Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 đến tuần 15

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giỳp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Biết ứng dụng nội dung vào thực tế cuộc sống.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, giỏo ỏn.

- HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LấN LỚP:

1. Ổn định: (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

(?) Truyện “Đeo nhạc cho mèo” khuyên người ta điều gỡ. Truyện cũn phờ phỏn những ý tưởng gỡ?

(?) Em có thể cho Vd về một việc mà có sử dụng thành ngữ “Đeo ”

3. Bài mới:

Hụm nay chỳng ta sẽ được tỡm hiểu truyện ngụ ngụn mà trong đó người vật là những bộ phận của cơ thể con người đó được nhân hóa. Truyện đó mượn những bộ phận của cơ thể người để muốn nói chuyện gỡ. Chỳng ta cựng tỡm hiểu.

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 đến tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 45: Ngày soạn : Ngày dạy: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. - Biết ứng dụng nội dung vào thực tế cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Truyện “Đeo nhạc cho mèo” khuyên người ta điều gì. Truyện còn phê phán những ý tưởng gì? (?) Em có thể cho Vd về một việc mà có sử dụng thành ngữ “Đeo …” 3. Bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu truyện ngụ ngôn mà trong đó người vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa. Truyện đã mượn những bộ phận của cơ thể người để muốn nói chuyện gì. Chúng ta cùng tìm hiểu. ² Hoạt động 1: (3’) Phương pháp Nội dung GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp. VD: đoạn đầu mang giọng than thở, bất mãn, đoạn Chân, Tay, Tai, Mắt đến gặp lão Miệng có giọng hăm hở, nóng vội; đoạn tả kết quả sự “đình công” của Chân, Tay, Tai, Mắt thì giọng uể oải, lờ đờ; đoạn cuối thì Chân, Tay, Tai, Mắt hối lối và hòa thuận, thân ai với lão Miệng. I/ Đọc văn bản – Tìm hiểu chú thích: ² Hoạt động 2: HS trả lời và thảo luận các câu hỏi. (28’) (?) Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng. - Rõ ràng là nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng được ăn. Cứ theo cách nhìn thấy thì bôn người vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả. Bốn người vật trên, so bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn bề ngoài, mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. (?)2. (SGK) (?) Câu chuyện kể về sự việc gì? HS: Kể về sự so bì giữa các bộ phận cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình cứ làm mãi cho lão Miệng ăn thì đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau cùng nghỉ làm để lão Miệng không có gì ăn nữa. Nhưng Miệng không được ăn thì các bộ phận khác cũng mệt mõi rã rời, cất mình không nổi. Từ quan hệ không thể tách rời giữa các người vật, bộ phận cơ thể người trong truyện có thể chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho người. - Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một p diện rất q trọng của mối q hệ giữa người với người, giữa cái nhân với cộng đồng. - Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mỗi người: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản t’ động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể. II/ Tìm hiểu truyện: 1. Cô Mắt, cậu Chân, bác Tai so bì với lão Miệng vì nhìn bề ngoài lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. - Họ quyết định đình công (không làm việc nữa) - Kết quả: Tất cả các nhân vật đều tê liệt (không hoạt động được nữa). - Sau đó họ đã nhận ra sai lầm của mình là họ không thể tách rời nhau, ai có việc ấy -> đem lại quyền lợi chung. 2. Từ mối quan hệ không tách rời giữa các người vật - bộ phận cơ thể người trong truyện có thể chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho con người: - Cả người không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. - Lời khuyên thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. ² Hoạt động 3: Ghi nhớ (2’) Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ. ² Hoạt động 4: Luyện tập (3’) (?) Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi của những truyện ngụ ngôn đã học? - HS trả lời. - GV bổ sung. Định nghĩa truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Những truyện đã học “Ếch ngồi…”, “Thầy …”, “Đeo nhạc …”, “Chân …” 4. Củng cố: (2’) Câu hỏi GD (?) Qua câu chuyện bản thân em có suy nghĩ gì? Không tách mình ra khỏi lớp học. Phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập. 5. Dặn dò: (1’) - Học bài. Chuẩn bị học các văn bản TV để KT TV 1 tiết. “Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; chữa lỗi dùng từ; Danh từ, Cụm dtừ”. Tuần 12 – Tiết 46: Ngày soạn : Ngày dạy: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiểm tra lại những kiến thức đã học. - Vận dụng lí thuyết để làm được bài tập. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Đề. - HS: Chuẩn bị bài ôn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định (1') Kiểm diện sỉ số. 2. GV viết câu hỏi (3’) Làm bài (39’) I/ Trắc nghiệm: 4đ 1. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng mấy cách? a. Một cách. b. Hai cách. c. Ba cách. 2. Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ không đúng nghĩa? a. Khong hiểu rõ nghĩa. b. Hiểu sai nghĩa. c. Hiểu không đầy đủ. d. Cả ba đều đúng. II/ Tự luận: 6đ 1. Từ là gì? Từ chia làm mấy loại? Kể ra. Cho VD từ loại. 2. Danh từ riêng là gì? Cho VD. Danh từ chung là gì? Cho VD. 3. Tìm cụm từ trong câu sau: a. Vua cha yêu thương Mỵ Nương rất mực muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng. b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. 3. Thu bài: (1’) 4. Dặn dò: (1’) Chuẩn bị trả bài TLV số 2. Soạn trước “Luyện tập …” ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm: b d II/ Tự luận: 1. Từ là đơn vị nhỏ nhất để để đặt câu. Từ chia làm hai loai: - Từ đơn và từ phức. - Từ phức chia làm hai loại: + Từ ghép: anh chị, quần áo … + Từ láy: nho nhỏ, loanh quanh. 2. Danh từ riêng là dtừ chỉ tên riêng của người, vật, địa phương nào đó. VD: Thuận Hưng, cô Thu, nón lá. Danh từ chung là danh từ chỉ tên chung của một loại sự vật nào đó. VD: làng, tỉnh, con, cái … 3. Một người chồng thật xứng đáng. Một lưỡi búa của cha để lại. Tuần 12 – Tiết 47: Ngày soạn : Ngày dạy: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ HAI I/ MỤC TIỆU CẦN ĐẠT: Cho HS nắm: - Yêu cầu kể một câu chuyện theo đề bài. - Rút kinh nghiệm thêm ở bài làm số 2. II/ CHUẪN BỊ: - GV: Dàn bài chung. - HS: Xem bài và sửa chữa rút kinh nghiệm. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định (1') 2. GV ghi dàn bài chung lên bảng (2’) Và nhắc lại các bước làm bài văn tự sự. 3. GV phát bài cho HS. (35’) - GV đọc một bài khá. - Sửa chữa những bài quá yếu và nhận xét chung. * Ưu: - Có kể theo chủ đề. - Có đi theo ba phần. * Khuyết: - Chưa phân đoạn. - Ý tứ, lời lẽ còn lủng củng. - Chữ viết quá cẩu thả. 4. Nhắc nhở các em cần khắc phục: (5’) Những sai sót. 5. Dặn dò: (2’) Xem lại cách làm bài văn tự sự. Soạn trước “Luyện tập …” Tuần 12 – Tiết 48: Ngày soạn : Ngày dạy: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến (qua phần trả bài). Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn bài. II/ CHUẪN BỊ: GV: SGK, giáo án. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) KT việc chuẩn bị ở nhà của HS. 3. Bài mới: Tiết này chúng ta sẽ thực hiện XD dàn bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường ở lớp. Phương pháp Nội dung ²Hoạt động 1: (6’) HS làm quen với đề TLV kể chuyện đời thường. - GV cho HS đọc năm đề văn trong SGK và về phạm vi, yêu cầu của đề. - HS trả lời – GV uốn nắn. - GV yêu cầu HS ra một tương tự. Bắt buộc các em làm ra giấy – GV thử nhận xét, sửa chữa trước lớp. - Qua đó giúp HS hiểu được phạm vi yêu cầu của đề TLV kể chuyện đời thường. ²Hoạt động 2: (16’) Theo dõi cách làm 1 đề TLV kể chưyên đời thường. - Gọi 1 HS đọc đề bài. GV nêu câu hỏi. (?) Đề yêu cầu làm việc gì? - HS: kể người là trọng tâm. - HS đọc dàn bài và nhận xét các ý (chú ý nhiệm vụ của các phần MB TB KB) (?) Về TB đã nêu 2 ý lớn đã đủ chưa. Em nào có đề xuất ý gì khác? (?) Nhắc đến một người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không? (?) Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không? - Có thích hợp. - Ý thích sẽ giúp chúng ta phân biệt không nhầm lẫn. - Các sự việc nêu ra đã xoay quanh các ý nhỏ (ý thích, tình yêu các cháu, chăm lo gia đình) các ý đã gắn kết với nhau làm nổi bật hình ảnh một người ông hiền hòa, hiểu biết, giàu lòng nhân hậu, rất đáng yêu mến và kính trọng. - Cho HS đọc bài tham khảo – Thảo luận các câu hỏi – GV chốt lại. (?) Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông. Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra được một người già có tính khí riêng hay không. Vì sao em nhận ra là người già. Cách tiếp cháu của ông có gì đáng chú ý. HS trả lời. - Ông hiền hòa, hiểu biết, giàu lòng yêu thương cháu. - Những chi tiết ấy đã vẽ ra một người già với tính cách rất riêng. - Thương cháu, dạy cháu nhẹ nhàng, uốn nắn từ từ, chăm sóc tận tình việc học tập của các cháu. - Từ các ý trên GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về kể chuyện về một nhân vật cần chú ý những điều như: ²Hoạt động 3: (15’) - HS lập dàn bài “Kể về một người bạn mới quen”. - HS thảo luận (5’) gọi đại diện lên bảng ghi. - Các nhóm khác sửa chữa, GV bổ sung thêm. 1. Tìm hiểu đề: Các đề SGK đều là kể chuyện đời thường. - Phạm vi yêu cầu đều có trong cuộc sống thực tế. - Kể thêm: + Kể về một chuyến ra thành phố. + Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn. + Kể chuyện về cuộc gặp gỡ với người bạn cũ. 2. Cách lập dàn bài: - Kể người là trọng tâm. - Thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của từng phần. - Phần TB nói lên 2 ý đã đủ (sự việc, chi tiết chọn lọc thể hiện tập trung chủ đề) * Chú ý: không được gặp đâu kể đó làm cho bài văn rời rạc, manh mún, tản mạn. - Bài làm sát hợp với đề. - Các sự việc đã tập trung thể hiện được một người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu, có tính cách riêng II/ Luyện tập: - MB: Giới thiệu về người bạn mới quen trong trường. - TB: + Kể về cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào. + Kể xen miêu tả về hình dáng, tính tình, thái độ, sở thích. + Sau cuộc gặp gỡ ấy thì tình cảm của 2 bạn ra sao. - KB: Suy nghĩ của em sau khi gặp được một người bạn mới. 4. Củng cố: (3’) (?) Bằng cách nào em xác định được đề kể chuyện đời thường? - Kể người, việc có trong thực tế cuộc sống. (?) Khi lập dàn bài cần chú ý điều gì? - Phải sát hợp với yêu cầu của đề. - Biết chọn lựa những chi tiết, sự việc tiêu biểu để tập trung làm nổi bật chủ đề. (không nên kể rời rạc, manh mún, tản mạn) 5. Dặn dò: (1’) Về làm thêm dàn ý những đề còn lại – Chuẩn bị bài viềt TLV số 3. Tuần 13 - Tiết 49 – 50: Ngày soạn : Ngày dạy: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Đề. - HS: Giấy, viết, cách làm. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. GV viết đề lên bảng. (tg: 85’) Đề: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng …) 3. Thu bài: (3’) 4. Dặn dò: (1’) Về soạn văn bản “Treo biển; lợn cưới, áo mới”. Tuần 13 - Tiết 51: Ngày soạn : Ngày dạy: TREO BIỂN, LỢN CƯỚI, ÁO MỚI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là truyện cười. - Hiểu được ND, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong hai truyện. - Kể lại được truyện cười này. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho chúng ta bài học gì? (?) Hãy nhắc lại đ/n truyện ngụ ngôn và gọi tên những truyện đã học? 3. Bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp một thể loại truyện khi đọc xong chúng ta phải bật cười. Và đằng sau tiếng cười ấy truyện còn giáo dục chúng ta điều gì … Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: (2’) Cho HS tìm hiểu định nghĩa truyện cười ở chú thích dấu * SGK (HS đọc) Hoạt động 2: (2’) - HS đọc văn bản. - Đọc chú thích. I/ Định nghĩa truyện cười. Chú thích – SGK. II/ Đọc văn bản “Treo biển” và tìm hiểu chú thích: Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản. (10’) (?)1. ND tấm biển đề treo ở cửa hàng (“Ở đây có bán cá tươi”) có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung. - “Ở đây”: thông báo địa điểm cửa hàng. - “có bán”: thông báo hoạt động của cửa hàng. - “cá”: thông báo loại mặt hàng. - “tươi”: thông báo chất lượng hàng. Bốn yếu tố, bốn ND là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. (?)2. Có mấy người “góp ý” về cái biển để ở cửa hàng bán cá. Em có nhận xét gì về từng ý kiến? HS: có 4 vị khách “góp ý” về tấm biển ở cửa hàng bán cá. - HS nêu nhận xét cá nhân. - GV hướng HS vào các nhận xét sau: + Thoạt nghe ý kiến của từng người đều có lí. + Song không phải. Bởi vì người góp ý không nghĩ đến chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa trên biển quảng cáo và mối quan hệ của nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, ngắm, xem xét mặt hàng thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng, đặc điểm giao tiếp của ngôn ngữ. (?)3. Đọc truyện những chi tiết nào làm em cười. Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất. Vì sao? (HS thảo luận 3’) - Mỗi lần có người góp ý là chủ nhà hàng “bỏ ngay”. - Cười vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển quảng cáo để làm gì. - Cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. “Các biển bị bắt bẻ chỉ còn chữ cá” tưởng rằng không còn ai bắt bẻ nữa, nhưng vẫn có người góp ý. Thế là chủ cửa hàng cất luôn cái biển - Đến đây ta càng cười to hơn, vì chủ cửa hàng không biết suy xét – hoàn toàn mất hết chủ kiến. (?)4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện? (HS thảo luận 3’) - Treo, biển là một truyện hài hước, tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác. - Từ truyện rút ra bài học: Được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kỹ, làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác => Rút ra ghi nhớ. (2 HS đọc lại) 1. ND tấm biển có bốn yếu tố, thông báo bốn ND. Bốn ND này là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. 2. Có bốn vị khách “góp ý” về tấm biển ở cửa hàng bán cá. 3. Ta cười vì sự không suy xét của chủ nhà hàng. Cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện là chủ nhà hàng cất luôn cái biển. 4. Truyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc lập trường không vững vàng. Bài học: khi làm việc gì cũng phải có ý thức, chủ kiến, tiếp thu có chọn lọc. * Ghi nhớ - SGK. Hoạt động 4: Luyện tập (5’) (?) SGK. - Thực hiện câu hỏi trong phần này, HS sẽ đề xuất ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến đó. Yêu cầu cơ bản là lí lẽ HS đưa ra có phù hợp không. Quq truyện này, có thể rút ra những bài học về cách dùng từ như: dùng từ phải có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được mục đích ND quảng cáo. 4. Củng cố: (3’) (?) Có thể tìm những câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta làm việc nên giữ chủ kiến lập trường của mình. - HS: “Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” “Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.” Văn bản: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười) ± Hoạt động 1: HS đọc văn bản (2’) ± Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận các câu hỏi. Phương pháp Nội dung (?)1. SGK, HS thảo luận (2’) - Tính khoe là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở những người giàu, nhất là những người mới giàu, thích học đời. Thói xấu này hay biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bày trí nhiều cửa cách nói năng, giao tiếp. - Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn (đám cưới) nhưng lại để sổng mất lợn. Nghĩa là anh khoe của ngay cả lúc việc nhà đang rất bận và bối rối (khoe không đúng lúc) - Lẽ ra chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” và người nói rõ thêm nó to hay nhỏ, trắng hay đen … đó mới là điều thích hợp, mới là thông tin cần thiết. (?)2. SGK. HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý. - Anh có áo mới thích khoe của đến mức đem mặc ngay. Tính khoe của đã biến anh ta thành trẻ con (“Già được bát canh, trẻ được mang áo mới”). Nhưng trẻ con thích mặc áo thì đó là nét tâm lí hồn nhiên, còn nhân vật truyện cười mặc áo mới là để khoe của. Chưa hết, anh ta còn “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.” Nghĩa là muôn nôn nóng, muốn được khoe ngay áo mới. Chưa hết, anh ta còn “đứng mãi sáng tới chiều “kiên nhẫn” đợi người để khoe” Đây là sự kiện quá đáng, lố bịch. Và khi chả thấy ai hỏi anh ta tức lắm. Một sự tức giận vô lối. - Mỗi chi tiết ngắn gọn của truyện lại đẩy tính khoe của nhân vật đến mức khác thường cao hơn. - Điệu bộ của “anh áo mới” khi trả lời mất lợn cũng hoàn toàn không phù hợp. Người ta hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy, anh lại “liền giơ ngay vạt áo ra”. - Do có khoe bằng được áo mới, anh ta đã biết điều người ta không hỏi điều chẳng quan hệ gì thành ND thông báo. Đáng lẽ chỉ cần nói VD: “Tôi đứng đây từ sáng đến giờ nhưng chẳng thấy con lợn nào chạy qua” thì anh ta lại nói “từ lúc tôi mặc áo mới này”. Dùng điệu bộ “giơ ngay vạt áo ra” chưa đủ, anh ta còn dùng cả ngôn ngữ để khoe. Đấy là yếu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là ND, mục đích thông báo chính của anh. (?)3. SGK. HS trả lời: - Cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của chẳng đáng là bao (chiếc áo, con lợn) mà vẫn thích khoe (đây cũng là đặc điểm của loại này). Hành động và ngôn ngữ khoe của các nhân vật đều quá đáng, lố bịch. - Tác giả dân gian đã tạo được sự ganh đua trong việc khoe của ở các nhân vật. “Anh áo mới” kiên nhẫn đứng hóng ở cửa suốt từ sáng tới chiều, đang tức tối lại bị “anh lợn cưới” khoe của trước. “Anh áo mới” tưởng thua đã không bỏ lỡ cơ hội khoe trước “anh lợn cưới”. Cái kết thúc của truyện rất bất ngờ. (?)4. SGK. HS thảo luận. - Truyện phê phán tính hay khoe của, 1 tính xấu khá phổ biến trong XH. Tính xấu ấy đã biến nhân vật thành trò cười cho mọi người. => Rút ra ghi nhớ. 1. Tính khoe là tính hay tỏ ra, trưng ra để người khác thấy. - Anh đi tìm lợn khoe không đúng lúc. - Từ “lợn cưới” không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi. 2. Anh có áo mới thích khoe đến độ may xong mặc ngay, điệu bộ và ngôn ngữ không cần thiết. 3. Cười về hành động ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. 4. Truyện phê phán tính hay khoe của con người. *Ghi nhớ - SGK. 4. Củng cố: (2’) (?) Người ta thường dùng thành ngữ gì với những người khoe của. “Thùng rỗng kêu to”. 5. Dặn dò: (1’) Về học bài. Soạn tiếp “Số từ và lượng từ”. Tuần 13 - Tiết 52: Ngày soạn : Ngày dạy: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỬ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm đựơc ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, viết II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không KT vì vừa KT 1T 3. Bài mới: Các em đã biết số từ và lượng từ là phần phụ trước của dtừ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai từ loại này. ± Hoạt động 1: Nhận diện và phân biệt số từ với dtừ. (17’) Phương pháp Nội dung GV cho HS đọc câu hỏi 1 và hai VD SGK sau đó trả lời. (?)1. HS cần nêu được. (?)2. Từ “đôi” trong một đôi không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. Một đôi cũng phải là số tư ghép như một trăm, một nghìn. Vì sau một đôi không thể sử dụng dtừ chỉ đvị. Còn sau một trăm, một nghìn vẫn có thể có từ chỉ đvị. VD: có thể nói: một trăm con trâu. Không thể nói: một đôi con trâu. Chỉ nói: một đôi trâu. (?)3. HS tìm. => Rút ra ghi nhớ. I/ Số từ: 1. Các từ in đậm. a. Bổ sung ý nghĩa số lượng cho dtừ: chàng, ván cơm nếp, banh chưng, ngà, cựa, hồng mao, đôi. Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ. b. Từ “sáu” bổ sung nghĩa cho từ “thứ”. - Từ “sáu” là số từ chỉ thứ tự. Thường đứng sau dtừ. 2. Từ “đôi” trong câu a không phải là số từ. Vì nó là dtừ chỉ đơn vị. VD: chiếc, cặp, tả, đôi … * Ghi nhớ - SGK. ± Hoạt động 2: Nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ. - GV gọi HS đọc câu hỏi SGK sau đó trả lời: - HS cần nêu được ND sau: + Các từ in đậm trong câu giống với số từ là : đứng trước danh từ. + Khác với số từ là: FSố từ: chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. FLượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. II/ Lượng từ: 1. Giống: đứng trước danh từ. Khác là: số từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Còn lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. ± Hoạt động 3: Phân loại lượng từ (7’) (?)2. SGK. Phân loại lượng từ. Vẽ mô hình. 2. Vẽ mô hình vào. - Tìm thêm: + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy … + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mọi, mỗi, từng … * Ghi nhớ: SGK. t2 Phần trước Các Những Mấy vạn t1 Kẻ T1 Phần trung tâm Hoàng tử Tướng lĩnh Quân sĩ T2 Thua trận S1 Phần sau S2 => ghi nhớ: HS đọc lại. ± Hoạt động 4: Luyện tập. (10’) Bt1 Bt2 Bt3 Bt4: Chính tả. Nghe - Viết. III/ Luyện tập: 1. Số từ có trong bài: - Một canh, hai canh, ba canh, năm canh là số từ chỉ số lượng. - Canh bốn, canh năm: số từ chỉ thứ tự. 2. Các từ in đậm được dùng để chỉ số lượng “nhiều”, “rất nhiều”. 3. Giống và khác nhau của từng - mỗi là ở chỗ: - Giống nhau: tách ra từng sự vật, từng cá thể. - Khác: + Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. + Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. 4. Viết chính tả, chú ý viết đúng các chữ l/n và các vần ay – ai. 4. Củng cố: (2’) (?) Số từ là gì? (?) Lượng từ là gì? (?) Lượng từ chia thành mấy nhóm? 5. Dặn dò: (1’) Về học bài - Soạn trước “Kể chuyện tưởng tượng”. Tuần 14 - Tiết 53: Ngày soạn : Ngày dạy: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và ptích vai trò của tưởng tượng trong 1 số bài văn. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Các em đã biết kể chuyện có sẵn, chuyện đời thường, còn lại chuyện không có trong thực tế mà do con người tưởng tượng ra để nhằm rút ra một ý nghĩa nào đó … ± Hoạt động 1: HS tóm tắt truyện ngụ ngôn. (8’) Phương pháp Nội dung GV cho HS tóm tắt truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và trả lời câu hỏi. (?) Trong truyện đã tưởng tượng ra những gì. Trong truyện tưởng tượng nàym chi tiết nào dựa vào sự vật, chi tiết nào được tưởng tượng ra? Tóm tắt: Chân, Tay, Tai, Mắt tự với lão Miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để cho lão Miệng không có gì ăn. Qua mấy ngày họ mới vỡ lẽ ra, Miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khỏe. Cả bọn lại hòa thuận như xưa - Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt: Bác, Cô, Cậu, Lão, mỗi nhân vật có nét riêng. Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được: Câu chuyện kể như là một giả thuyết, để cuối cùng phải thừa nhận chân lí, cơ thể có một thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khỏe mạnh. Bịa đặt. tưởng tượng ở đây là để làm nổi bật một sự thật thông thường: con người trong XH phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được. (?) Tưởng tượng trong tự sự có phải tùy tiện không, hay nhằm mục đích gì? HS: tưởng tượng không được tùy tiện mà dựa vào logic tự nhiên, ở đây là tg’ phủ nhận các logic tự nhiên ấy thì kết quả sẽ như thế nào. Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề) tức là khẳng định cái logic tự nhiên không thể thay đổi được. I/ Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng: 1. Tưởng tượng các bộ phận của cơ thể thành các nhân vật có tên gọi, n cửa như con người. - Những chi tiết có thật là các bộ phận có trên cơ thể con người mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng, nhưng không thể sống tách rời. ±Hoạt động 2: HS tìm hiểu truyện “Lục súc tranh công”. (15’) GV cho HS đọc truyện “Lục súc tranh công”, tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 Tuan 12 den 15.doc
Giáo án liên quan