MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS biết
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt
Thái độ :
Giúp HS yêu văn học
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
SGK ; Giáo án
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 4
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Ngày soạn :28/8/07
A
Mục tiêu
1
Kiến thức:
- Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS biết
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt
2
Thái độ :
Giúp HS yêu văn học
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ :
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề :
Trong cuộc sống chúng ta dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhưng cũng rất nhiều kiểu khác nhau. Chẳng hạn như : mời mọc, kể chuyện, đọc báo, đọc truyện, viết thư...Vậy trong giao tiếp chúng ta hình thành văn bản như thế nào, phương thức biểu đạt ra sao, chúng ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi a, b, c, d, đ, e trong SGK( Tr 15- 16)
HS: a) Nói hoặc viết cho người ta biết.
b) Cần phải tạo lập văn bản, nói có đầu có đuôi, có mạch lạc, lý lẽ.
c) Câu ca dao trên là một văn bản gồm 2 câu, viết để nêu ra một lời khuyên, chủ đề của văn bản là “ giữ chí cho bền”, vần là yếu tố liên kết. Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau đối với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.
d, đ, e) Lời phát biểu, bức thư, các thiếp mời, đơn xin... đều là văn bản
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt:
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
Ca dao, lời phát biểu, thư, thiếp mời, đơn xin... là văn bảnđ thể hiện tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng...
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
? Hãy nêu các kiểu văn bản em đã biết?
GV: Yêu cầu HS làm BT trong SGK, lựa chọn các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.
HS: - Đơn xin được sử dụng sân vận động( hành chinh- công vụ)
- Tường thuật diễn biến trận bóng đá( thuyết minh, tự sự)
- Tả lại pha bóng đẹp trong trận đấu( miêu tả)
- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của đội( thuyết minh)
- Bày tỏ lòng yêu mến bộ môn bóng đá( biểu cảm)
- Bác bỏ ý kiến cho rằng bộ môn bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và công tác của nhiều người( nghị luận)
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Tr17
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm các BT trong SGK Tr 17- 18
TT
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
6
Hành chính- công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
* Ghi nhớ: ( SGK Tr 17)
II. Luyện tập:
BT 1: a) Tự sự, kể chuyện
b) Miêu tả
c) Nghị luận
d) Biểu cảm
đ) Thuyết minh
BT 2: Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc văn bản tự sự. Vì cả truyện kể việc, kể về nggười và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định
IV
Củng cố - Dặn dò:
Hãy nêu lại các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản đó.
Về nhà soạn bài: Thánh Gióng
File đính kèm:
- TIET 4.doc