I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
Đề bài: Kể về một kỉ niệm mà em nhớ mãi.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Tuần 10 – Tiết 37, 38
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề, đáp án, thang điểm.
2. HS: Giấy, viết, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
2. Kiểm tra: (1’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Tiến hành: (83’)
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.
à GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.
Đề bài: Kể về một kỉ niệm mà em nhớ mãi.
ĐÁP ÁN
a. Mở bài: Nêu hoàn cảnh, lí do nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu.
b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện:
- Thời gian.
- Không gian.
- Kỉ niệm thời thơ ấu (quang cảnh, sự việc, hành động…)
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về kỉ niệm thơ ấu, vị trí tồn tại của nó trong cuộc sống của em hiện nay.
THANG ĐIỂM
a. Mở bài: 1,5 đ
b. Thân bài: 6 đ
c. Kết quả: 1,5 đ
* Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ.
4. Thu bài: (2’)
GV thu bài của HS và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
5. Dặn dò: (2’)
- Về bước đầu nhận xét bài làm của bản thân.
- Soạn bài tt “Ếch ngồi đáy giếng”
. Đọc truyện, xem kĩ chú thích, ghi nhớ.
. Bước đầu trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 10
Văn bản Tuần 10 - Tiết 39
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Rèn kĩ năng biết liên hệ truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
- Giáo dục HS có thái độ khiêm nhường trong cuộc sống, không huênh hoang, tự đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, xem bài trước.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Các em đã biết về thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích và hôm nay các em sẽ biết thêm về một thể loại nữa đó là Ngụ ngôn, thể loại này được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
10’
17’
7’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
(?) Dựa vào chú thích em hãy giải thích truyện ngụ ngôn là gì?
- HS đọc chú thích. GV chốt ý và cho ghi bài.
GV giảng giải: Ngụ: hàm chứa kín đáo; ngôn: lời nói.
à Ngụ ngôn: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
Như vậy truyện ngụ ngôn là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mà nghĩa bóng mới là mục đích).
- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể chính của câu chuyện.
- Nghĩa bóng: là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt những bài học cho con người trong cuộc sống.
à GV gọi 1 HS đọc lại văn bản.
à GV giải thích cho HS về thể loại văn vần, văn xuôi.
à Tiếp tục GV giải thích các từ khó cho HS.
Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
(?) Nhân vật ếch trong truyện sống ở đâu? Xung quanh nó có những ai?
* HS: Sống trong giếng, xung quanh nó có cua, ốc, nhái.
(?) Câu hỏi thảo luận: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
- HS thảo luận nhóm 2’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác bổ sung, GV kết luận.
* HS:
- Ếch sống lâu năm trong một cái giếng.
- Xung quanh nó có vài con vật nhỏ bé.
- Tiếng kêu của ếch “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến vài con vật nhỏ bé hoảng sợ.
à Rõ ràng môi trường sống của ếch nhỏ bé, ếch chưa bao giờ được biết thêm một môi trường nào khác. Do vậy tầm nhìn về thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp, nhỏ bé. Nó ít hiểu biết - một sự kém hiểu biết kéo dài.
(?) Qua cách nhìn nhận thế giới xung quanh ếch em thấy ếch là người như thế nào?
* HS: Ếch chủ quan, kiêu ngạo.
(?) Với tính cách như vậy, khi bước khỏi thế giới nhỏ hẹp của mình, ếch đã gặp phải điều gì?
* HS: Bị con trâu giẫm bẹp.
(?) Do đâu con ếch bị con trâu giẫm bẹp?
* HS: Do nó nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh.
GV lưu ý: “trời mưa to làm nước trng giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài” chỉ là hoàn cảnh, không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch. Nguyên nhân của sự kết cục bi thảm kia là sự kiêu ngạo, chủ quan của ếch.
(?) Truyện ngụ ngôn này nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác bổ sung.
- GV chỉnh ý, kết luận.
* HS: Bài học:
- Phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh.
* Ý nghĩa của bài học: Nhắc nhở khuyên bảo mọi người ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cụ thể. Cần chú đến “cái giếng”, “bầu trời”, “con ếch”…
(?) Ở đây tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh “cái giếng”, “bầu trời”, “con ếch” đều mang tính ẩn dụ. Em hãy tìm ý nghĩa ẩn dụ ấy.
- GV hướng HS tìm và rút ra ghi nhớ.
Æ Hoạt động 4: Luyện tập.
BT1. GV nêu câu hỏi:
(?) Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa truyện.
- HS tìm, trả lời.
- GV kết luận.
* HS:
- Câu 1: Ếch cứ tưởng … vị chúa tể.
- Câu 2: Nó nhâng nháo … giẫm bẹp.
BT2. GV gọi HS đọc to câu hỏi.
(?) Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”?
* HS: - Có những người tự cho mình là giỏi, chủ quan trong công việc, không chịu học tập kinh nghiệm của người khác dẫn đến thất bại.
- Có những người liều mạng, không lường trước diễn biến phức tạp của thương trường, thất bại trong kinh doanh.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Đọc:
3. Từ khó: SGK100
II/ Tìm hiểu văn bản:
- Ếch sống lâu ngày trong giếng với cua, ốc, nhái.
- Môi trường sống hạn hẹp, ếch tưởng trời bằng cái vung còn mình thì oai như chúa tể.
à Tính cách chủ quan, kiêu ngạo.
è Ra khỏi giếng ếch bị con trâu giẫm bẹp.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”.
4. Củng cố:
(?) Tại sao truyện lại có tên là Ếch ngồi đáy giếng?
5. Dặn dò:
- Đọc lại truyện. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tt “Thầy bói xem voi” “Đeo nhạc cho mèo”
. Đọc kĩ truyện, xem chú thích, ghi nhớ.
. Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản Tuần 10 - Tiết 40
THẦY BÓI XEM VOI
ĐEO NHẠC CHO MÈO
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Rèn kĩ năng biết liên hệ truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
- Giáo dục HS có thái độ khiêm nhường trong cuộc sống, không huênh hoang, tự đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu.
2. HS: SGK, xem bài trước.
III/ LÊN LỚP:
1. Ổn định: (1')
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Do lượng bài học khá nhiều, GV thông qua phần kiểm tra bài cũ chỉ kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
à GV giới thiệu bài.
6’
15’
Æ Hoạt động 2: Tiếp xúc văn bản.
à GV gọi 1 HS đọc lại truyện.
à Cho HS đọc lại chú thích từ khó.
Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
GV cho HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.
à GV định hướng vào bài: Truyện có 5 nhân vật chính là 5 thầy bói mù. Tất cả đều chưa biết gì về voi. Nhân buổi ế hàng nghe nói có voi đi qua, bèn chung tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
(?)1 Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phần về voi.
* HS: Cách các thầy bói xem voi:
+ Cách xem của 5 thầy là dùng tay sờ voi. Mỗi người sờ được một bộ phận của con voi và sờ được bộ phận nào thì phán hình thù của con voi như thế.
+ Chi tiết cả 5 thầy đều dùng hình thức ví von những tứ láy tả hình thù con voi làm cho câu truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi, phán về voi của các thầy.
(?) Thái độ của các thầy bói như thế nào?
* HS: Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
+ Cả 5 thầy đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm.
+ Cái sai nọ dẫn đến cai sai kia. Cả 5 thầy không ai chịu ai, thành ra xô xát. Ở đây, truyện có sử dụng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai lầm cũng như thái độ của các “Thầy bói xem voi”.
(?) 2. Năm thầy bói đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận.
* HS: Năm thầy bói đều sờ vòi thật và cả mỗi thầy cũng nói đúng một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã tưởng đã phán đó là toàn bộ con voi. Truyện không nhằm nói cái mù thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức của các thầy bói . Truyện chế giễu luôn cả các thầy bói và nghề bói. Tiếng cười phê phám tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng cũng rất sâu sắc.
(?) 3. Câu hỏi thảo luận: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
- HS thảo luận 2’. Đại diện trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
* HS: Những bài học (nghĩa bóng) rút ra từ truyện:
- Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện có thể mới tránh được những sai lầm của các thầy bói xem voi.
- Phải có cách xem xét một cách phù hợp.
- Những điểm trên là cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng mà chúng ta luôn phải chú ý trong học tập cũng như trong cuộc sống
à GV hướng HS thực hiện phần ghi nhớ.
I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1.
- Cách xem là dùng tay để sờ voi.
- Thái độ thì chủ quan, sai lầm.
2. Cả năm thầy bói đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể.
3. Cho ta bài học: Muốn kết luận đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ:
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- Thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Củng cố: (2’)
(?) Ý nghĩa chính của thành ngữ “Thầy bói xem voi” là gì?
- Nói khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải xem xét một cách toàn diện.
(?) Em hãy so sánh và tìm ra đặc điểm chung của hai truyện?
Cả hai đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc người ta không được chủ quan, kiêu ngạo.
ĐEO NHẠC CHO MÈO
(Truyện ngụ ngôn)
ÆHoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (10’)
Do GV định dặn dò HS đọc kĩ truyện ở nhà, nên tiết này GV gọi HS tóm tắt lại truyện.
(?)1 Hãy tóm tắt truyện, dựa vào mấy ý sau:
- Lí do họp làng chuột.
- Cảnh họp làng chuột lúc đầu và sáng kiến “đeo nhạc cho mèo”.
- Cảnh họp làng chuột lúc cử người “đeo nhạc cho mèo”.
- Kết quả việc cử người thực hiện sáng kiến.
à HS tóm tắt, GV chỉnh sửa bổ sung:
* HS:
- Xưa nay chuột bị mèo hại nhiều. Chúng bàn nhau cách để giữ mình.
- Cuộc họp của “làng dài răng” rất đông đủ. Chuột cống đưa ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo để khi mèo đến gần chuột biết đường mà chạy. Cả làng đồng thanh ưng thuận với sáng kiến ấy.
- Tìm được nhạc rồi nhưng khi cử người đi đeo nhạc cho mèo thì cả làng đùn đẩy nhau. Cuối cùng chuột Chù - đầy tớ của làng đành phải nhận.
- Do nhút nhát, vừa trông thấy mèo, chú đã cắm đầu chạy. Cả làng chuột cũng bỏ chạy tán loạn.
Rốt cuộc chuột vẫn sợ mèo mãi.
(?) 2. Cảnh họp làng chuột lúc đầu và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của những chi tiết đối lập ấy.
* HS:
- Lúc đầu, cảnh họp làng chuột rất có khí thế, làng họp đủ cả, từ người có “vai vế” cao nhất (ông Cống) đến thấp hơn nhưng vẫn thuộc hàng “chiếu trên” (anh Nhắt), rồi tới đầy tớ của làng (anh Chù). Tất cả thán phục, đồng thanh ưng thuận với sáng kiến của ông Cống, hớn hở nghĩ tớ ngày không còn bị mèo hại.
- Nhưng đến lúc cử người đeo nhạc cho mèo thì cả làng “im phăng phắc”, “không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”. Việc phân công thành chuyện đùn đẩy, né tránh, bắt ép người dưới.
- Những đối lập ấy chứng tỏ sự hèn nhát của hội đồng chuột. “Hội đồng chuột” là hội đồng hèn nhát, hội đồng của những sáng kiến hăng hái nhưng viễn vông (không kẻ nào dám và có thể thực hiện đựơc sáng kiến hóa thành viễn vông)
(?)3 Em có nhận xét gì về việc tả các loại chuột trong truyện? Phải chăng loại chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ?
à HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận.
- Việc tả các loài chuột,làng chuột nói chung. Làng chuột được gọi là “làng dài răng” (tả rất trúng về mặt sinh học cũng như về bản chất gặm nhấm) khi đồng thanh ưng thuận, cả làng “dẩu mõm, quật đuôi”, lúc sợ hãi thì “cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”. Tai không nhích như … chưa nghe thấy. Răng không nhe vì … sợ phải nói. Ở đây ta thấy thêm tài Việt hóa truyện của tác giả Nguyễn Văn Ngọc.
- Tả “vai” nào ta “vai” ấy bằng cách gọi đúng tên gọi dân gian của chúng, kết hợp với những câu ví của dân gian cùng với lối chơi chữ. (ông Cống, ông Đồ). Từng loại chuộ ứng với từng hạng người bị ám chỉ (từ tên gọi đến bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách)
(?) 4. Trong cuộc họp của làng chuột ai có quyền xướng việc và sai khiến. Ai phải nghe theo và nhận những việc khó khăn, nguy hiểm?
* HS: - Cuộc họp làng của chuột chẳng khác gì cuộc họp “việc làng” ở nông thôn thời PK.
+ Quyền xướng việc, sai bảo thuộc về các vị tai to mặt bự, có vai vế, quyền lực trong làng (ông Cống). Khi các vị đã phán, dù là chuyện viễn vông, dân chỉ việc “phục là chí lí” và “đồng thanh ưng thuận”, nhất nhất phải nghe theo.
+ Những việc khó khăn nguy hiểm nhất cuối cùng đều đùn đẩy cho những đầy tớ của làng (anh Chù). Họ “không được nói”, “không biết cãi vả ra sao”, phải nhận.
- Truyện đã bóng gió phê phán sâu cay những cuộc họp “việc làng” ở nông thôn Việt Nam thời PK và những kẻ chóp bu của làng xã VN thời đó. Cuộc họp “việc làng” là cuộc họp của những điều viễn vông hão huyền. Còn những kẻ tai to mặt lớn trong những “làng” như thế đều là những kẻ đạo đức giả, ham sống sợ chết, trút tất cả các công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người thấp cổ bé họng, những điều đó cũng chính là ý nghĩa của thành ngữ “Hội đồng chuột” mà dân gian thường sử dụng.
- Cuộc họp “việc làng” của hội đồng chuột và ý nghĩa ám chỉ của nó là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Văn Ngọc.
(?)5. Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học gì?
* HS: Những bài học ý nghĩa bóng của truyện.
- Truyện phê phán những ý tưởng vu vơ, không thực tế. Sáng kiến viễn vông dù có vẻ hay ho và được “đồng thanh ưng thuận” nhưng rốt cuộc cũng không giải quyết được việc gì. Đúng như kết luận truyện ngụ ngôn “Đề xuất ra một phương thuốc mà không thể nào kiếm nổi thì khó gì!”.
- Bài học của truyện nhắc chúng ta tính thực tiễn, tính khả thi trong mọi dự định và kế hoạch về điều cụ thể nào đó.
- Phê phán những đại diện của XH cũ, những kẻ đạo đức giả đùn đẩy và bắt ép việc nguy hiểm, khó khăn cho kẻ dưới.
à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc phần ghi nhớ và cho HS ghi vào tập phần này.
Ghi nhớ:
- Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán ý tưởng viễn vông, những kẻ ham sống, sợ chết, chỉ toàn bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền.
- Thành ngữ: “Đeo nhạc cho mèo” (“Đeo chuông cho mèo”, “Treo chuông cổ mèo”).
4. Củng cố: (2’)
GV lồng vào Luyện tập.
(?) Phân tích, đánh giá tính cách chuột Cống?
* HS:
- To lớn thể xác.
- Luôn lên giọng kẻ cả, bề trên.
- Nhưng bên trong lại nhút nhát. Ý tưởng viễn vông không dám thực hiện -> đùn đẩy cho những người dưới quyền đúng với thành ngữ “Ăn cổ đi trước, lội nước theo sau”
5. Dặn dò:
- Đọc lại truyện, xem nội dung bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tt “Danh từ tt”
. Đọc nội sung SGK, trả lời các yêu cầu trong sách, đọc phần ghi nhớ.
. Thử làm trước các bài tập phần Luyện tập mà em biết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tư liệu trợ giúp)
Truyện ngụ ngôn Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.
Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau
Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...)
Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...)
Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)
(
File đính kèm:
- Tuan 10.doc