Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt

 - HS viết được bài văn tự sự theo yêu cầu.

 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn, bài văn gồm đủ ba phần.

 - Giáo dục ý thức ôn tập, nghiêm túc trong kiểm tra

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức làm bài văn tự sự.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kể chuyện đời thường. 3. Thái độ: Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ.

C. Phương pháp

- Làm bài tự luận.

- Thực hành viết bài văn tự sự.

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A2.)

 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS.

 3. Bài mới: Gv chép đề lên bảng, HS làm bài

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 01/11/2013 Tiết: 47 - 48 Ngày dạy : 11/11/2013 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 (Làm tại lớp) A. Mức độ cần đạt - HS viết được bài văn tự sự theo yêu cầu. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn, bài văn gồm đủ ba phần. - Giáo dục ý thức ôn tập, nghiêm túc trong kiểm tra B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức làm bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kể chuyện đời thường. 3. Thái độ: Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ. C. Phương pháp - Làm bài tự luận. - Thực hành viết bài văn tự sự. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A2...........................................................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS. 3. Bài mới: Gv chép đề lên bảng, HS làm bài Tuần: 13 Ngày soạn: 09/11/2013 Tiết: 51 Ngày dạy : 14/11/2013 CHỈ TỪ A. Mức độ cần đạt - Nhận biết, nắm được các ý nghĩa và công dụng của chỉ từ - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức Khái niệm chỉ từ: - Nghĩa khái quát của chỉ từ. - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ: + Khả năng kết hợp của chỉ từ. + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ. 2. Kỹ năng - Nhận diện được chỉ từ. - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu chỉ từ và sử dụng đúng mục đích trong khi nói và viết. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A2 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Thế nào là số từ? Đặt câu có sử dụng số từ? Cho ví dụ. Thế nào là lượng từ? Lượng từ chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Trong cụm danh từ, ngoài phần trung tâm và phần phụ trước có một phần không thể thiếu đó là phụ ngữ sau. Một phần phụ sau đó là từ chỉ vị trí, hay nói cách khác là chỉ từ. Vậy thế nào là chỉ từ? Trong câu, chỉ từ hoạt động như thế nào? Để hiểu rõ những điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm chỉ từ Gv treo bảng phụ ghi ví dụ ở Sgk. 1 Hs đọc ví dụ. Quan sát ví dụ và cho biết các từ: này, kia, ấy, kia, nọ lần lượt bổ sung ý nghĩa cho từ nào? => Các từ nọ, ấy, kia là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian; làm cho nghĩa của các cụm từ rõ ràng hơn Gv treo bảng phụ ghi vd mục 3 /137, 1 hs đọc Thảo luận: Nghĩa của các từ ấy, nọ trong câu văn này có điểm nào giống và điểm nào khác với trường hợp vừa phân tích? => Khác: Ở trường hợp trước từ ấy, nọ định vị về không gian; từ ấy, nọ ở ví dụ này định vị về thời gian. Giống: Cùng định vị sự vật. Qua vd vừa phân tích, em hiểu chỉ từ là gì? Cho biết tác dụng của việc sử dụng chỉ từ? Hs trả lời. Gv chốt ý ghi nhớ. Hs đọc Đặt một câu có sử dụng chỉ từ và cho biết tác dụng của chỉ từ ấy? HS tự đặt – Gv sửa câu cho các em * Hướng dẫn tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu Hs quan sát ví dụ ở mục I/Sgk Hãy cho biết những chỉ từ ở mục I đảm nhiệm chức vụ gì trong câu? Gv gọi Hs đọc ví dụ a, b/Sgk Tìm chỉ từ có trong vd và cho biết những chỉ từ đó đảm nhận chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Vậy, chỉ từ thường đảm nhận chức vụ ngữ pháp gì trong cụm từ và đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập BT1: Bài 1 yêu cầu gì? Gv nhắc lại yêu cầu của bài, hs làm bài, nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv chữa bài. BT2: Gv gọi hs đứng tại chỗ làm bài. Hs khác nhận xét bài làm của bạn. Gv chữa bài. Bt3: Hs thảo luận. Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn có sử dụng chỉ từ . Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung 1. Chỉ từ là gì? 1.1. Phân tích ví dụ a. Ví dụ: Ông vua nọ Viên quan ấy Làng kia Nhà nọ -> Bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước. b. So sánh các từ và cụm từ: Từ Cụm từ + Ông vua + Viên quan + Làng + Nhà -> Thiếu tính xác định + Ông vua nọ + Viên quan ấy + Làng ấy + Nhà nọ -> Xác định rõ ràng trong không gian, tách biệt với những sự vật khác. c. So sánh các cụm từ: + Viên quan ấy + Nhà nọ -> Định vị về không gian + Hồi ấy + Đêm nọ -> Định vị về thời gian 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/137) 2. Hoạt động của chỉ từ trong câu 2.1. Phân tích ví dụ a. Ví dụ (mục I) Chỉ từ: ấy, kia nọ -> làm phụ ngữ trong cụm danh từ b. Cuộc chống Mĩ cứu nước... hoàn toàn. Đó // là một điều chắc chắn. -> chủ ngữ. c. Từ đấy /, nước ta chăm nghề... bánh giầy. -> trạng ngữ 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/138) II. Luyện tập BT1: a. Hai thứ bánh ấy - Định vị sự vậy trong không gian. - Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ. BT2: Có thể thay: a. Đến chân núi Sóc -> đến đấy. b. Làng bị lửa thiêu cháy -> làng ấy. => Thay bằng chỉ từ để tránh lặp từ. BT3: Không thể thay thế. Vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được sự vật, thời điểm ấy. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, làm hoàn thiện các bài tập. - Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học. - Soạn bài mới: Kể chuyện tưởng tượng. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………......... ..……………………………………………………………………………………………….... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....... Tuần: 13 Ngày soạn: 09/11/2013 Tiết: 52 Ngày dạy :16/11/2013 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG A. Mức độ cần đạt - Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng. - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kỹ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu để kể chuyện tưởng tượng một cách sáng tạo. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A2 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 Hs 3. Bài mới: Tưởng tượng là dùng trí óc của mình để nghĩ ra, sáng tạo ra một câu chuyện nào đó. Muốn làm được thì trước hết các em phải biết thế nào là tưởng tượng sáng tạo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra điều đó và biết cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng Gv gọi 1 Hs kể tóm tắt lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Trong truyện này, người ta đã tưởng tượng những gì? Cho biết mục đích của việc tưởng tượng? -> Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt. Chúng cũng có suy nghĩ, tính cách như con nguời. Tác dụng là tạo sự tò mò, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện; bài học nêu lên một cách tự nhiên, dễ đi vào lòng nguời, không áp đặt. Trong truyện, chi tiết nào là có thật? -> Các bộ phận trong cơ thể con người gắn bó chặt chẽ với nhau. Vậy, theo em tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay nhằm mục đìch gì? -> Không được tuỳ tiện mà dựa vào một logic tự nhiên nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề nào đó. Gv: Chẳng hạn truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng tác giả dân gian đã nêu ra giả thiết để phủ nhận logic tự nhiên và người đọc là đối tuợng nhận ra lôgic tự nhiên đó không thể thay đổi. Gv gọi 1 hs đọc truyện Lục súc tranh công Em hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện? Thảo luận: Trong truyện, những chi tiết nào là do tưởng tượng? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? -> Dựa trên sự thật là cuộc sống và công việc của các con vật. Sáu con gia súc nói được tiếng người, và chúng kể công, kể khổ. Theo em, tưởng tượng trong truyện này nhằm mục đích gì? -> Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. Từ những ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu đặc điểm và cách kể chuyện tưởng tượng? Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ,1 Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bt1: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu những chi tiết tuởng tượng và tác dụng của tưởng tượng trong truyện Giấc mơ gặp Lang Liêu 1 Hs đọc truyện, 1 Hs trả lời miệng, Hs khác nhận xét. Gv chữa bài. Bt2: Gv hướng dẫn Hs tìm ý và lập dàn ý cho đề số 5 . Gv ghi đề lên bảng - 1 hs đọc đề. a. Tìm hiểu đề  Thể loại: chuyện tưởng tượng Nội dung: tưởng tượng về thăm trường sau 10 năm b. Lập dàn ý Với đề bài trên, em dự định sẽ trình bày những ý chính nào? -> Lí do về thăm trường, sự thay đổi của trường và thầy cô; cảm nghĩ , mong ước, hứa hẹn. Từ những ý chính trên, em hãy trển khai thêm và sắp xếp thành một dàn bài hoàn chỉnh? -> Hs độc lập xây dựng dàn bài ra nháp, Gv quan sát và chữa bài cho các em. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tuởng tượng 1. Phân tích ví dụ a. Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Chi tiết tưởng tượng: Các bộ phận trong cơ thể được nhân hoá. Chúng biết suy nghĩ, nói năng, hành động như con người. => Tác dụng: Làm nổi bật sự thật thông thường con người trong xã hội phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. b. Truyện Lục súc tranh công - Chi tiết tưởng tượng: Sáu con vật nói được tiếng người, biết tranh công, kể khổ. => Tác dụng: Nêu lên bài học: Ở đời không nên so bì với nhau. 2. Ghi nhớ: (Sgk/133) II. Luyện tập Bt1: - Chi tiết tưởng tượng: Được gặp Lang Liêu khi chàng đi thăm dân tình nấu bánh chưng, được trò chuyện với Lang Liêu. - Tác dụng: Giúp ta hiểu sâu hơn về truyền thuyết Lang Liêu. Bt2 Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang theo học. Hãy tuởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. a. Tìm hiểu đề b. Dàn ý * Mở bài: Lí do về thăm trường sau mười năm. * Thân bài : + Những thay đổi của cảnh trường và thầy cô : - Trường: Đẹp hơn, khang trang hơn. - Thầy cô giáo cũ đã già, có thêm nhiều giáo viên mới mà em chưa biết. + Tình cảm của em khi thăm trường: Nhớ lại kỉ niệm xưa với thầy cô, bạn bè, với trường, lớp. + Niềm xúc động khi gặp lại thầy cô. * Kết bài: - Chia tay trong lưu luyến, xúc động. - Mong ước, hứa hẹn. III. Hướng dẫn tự học - Lập dàn ý cho đề văn kể chuyện và viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Soạn bài mới: Ôn tập truyện dân gian. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......

File đính kèm:

  • docGA 6 Tuan 13.doc
Giáo án liên quan