A.Mục tiêu : Giúp HS nắm được :
- Sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . Điểm lại 1 số bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng.
- Rèn KN kể chuyện tưởng tượng .
- GD HS say mê học bộ môn .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : sgk , giáo án , BP .
- Trò : Đọc , soạn bài : theo hệ thống câu hỏi sgk .
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :
Giảng :
Tiết 53
Kể chuyện tưởng tượng .
A.Mục tiêu : Giúp HS nắm được :
Sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . Điểm lại 1 số bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng.
Rèn KN kể chuyện tưởng tượng .
GD HS say mê học bộ môn .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : sgk , giáo án , BP .
- Trò : Đọc , soạn bài : theo hệ thống câu hỏi sgk .
C. Tiến trình dạy học :
a. Tổ chức : ( 1’ ) 6
b. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò .
TG
Nội dung .
HĐ1 : Kiểm tra : Số từ là gì ? Lượng từ là gì ? Cho VD ?
HĐ2 : Giới thiệu bài : Vai trò của yếu tố tưởng tượng trong văn kể chuyện .
HĐ3 : HD HS tìm hiểu chung về kể chuyện t. tượng:
? Em hãy kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân , Tay , Tai Mắt , Miệng ?
? Trong truyện này chi tiết nào có thật ? ( HS thảo luận cặp - nêu ý kiến – nhận xét – GV chốt )
? Các bộ phận đó có quan hệ ntn ?
? Chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
? Tác dụng của chi tiết tưởng tượng ?
? Tưởng tượng trong tự sự nhằm mục đích gì ? ( 1 tư tưởng , 1 chủ đề )
- HS đọc truyện : Lục súc tranh công . ( HS thảo luận – nêu ý kiến –nhận xét )
? Hãy tóm tắt truyện ? Và chỉ ra những chi tiết tưởng tượng ? ( Các con vật biết nói , tranh cãi về công lao của mình .
? Những tình huống tưởng tượng ấy được dựa trên sự thật nào ? ( sự thật về cuộc sống , công việc của mỗi giống vật )
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
? Vậy tưởng tượng là gì ? ( do con người nghĩ ra bằng trí tưởng tượng …Hs đọc ghi nhớ sgk .
HĐ4 : HD HS luyện tập :
- HS HĐ độc lập – nêu ý kiến –nhận xét – GV chốt :
HĐ5 : Củng cố :
HĐ6 : Hướng dẫn học bài :
14’
1’
14’
10’
3’
2’
- KN số từ , lượng từ .
- Cho VD .
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng .
1. Ví dụ : Kể tóm tắt truyện : Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng
2. Nhận xét :
- Chi tiết có thật : Có ăn thì cơ thể và các bộ phận cơ thể khỏe mạnh .
à Các bộ phận đó có liên quan mật thiết với nhau .
- Bộ phận cơ thể à nhân vật người .
à Thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận cơ thể .
* Truyện : Lục súc tranh công .
* Nhận xét :
- Tưởng tượng thể hiện tư tưởng của giới động vật à tuy khác nhau nhưngđều bổ ích cho con người .
* Ghi nhớ : sgk .
II. Luyện tập .
Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu .
- Tóm tắt văn bản .
- Nêu các chi tiết tưởng tượng .
+ Chi tiết tưởng tượng : Thần gặp L Liêu trò chuyện …
+ Chi tiết có thật : Dựa trên chuyện : Bánh chưng , bánh giầy .
+ ý nghĩa : Đề coa nghề nông , thờ kính tổ tiên --. Phong tục truyền thống tốt đẹp của DT .
*- Khái niệm kể chuyện tưởng tượng .
- Truyện t tượng được kể ra dựa vào những điều có thật trong thực tế .
*- Học bài . Học thuộc ghi nhớ
- Ôn tập văn học dân gian – theo hệ thống câu hỏi sgk .
Soạn :
Giảng :
Tiết 54.
Ôn tập truyện dân gian .
A.Mục tiêu : Giúp HS nắm được :
Những đặc điểm của thể loại truyện dân gian đã học , kể , hiểu dược ND , ý nghĩa của truyện . nhận thức được vai trò của truyện dân gian trong kho tàng VH VN .
Rèn luyện KN kể , nhận biết ND , ý nghĩa của truyện dân gian .
GD HS say mê hứng thú học bộ môn .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : sgk , giáo án ,
- Trò : Đọc , soạn bài : theo hệ thống câu hỏi sgk .
C. Tiến trình dạy học :
Tổ chức : ( 1’ ) 6
Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò .
TG
Nội dung .
HĐ1 : Kiểm tra ; Kể tóm tắt truyện : Treo biển – Qua truyện em rút ra được bài học gì ?
HĐ2 : Giới thiệu bài : Khái quát các truyện dân gian đã học .
HĐ3 : HD HS nhắc lại ĐN và các thể loại truyện dân gian đã học : ( HĐ độc lập – nêu ý kiến – nhận xét )
? Nêu ĐN các thể loại truyện dân gian đã học ?
? Ghi tên những truyện dân gian theo thể loại ?
HĐ4 : HD HS điểm lại những đặc điểm tiêu biểu của thể loại VH DG : ( HS thảo luận theo bàn - đại diện nêu ý kiến – nhận xét – GV chốt )
? Em hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ?
? Em hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ?
? Truyện cổ tích thường kể về những nhân vật nào
? Truyện có chi tiết kỳ ảo tưởng tượng không ?
? Người đọc , người nghe có tin có thật không ? ( không )
? Truyện cổ tích thường thể hiện ước mơ gì của ND ?
? Em hãy cho biết đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn ?
? Em hãy nêu đặc điẻm của truyện cười ?
+ Nd truyện cười thường kể về vấn đề gì ?
+ Yếu tố nổi bật đáng chú ý trong truyện cười là gì ?
Mục đích của truyện cười là gì ?
HĐ5 : Củng cố :
HĐ6 : Hướng dẫn học bài :
4’
1’
14’
20’
3’
2’
I. Định nghĩa , các thể loại truyện dân gian đã học .
1. Định nghĩa :
a. Truyện thần thoại .
b. Truyện cổ tích .
c. Truyện ngụ ngôn .
d. Truyện cười .
2. Các truyện dân gian .
a. Truyền thuyết :
- Con Rồng cháu Tiên .
- Bánh chưng , bánh giầy .
- Thánh Gióng .
- Sơn Tinh , Thủy Tinh .
- Sự tích Hồ Gươm .
b. Cổ tích :
- Sọ Dừa .
- Thạch Sanh.
- Em bé thông minh .
- Cây bút thần .
- Ông lão đánh cá và con cá vàng .
c. Ngụ ngôn :
- ếch ngồi đáy giếng .
- Thầy bói xem voi .
- Đeo nhạc cho mèo .
- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng .
d. Truyện cười .
- Treo biển .
- Lợn cưới áo mới . ..
II. Những đặc điểm tiêu biểu của thể loại VHDG .
1. Truyền thuyết :
- Truyện kể nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ .
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
- Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
- Người kể – người nghe tin câu chuyện như có thật .
- Thể hiện cách đánh giá của ND đối với các sự kiện , nhân vật lịch sử .
2. Truyện cổ tích .
- Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật : mồ côi , xấu xí …
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo .
- Ước mơ niềm tin của ND về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải , cái thiện .
3. Truyện ngụ ngôn .
- Mượn truyện loài vật , đồ vật hoặc con người để bóng gió chuyện con người .
- Có ý nghĩa ẩn dụ , ngụ ý .
- Nêu bài học để khuyên nhủ , răn dạy người đọc trong cuộc sống .
4. Truyện cười .
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống .
- Có yếu tố gây cười .
- Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong XH – từ đó hướng con người tới điều tốt trong cuộc sống .
* - Định nghĩa về các thể loại VHDG .
- Đặc điểm của các thể loại .
*- Học bài . Vận dụng các truyện đã học liên hệ bản thân .
- Soạn tiếp phần còn lại của bài .
Soạn :
Giảng :
Tiết 55
Ôn tập văn học dân gian .
A.Mục tiêu : Giúp Hs :
Hiểu rõ hơn ND , ý nghĩa của các truyện dân gian đã học . So sánh sự giống nhau giữa các thể loại truyện DG.
KN kể truyện tưởng tượng sáng tạo truyện DG theo các vai kể .
GD HS say mê học bộ môn .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : sgk , giáo án ,
- Trò : Đọc , soạn bài : theo hệ thống câu hỏi sgk .
C. Tiến trình dạy học :
a. Tổ chức : ( 1’ ) 6
b. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò .
TG
Nội dung .
HĐ1 : Kiểm tra : Nêu KN về truyện ngụ ngôn ?
HĐ2 : Giới thiệu bài : K Quát tiết 54 à tiết 55 .
HĐ3 : HD HS so sánh sự giống nhau , khác nhau + giữa truyền thuyết và cổ tích ? ( thảo luận nhóm - đại diện nêu ý kiến – nhận xét – GV chốt )
? Minh họa bằng các câu chuyện đã học ?
? Sự giống , khác nhau của truyện ngụ ngôn với truyện cười ?
HĐ4 : HD HS luyện tập .
? Em hãy kể 1 câu chuyện DG đã học ? ( HS kể – nhận xét – bổ sung – GV uốn nắn )
? Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa 1 truyện DG đã học ? ( HS vẽ – quan sát – nhận xét – Gv uốn nắn
HĐ5 : Củng cố .
HĐ6 : Hướng dẫn học bài .
4’
1’
14’
20’
3’
2’
III. So sánh sự giống và khác nhau
1. Giữa truyền thuyết với cổ tích .
a. Giống nhau .
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau : Sự ra đời thần kỳ , nhân vật chính có tài năng …
b. Khác nhau :
- Truyền thuyết kể về các nhân vật , sự kiện lịch sử , thể hiện cách đánh giá của ND đối với nhân vật , sự kiện lịch sử .
- Cổ tích : Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm ước mơ của ND .về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác .
2. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười .
a, Giống nhau .
- Thường gây cười .
b, Khác nhau .
- Truyện cười : để gây cười , mua vui , phê phán châm biếm .
- Truyện ngụ ngôn : khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó .
IV. Luyện tập .
1. Thi kể truyện dân gian đã học .
2. Vẽ tranh minh họa truyện DG đã học .
* Phân biệt sự giống , khác nhau của các thể loại truyện DG ,
- Kể chuyện diễn cảm .
* - Học bài .
- Ôn lại phần TV đã học – giờ sau trả bài kiểm tra TV .
Soạn :
Giảng :
Tiết 56 .
Trả bài kiểm tra tiếng Việt .
A.Mục tiêu : Giúp Hs :
Nhận rõ ưu nhược điểm trong bài kiểm tra của mình . từ đó khắc phục nhược điểm , phát huy ưu điểm , có hướng phấn đấu làm tốt ở bài sau .
Rèn KN khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm , tự luận .
GD HS ý thức tự giác , độc lập suy nghĩ khi làm bài .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : Chấm , chữa bài của HS .
- Trò : Ôn lại phần TV đã học .
C. Tiến trình dạy học :
Tổ chức : ( 1’ ) 6
Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò .
TG
Nội dung .
HĐ1 : Đọc soát đề ( GV nêu yêu cầu của từng câu hỏi và đáp án – HS soát đề - đối chiếu đáp án )
HĐ2 : Nhận xét ưu nhược điểm bài làm của HS :
* Ưu điểm :
- Minh họa bài làm khá :
* Tồn tại :
Dẫn chứng 1 số bài làm của HS :
HĐ3 : Công bố kết quả :
GV công bố điểm :
HĐ4 : Củng cố :
HĐ5 : Hướng dẫn học bài :
9’
20’
10’
3’
2’ .
I. Đề bài : Tiết 46 .
II. Nhận xét :
1. Ưu điểm :
- Đa số các em nắm được ND kiểm tra và thuộc bài .
- Một số bài trình bày sạch đẹp .
- Phần TNKQ : làm tương đối tốt .
- Phần TNTL : Đảm bảo ND .
2. Tồn tại :
- Nhiều em chưa đọc kỹ đề bài à làm sai ND yêu cầu .
- Cách giải nghĩa : không rõ ràng . – Một số em trình bày bẩn , sai lỗi chính tả , tẩy xóa nhiều .
III. Công bố kết quả :
- Điểm 1 - 2 :
- Điểm 3 – 4 :
- Điểm 5 – 6 :
- Điểm 7 – 8 :
- Điểm 9 – 10 :
* Nhận xét giờ trả bài .
- Các KN về từ , cách giải nghĩa từ
- Mô hình cụm DT – DT .
* Ôn tập ND đã học .
- Đọc , soạn bài : Chỉ từ – theo hệ thống câu hỏi sgk .
File đính kèm:
- NV6 Tuan14.doc