Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.1Kiến thức:
– HS biết: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng .
– HS hiểu: - Quy tắc viết hoa danh từ riêng .
1.2.Kỹ năng:
- HS thực hiện được:- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng .
– HS thực hiện thành thạo:- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc .
1.3.Thái độ:
– Thói quen: - Có ý thức viết hoa danh từ riêng trong quá trình tạo lập văn bản.
– Tính cách: - Cẩn thận khi sử dụng danh từ trong văn bản.
2. Nội dung học tập.
- Nắm được định nghĩa của danh từ .
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc .
3) Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Bài tập bổ trợ, phiếu học tập.
3.2.Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 32.
4. Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kieåm tra miệng :
36 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 đến tuần 13 năm 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH TỪ TT
Tuần 11. Tiết 41.
Ngày dạy: 23/10/12
Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.1Kiến thức:
– HS biết: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung và danh từ riêng .
– HS hiểu: - Quy tắc viết hoa danh từ riêng .
1.2.Kỹ năng:
- HS thực hiện được:- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng .
– HS thực hiện thành thạo:- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc .
1.3.Thái độ:
– Thói quen: - Có ý thức viết hoa danh từ riêng trong quá trình tạo lập văn bản.
– Tính cách: - Cẩn thận khi sử dụng danh từ trong văn bản.
2. Nội dung học tập.
Nắm được định nghĩa của danh từ .
Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc .
Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Bài tập bổ trợ, phiếu học tập.
3.2.Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 32.
4. Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kieåm tra miệng :
Gv gọi hs lên vẽ sơ đồ về danh từ - nhận xét.
Cho ví dụ 2 danh từ ?
Gọi hs lên viết tên riêng của mình ? 10đ
Gv gọi hs nhận xét sự khác nhau.
vua, tráng sĩ.
Nguyễn Ngọc Hải.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài mới: Giáo viên khái quát kiến thức ở tiết trước sau đó chuyển sang bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.108):
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Theo Thánh Gióng)
-HS đọc ví dụ.
GV:Tìm danh từ trong câu trên?
GV:Những danh từ trên thuộc loại danh từ nào mà các em đã được học ở tiết trước?
HS:Những danh từ trên đều là danh từ chỉ sự vật.
I. Danh từ chung và đanh từ riêng:
Ví dụ:1.
Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng, Thiên Vương đền thờ, làng Gióng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
GV:Hãy điền các danh từ đã tìm được trong câu trên vào bảng phân loại?
?Danh từ chung và danh từ riêng có gì khác nhau?
Danh từ chung chỉ người, vật nói chung. Danh từ riêng là tên gọi riêng của người, vật, vùng đất nào đó và được viết hoa.
GV:Cùng là danh từ chỉ sự vật, nhưng vì sao có những danh từ không viết hoa, có những danh từ lại được viết hoa?
HS:Vì những danh từ được viết hoa là danh từ riêng (gọi tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
? Nhận xét cách viết hoa danh từ riêng ở các câu trên?
-Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng trong từ.
? Nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam , tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm Hán Việt ? Cho ví dụ.
?Cách viết hoa tên người, địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp như thế nào?
? Cách viết tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân – huy chương như thế nào ?.
* GV: cho HS đọc ghi nhớ. Lưu ý các em về cách viết hoa danh từ riêng trong quá trình sử dụng (tích hợp với các văn bản đã học và sử dụng trong tạo lập văn bản tự sự)
GV: gọi 2 hs lên bảng đặt ví dụ.
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK,T.109).
Hoạt động 2: Luyện tập
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.109).
* Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn trích từ văn bản Con Rồng, cháu Tiên?
- Lên bảng phân loại các danh từ đã tìm được theo yêu cầu (có nhận xét chữa bổ sung).
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.109, 110).
* Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
a) Chim, Mây, Nước, và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
(Võ Quảng)
b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng Út làm bánh ót)
c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
bảng phân loại
Danh từ chung
vua, công ơn ,tráng sĩ, đền
thờ, làng, xã, huyện
Danh từ riêng
Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Danh từ riêng: - Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Qui tắc viết hoa danh từ riêng :
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Nguyễn Văn An, Thái Bình.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi bộ phận tạo thành, nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
* Tên người, địa lí nước ngoài:
Người: Lênin, LêônaĐờvanxi
Địa lí: Đanuýp, Mát-cơ-va.
Viết hoa chữ cái đầu tiên của của mỗi bộ phận tạo thành từ đó.
Tên cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân – huy chương:
Trường THCS Thái Bình, Huân chương Lao động hạng 3….
Ghi nhớ : (SGK/109)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:(SGK,T.109).
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền đất, nước, vị thần,, nòi, rồng, con trai, thần, tên.
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
2. Bài tập 2:
(SGK,T.109, 110).
Những từ in đậm đều là danh từ riêng:
a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi trong câu văn dùng để gọi tên riêng của sự vật cụ thể (Phép nhân hoá, các vật có tên cụ thể, hành động như người, các sự vật đã được DT riêng hoá).
b) Tên gọi cụ thể của nhân vật: Út.
c) Tên gọi riêng: làng Cháy.
3. Bài tập 4:
(SGK,T.110)
4.4. Tổng kết :
? Danh từ là gì? Được chia làm mấy loại?
? Nêu quy tắc viết hoa từng loại?
Cho đoạn văn sau :
Một năm sau khi đuổi giặc Minh,một hôm Lê lợi-bấy giờ đã làm vua-cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
?Hãy tìm danh từ chung và danh từ riêng
* Dt riêng :Lê Lợi, tả Vọng, Long Quân, Rùa Vàng
Dt chung.:vua,thuyền rồng,thanh gươm
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
Nắm vững nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ.
Hoàn thành VBT,
Viết đoạn văn chủ đề tự chọ ( Có sử dụng danh từ chung, riêng)
- Đối với bài học ở tiết tiết theo
Chuẩn bị bài “ Cụm danh từ ” . Yêu cầu :
Xem lại đặc điểm của danh từ.
Đọc trước ghi nhớ, trả lời các câu hỏi mục I ( SGK/117, 118 ).
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………..
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Tuần 11. Tiết 42.
Ngày dạy: 23/10/12.
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
1.1. Kiến thức:
– HS biết:
Thấy được những khiếm khuyết, sai lệch trong kiến thức, kỹ năng về văn học dân gian (truyền thuyết,cổ tích).
– HS hiểu: Củng cố kiến thức về truyền thuyết, cổ tích.
1.2. Kĩ năng:
– HS thực hiện được: - Luyện kỹ năng cảm thụ văn học dân gian.
– HS thực hiện thành thạo: Trình bày khái niệm, tóm tắt văn bản.
1.3. Thái độ:
– Thói quen: - Ôn tập kiến thức cũ
– Tính cách: Có ý thức cẩn thận khi làm bài kiểm tra.
2. Nội dung học tập.
Sửa chữa khuyết điểm của bài viết
3.Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: đánh giá, nhận xét bài viết; dự kiến các lỗi cần sửa chữa.
3.2.Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 40.
4. Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kieåm tra miệng : Kết hợp trong trả bài.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài mới: GV nêu mục đích của tiết dạy.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh
Noäi dung baøi hoïc
Hoaït ñoäng 1: Gọi học sinh nêu lại đề bài.
* GV: Yêu cầu HS đọc lại đề bài và thực hiện tìm hiểu đề, tìm ý. Gợi ý:
Hoaït ñoäng 2:
? Đề yêu cầu làm gì?
? Cần thể hiện được những ý nào để đáp ứng yêu cầu của đề bài?
* Hoaït ñoäng 3:
* Hoaït ñoäng 4:
* GV: nêu một số lỗi từ bài viết của HS về nội dung, hình thức.
-HS tìm nguyên nhân, hướng sửa chữa.
* GV: Nhận xét, sửa chữa; chú ý tích hợp với kiến thức về danh từ và văn tự sự.
* Hoaït ñoäng 5:
Hs trao ñoåi höôùng söûa loãi vöøa neâu.
- GV boå sung, keát luaän veà höôùng söûa loãi.
* Hoaït ñoäng 6
Nêu nội dung phương pháp.
* Hoaït ñoäng 7
- GV chọn 1 số bài hay, đoạn hay của HS trong lớp để đọc
1. Ñeà baøi ù:
Caâu 1 (3ñ) : Truyeàn thuyeát laø gì ? Keå teân caùc vaên baûn truyeàn thuyeát ñaõ hoïc töø tuaàn 1 ñeán tuaàn 7.
Caâu 2 (2,5 ñ) : Haõy neâu nhöõng chieán coâng cuûa Thaïch Sanh . Qua ñoù cho em thaáy Thaïch Sanh laø ngöôøi nhö theá naøo?
Caâu 3 (1,5 ñ) : Haõy neâu yù nghóa cuûa truyeän “ Em beù thoâng minh”.
Caâu 4 (3 ñ) : Truyeän “Sôn Tinh, Thuûy Tinh” coù nhöõng nhaân vaät chính naøo? Haõy keå toùm taét truyeän naøy trong khoaûng 10 – 15 doøng .
2. Phân tích đề:
Tìm hiểu truyền thuyết, cổ tích, ý nghĩa văn bản.
3. Ñáp án biểu điểm
- Khái niệm truyền thuyết, những văn bản đã học.
Những chiến công: Giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa…
- Yùnghóa truyeän “Em beù thoâng minh”: Ca ngôïi trí khoân daân gian, ñeà cao kinh nghieäm ñôøi soáng daân gian vaø taïo ra tieáng cöôøi saûng khoaùi.
- Tóm tắt truyện
4. Nhaän xét ưu, khuyết điểm:
Ưu điểm:
Nắm được đặc điểm của truyền thuyết, cổ tích.
Đa số nắm được nội dung của các truyện đã học.
Một số em có khả năng cảm thụ văn học khá tốt.
Khuyết điểm:
Trong kỹ năng cảm thụ văn học dân gian vẫn còn một số hạn chế:
Chưa nắm vững ý nghĩa của các chi tiết kì ảo, lạ thường.
Chưa biết liên hệ chi tiết của truyện với đời sống thực tế để cảm thụ.
Một số bài làm cho thấy người viết chưa nắm được nội dung cốt truyện chứng tỏ đến lớp không nghe giảng về nhà không đọc lại truyện.
Tóm tắt chưa chính xác
5.Sửa chữa:
Câu 1:
Đa số các em đều nêu được thử thách của em bé thông minh mà mình cho là thú vị nhưng giải thích chưa rõ ( đa số chỉ nêu là vì hay, hấp dẫn nhưng chưa lí giải được hay, hấp dẫn là vì đâu? Tại sao? ).
Câu 3:
Nêu lại ý nghĩa văn bản ( Chính xác)
4. Đọc lại văn bản – tóm tắt
6.Củng cố nội dung và phương pháp
* Nội dung: - Ôn tập truyền thuyết, cổ tích, cách tó tắt văn bản.
* Phương pháp: - thực hành qua các bài tập cụ thể
7. Phát đề cho hs đọc bài văn mẫu
4.4. Tổng kết :
Nhận xét khái quát lại bài kiểm tra, rút kinh nghiệm đối với bài sau.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
Tiếp tục sữa chữa bài viết ở nhà.
Ôn tập kiến thức cũ.
Thường xuyên tóm tắt văn bản, luyện chữ viết.
- Đối với bài học ở tiết tiết theo
Chuẩn bị bài: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ”. Yêu cầu :
Ñoïc kyõ chuù thích vaø vaên baûn.
Chuù yù moái quan heä giöõa caùc söï vaät naøy, nguyeân nhaân, keát qua của söï xung ñoät của các nhân vật; baøi hoïc nguï ngoân của truyện.
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..…………………………………………………………………………………………………
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
Tuần 11. Tiết 43.
Ngày dạy: 26/10/12
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1.1.Kiến thức:
– HS biết: - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự .
– HS hiểu: - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân .
1.2. Kỹ năng:
– HS thực hiện được: - Lập dàn ý và trình bày rõ ràng , mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp .
– HS thực hiện thành thạo:- Trình bày trên lớp.
1.3.Thái độ:
– Thói quen: - Có thái độ tự nhiên, tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông.
– Tính cách:- Mạnh dạn khi trình bày trước lớp.
2. Nội dung học tập.
Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự : chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự .
Trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân .
3. Chuẩn bị::
Giáo viên: Đề bài, dàn bài mẫu.
Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 38.
4. Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kieåm tra miệng :
Giáo viên gọi HS nhắc lại kiến thức về ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự để áp dụng vào bài kể tại lớp.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 10p
* GV: Gọi HS đọc đề bài.
* GV: Yêu cầu HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà ( 1- 3 HS ). Sau đó cùng cả lớp điều chỉnh để thành dàn bài chung cho cả lớp.
Dàn bài ( dự kiến ) :
Hoạt động 2 30p Luyện nói trên lớp
*Tích hợp GDKNS:Giao tiếp,ứng xử:trình bày suy nghĩ,ý tưởng để kể câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Trên cơ sở dàn bài đã chuẩn bị, cùng tiến hành luyện nói trên lớp theo dàn bài .
- Hướng dẫn học sinh luyện nói và nhận xét luyện nói trước lớp:
+ Khi nói trước lớp, các em cần phải tự tin, bình tình, đàng hoàng, mắt nhìn vào các bạn.
+ Nói to, rõ ràng để các bạn cùng nghe.
- Nói trước lớp theo từng phần, từng đoạn mỗi tổ hai em (nhận xét)
- Nhận xét, cho điểm với những học sinh nói tốt:
Trong quá trình HS kể, GV uốn nắn sửa chữa các sai sót; biểu dương những HS kể hay, gọn, sáng tạo.
(Có thể cho điểm và so sánh với tiết luyện nói trước ).
I/ Chuẩn bị:
Đề bài:
Kể lại một chuyến về thăm quê.
Dàn bài
Mở bài:
Lý do về thăm quê ? Về quê với ai ?
Thân bài:
Tâm trạng trên đường về quê ?
Quang cảng chung của quê ?
Những việc làm ở quê ? ( Tập trung ở sự việc gây ấn tượng nhất ).
Kết bài :
Chia tay, cảm xúc về quê hương.
II/ Luyện nói:
1. Môû baøi:
- Lí do veà thaêm queâ
- Veà queâ vôùi ai
2. Thaân baøi:
- Loøng haùo höùc khi ñöôïc veà thaêm queâ
- Quang caûnh chung cuûa queâ höông:
+ Nhaø cöûa, ñöôøng saù, con ngöôøi, caùnh ñoàng, doøng soâng.
- Vieäc laøm cuï theå khi veà queâ
+ Gaëp hoï haøng, ruoät thòt
+Gaëp baïn beø cuøng löùa: vui, quaán quyùt
+Thaêm moä toå tieân
+ mieâu taû maùi nhaø ngöôøi thaân
3. Keát baøi:
- Chia tay
- Taïm bieät queâ höông caûm xuùc löu luyeán.
4.4. Tổng kết :
* GV: Gọi HS nêu kinh nghiệm khi phát biểu trước đám đông sau quá trình kuyện nói đã học.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
- Các em xem lại dàn bài nói ở lớp.
- Ôn lại toàn bộ lí thuyết về văn tự sự.
- Tìm đọc thêm bài tham khảo trong Những bài văn mẫu lớp 6.
- Đối với bài học ở tiết tiết theo
- Chuẩn bị bài: “ Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường ”. Yêu cầu :
Xen lại kiến thức đã học về văn tự sự.
Thực hiện các câu hỏi, bài tập trong nội dung bài học.
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..…………………………………………………………………………
CỤM DANH TỪ
Tuần 11. Tiết 44.
Ngày dạy: 26/10/12.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1.1.Kiến thức:
– HS biết:- Nghĩa của cụm danh từ .
Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ .
Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ .
– HS hiểu: - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ .
Đặt câu có sử dụng cụm danh từ .
1.2.Kỹ năng:
– HS thực hiện được: - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ .
– HS thực hiện thành thạo:- Sử dụng danh từ trong tạo lập văn bản.
1.3.Thái độ:
– Thói quen: - Có ý thức sử dụng cụm danh từ chính xác trong việc đặt câu và tạo lập văn bản.
– Tính cách: - - Cẩn thận khi sử dụng cụm danh từ trong văn bản.
2. Nội dung học tập.
- Nắm được đaëc ñieåm cuûa cuïm danh töø.
- Caáu taïo phaàn trung taâm, phaàn tröôùc, phaàn sau.
Chuẩn bị:
Giáo viên: phiếu học tập, bài tập bổ trợ.
Học sinh: chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 41.
4. Tổ chức các hoạt động học tập.
4.1. OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kieåm tra miệng :
-Thế nào là danh từ chung ? danh từ riêng? Cho ví dụ. (10đ)
* GV: Kiểm tra, sửa chữa bài tập ở nhà.
-Danh từ chung: là tên gọi chung một loại sự vật.
-Danh từ riêng: tên riêng của người, vật, địa phương.
Cho ví dụ : vua , làng, Thánh Gióng.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài: (kết hợp với lời nhận xét việc trả bài cũ của học sinh) Chúng ta vừa tìm hiểu xong về danh từ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cụm danh từ để sử dụng chúng chính xác hơn trong giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 15p
- Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.116):
- Đọc ví dụ 1.
GV:Các từ in đậm ví dụ 1 bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Xác định.
- Nhận xét bổ sung:
Từ xưa bổ sung ý nghĩa cho từ ngày
Từ hai bổ sung ý nghĩa cho từ vợ chồng
Từ ông lão đánh cá bổ sung ý nghĩa cho từ vợ chồng
Từ một bổ sung ý nghĩa cho từ túp lều
Từ nát trên bờ biển bổ sung ý nghĩa cho từ túp lều
- Các em chú ý, những từ ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho từ nào đó được gọi là từ ngữ phụ thuộc, Còn những từ được các từ khác bổ sung ý nghĩa là những từ trung tâm của một cụm từ (hay còn gọi là tổ hợp từ). Muốn xác định đúng các từ ngữ phụ thuộc, ta phải xác định chính xác từ chung tâm trước.
Như vậy ta có thể dễ dàng xác nhận từ trung tâm của các tổ hợp từ trong ví dụ trên.
GV:Hãy xác định từ trung tâm trong các tổ hợp từ trên và cho biết những từ đó thuộc loại từ nào mà các em đã học?
- Đọc ví dụ 2:
GV:So sánh 3 cách nói trong ví dụ 2 và cho biết cách nói nào đầy đủ hơn?
- Ví dụ: (a1)là một danh từ; (a2),(b2), (c2) là cụm danh từ:
a) túp lều(1) / một túp lều(2) ((2)cho biết rõ số lượng của sự vật).
b) một túp lều(1) / một túp lều nát(2) ((2)cho biết rõ đặc điểm của sự vật).
c) một túp lều nát(1) / một túp lều nát trên bờ biển(2)((2)cho biết rõ vị trí của sự vật).
GV:Từ sự so sánh trên em có nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?
- Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ, cụ thể hơn một danh từ.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ, cụ thể hơn một danh từ. Vì vậy, trong giao tiếp, các em nên sử dụng cụm danh từ khi cần nói cụ thể, rõ ràng (bởi vì, số lượng từ ngữ phụ thuộc càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ càng cụ thể chi tiết.
- Có ví dụ sau:
Ví dụ 3:
Gia tài của vợ chồng ông lão đánh cá là một túp lều.
GV:Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ 3? Cho biết cấu tạo của CN - VN trong câu?
- Xác định (có nhận xét, bổ sung)
- Gạch chân phân cách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:
GV: Nhắc lại chức vụ ngữ pháp của danh từ?
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
GV: Em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ?
- Trong câu, cụm danh từ hoạt động giống như một danh từ.
GV:Qua phân tích, tìm hiểu các ví dụ, em hãy cho biết cụm danh từ là gì? Ý nghĩa và chức năng của cụm danh từ?
HS:Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
GV: Nhận xét, khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.117).
Hoạt động 2: 15p.
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.117):
- Đọc ví dụ.
GV:các cụm danh từ trong câu trên?
- Các cụm danh từ trong câu:
làng ấy; ba thúng gạo nếp; ba con trâu đực; ba con trâu ấy; chín con; năm sau; cả làng.
- Như vậy danh từ trung tâm của các cụm từ trên là: làng; thúng gạo; con trâu; con; năm; làng
GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo và loại từ của danh từ trung tâm?
- Danh từ trung tâm có khi là một từ đơn (DT chỉ đơn vị; DT chỉ đối tượng cụ thể): Con, năm, làng.
- Cũng có khi là một bộ phận ghép gồm 2 từ tạo thành: Trung tâm 1 (T1) và trung tâm 2 (T2). T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán; T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán. T1 chỉ chủng loại khái quát; T2 chỉ đối tượng cụ thể.
Với 2 vị trí như vậy, phần trung tâm của cụm danh từ có thể xuất hiện đầy đủ hoặc có những biến dạng:
- Dạng đầy đủ. ví dụ: Em học sinh (này)
T1 T2
- Dạng thiếu T1: Học sinh (này)
- Dạng thiếu T2: Em (này)
GV:Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ đã xác định trong câu trích văn bản (Em bé thông minh)?
- Các phụ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: Ba, chín, cả.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: Ấy, nếp, đực, sau.
GV:Sắp xếp các từ ngữ phụ thuộc trong các cụm từ trên thành loại cụ thể?
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ Cả: Chỉ số lượng ước phỏng tổng thể
+ Ba, chín: Chỉ số lượng chính xác.
- Các phụ ngữ đứng sau cũng có hai loại:
+ Ấy, sau: Chỉ vị trí để phân biệt.
+ Đực, nếp: Chỉ đặc điểm.
GV:Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ sau?
Điền (có nhận xét, bổ sung):
GV:Qua Phân tích bài tập, em nhận thấy cụm danh từ có cấu tạo như thế nào?
HS:Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
GV:Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK,T.118).
Hoạt động 3:10p
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.118).
* Tìm các cụm danh từ trong những câu sau?
a) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) [...] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
(Thạch Sanh)
c) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
(Thạch Sanh)
- Xác định (có nhận xét bổ sung)
- Nhận xét, ghi kết quả bài tập lên bảng.
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.118): Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ.
- Dùng bảng phụ yêu cầu HS lên bảng đền theo yêu cầu bài tập (có chữa, bổ sung):
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t 2
t 1
T 1
T 2
s 1
s 2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
Yêu tinh
ở trên núi có nhiều phép lạ
- Đọc bài tập 3 (SGK,T.118): * Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích?
Lên bảng điền theo yêu cầu (có chữa bổ sung).
I. Cụm danh từ là gì.
Ví dụ 1:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Xưa → ngày; hai, ông lão đánh cá → vợ chồng; một, nát trên bờ biển → túp lều.
- Các từ trung tâm: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển.
- Những từ trung tâm trong các tổ hợp từ trên đều là danh từ.
Những tổ hợp từ trong ví dụ trên gọi là cụm danh từ.
Ví dụ 2:
a) túp lều / một túp lều.
b) một túp lều / một túp lều nát.
c) một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
- Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ, cụ thể hơn một danh từ.
Gia tài của vợ chồng ông lão đánh cá / là một túp lều
CN VN
- Cấu tạo:
CN = Cụm danh từ / CN = là + Cụm danh từ
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
* Ghi nhớ:
(SGK,T.117).
II. Cấu tạo của cụm danh từ:
Ví dụ:
Vua sai cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
Danh từ trung tâm: làng; thúng gạo; con trâu; con; năm; làng
Gồm ba phần:
Phần trước( phụ ngữ trước).
Phần trung tâm(danh từ).
Phần sau(phụ ngữ sau)
Từ ngữ phụ thuộc đứng trước:
Chỉ số lượng ước chừng: cả.
Chỉ số lượng chinh xác : ba, chín.
Từ ngữ phụ thuộc đứng sau :
Chỉ vị trí để phân biệt: ấy.
Chỉ đặc điểm : nếp đực, sau.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
ba
ba
ba
chín
cả
làng
thúng
con
con
con
năm
làng
gạo
trâu
trâu
nếp
đực
sau
ấy
ấy
- Cụm danh từ gồm có ba phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Trong cụm danh từ:
+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ về số lượng.
+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
* Ghi nhớ:
(SGK,T.118)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
(SGK,T.118)
a) một người chồng thật xứng đáng.
b) một lưỡi búa của cha để lại.
c) là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
2. Bài tập 2:
(SGK,T.118)
3. Bài tập 3:
(SGK,T.118)
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước, rồi lại thả lưới ở chỗ khác.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
4.4. Tổng kết :
Cụm danh từ là gì? Nêu cấu tạo?
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ gồm có ba phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau.
4.5. Hướng dẫn học tập :
- Đối với bài học ở tiết này.
- Nắm vững nội dung bài học.
- Ôn tập kĩ kiến thức về cụm danh từ.
- Học thuộc ghi nhớ - hoàn thành VBT.
- Tập xác định cụm danh từ trong các văn bản đã học.
- Đối với bài học ở tiết tiết theo
- Chuẩn bị tiết sau: “ Kiểm tra 1 tiết ”. Yêu cầu :
Xen lại kiến thức, kỹ năng đã học về từ loại, cụm danh từ.
Thực hiện lại các bài tập ở SGK.
5- PHỤ LỤC :
…………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………..…………………………………..……………………………………………………………..……………………………………………………..…………………………………………..……………………………………………………………
Tuần:12. Tiết 45.
Ngày dạy :30/10/13. CHÂN, TAY, TAI, MẮT,MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn ) HDĐT
1) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
a. Kiến thức:
– HS biết: - Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” .
– HS hiểu: - Nét đặc sắc của truyện: lối kể ý vị có ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết
b.Kỹ năng :
– HS thực hiện được: - Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại .
– HS thực hiện thành thạo: - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện .
Kể
File đính kèm:
- Ngu van 6 tuan 1113 nam hoc 1314.doc