Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến 14

Ngữ văn 6

Tuần 1 : Bài 1

Tiết 1

Con Rồng, cháu Tiên

(Truyền thuyết)

A. Yêu cầu:

 Giúp học sinh hiểu

 + Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 + Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và

“ Bánh chưng, bánh giầy”

 + Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

 + Kể được hai truyện.

B. Tiến trình tiết dạy :

1. Chuẩn bị tư liệu :

 Tranh trong sách giáo khoa

 Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu

2. Kiểm tra : Sách, vở

3. Giới thiệu bài mới:

 Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu rất phát triển ở Việt Nam được nhân dân bao đời ưa thích, năm 1969, nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định: “ Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”. “ Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.

 

doc100 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 6 Tuần 1 : Bài 1 Tiết 1 Con Rồng, cháu Tiên (Truyền thuyết) Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu + Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết + Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và “ Bánh chưng, bánh giầy” + Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo + Kể được hai truyện. Tiến trình tiết dạy : 1. Chuẩn bị tư liệu : Tranh trong sách giáo khoa Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu 2. Kiểm tra : Sách, vở 3. Giới thiệu bài mới: Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu rất phát triển ở Việt Nam được nhân dân bao đời ưa thích, năm 1969, nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định: “ Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”. “ Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. HĐ1 -Học sinh đọc phần chú thích sgk Giáo viên chốt lại ý chính ơ Chú ý: Truyền thuyết không phải là lịch sử HĐ2 - Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục. Yêu cầu mỗi học sinh đọc một phần tự tóm tắt nội dung cơ bản - Học sinh đọc phần chú thích HĐ3 + Học sinh đọc phần 1 : Đoạn này kể về ai ? Nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì đặc biệt ? Họ có điểm nào giống và khác nhau ? àHọc sinh suy nghĩ trả lời ơ Nhận xét về nguồn gốc và hình dạng ấy ( kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ) + Hãy kể lại những việc làm của Lạc Long Quân : Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? Nhận xét về cách kể chuyện ( hấp dẫn, thu hút người đọc thể hiện sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật ) -Cuộc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ ? -Sự kì lạ ấy có ý nghĩa gì? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? - ý nghĩa của sự việc đó? + Học sinh quan sát tranh và nêu cảm nghĩ + Thảo luận nhóm nhỏ: 3 phút ý nghĩa của truyện - Theo em những chi tiết nào trong truyện là tưởng tượng kì ảo? Vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Tô đậm tính cách kỳ lạ, lớn lao của nhân vật. Thần linh hóa nguồn gốc, giống nòi, làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm) -Truyện có liên quan đến sự kiện nào trong thời quá khứ? (Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt) I. Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết - Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân. II. Tìm hiểu chung : Đọc - chú thích Tóm tắt Bố cục : 3 phần Từ đầu --> Long Trang Tiếp --> Lên đường Còn lại III. Phân tích văn bản : 1. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ Nguồn gốc và hình dạng + Đều là thần + Lạc Long Quân :nòi Rồng, ở nước, sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ + Âu Cơ : giống tiên, ở núi, xinh đẹp tuyệt trần Sự nghiệp mở nước + Bảo vệ dân + Dạy dân cách ăn ở, trồng trọt 2. Cuộc kết duyên và chia ly a. Kết duyên: - Sinh ra bọc trăm trứng + Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ. + Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi. Nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc. b. Chia ly: - Chia con cai quản 4 phương 3. ý nghĩa : - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt. - Biểu hiện ý nguyện đoàn kết IV.Tổng kết : SGK T8 v. Luyện tập + Kể lại truyện + Em biết những truyện nào của các dân tộc Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện này ? Kể lại một truyện và so sánh. + Chi tiết "Cái bọc trăm trứng” có ý nghĩa như thế nào ? + Viết đoạn văn bày tỏ niềm tự hào của mình về nguồn gốc ‘‘ Con Rồng, cháu Tiên’’ Hướng dẫn học + Học thuộc, hiểu phần ghi nhớ, định nghĩa truyền thuyết + Làm BT 1, 2, 3 ( SBT trang3) + Soạn “Bánh chưng, bánh giầy” Tiết 2 Bánh chưng, bánh giầy A. Yêu cầu : như tiết 1 B. Tiến trình tiết dạy 1. Kiểm tra : Vở soạn : 5 học sinh Truyền thuyết là gì ? Kể lại truyện và nêu ý nghĩa 2. Bài mới: Tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cổ truyền làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” . HĐ1 Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục Đọc từng phần và tóm tắt nội dung HĐ2 Học sinh đọc phần 1. Đoạn truyện kể về điều gì ? Thảo luận : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Với ý định như thế nào ?Bằng hình thức gì? Đoạn truyện còn lại kể về việc gì ? - Kể những sự việc chính dẫn đến việc Lang Liêu được nối ngôi Vì sao trong 20 người con của vua Hùng chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? Đến ngày lễ T.Vương,vì sao vua Hùng o chú ý đến “ những món sơn hào hải vịẳ” mà chú ý đến chồng bánh của L.Liêu? (những món đó o hợp ý vua,chồng bámh của L.Liêu là thứ lạ nhất, làm bằng ng/liệu quen thuộc,bình thường nhất) -Vì saohai thứ bánh của L.Liêu được vua cha chọn để tế Trời,Đất, T.Vương?(2 thứ bánh có ý nghỉa thực tế, có ý tưởng sâu sa-SGV T41) ơ Thảo luận : 5 phút + Vì sao Lang Liêu được nối ngôi? ơ Vậy chí của vua là gì ? ( Chọn người tài giỏi giữ cho muôn dân cuộc sống ấm no yên bình, phải coi trọng nghề nông vì đây là nghề nuôi sống con người ) Truyện nhằm giải thích và đề cao điều gì ? ( chú ý hệ thống các truyện Sự tích trầu cau, dưa hấu) ơ Thảo luận I. Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích 2. Tóm tắt 3. Bố cục - Từ đầu đến chứng giám - Tiếp đến hình tròn - Còn lại II. Phân tích văn bản: 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi + Hoàn cảnh : Nhà vua đã về già Đất nước thanh bình Không biết chọn ai trong 20 người con + ý định: Nối được chí vua + Hình thức: Thử tài trong ngày lễ Tiên nương 2. Lang Liêu được nối ngôi: + Chàng là người thiệt thòi nhất + Sống gần gũi với dân thường + Hiểu được ý thần + Làm ra được hai thứ bánh hợp ý vua. + Nối được chí vua 3. ý nghĩa + Giải thích nguồn gốc hai loại bánh + Đề cao nghề nông III. Tổng kết : SGKT12 HĐ3 IV. Luyện tập Cho biết phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết. Trong truyện em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? Hãy thử đóng vai Lang Liêu kể lại ngắn gọn chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”. Chú ý : Trong khi kể chuyển ngôi thứ 3 sang thứ 1 + Truyện cổ nên không xưng “tôi” mà xưng “ ta” + Phải nắm chắc các sự kiện chính để kể + Học sinh trình bày, các bạn nhận xét Hướng dẫn học Ghi nhớ, kể chuyện Từ, cấu tạo từ Tiết 3 Từ và cấu tạo từ của từ tiếng Việt A. Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt. + Khái niệm về từ + Đơn vị cấu tạo từ + Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy ) B.Chuẩn bị: -giấy khổ to, bút dạ C. Tiến trình tiết dạy : 1. Kiểm tra : Chuẩn bị bài 2. Bài mới : HĐ1 Học sinh kẻ vở + Đếm số lượng từ và tiếng + Kẻ bảng vào vở điền theo yêu cầu của giáo viên. à Theo mẫu phần 2 + Từ khác tiếng như thế nào? ( Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để đặt câu) Theo em, từ là gì ? Học sinh đọc ghi nhớ HĐ2 Cho các tiếng sau: Chọn từ thích hợp để đặt câu: Nhà, làng, phố, phường, em, sông Hồng, Đà, Lam, phong cảnh, rất, vô cùng, cạnh, tươi đẹp, cảnh vật, nằm. Ví dụ : Làng em nằm cạnh sông Hồng phong cảnh rất tươi đẹp Em hiểu thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức? Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức Có những loại từ phức nào ? I. Từ là gì: 1. Ví dụ : Bài tập 1.SGK Thần/ dạy / dân/ cách / trồng trọt / chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở/ 2.Nhận xét: Có 9 từ - 11 tiếng Cấu tạo + Có từ 1 tiếng + Có từ hai tiếng 3.Ghi nhớ : SGK II.Phân loại từ: 1. Từ đơn: Chỉ gồm một tiếng 2. Từ phức : Gồm hai tiếng trở lên - Từ ghép: Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa - Từ láy: Các tiếng láy âm nhau 3 Ghi nhớ : SGK HĐ3 III. Luyện tập Bài 1 : Gọi 1 học sinh lên bảng, còn lại làm bài vào vở, sau đó các bạn khác nhận xét, bổ sung Từ Kiểu cấu tạo từ Từ ngữ thay thế Nguồn gốc Từ ghép Nguồn cội, tổ tiên, gốc gác, nòi giống, gốc rễ Bài 2 : Thảo luận theo nhóm nhỏ : Cách cấu tạo a. Theo giới tính ( Nam trước, nữ sau) Ông bà, cha mẹ b. Theo thứ bậc ( Trên trước, dưới sau) Ông cháu, con cháu Bài tập 5 : Thảo luận, cử học sinh làm nhanh lên bảng a. Tả tiếng cười : ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, sang sảng, khúc khích, sằng sặc b. Tả tiếng nói : khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ c. Tả dáng điệu : đủng đỉnh, nghênh ngang, khệnh khạng Hướng dẫn học Từ là gì? Phân biệt từ đơn, từ phức Làm bài tập còn lại Cho tiếng “ làm” tạo thành 5 từ đơn, 5 từ phức. Chuẩn bị bài sau Tiết 4 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt A. Yêu cầu: - Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết - Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt B. Tiến trình tiết dạy: 1. Chuẩn bị : Các loại văn bản khác nhau 2. Kiểm tra : Chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới : HĐ1 :Đây là tiết học mở đầu cho chương trình TLV THCS có nhiệm vụ giới thiệu chung về văn bản, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt . HĐ2 + Học sinh lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi ở mục 1 a. Nói viết cho người ta biết b. Có thể nói 1 từ, 1 câu hay nhiều câu c. Câu ca dao là một lời khuyên gồm 2 câu : câu chủ đề : Giữ chí cho bền câu 2 : Giải thích rõ thêm giữ chí cho bền là gì ? d, e: đều là văn bản vì có mục đích thông tin của nó + Văn bản là gì? + Học sinh đọc bảng phân loại trong SGK + Theo em căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 6 kiểu văn bản? ( mục đích giao tiếp ) + Làm bài tập SGK (T17) I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. BT1 (a, b) SGK Nhận xét : + Khi nói hay viết có thể dùng 1 từ, một câu hay nhiều câu + Nói hay viết phải có đầu có đuôi b. BT 1c: + Câu ca dao viết ra để khuyên răn nhắc nhở : Giữ chí cho bền + Câu 6 - 8 : Quan hệ giải thích và hai câu bắt vần với nhau c. BT 1d : VB nói ; BT 1đ, e : VB viết ---> Văn bản là chuỗi lời nói hay viết. Có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc nhằm biểu đạt mục đích giao tiếp Mục đích giao tiếp : đích giao tiếp Ghi nhớ : 1.2 (SGK T17) 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản a. Căn cứ, phân loại : Mục đích giao tiếp b. Có 6 kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng Ghi nhớ 3 ( SGK T17) HĐ3 II. Luyện tập Bài tập 1 : SGK Phần này học sinh làm nhanh tại lớp theo hình thức thi viết nhanh Tự sự Miêu tả Nghị luận Biểu cảm Thuyết minh Bài tập 2 : SGK Học sinh thực hiện theo phương pháp thảo luận nhóm, trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự Truyện kể về những nhân vật, sự việc trong lịch sử. HĐ4 Hướng dẫn học tập - Học thuộc lòng phần ghi nhớ : SGK + Tìm mỗi kiểu văn bản đã học 1 ví dụ + Soạn bài “ Thánh Gióng”, chuẩn bị bài sau “Từ mượn” Tuần 2 : Bài 2 Tiết 5 Thánh Gióng (truyền thuyết) Yêu cầu: + Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng + Kể lại được truyện B.Chuẩn bị: -Tranh ảnh, tư liệuliên quan đến bàidạy C. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : HĐ1 - Truyền thuyết là gì ? - Nêu ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” 3. Bài mới Chủ đề chống giặc cứu nước là chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian tiêu biểu cho chủ đề này. Tác phẩm có nhiều chi tiết hay và đẹp kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc của nhân dân ta. Chuẩn bị tranh Thánh Gióng HĐ2 - Học sinh đọc - nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chú thích ( Thánh, sứ giả, phong, lẫm liệt) Nêu hiểu biết về các địa danh Núi Trâu, núi Sóc, làng Gióng, làng Cháy + Học sinh đọc từng phần, tự tóm tắt nội dung phần đó ---> Nội dung cơ bản của truyện HĐ3 -Truyện có những nhân vật nào ? nhân vật chính Tìm những chi tiết nói về sự ra đời của Gióng ? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì? -Gióng lớn lên trong hoàn cảnh nào ? ơ Sự kiện, hoàn cảnh làm thay đổi con người Gióng? -Gióng lớn lên trong hoàn cảnh nào ? ơ Sự kiện, hoàn cảnh làm thay đổi con người Gióng? - Em có suy nghĩ gì về tiếng nói đầu tiên của Gióng? ( Là tiếng nói đòi đánh giặc ---> Thể hiện: Gióng sinh ra là để đánh giặc, đặt nhiệm vụ cứu nước lên trên hết. Gióng sinh ra là biểu tượng của nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, khi lâm nguy thì tự giác cứu nước) -Chi tiết :Gióng ăn nhiều, bà con xóm làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa ntn? Giáo viên cung cấp dị bản (Phim) Ăn :” Bảy nong cơm, ba nong cà Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông’’ ( Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những thứ bình thường, giản dị. Cả làng đùm bọc nuôi dưỡng Gióng. Gióng không phải là con của 1 bà mẹ, Gióng là con của mọi người mọi nhà. Ngày nay, hội Gióng thi nấu cơm, hái cà K/c : Tố Hữu viết Bao bà mẹ từ tâm làm mẹ ẳ Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm. + Em hiểu như thế nào về chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ ? ( Sự vươn vai trở thành tráng sĩ của Gióng liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian quan niệm Người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, vô địch về sức mạnh, chiến công : Thần Trụ Trời( T, TT) ( Giặc đến, thế nước nguy, không lớn nhanh làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước.Gióng vươn vai :sự vươn lên về tầm vóc của đất nước trước tình thế nguy nan) + Khi Gióng ra trận : chi tiết Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc có ý nghĩa gì ? ( Đánh giặc bằng tất cả những gì có thể giết được giặc : Quyết tâm cao) ---> Lời Bác Hồ : ‘‘Ai có súng + Bức tranh T20 có ý nghĩa gì ? Mô tả + Hình ảnh Gióng bay về trời là một hình ảnh đẹp ? Vì sao vậy ? (Gióng là người anh hùng sinh ra từ sự phi thường hoàn thành sứ mệnh cứu nước lại trở về cõi phi thường không cần vinh hoa phú quí. Bay lên trời đồng nghĩa với sự bất tử. Gióng đã hóa thân ) Đọc đoạn cuối nhận xét về tình cảm của nhân dân với Gióng ( Lập đền thờ, mở hội, biết ơn, ngợi ca, tự hào) + Học sinh thảo luận ( 3 phút) ý nghĩa của hình tượng Gióng HĐ4 + Nghệ thuật truyện Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? (- Thời đại HV chiến tranh -> cộng đồng - Số lượng, kiểu loại vũ khí tăng - Cư dân Việt cổ kiên quyết chống lại xâm lược) Học sinh đọc ghi nhớ SGK I. Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích 2. Tóm tắt 3. Bố cục : 4 đoạn Đoạn 1: Sự ra đời kỳ lạ của Gióng Đoạn 2: Sự lớn bổng của Gióng Đoạn 3: Gióng đánh thắng giặc Ân Đoạn 4:Tình cảm của nhân dân đối với Gióng II. Phân tích văn bản: 1. Hình tượng Thánh Gióng: a.Sự ra đời của Gióng: -Ướm bàn chân lạ, thụ thai 12 tháng,lên 3 o nói, cười -Sự ra đời kì lạ giải thích nguồn gốc thần thánh của Gióng. b. Sự lớn lên của Gióng: - Hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm, cần người tài cứu nước Tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc : ý thức cứu nước đặt lên hàng đầu. Bà con góp gạo nuôi Gióng: Gióng mang sức mạnh toàn dân, cộng đồng c. Thánh Gióng ra trận - Gióng vươn vai thành tráng sĩ àSự trưởng thành phi thường của người anh hùng mang tầm vóc lớn lao của đất nước. + Gióng ra trận oai phong lẫm liệt mang vẻ đẹp của người anh hùng + Gióng trở về cõi bất tử, hóa thân vào đất trời, non nước Văn Lang. 2. ý nghĩa - Gióng là hình tượng rực rỡ, tiêu biểu về người anh hùng đánh giặc đầu tiên. - Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng. -Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân III.Tổng kết:SGK HĐ5 IV. Luyện tập Bài tập 1 : Đánh dấu x vào ý kiến đúng về Gióng Là nhân vật không có thật Là nhân vật có thật Là nhân vật không có thật nhưng rất thật Học sinh làm việc theo phương pháp ‘‘ bức tường” . Mỗi em chỉ nêu 1 ý kiến đúng, sau đó tập hợp, phân loại tạo thành ý kiến đúng. Bài tập 2 : Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em ? Đây là cách hỏi cảm thụ văn học. Bài này học sinh làm việc độc lập, sau đó giáo viên chấm chữa cá nhân. Tiết 6 Từ mượn A. Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu : Thế nào là từ mượn Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói viết. B.Chuẩn bị:giấy khổ to, bút dạ C. Tiến trình tiết dạy 1. Kiểm tra - Cấu tạo từ ghép và từ láy giống và khác nhau như thế nào ? - Tìm từ láy, từ ghép trong câu sau : Tục truyền đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. 2. Bài mới : Việc vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến trên thế giới có tác dụng làm vốn từ phong phú hơn. HĐ1 Học sinh đọc câu văn Đọc phần chú thích :SGK - Giải nghĩa các từ : Tráng sĩ, trượng. - Các từ được chú thích thường có nguồn gốc từ đâu? ( Ngôn ngữ khác) - Chỉ ra các từ được mượn từ tiếng Hán - Ngôn ngữ khác. + Đọc hai từ thuần Việt và cho biết Thế nào là từ thuần Việt ? Từ mượn là gì ? Cho biết nguồn gốc từ mượn HĐ2 I. Từ thuần Việt và từ mượn a. Ví dụ :SGK b. Giải nghĩa + Tráng sĩ:(Tráng: khỏe mạnh, to lớn, sĩ:người trí thức, người được tôn trọng) => Chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn. +Trượng: chỉ đơn vị đo = 10 thước TQ cổ (0.33 m) : Rất cao lớn. ơ Từ thuần Việt là do nhân dân ta tự sáng tạo ra ơ Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài ơ Nguồn gốc Tiếng Hán (chủ yếu) Pháp, Anh, Nga + Ghi nhớ 1 : SGK( Trang 25) II. Nguyên tắc mượn từ + Những từ tiếng Việt không có: cần phải mượn + Không mượn tùy tiện + Ghi nhớ 2: SGK trang 25 HĐ3 III. Luyện tập Bài tập 1 Hán Việt Hán Việt Anh Cách làm bài số 1 : Theo phương pháp thảo luận nhóm đại diện trình bày, các bạn khác nhận xét bổ sung. Bài tập 2 Học sinh phải chuẩn bị từ điển để tra. Sau phần giải thích các em đặt câu để phân biệt các từ a. Khán giả : - khán : xem Thính giả - thính :nghe - giả : người - giả : người b. Yếu điểm - yếu : quan trọng - điểm : điểm Yếu lược - lược : tóm tắt Yếu nhân - nhân : người Bài 3 Học sinh tự làm Giáo viên hướng dẫn Củng cố, nhắc nhở, hướng dẫn học Bài tập 4. 5 Soạn : Tìm hiểu chung về văn tự sự Tiết 7-8 Tìm hiểu chung về văn tự sự A. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh nắm được + Mục đích giao tiếp của tự sự + Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết cách phân tích các sự việc trong tự sự. B.Chuẩn bị : -xem lại một số văn bản tự sự C.Tiến trình tiết dạy : ổn định Kiểm tra : Nêu các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp Chữa bài tập Bài mới Truyện Thánh Gióng, Bánh chưng-bánh giầy mà chúng ta được học là một văn bản tự sự. Vậy văn bản tự sự là gì ? Phương thức tự sự có đặc điểm gì, có ý nghĩa như thế nào ? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ điều đó. HĐ1 + Hàng ngày các em thường có kể chuyện và nghe kể chuyện không ? Kể những chuyện gì ? Theo em kể chuyện để làm gì ? + Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì ? (nhận biết về người, sự vật, sự việc để giải thích, khen chê) + Em kể chuyện nhằm mục đích gì ? Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết điều gì ? Truyện kể về ai ? ở thời nào ? Làm việc gì ? Diễn biến ? Kết quả ? ý nghĩa của sự việc ? Vì sao có thể nói truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng -> Học sinh liệt kê các sự việc trong truyện theo thứ tự trước sau - nhân quả. 1- 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 ơ Chuỗi sự việc, có đầu có đuôi : Việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau, giải thích cho việc sau Vậy thế nào là tự sự ? => ghi nhớ 1 Chú ý : ( Thế nào là chuỗi ? Khi kể một sự việc, có các chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó Sự ra đời của Gióng : 4 chi tiết Hai vợ chồng ông lão muốn có con Bà vợ ra đồng giẫm vết chân lạ Bà mẹ có thai 12 tháng -> đẻ con Đứa trẻ lên 3 không nói, cười, biết đi + Kết thúc là hết việc: Truyện phải có đủ 8 sự việc mới toàn vẹn. I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự Xét BT1 : Hàng ngày ta thường kể chuyện (cổ tích, đời thường, SH) và được nghe kể chuyện . Người nghe : Muốn biết và nghe Người kể : Thông báo, cho biết, giải thích. Mục đích, ý nghĩa ( giải thích sự việc, tìm hiểu con người, cuộc sống) - Văn tự sự đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, người đọc. - Tự sự cần trong giao tiếp (nói, viết) 2. Phương thức thể hiện của tự sự Bài tập 2 Sự việc 1. Sự ra đời của Gióng 2. Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc 3. Gióng lớn nhanh như thổi 4. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi đi đánh giặc 5. Gióng đánh tan giặc 6. Gióng cởi bỏ giáp sắt bay về trời 7. Vua ghi nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu. 8. Những dấu tích còn sót lại ơ Tự sự là kể một chuỗi các sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể hiện một mục đích nhất định Ghi nhớ : SGK T28 HĐ2 Tiết 2 II. Luyện tập Bài tập 1: Sgk Phương thức tự sự Trình bày sự việc theo thứ tự thời gian, nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ ( trí thông minh biến báo linh hoạt của ông già, cầu được ước thấy) ý nghĩa : Tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn. Bài tập 2 Học sinh thực hiện theo phương pháp thảo luận nhóm, để xác định các ý cơ bản. Sau đó làm việc độc lập. Bài thơ “Sa bẫy” là bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt thơ 5 tiếng nhưng là một câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc. + ý nghĩa: Chế giễu tính tham ăn của mèo khiến mèo tự sa bẫy của chính mình + Kể lại bằng lời văn: Mây rủ mèo đánh bẫy chuột. Mồi là cá nuôi để trong cạm sắt. Mọi người ai cũng tưởng là chuột sẽ mắc bẫy. Mây nằm ngủ cũng mơ thấy chuột mắc bẫy. Sáng hôm sau thật không ngờ mèo tham ăn nên đã mắc bẫy của chính mình. Bài tập 3 Hai văn bản đều có nội dung tự sự : a. Văn bản a : là bản tin, có nội dung kể lại việc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3 tại Huế chiều 3.4.2002 b. Văn bản b : Là một đoạn trong lịch sử lớp 6 kể lại việc người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược. Các chi tiết được trình bày nối tiếp nhau Bài tập 4 Kể câu chuyện giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là ‘‘con Rồng, cháu Tiên’’. Học sinh làm việc tập thể theo phương pháp ‘‘bức tường’’ để xây dựng dàn ý, các ý chính. Sau đó, cá nhân viết bài. Giáo viên chấm, chữa. Tuần 3 : Bài 3 Tiết 9 Sơn Tinh, Thủy Tinh A. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh hiểu -Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thủa các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình. B.Chuẩn bị : -giấy khổ to, bút dạ C.Tiến trình tiết dạy : 1. ổn định 2. Kiểm tra Kể lại truyện Thánh Gióng Ông cha ta sáng tạo ra hình ảnh người anh hùng làng Gióng nhằm mục đích gì? 3. Bài mới: HĐ1 Giáo viên gọi học sinh đọc - nhận xét Đọc chú thích Tìm bố cục của văn bản HĐ2 Truyện có bao nhiêu nhân vật, nhân vật chính ST- TT - Kể lại những sự kiện mở đầu để câu chuyện phát triển( Vua Hùng kén rể, ST-TT đến cầu hôn) - Hai người đến cầu hôn là những người như thế nào (lai lịch, tài năng phi thường) - Đọc đoạn văn nêu điều kiện kén rể của vua Hùng ? Nhận xét về điều kiện mà vua Hùng đưa ra ( đều là những sản vật của núi rừng, Sơn Tinh dễ kiếm => có thiện cảm với ST) Trong truyện dân gian đã học có truyện nào cũng đề cập đến chuyện thi tài để chọn người tài giỏi (BC- BG) => thuật ngữ ‘‘mô típ’’ + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa hai vị thần ? ( Thủy Tinh đến sau, tức, trả thù) + Đọc ‘‘ Hôm sau rút quân’’ + Nêu lên những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện ( hô mưa, gọi gió) Chi tiết đó gợi cho em hình dung cảnh giao tranh như thế nào ? ( quyết liệt) Vì sao ? Chi tiết đó giúp em liên tưởng những cảnh gì trong thực tế đời sống của nhân dân ta ? + Chi tiết ‘‘nước sông dâng là chi tiết quan trọng nói lên ước vọng gì của nhân dân ta thời xưa? (Ước mơ chiến thắng thiên nhiên phản ánh hiện thực về lực lượng to lớn của nhân dân ta kiên trì đắp đê chống lụt, chiến thắng nạn lũ lụt trên đê sông Hồng, sông Đà) + Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nhận xét ( thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện : ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh) Kết thúc mở Truyện có ý nghĩa gì ? Thảo luận -> Học sinh đọc ghi nhớ HĐ3 I. Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích 2. Tóm tắt 3. Bố cục: 3 đoạn 1. Từ đầu -> mỗi thứ 1 đôi : Vua Hùng kén rể 2. Tiếp -> rút quân : Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh 3. Còn lại: Sự trả thù của Thủy Tinh hàng năm và chiến thắng của ST II. Phân tích văn bản 1. Vua Hùng kén rể - Muốn chọn cho con một người chồng xứng đáng. - Sơn Tinh - Thủy Tinh đến cầu hôn đều ngang tài, ngang sức. - Vua thách cưới, Sơn Tinh được làm rể vua Hùng 2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh- Thủy Tinh + Vô cùng ác liệt + Cả hai thần đều nhiều tài cao, phép lạ. + Thủy Tinh nhiều phép thuật nhưng cuối cùng cũng phải khuất phục trước Sơn Tinh. 3. ý nghĩa - Giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt . - Phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng của nhân dân - Ca ngợi công lao tri thủy của ông cha ta. III.Tổng kết : SGK HĐ4 IV. Luyện tập Bài 1 . Bức tranh sgk minh họa đoạn nào trong truyện Thuật diễn cảm đoạn đó Học sinh làm việc tập thể theo hai bước Xác định bức tranh Sau đó thi kể diễn cảm Bài 2 SGK trang 34 Học sinh

File đính kèm:

  • docgiao an van 6.doc
Giáo án liên quan