài. 3. Chi tiết tưởng tượng kì ảo và tác dụng: - Các hình tượng, các nhân vật có phép lạ, bọc trăm trứng... - Thể hiện tính chất lớn lao, đẹp đẽ; tăng tính hấp dẫn, linh thiên hoá... III. Tổng kết: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. * Cho đọc ghi nhớ. * Hoạt động 4: Luyện tập: “Quả bầu mẹ” của người Khơ mú: Người mẹ sinh ra trái bầu, sau đó từ trái bầu chui ra những người con trai khôi ngô, tuấn tú. Người anh chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen là người Khơ mú, người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh. Do thứ tự ra đời trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam từ rừng núi trung du và đồng bằng”. Sự giống nhau ấy khẳng định sự giống nhau về cội nguồn và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người sống trên đất nước ta. * Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò: - Nguồn gốc Long Quân, Âu Cơ? - Chi tiết kì ảo? Tác dụng? - Ý nghĩa? - Bài tập 1 (sách giáo khoa trang 8). - Đọc: “Bánh chưng, bánh giầy”. 5’ 2’ 15’ 15’ 5’ 3’ Ngày dạy: Bài 1 Tuần 1 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Đọc thêm) Tiết 2 (Truyền thuyết) A. Yêu cầu: Giúp học sinh biết cách đọc, kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. B. Đồ dùng dạy, học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: chuẩn bị bài. C. Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài: - Nguồn gốc, hình dạng Long Quân và Âu Cơ? - Việc sinh con của Âu Cơ có gì kì lạ? Tác dụng? * Hoạt động 2: Giới thiệu: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh để thờ cúng tổ tiên và trời đất của con cháu vua Hùng, đồng thời ngợi ca tài năng và phẩm chất của cha ông trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc dân tộc. Hoặc dùng hai câu thơ: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Đọc, kể và giải từ khó: 1. Đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần trong mộng: giọng âm vang xa vắng. Giọng vua: đỉnh đạc, chắc khoẻ. Giáo viên đọc, ba học sinh đọc nối nhau, kể lại toàn truyện. 2. Kể: + Vua Hùng thứ sáu đã già, muốn truyền ngôi cho con nhưng con thì đông. + Vua bảo trong ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý sẽ cho nối ngôi. + Các Lang đua nhau làm cổ thật hậu, thật ngon. + Lang Liêu sống mồ côi mẹ, ra ở riêng, chỉ châm lo chuyện đồng áng. Nghe lời thần mách bảo, tạo ra bánh chưng bánh giầy và được nối ngôi vua. 3. Giải từ khó: Lang, chứng giám, sơn hào hải vị. Phân biệt các từ quân thần với quần thần. II. Ý nghĩa của truyện: Truyện giải thích nguồn gốc của bánh, đề cao lao động, đề cao nghề nông và sự thờ kính tổ tiên. * Hoạt động 4: Dặn dò: Soạn bài “Thánh Gióng”. 10’ 20’ 4’ 10’ 2’ Ngày dạy: Bài 1 Tuần 1 TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT Tiết 3 A. Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm, cấu tạo của từ Tiếng Việt , cụ thể là: khái niệm về từ; đơn vị cấu tạo từ (tiếng); các kiểu cấu tạo từ. Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng từ. B. Đồ dùng dạy, học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa. C. Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra: Không. * Hoạt động 2: Giới thiệu: * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Từ là gì? Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Ví dụ: Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt,/chăn nuôi/và/cách/ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên). * Trong câu có mấy từ? * Dựa vào dấu hiệu nào em biết? * Các từ này đã tạo thành một đơn vị trong văn bản. Vậy đơn vị đó gọi là gì? * Có 9 từ. * Dựa vào dấu sổ (gạch chéo). * Câu. II. Từ đơn và từ phức: 1. Từ đơn: từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: nước, ta, chăm,... * Các từ có gì khác nhau về cấu tạo? * Có từ có một tiếng. Có từ có hai tiếng. 2. Từ phức: gồm hai hoặc nhiều tiếng. Ví dụ: Trồng trọt, chăn nuôi... a) Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Bánh chưng, bánh giầy. b) Từ láy: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: Trồng trọt, sạch sẽ. * Gọi học sinh nhắc lại thế nào là từ đơn và từ phức? * Từ trồg trọt và chăn nuôi có gì giống nhau và khác nhau? * Giống: gồm 2 tiếng. Khác: chăn nuôi có quan hệ về nghĩa. Trồng trọt có quan hệ láy âm (tr). * Hoạt động 4: Củng cố: - Từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào? - Từ ghép và từ láy khác nhau như thế nào? * Luyện tập: (Trang 14, 15). Giải: 1a/ Từ ghép: nguồn gốc, con cháu. b/ Từ đồng nghĩa: cội nguồn, gốc gác. c/ Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu... 2. Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị. Theo bậc: bác cháu, chị em, dì cháu. 3. Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh nhúng. Chất liệu làm bánh: báh nếp, bánh ngô, bánh sắn. Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng. Hình dạng của bánh: bánh gói, bánh quấn thừng... 4. Miêu tả tiếng khóc của người: thút thít. Những từ khác: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, dấm dứt, tức tưởi... * Hoạt động 5: Bài tập về nhà: Bài tập 5, xem bài “Từ mượn”; Học bài giảng; Đọc bài đọc thêm. 2’ 10’ 15’ 15’ 3’ Ngày dạy: Bài 1 Tuần 1 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Tiết 4 A. Yêu cầu: Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh biết. Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp và phương thức tự sự. B. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án. - Học sinh: sách giáo khoa. C. Lên lớp: * Hoạt động 1: Kiểm tra: * Hoạt động 2: Giới thiệu: Trong thực tế, các em đã biết sử dụng các loại văn bản vào các mục đích khác nhau. Đấy là sử dụng các văn bản trong giao tiếp. * Hoạt động 3: Giảng bài: I. Văn bản và mục đích giao tiếp: Ÿ Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Ví dụ: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. (Ca dao) Ÿ Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. * Khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng nào đó cần biểu đạt thì em làm như thế nào? * Khi muốn biểu đạt một cách đầy đủ, trọn vẹn thì em làm như thế nào? * Giao tiếp? * Dùng chuỗi lời nói miệng hay bài viết. * Dùng văn bản. * Truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng ngôn từ. II. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: TT Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp. Ví dụ. 1 Tự sự. Trình bày diễn biến sự việc. Tường thuật diễn biến... 2 Miêu tả. Tái hiện trạng thái sự vật. Tả những pha bóng đẹp. 3 Biểu cảm. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bày tỏ lòng yêu ... bóng đá. 4 Nghị luận. Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận. Bác bỏ ý kiến ... nhiều người. 5 Thuyết minh. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Giới thiệu quá trình thành lập ... hai đội. 6 Hành chính, công vụ. Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. Hai đội bóng đá xin sử dụng sân vận động thành phố. * Sử dụng bài tập ở đầu trang 17 (sách giáo khoa) để hướng dẫn cho học sinh ghi vào cột ví dụ. * Nhấn mạnh: mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. * Luyện tập: (Bài tập 1 trang 18): 05 đoạn văn thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao? a/ Tự sự; vì có người, có việc, có diễn biến của sự việc. b/ Miêu tả; vì tả cảnh thiên nhiên. Đêm trăng trên sông. c/ Nghị luận; vì bàn luận ý kiến về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh d/ Biểu cảm; vì thể hiện tình cảm tự tin, tự hào của cô gái. đ/ Thuyết minh; vì giới thiệu hướng quay của quả địa cầu. Bài tập 2: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là văn bản tự sự vì cả truyện kể việc, kể người và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định. * Hoạt động 4: Củng cố: - Văn bản và mục đích giao tiếp? - Các kiểu văn bản? * Hoạt động 5: Bài tập về nhà: - Tìm cho mỗi văn bản đã học 2 ví dụ, giải thích vì sao? - Đoạn văn “Bánh hình vuông, là tượng đất... xin Tiên Vương chứng giám.” thuộc kiểu văn bản gì? Tại sao? - Xem bài: “Tìm hiểu chung về văn tự sự”.

File đính kèm:

  • docTuan 1 Giao an Ngu van 6.doc