A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Các tiểu loại danh từ.
- Khả năng kết hợp và chức năng của DT.
- Qui tắc viết hoa danh từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng qui cách.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài.
- HS: Soạn bài mới.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Tiết 41 DANH TỪ (TT) NS: 23/10/12
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Các tiểu loại danh từ.
- Khả năng kết hợp và chức năng của DT.
- Qui tắc viết hoa danh từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng qui cách.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài.
- HS: Soạn bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ: Khởi động
- KTBC : Thế nào là DT chung, thế nào là DT riêng? Nêu quy tắc viết hoa DT riêng.
- GTBM: Để củng cố các kiến thức về DT, hôm nay các em học bài DT tiếp theo.
1. HĐ1: Ôn tập lý thuyết
? Thế nào là DT ?
? DT có thể giữ chức vụ gì trong câu ? Cho VD.
? DT được chia thành những loại lớn nào ?
? DT chung là gì?
? DT riêng là gì?
? Nêu quy tắc viết hoa DT riêng.
2. HĐ2: Luyện tập, củng cố :
Lần lượt yêu cầu học sinh làm các bài tập
- Kể một số DT chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các DT đó.
- Gọi HS đọc câu văn trên bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm làm vào bảng phụ
Bà đỡ / Trần / là / người / huyện / Đông Triều.
- Đặt một câu có sử dụng DT chung và DT riêng. Xác định DT chung, DT riêng trong câu văn đó.
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm danh từ.
2. Chức vụ của danh từ:
- Chủ yếu làm CN.
- Khi làm VN, cần có từ là đứng trước.
3. Phân loại danh từ:
- DT chỉ đơn vị
- DT chỉ sự vật:
+ DT chung
+ DT riêng
II. Luyện tập :
BT1 Các DT chỉ sự vật: sách, vở, bàn, ghế, bút, thước, cặp, áo, quần,...
- Đặt câu: Mẹ em mua cho em một chiếc cặp mới.
BT2
DT chung
Bà đỡ, người, huyện
DT riêng
Trần, Đông Triều
BT3 Đặt câu:
- Minh là lớp trưởng của lớp 6/2.
- Tôi là học sinh Trường THCS Phan Bội Châu.
E. DẶN DÒ:
- Nắm kỹ nội dung bài học.
- Làm BT còn lại.
- Xem lại kiến thức đã kiểm tra 1 tiết.
* KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tiết 42 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN NS: 25/10/12
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học về truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. 2. Kĩ năng:
- Nhận ra được chỗ mạnh, chỗ yếu khi làm bài kiểm tra này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình về kiến thức, cách diễn đạt, chính tả…
B. CHUẨN BỊ:
- GV : Chấm bài, phân loại bài, nhận xét bài, phát bài, soạn giáo án
- HS : Xem trước bài kiến thức kiểm tra, tự chỉnh sửa những sai sót
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận,…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ khởi động
- Giới thiệu bài:
Để giúp các em củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học về truyện truyền thuyết và truyện cổ tích đồng thời nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi làm bài KT bài này hôm nay cô sẽ tiến hành trả bài.
1. Hoạt động 1 :Thống nhất đáp án
- Yêu cầu HS đọc lại đề
- Gọi lần lượt HS trả lời lại các câu hỏi. - Gọi HS khác nhận xét – GV chốt.
? Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
? Hình ảnh nào của Gióng là đẹp nhất trong tâm trí em? Vì sao?
? Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.
? Truyện “Thạch Sanh” có kết thúc như thế nào? Qua đó, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
2. Hoạt động 2: Nhận xét
- Gọi vài HS nhận xét bài viết của mình từ việc đối chiếu với đáp án.
- GV n/xét, đánh giá về bài viết của HS
+ Chất lượng :
. Số lượng bài đạt điểm TB trở lên
. Bài điểm cao nhất và thấp nhất
+ Ưu nhược điểm
+ Những lỗi cơ bản cần khắc phục
( Nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài của HS )
3. Hoạt động 3: Sửa lỗi
- Lần lượt trình chiếu các lỗi chính tả, diễn đạt
- Gọi HS lên bảng sửa lỗi chính tả
- Gọi HS nhận xét
- Yêu cầu HS sửa lỗi diễn đạt
- Gọi lần lượt vài HS đọc một câu đã sửa
- Gọi HS nhận xét
* GV nhận xét chung
?Em rút ra những kinh nghiệm gì khi làm bài kiểm tra Văn?
I. Đáp án:
Câu 1:
- Nêu định nghĩa truyện cổ tích: 2 điểm
- Kể tên hai truyện cổ tích đã học trong chương trình Ngữ văn 6: Thạch Sanh, Em bé thông minh: 1 điểm.
Câu 2:
- Nêu được hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí: 1 điểm
- Giải thích đúng lí do thích hình ảnh: 1 điểm.
Câu 3:
- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh: ST tượng trưng cho ND đắp đê ngăn lũ và ước mơ chế ngự thiên tai. (1 điểm)
- Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Thủy Tinh: TT tượng trưng cho hiện tượng lũ lụt, dông bão (1 điểm)
Câu 4:
- Kết thúc của truyện “Thạch Sanh”: 2 điểm.
- Nêu được điều nhân dân ta muốn thể hiện: cái thiện chiến thắng cái ác (1 điểm).
II. Nhận xét :
III. Sửa chữa lỗi :
Sai
Đúng
- dân dan
- quên thuột
- ngốc ngếch
- vương vai
- cưởi áo
- khác vọng
- sắt đánh
- bò hung
- TS lấy được công chúa và lên ngôi vua.
- Bất nghĩa sẽ chiến thắng bất công.
- Qua đó nói lên sự ở hiền thì gặp lành...
- ND ta muốn thể hiện điều là cái tốt đối với cái xấu,...
- dân gian
- quen thuộc
- ngốc nghếch
- vươn vai
- cởi áo
- khát vọng
- sét đánh
- bọ hung
- TS cưới được công chúa và lên ngôi vua.
- Công bằng sẽ chiến thắng bất công.
- Qua đó, ND ta muốn thể hiện điều : ở hiền thì gặp lành...
- ND ta muốn thể hiện điều là: sự chiến thắng của cái tốt đối với cái xấu,...
E. DẶN DÒ:
- Về nhà tiếp tục sửa chữa lỗi.
- Soạn bài “ Luyện nói kể chuyện ” (luyện nói đề 4).
* KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................
..................................................................................................................
Tiết 43 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN NS: 25/10/12
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạy để kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài.
- HS: Soạn bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp,…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ: Khởi động
- KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GTBM: Luyện nói là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể,công chúng, nói sao cho có sức truyền cảm, thuyết phục người nghe là cả một nghệ thuật. ...-> Bài mới.
1. HĐ1: Xây dựng dàn ý.
- HS thảo luận thống nhất dàn ý
Gợi ý:
- Nhân dịp nghỉ hè vừa qua em được mẹ dẫn đi chơi thành phố Đà Nẵng thật thích thú và đáng nhớ,
- Khi nghe tin được đi chơi em háo hức vô cùng, mong cho ngày chóng qua, đêm chóng sáng để được đi nhanh hơn.
- Sáng hôm ấy vào ngày chủ nhật, mẹ và em dậy từ sớm, đón xe buýt để đi.
- Ngồi trên xe mà bao nhiêu câu hỏi cứ nảy ra: Tp có đẹp không? có đông người không? ...Miên man nghĩ thế rồi hơn hai tiếng đồng hồ em đã đặt chân đến tp ĐN .
- Nhà cao tầng, xe cộ qua lại tấp nập, người đi đường chen chúc nhộn nhịp...
- Đi chơi công viên Nước 29-3, Non Nước, Bà Nà, biển, Siêu thị, ...
- ĐN thật đẹp, náo nhiệt. Mong học giỏi hơn để được ba mẹ dẫn đi tham quan nhiều nơi hơn nữa. 2. HĐ2: Luyện kể ở tổ
- Hướng dẫn HS tự kể trong tổ.
- GV theo dõi.
3. HĐ3: Luyện kể ở lớp
- GV lưu ý HS khi kể trước lớp: nói to, rõ để mọi người lắng nghe; tự tin, mắt nhìn vào mọi người
- Mời đại diện mỗi tổ hai HS lên kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét, ghi điểm cho những em kể tốt.
4. HĐ4: Củng cố :
? Vậy, kể một câu chuyện trước mọi người, các em cần lưu ý điều gì?
* Đề: Kể về một chuyến ra thành phố
a/ MB: Em đi thành phố với ai? Vào dịp hè, giỗ, hay tham quan?
c/ TB:
- Trước ngày đi em có suy nghĩ ntn? tâm trạng ra sao?
- Cảnh vật, nhà cửa, xe cộ, đường sá ở tp ntn? Con người, c/s ở đó ntn?
- So sánh gì với nông thôn mình?
c/ KB: Em cảm nhận ntn sau chuyến đi? Mong ước gì?
E. DẶN DÒ:
- Về nhà tiếp tục luyện kể.
- Soạn: Cụm danh từ.
* KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tiết 44 CỤM DANH TỪ NS: 29/10/12
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của cụm danh từ, gồm:
- Nghĩa của cụm danh từ
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ
- Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau của cụm danh từ
2. Kĩ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài.
- HS: Soạn bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ: Khởi động
- KTBC : DT là gì? DT giữ chức vụ gì trong câu? Xác định DT trong câu văn sau:
Những em học sinh kia đang trò chuyện.
- GTBM: Từ VD, GV dẫn dắt vào bài mới.
1. HĐ1: Tìm hiểu cụm danh từ là gì
- Dán bảng phụ
- Gọi HS đọc, lưu ý các từ ngữ được in đậm.
? Những từ ngữ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ nào?
? Vậy cụm DT là gì?
? So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của CDT so với nghĩa của một DT:
- túp lều/ một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
? Cho một cụm danh từ. Đặt câu với CDT ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của CDT so với một DT.
- GV chốt ý.
- Gọi HS đọc GN1/117.
- Yêu cầu HS cho VD một số CDT
2. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của cụm DT
- Dán bảng phụ, gọi HS đọc.
? Tìm các CDT trong câu văn trên.
? Liệt kê những từ ngữ đứng trước và đứng sau trong các CDT trên. Sắp xếp chúng thành loại.
- Treo bảng phụ về mô hình cấu tạo cụm danh từ. Gọi HS điền các CDT vào mô hình.
? Vậy, em hãy nêu cấu tạo của CDT.
- Chốt ý.
- Gọi HS đọc GN2/118
- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của các CDT đã cho VD ở phần I.
3. HĐ3: Luyện tập, củng cố :
Lần lượt yêu cầu học sinh làm các bài tập
- BT 1,2 thảo luận nhóm làm vào bảng phụ
- BT 3 làm cá nhân
I. Cụm danh từ là gì?
1. Bài tập:
BT1/116
- ngày xưa
DT
- hai vợ chồng ông lão đánh cá CDT
DT
- một túp lều nát trên bờ biển.
DT
BT2/117
- túp lều/ một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển
-> CDT có ý nghĩa của đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một mình DT.
BT3/117
- Học sinh lớp 6/2 // đang học Ngữ văn.
CDT
- Minh // là học sinh xuất sắc.
CDT
-> CDT hoạt động trong câu giống như một DT.
2. Ghi nhớ: (SGK/117)
II. Cấu tạo của cụm danh từ :
1. Bài tập:
BT1/117 Các cụm DT: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
BT2/117
- Các phụ ngữ đứng trước DT:
+ cả: chỉ tổng lượng
+ ba, chín: chỉ số lượng
- Các phụ ngữ đứng sau DT:
+ ấy: chỉ từ
+ nếp, đực, sau: nêu lên đặc điểm của sự vật.
BT3/117 Cấu tạo của CDT:
- Phần trước: chỉ số lượng
- Phần trung tâm: DT
- Phần sau: chỉ từ (ấy, kia, nọ,...) hoặc nêu lên đặc điểm của sự vật.
2. Ghi nhớ 2: (SGK/118)
III. Luyện tập :
Bài 1/ 118. Các cụm danh từ:
a/ một người chồng thật xứng đáng
b/ một lưỡi búa của cha để lại
c/ một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ
Bài 2/ 118. (Ở phần phụ lục)
Bài 3/118. Các phụ ngữ lần lượt điền vàolà: ấy, vừa rồi, cũ.
E. DẶN DÒ:
- Nắm kỹ nội dung bài học.
- Làm BT còn lại.
- Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng,…
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
* KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
PHỤ LỤC
Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
một
một
một
người
lưỡi
con
chồng
búa
yêu tinh
thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi
có nhiều phép lạ
TUẦN 12
Tiết 45: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (ĐT) NS: 30/10/12 ( Truyện ngụ ngôn)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện
- Kể lại được truyện.
B. CHUẨN BỊ:
- GV : Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham khảo khác; soạn bài.
- HS : Soạn bài mới, SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP: giảng bình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,…
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ khởi động
- KTBC: Kể lại truyện thầy bói xem voi. Nêu bài học rút ra từ truyện.
- GTBM: Nhắc lại nhân vật trong truyện ngụ ngôn đã học và chuyển qua nhân vật trong truyện: các bộ phận trong cơ thể người: chân, tay, mắt, miệng thành mỗi nhân vật trong truyện để gửi đến một bài học cho con người...-> Bài mới.
1. HĐ1: Đọc – Tìm hiểu chung
- GV h/dẫn đọc: giọng thay đổi: có lúc than thở, bất mãn, có lúc hăm hở, lúc uể oải, lờ đờ...; đọc mẫu.
- GV uốn nắn cách đọc cho HS.
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
? Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có gì độc đáo trong hệ thống các nhân vật?
? Vì sao các bộ phận của con người lại được viết hoa?
2. HĐ2: Tìm hiểu văn bản
? Đang sống hòa thuận, giữa bốn người và lão Miệng bỗng xảy ra chuyện gì?
? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Vì sao cô Mắt lại là người khơi chuyện?
? Thái độ của cô Mắt, cậu Chân, câu Tay và bác Tai khi đến nhà lão Miệng như thế nào?
? Họ đã tuyên bố điều gì?
? Hậu quả của quyết định ấy ntn?
? Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
? Cách tả từng bộ phận, từng nhân vật có gì lí thú?
? Nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống đã được bác Tai nhận ra. Lời nói của bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, Cậu tay có ý nghĩa gì?
? Cả bọn đã làm gì để sửa chữa sai lầm? Kết quả của việc làm đó ra sao?
? Bài học rút ra từ thái độ và việc làm của các nhân vật trong truyện là gì?
? Từ bài học này, em nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với tập thể lớp?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3. HĐ3: Luyện tập -Củng cố
- Gọi HS kể lại truyện.
? Thế nào là truyện ngụ ngôn?Kể tên những TNN mà em đã học.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thái độ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai:
- So bì với lão Miệng
- Đến nhà lão Miệng bảo với lão họ không làm việc cho lão ăn nữa.
2. Hậu quả:
- Cả bọn lừ đừ, mệt mỏi.
- Lão Miệng cũng nhợt nhạt, không buồn nhếch mép.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK/116)
IV. Luyện tập :
E. DẶN DÒ:
- Nắm nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Kể lại truyện.
- Ôn tập TV chuẩn bị KT 1 tiết.
* KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an Van 6(2).doc