A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ, lượng từ khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu số từ và lượng từ để phân biệt được chúng.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 12 NS: 03/11/13
TIẾT: 46 ND :05/11/13
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết cách dùng số từ, lượng từ khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu số từ và lượng từ để phân biệt được chúng.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6ª5 vắng …………………………………p kp)
2. Bài cũ: Cụm danh từ là gì? Một cụm danh từ đầy đủ có cấu tạo như thế nào?
3. Bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu về danh từ, cụm danh từ. Số từ và lượng từ là những từ loại bổ sung ý nghĩa cho danh từ. Vậy cấu tạo của chúng thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu Số từ
Gv treo bảng phụ ghi Vd Sgk (Gạch chân các từ: hai, một trăm, chín, chín, chín, một). Gọi 1 Hs đọc.
CCác từ được gạch chân đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ và chúng lần lượt bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
-> Các từ gạch chân đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số lượng.
Những từ như vậy gọi là số từ chỉ số lượng.
C Xác định vị trí của từ sáu trong vd (b) và cho biết từ sáu bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
-> Đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho từ thứ tức bổ sung cho danh từ về mặt thứ tự.
Gv: Gọi các từ như hai, một trăm, chín, một,… là số từ.
CVậy thế nào là số từ? Cho ví dụ minh hoạ?
CTừ đôi trong vd (1) có phải từ chỉ số lượng không? Vì sao? -> Không phải, vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
Gv: Một đôi cũng không phải từ ghép như một trăm, một nghìn, vì sau một đôi không thể sử dụng danh từ chỉ đơn vị như một trăm, một nghìn. Chẳng hạn, có thể nói: Một trăm con gà chứ không thể nói một đôi con gà. (chỉ có thể nói một đôi gà)
CTìm thêm những từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi? -> Như : cặp, tá, chục...
Gv gọi Hs đọc lại toàn bộ Ghi nhớ 1/SGK
* Tìm hiếu khái niệm Lượng từ
Gv treo bảng phụ ghi Vd mục II/sgk. 1 Hs đọc.
Thảo luận: CVị trí và ý nghĩa của từ các, cả, mấy, những có điểm gì giống và khác so với số từ?
Giống: Đều đứng trước danh từ.
Khác: Không chỉ số lượng cụ thể mà chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
CGọi những từ như từ những, các, cả, mấy là lượng từ. Vậy thế nào là lượng từ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1 mục II.
Gv kẻ mô hình cụm danh từ
1 Hs lên bảng điền các cụm danh từ có trong Vd vào bảng cho thích hợp.
Dưới lớp các em làm ra nháp. Hs khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Gv chữa bài
CNhìn vào mô hình trên thì lượng từ có thể chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?
-> Lượng từ có thể chia thành 2 loại: Chỉ toàn thể và chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
Gv: Các lượng từ như cả, tất cả, hết thảy, tất thảy... gọi là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
Các lượng từ như các, những, mọi, mỗi, từng... là những từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
CVậy lượng từ có thể chia làm mấy loại? (2 loại.)
Gv chốt ý cho Hs đọc toàn bộ Ghi nhớ 2.
HĐ 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Gọi 1 Hs đọc bài thơ.
Hs lên bảng làm.
Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
Bt2 + 3
Gv chia nhóm để Hs làm bài 2 và bài 3
Nhóm 1, 2, 3 làm bài 2. Nhóm 4, 5, 6 làm bài 3
GV lần lượt gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Gv chữa bài.
HĐ 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs chú ý lắng nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Số từ
1.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1:
- Hai chàng
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nệp bánh chưng
- Chín ngà
- Chín cựa
- Chín hồng mao
- Một đôi
-> Đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số lượng.
=> Từ chỉ số lượng
b. Ví dụ 2:
Hùng Vương thứ sáu.
-> Đứng sau danh từ biểu thị thứ tự.
=> Từ chỉ thứ tự
=> Số từ.
c. Lưu ý: Cần phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị.
- Số từ: Đứng trước hoặc đứng sau danh từ.
- Danh từ chỉ đơn vị: Mang ý nghĩa đơn vị, đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
Ví dụ: “Một đôi gà”
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/128)
2. Lượng từ
2.1. Phân tích ví dụ
a. So sánh số từ và các từ “các, những, cả mấy”
- Giống nhau: Đều đứng trước danh từ.
- Khác nhau:
+ Số từ: Chỉ số lượng cụ thể, đo đếm được.
+ “Các, những, cả mấy”: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
-> Lượng từ
b. Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t 2
t 1
T 1
T 2
s 1
s 2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
cả
mấy vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
- Cả: Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Các, những, mấy…: Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/129)
II. Luyện tập
Bt1:
- Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.
-> Số từ chỉ số lượng (đứng trước danh từ).
- Canh bốn, canh năm.
-> Số từ chỉ thứ tự (đứng sau danh từ).
Bt2: Các từ “trăm, ngàn, muôn” đều dùng để chỉ số lượng nhiều, thậm chí rất nhiều.
Bt3: Điểm giống và khác nhau của các từ “từng, mỗi”:
- Giống nhau: Đều là lượng từ, có ý tách ra từng sự vật, từng cá thể.
- Khác:
+ “từng” mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.
+ “mỗi” ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ rõ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ. Học thuộc Ghi nhớ.
- Xác định số từ, lượng từ trong truyện cười “Thầy bói xem voi”.
- Soạn bài mới: Treo biển, Lợn cưới, áo mới.
File đính kèm:
- giao an van 6 tuan 12.doc