Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Tiết 44: Cụm danh từ

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Giúp HS hiểu đặc điểm của cum danh từ; cấu toạ của phần trung tâm, phần trước và phần sau.

Thái độ :

Có ý thức dùng cụm danh từ chính xác.

Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu, đặt câu với cụm danh từ.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK; Giáo án; Bảng phụ

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12431 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Tiết 44: Cụm danh từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 44 cụm danh từ Ngày soạn: 6/11/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp HS hiểu đặc điểm của cum danh từ; cấu toạ của phần trung tâm, phần trước và phần sau. 2 Thái độ : Có ý thức dùng cụm danh từ chính xác. 3 Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu, đặt câu với cụm danh từ. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK; Giáo án; Bảng phụ 2 Học sinh: Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Bài cũ: Nhắc lại mô hình phân loại danh từ đã học? Cho ví dụ từng loại. III Bài mới : * Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết nhiều cụm từ tạo thành câu. Vậy cụm danh từ trong câu là như thế nào, nó có cấu tạo ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Cụm danh từ là gì? GV: (bảng phụ) Gọi HS đọc VD1 trong SGK. ? Các từ ngữ được in đậm trong VD1 bổ sung ý nghĩacho những từ nào? ? Hãy xác định phần trung tâm của cụm danh từ? ? Chỉ ra các phần phụ ngữ của cụm danh từ? Hoạt động 2 : Cấu tạo của cụm danh từ. GV(bảng phụ) VD1 : gọi HS đọc VD ? Hãy tìm cụm danh từ trong câu trên? I. Cụm danh từ là gì? 1. Ví dụ : ( SGK Tr116- 117) 2. Nhận xét: - VD 1: + Phần trung tâm: ngày, vợ chồng, túp lều. + Phần phụ ngữ: xưa, hai, ông lão, đánh cá, một, nát, trên bờ biển. đ Các tổ hợp từ nói trên là cụm danh từ. - VD 2: + Nghĩa của CDT đầy đủ hơn nghĩa của một mình DT. + CDT hoạt động trong câu như một DT ( có thể làm CN, phụ ngữ, vị ngữ...) *Ghi nhớ (SGK – 117) II. Cấu tạo của cụm DT: 1. Ví dụ: (SGK- 117) 2. Nhận xét : ? Đâu là phần trung tâm của CDT ? ? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các CDT trên ? ? Điền các cụm danh từ đẫ tìm được vào mô hình CDT ? Sắp xếp chúng thành loại. Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 S1 S2 ba ba ba chín cả làng thúng con con con năm làng gạo trâu trâu nếp đực sau ấy GV : Gọi HS đọc ghi nhớ(SGK- 118) Hoạt động 3: Luyện tập * Ghi nhớ (SGK – 118) III. Luyện tập: Bài tập 1: Tìm cụm danh từ a, Một người chồng thật xứng đáng. B, Một lưỡi búa của cha để lại. C, một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Bài tập 2: Mô hình cụm danh từ IV Củng cố - Dặn dò: - Về nhà làm BT 2,3 - Soạn bài : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

File đính kèm:

  • docTIET 44.doc