A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
Biết cách dùng từ trong khi nói và viết
Học sinh vận dụng kiến thức đã học xác định chỉ từ trong câu dặc biệt là trong cụm danh từ.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV, Bảng phụ.
Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK
Trò: Học bài cũ, Đọc bài mới.
Trả lời câu hỏi SGK.
Bảng phụ, phấn màu.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
GV Kiểm tra vở bài tập của HS.
Thu vở bài tập: Yêu, Ná, Hoá, Khuyên, Và.
II. Bài mới ( 2 phút)
Trong khi nói hoặc viết ta thường thêm một số từ ngữ: này, nọ, kia ấy.
VD: Một cô gái nhà nọ.
Anh chàng ấy.
Để nhằm mục đích nào đó . Những từ ấy, nọ , kia. trong tiếng việt có tên gọi là gì ? Cách dùng các từ này như thế nào ? Ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13+14
Kết quả cần đạt
Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
Biết vận dụng cách kể chuỵên tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
Nhớ nội dung và hiểu được ý nghĩa của truyện "Con hổ có nghĩa" qua đó hiểu phần nào cách viết truyện Trung đại.
Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về động từ đã học ở bậc Tiểu học.
Ngày soạn :10/12/2007 Ngày giảng:12/12/2007
Tiết :57
Chỉ từ
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
Biết cách dùng từ trong khi nói và viết
Học sinh vận dụng kiến thức đã học xác định chỉ từ trong câu dặc biệt là trong cụm danh từ.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV, Bảng phụ.
Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK
Trò: Học bài cũ, Đọc bài mới.
Trả lời câu hỏi SGK.
Bảng phụ, phấn màu.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
GV Kiểm tra vở bài tập của HS.
Thu vở bài tập: Yêu, Ná, Hoá, Khuyên, Và.
II. Bài mới ( 2 phút)
Trong khi nói hoặc viết ta thường thêm một số từ ngữ: này, nọ, kia ấy...
VD: Một cô gái nhà nọ.
Anh chàng ấy.
Để nhằm mục đích nào đó . Những từ ấy, nọ , kia.... trong tiếng việt có tên gọi là gì ? Cách dùng các từ này như thế nào ? Ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Quan sát ví dụ trên bảng phụ.
GV: Chú ý các từ in đậm.
Các từ in đậm trong câu bổ xung ý nghĩa cho những từ nào?
GV: So sánh các cụm từ sau rồi rút ra nhận xét.
ông vua/ ông vua nọ.
viên quan/ viên quan ấy.
làng/ làng kia.
nhà/ nhà nọ.
GV: Đọc ví dụ.
Nghĩa của các từ in đậm trong câu có điểm nào giống và khác so với các từ ở trường hợp trên.
* Những từ: nọ, ấy, kia ở những câu trên trong tiếng Việt gọi là chỉ từ.
GV: Em hiểu thế nào là chỉ từ.
GV: Đọc ví dụ. Tìm chỉ từ trong những câu đó.
GV: Xác định thành phần câu trong những câu có chứa chỉ từ.
GV: Chỉ từ trong câu đã dẫn ở trên đảm nhận chức năng gì.
GV: Về chức vụ ngữ pháp, chỉ từ thường giữ vai trò gì trong câu.
GV: Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ.
GV: Thay các cụm từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy.
GV: Có thể thay chỉ từ trong đoạn văn bằng những từ, hoặc cụm từ nào không?
GV: Điền chỉ từ vào chỗ trống sao cho thích hợp.
I. Chỉ từ là gì ? ( 12 phút)
* Ví dụ:
HS: Dùng phấn màu gạch dưới các từ .
- nọ, ấy, kia
HS: Thảo luận theo nhóm
Báo cáo kết quả
Từ: ấy bổ xung ý nghĩa cho từ viên quan.
kia-------------------------làng.
nọ--------------------------nhà.
nọ--------------------------ông vua
HS: Ta thấy nghĩa của từ: nọ, ấy, kia, nọ đã được cụ thể hóa. Sự vật được xác định một cách cụ thẻ, rõ ràng trong không gian.
* Ví dụ 2:
HS Gạch chân dưới từ ấy, nọ.
HS: Thảo luận.
Báo cáo kết quả.
* Giống nhau:
Cùng xác định vị trí của sự vật.
* Khác nhau:
Viên quan ấy
Nhà nọ.
ị định vị về không gian.
Hồi ấy.
Đêm nọ.
ị Định vị về thời gian,
HS: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu. ( 12 phút)
Ví dụ:
HS: Thảo luận (hai nhóm).
VD a) chỉ từ : đó.
VD b) chỉ từ: đấy.
HS: Xác định phần câu.
HS: + Chỉ từ: ấy , kia, nọ..... làm phụ ngữ sau của cụm danh từ.
ông vua nọ. (bổ ngữ)
Viên quan ấy (chủ ngữ)
Một cánh đồng kia
Hai cha con nhà nọ.
ị Bổ ngữ.
Hồi ấy (trạng ngữ)
+ Chỉ từ: đó (chủ ngữ)
đấy (trạng ngữ)
HS: Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
* Ghi nhớ ( Tr-37-38)
III. Luyện tập. ( 15 phút)
1. Bài tập 1.
HS: Thảo luận 4 nhóm
N1: a) hai thứ bánh ấy.
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau của cụm DT.
N2. b) đấy vàng, đây cũng
đấy hoa, đây...
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ trong câu.
N3 c) nay ta
- Định vị trong không gian.
- Làm trạng ngữ trong câu.
N4 d) từ đó
- Định vị trong không gian
- Làm trạng ngữ trong câu.
2. Bài tập 2.
HS: Thảo luậntheo nhóm.
N1 a) đến chân núi Sóc đđến đây.
N2. b) làng bị lửa thiêu cháy đ làng ấy.
Cần viết như vậy để tránh lỗi lặp từ.
3. Bài tập 3.
HS: Không thể thay được. điều này cho ta thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng: nó có thể chỉ ra những sự vật thời điểm khó gọi thành tên.
4. Bài tập 4.
HS: Thảo luận
Ghi kết quả vào bảng phụ.
Đối chiếu kế quả của nhóm –nhận xét.
Điền theo thứ tự sau: ấy (đó), nay....ấy....kia
* Củng cố:( 1 phút)
Bài gồm 2 phần: - Thế nào là chỉ từ.
- Hoạt động của chỉ từ.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Học thuộc câu hỏi SGK, hoàn thành các bài tập.
Tập đặt câu với các chỉ từ này, kia, ấy, nọ.
Đọc bài: Động từ
* Yêu cầu: Đọc ví dụ tìm các động từ. Trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn :10/12/2007 Ngày giảng: /12/2007
Tiết :58
Luyện tập: kể chuyện tưởng tượng
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh.
Tập trung giải quyết một số bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
Luyện kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý trình bày một dàn bài hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
Đọc và xác định yêu cầu của cascs đề bài , hướng dẫn học sinh luyện tập.
Trò: Học bài cũ, đọc bài mới.
Thực hiện các yêu cầu của tiết luyện tập.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ (1 5 phút)
GV: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng. Lấy ví dụ minh hoạ.
Đặt một đề bài kể chuyện tưởng tượng- Lập dàn ý đại cương.
Đáp án:
Câu 1( 5 đ). Là những chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẵn trong sách và trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
+ HS tự lấy VD:( Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng, Sáu con gia súc so bài cong lao….)
Câu 2( 5đ). HS tự đặt một đề bài.Lập dàn ý theo ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
II. Bài mới ( 1 phút)
ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu và nắm được yêu cầu của kể chuyện tưởng tượng. Với một đề bài cụ thể ,để đạt được yêu cầu của kể chuyện ta cần phải thực hiện những bước nào, cách thực hiện các bước đó ra sao, nội dung bài học hôm nay ta tìm hiểu.
GV: Quan sát đề bài trên bảng- đọc đề bài.
GV: Xác định yêu cầu của đề bài.
GV: Ta xây dựng dàn bài theo mấy phần.
GV: Phần Mở bài em cần nêu mấy yêu cầu.
GV: Phần Thân bài có những ý cơ bản nào ?
GV: Dựa vào yêu cầu của dàn bài, em trình bày dàn ý đã chuẩn bị,.
GV: Em tìm ý cho đề bài trên.
GV: Em chọn đoạn kết của truyện cổ tích nào.
VD: Em bé thông minh.
Thạch Sanh.
Cây bút thần.
A. Đề bài. ( 8 phút)
Kể chuyện mười năm sau em về thăm mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề:
Đây là đề kể truyện tưởng tượng hoàn toàn.
Nội dung: Về thăm trường cũ sau mười năm
Cảm xúc và tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm .
2. Xây dựng dàn bài.
Mở bài
3 phần: Thân bài.
Kết bài.
a) Mở bài.
- Mười năm nữa là năm nào Lúc ấy em bao nhiêu tuổi ? Dự kiến lúc đó em đang đi học hay đã đi làm.
- Em về thăm lại trường cũ vào dịp nào ( khai giảng, hội trường....)
b) Thân bài;
- Tâm trạng trướng khi về thăm: Bồn chồn, lo lắng, bồi hồi, xúc động..
- Cảnh trường lớp sau 10 năm xa cách có gì thay đổi: cảnh khu nhà nội trú, khu lớp học, khu nhà ăn tập thể khu thư viện...
- Gặp gỡ các thầy cô giáo chủ nhiệm cũ, mới như thế nào các thầy cô giáo bộ môn, thầy cô hiệu trưởng, bác bảo vệ, các cô bác phục vụ....
- Gặp gỡ các bạn cũ, kỉ niệm bạn bè, những lời thăm hỏi cuộc sống hiện tại, những hứa hẹn...
c) Kết bài.
Phút chia tay lưu luyến xúc động.
ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường cũ.
HS: 2 HS lên bảng trình bày.
Nhận xét – GVđánh giá tổng kết bài.
B. Tìm ý cho đề bài. ( 20 phút)
1. Đề bài 1.
Mượn lời một con vật hay đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và con vật hay đồ vật đó.
- Con vật ( đố vật) nào gần gũi với em.
Con vật: mèo, chó, chim, trâu..
Đồ vật: Sách, vở, bút, mực....
- Tình cảm của em với con vật, đồ vật như thé nào ?
- Quan hệ với em ra sao ?
2. Đề 2.
Thay ngôi kể để bộc lọ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.
- HS tự thay đổi ngôi kể.
- Lựa chọn nhân vật mà em thích.
( Có thể là sọ dừa, Thạch Sanh, Mã Lương..)
3. Đề 3.
Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó.
HS: Thảo luận
Viết đoạn kết
Đọc trước lớp – nhận xét.
* Ví dụ:
+ Đoạn kết mới cho truyện: Cây bút thần.
Mã Lương sau khi vẽ biển, đánh chìm thuyện của vua, tiêu diệt bè lũ quan tham ác thì cũng lúc ấy một con sóng to ập đến cuốn Mã Lương theo. Bao nhiêu ngày lênh đênh trên biển cuối cùng Mã Lương trôi dạt vào một đảo hoang. Mã Lương tình cờ gặp Rô-Binxơn người bị đắm thuyền sống trên đảo hơn chục năm. Mã Lương được Rô-Bin xơn mời về nhà, hai người trò chuyện. ở đây Mã lương đã dùng cây bút thần để chiến đấu với thú dữ để bào vệ tài sản của hai người. Có được cây bút thần RôBin xơn bàn với Mã Lương trở về gặp lại bà con, bạn bè, hai người kết nghĩa anh em làm nhiều việc tốt giúp đỡ dân lành, trừng trị bọn tham lam độc ác.
III. Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1 phút)
Tập làm dàn ý các đề bài, đọc thêm một số bài văn tham khảo.
ôn kiến thức về kể chuyện tưởng tượng.
Làm dàn ý đề bài số 3 tiết sau trả bài.
Ngày soạn :13/12/2007 Ngày giảng: /12/2007
Tiết :59
Con hổ có nghĩa
(Huớng dẫn đọc thêm)
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
+Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện: Con hổ có nghĩa.
Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu của thời đại.
HS kể lại được câu chuyện.
+ Giáo dục học sinh ở đời sống phải có nghĩa , biết ơn, nhớ ơn.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
Đọc , nắm bắt nội dung của truyện.
Tìm hiểu hệ thống câu hỏi .
Trò: Ôn lại phần văn học dân gian.
Đọc, tóm tắt và kẻ chuyện, đọc phần chú thích.
Soạn bài theo câu hỏi SGK.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
GV: Em đã được học những thể loại văn học dân gian nào ? Kể lại chuyện mà em thích ?
HS: 4 thể loại :
Truyền thuyết.
Ngụ ngôn.
Truyện cười
Cổ tích.
Tự chọn câu chuyện để kể.
II. Bài mới ( 1 phút)
Lòng biết ơn, nhớ ơn , sống tình nghĩa thuỷ chung là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người, phẩm chất cao đẹp đó luôn là mục tiêu mà mỗi chúng ta cần phải đạt tới và làm cho tốt hơn. Trong thực tế cuộc sống đặc biế là trong tác phẩm văn chương và các tác giả cũng đặc biệt chú trọng đến đạo lí làm người để gửi gắm niềm tin và dăn dạy con cháu. Những giá trị văn hoá tuy đã cách chúng ta mấy trăm năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa đích thực của nó . Văn bản:Con hổ có nghĩa, thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu cho chủ đề ấy. Nội dung ý nghĩa của truyện như thế nào ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay .
GV: Em hiểu thế nào về thuật ngữ trung đại ?
GV: Em hiểu Truyện có nghĩa là như thế nào ?
GV: Dựa vào chú thích SGK em hiểu thế nào là truyện trung đại.
GV: Em khái quát những nét cơ bản về tác giả ?
GV: Truyện được xếp vào thể loại nào ?
* GV nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ rtàng, gợi không khí ly kì, cảm động.
GV: Truyện được chia làm mấy đoạn.
GV: Đóng vai bà đỡ Trần kể phần đầu của truyện.
GV: Chú ý vào đầu đề của chuyện: Tại sao tác giả lại đặt tên là "Con hổ có nghĩa."
GV: Em hiểu "Nghĩa" ở đây là gì ?
GV: Bà đỡ Trần được giới thiệu như thế nào ?
GV giải thích của từ :"bà đỡ"
GV: Đã bao lần bà đỡ đẻ nhưng lần này có điều gì khác thường kì lạ ?
GV: Khi nhìn thấy hổ thái độ của bà như thế nào ?
GV: Hổ đã có hành động và cử chỉ thế nào khi đến mời bà đỡ.
GV: Khi miêu tả hành động của hổ tác giả đã sử dụng loại từ nào ?Từ ngữ ấy góp phần tạo nên tình hống truyện như thế nào ?
GV: Khi đưa bà tới nơi, hổ đực đã làm gì ?
GV: Em hiểu hổ đực muốn nói với bà đỡ Trần điều gì ?
GV: Bà đỡ đã làm gì để giúp hổ ?
GV: Tâm trạng của gia đình hổ lúc này như thế nào ?
GV: Khi được bà cứu giúp hổ đã đền ơn bà như thế nào ?
GV: Em suy nghĩ gì về hành động ấy?
GV: Bác tiều Mỗ được giới thiệu như thế nào ?
GV: Đang kiếm củi ở thung lũng xa bá đã gặp truyện gì ?
GV: Nỗi đau đớn đã làm cho hổ có hành động gì ?
GV: Gặp sự việc ấy , bác tiều đã hành động như thế nào ?
.
GV: Để cứu giúp hổ bác đã làm gì ?
GV: Nhưng không ngờ câu nói bông đùa ấy lại có kết quả như thế nào
GV: Cũng là tiếng gầm nhưng ở đây có điều gì khác.
GV: Thái độ, hành động của hổ gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Truyện: "Con hổ có nghĩa " gồm hai câu chuyện nhỏ: Con hổ với bà đỡ Trần.
Con hổ với bác tiều Mỗ
Trong mỗi câu chuyện những chi tiết nào làm em thích nhất.
HS: Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là biện pháp nghệ thuật gì ?
GV: So sánh để tháy được sự giống và khác nhau giữa hai truyện
GV: Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện.
GV: Truyện đề cao , khuyến khích điều gì trong cuộc sống.
GV: Để tỏ lòng biết ơn mỗi chúng ta phải làm gì ?
I. Tìm hiểu chung và đọc.( 15 phút)
1. Khái niệm truyện Trung đại.
+ Trung đại:
Dùng để chỉ một thời kì lịch sử và cũng là thời kì văn học thếkỉ thứ X đến thế kỉ XIX.
+ Truyện: Thuộc loại tự sự có hai thành phần chủ yếu: cốt truyện và nhân vật bao gồm: Truyện ngắn, dài , vừa, truyện dân gian, truyện Nôm.
+ Truyện Trung đại:
Là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài trước tác giả sáng tác trong thời kì xã hội phong kiến ( ở VN từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIX) bằng chữ Hán, chữ Nôm.
2. Tác giả:
- Vũ Trinh (1759-1828) quê ở làn Xuân Lan , Huyện Lang Tài, Trấn Kinh Bắc nay thuộc tình Bắc Ninh. Đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới thời Lê và thời Nguyễn.
3. Tác phẩm.
HS: Là loại truyện hư cấu, tưởng tượng.
4. Đọc và kể.
HS: Chia 2 đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến qua được: Con hổ với bà đỡ trần.
Đoạn 2: Còn lại: Con hổ với bác tiều mỗ.
HS: Kể – nhận xét.
II. Phân tích văn bản. ( 15 phút)
HS: Thảo luận.
Đầu đề của câu chuyện đã gây được sự chú ý mạnh mẽ, thu hút người đọc gợi cho người đọc trí tò mò, vì từ xưa đến nay hổ là một loại thú hung dữ, tàn bạo, từng được muôn loại tôn là chúa tể của rừng xanh. Trong các câu chuyện bao giờ hổ cũng trong vai những nhân vật tàn bạo, tham lam và hung ác bị muôn loại căm ghét và luôn là kỉ bị trừng trị thích đáng. Vậy mà nay hổ lại trong vai nhân vật có nghĩa.
HS: Nghĩa: là lẽ phải khuôn phép, cư sử trong quan hệ giữa con người với nhau theo từng hoàn cảnh cụ thể mang nội dung khác nhau như: Tình cảm thuỷ chung, sự hi sinh vì sự nghiệp chung còn:" nghĩa" ở đây là lòng biết ơn đ lòng biết ơn chỉ có ở hoạt động con ngừơi mới tạo ra sản phẩm cao quý ấy con vật chỉ là hoạt động theo bản năng thú tính, làm sao mà có nghĩa như con người. Vậy mà nay lại có truyện "con hổ có nghĩa" thật là lạ.
1. Con hổ với bà đỡ Trần.
HS:
- Người huyện Đông Triều.
- Bà làm nghề đỡ đẻ.
HS: Đang đêm tiếng gõ cửa (đó là truyện bình thường) bà bình thản mở cửa xem có ai đến rước mình trong đêm khuya khoắt đ trước mặt bà xuất hiện một con hổ.
HS: Sợ chết khiếp (Sợ, khiếp đến mức có thể chết đi được).
HS: Hổ lao tới, công bà đi, chạy như bay, gặp bụi rậm dùng chân rẽ lối, chạy vào rừng sâu.
HS: Tác giả sử dụng một loạt các động từ mạnh, lao, cõng, chạy, rẽ lối, . đ Sự việc cấp bách khẩn trương cần có sự ra tay cứu giúp của bà đỡ Trần.
HS: Cầm tay bà.
Nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
HS:
- Cái cầm tay thể hiện sự tin tưởng nhờ cậy.
- Cái nhìn rỏ nước mắt là động có sức cảm hoá lay động mạnh mẽ đã làm cho bà đỡ Trần bình tĩnh trở lại.
HS:
Hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống.
Xoa bóp bụng hổ đ một lúc sau hổ đẻ được.
HS: Niềm vui hạnh phúc tràn ngập khi có đứa con chào đời
Hổ đực đùa giỡn với con.
Hổ cái nằm thủ phục.
HS: Đền ơn bà hơn mười lạng bạc đ Giúp bà khoỉ nạn đói.
Đưa bà ra khỏi rừng, gầm lên một tiếng như nói lời tiễn biệt
HS: Bà đỡ Trần giúp hổ sinh con, đem lại niềm vui , hạnh phúc cho gia đình hổ được hổ đền ơn xứng đáng.
2. Con hổ với bác tiều Mỗ.
HS: Người kiếm củi tên Mỗ ở truyện Lạng Giang sống bằng nghề đốn củi.
HS: Nhìn tháy một con hổ trán trắng bị khúc xương bò chắn ngang trong cổ họng.
HS: Quằn quại đau đớn, vật vã làm lay động cả núi rừng, cây cỏ.
Cúi đầu đào bới, vật lên, vật xuống đ Thỉnh thoảng thò tay vào họng để móc xương ra, máu me, rớt nhãi trào ra cố hết sức nhưng khong làm thế nào để lấy xương ra được đ cái chết đã cầm chắc trong tay.
HS: Bác uống rượu say, trèo lên cây hỏi to " cổ họng người đau có phải không?" Bác ra điều kiện: người đừng cắn ta , ta sẽ lấy xương cho đ tấm lòng nhân ái đã cảm phục được hổ dữ, hổ nằm xuống há miệng dáng vẻ cầu cứu.
HS: Thò tay vào cổ họng hổ đ móc ra một khúc xương to bằng cánh tay người – hỏ liếm mép nhìn bác tiều đ bỏ đi.
Bác dặn hổ: Nhà ta ở thôn Mỗ.
HS: Lúc bác còn sống hổ mang biếu một con nai.
Khi bác qua đời: đến nhảy nhót , gục đầu vào quan tài gầm lên mấy tiếng.
HS: Gầm: thể hiện sự thương tiếc ân nhân đã cứu mình.
Đến ngày giỗ hổ đưa dê, lợn đặt trước cửa.
HS: Bác tiều phu cứu hổ thoát nạn đ hổ đền ơn cả lúc sống lẫn lúc chết đ Tấm lòng thủy chung trước sau như một.
HS: Thảo luận theo nhóm.
Câu chuyện thứ nhất.
Câu chuyện thứ hai.
đ những chi tiết tưởng tượng hư cấu đ Những chi tiết không có thực tác giả đã thêu dệt lên mục đích làm nổi bật ý nghĩa cau chuyện.
HS: Vận dụng sinh động nghệ thuật nhân hoá làm cho hình tượng con hổ như một con người , có cử chỉ hình như con người.
HS:
+ Giống nhau: cũng nói về cái nghĩa.
+ Khác nhau: Mức độ thể hiện cái nghĩa giữa hai con hổ có sự nâng cấp trong khi nói về cái nghĩa.
- Con hổ trước: đền ơn một lần là xong.
- Con hổ Sau: đền ơn mãi , chính điều này đã làm cho két cấu chuyện giưa hai con hổ không phải là trùng lặp mà đó là một cách để nâng cấp tư tưởng chủ để của tác phẩm.
III. Tổng kết – Ghi nhớ ( 3 phút)
* Ghi nhớ( SGK)
IV. Luyện tập. ( 5 phút)
HS: Thảo luận
Vũ Trinh đã mượn truyện con hổ để nói truyện cái nghĩa của con người nhằm tăng thêm ý chứa đựng trong truyện con vật có nghĩa, huống chi con người.
HS: Phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức, làm nhiều việc tốt.
Biết ơn ông, bà, cha mẹ.
Biết ơn thầy cô giáo.
Giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Đọc, kể diễn cảm, tóm tắt bằng lời văn.
Sưu tầm một số ca dao, tục ngữ nói về ơn nghĩa.
Đọc bài mới: Mẹ hiền dạy con.
Yêu cầu: Đọc, kể, tóm tắt truyện. Soạn bài theo câu hỏi SGK.
Ngày soạn :15/12/2007 Ngày giảng: /12/2007
Tiết :60
Động từ
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
+ Củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở bậc Tiểu học về động từ.
Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
Biết sử dụng đúng động từ khi nói , viết.
+ Rèn kĩ năng nhận biết phân loại động từ, sử dụng đúng động từ.
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK, Ví dụ.
Trò: Học bài cũ, đọc bài mới.
Ôn kiến thức về động từ đã học ở bậc Tiểu học.
Trả lời câu hỏi SGK phiếu học tập.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
GV: Chỉ từ là gì ? Hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào ? Cho ví dụ.
HS: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ, ngoài ra còn làm chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
VD: một gia đình nọ.
II. Bài mới ( 1 phút)
ở bậc Tiểu học các em đã được tìm hiểu về động từ, nắm được những đặc điểm cơ bản của động từ. Sang bậc THCS chúng ta tiếp tục củng cố và nâng cao một bước về động từ: Đặc điểm một số loại động từ. Ta cùng nhau tìm hiểu về động từ ở tiết học hôm nay.
Quan sát VD sách giáo khoa.
GV: Dựa vào kiến thức bậc Tiểu học, tìm động từ trong những câu trên.
GV: Các động từ trong những câu trên dùng để chỉ cái gì?
GV: Từ sự phân tích trên, em hiểu thế nào là động từ?
GV: Tìm thêm ví dụ về động từ chỉ hành động, trạng thái.
GV: Nhắc lại kiến thức đặc điểm của danh từ.
GV: So sánh và rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa giữa động từ và danh từ.
GV: Từ sự phân tích trên , em khái quát những đặc điểm cơ bản của động từ.
GV: Xếp các động từ trên vào bảng phân loại.
GV: Tìm thêm những động từ tương tự như trên.
GV: Dựa vào bảng phân loại, em cho biết động từ được chia thành mấy loại chính.
GV: Động từ chỉ hành động, trạng thái được chia thành mấy loại nhỏ.
GV: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
GV: Đọc truyện vui, cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
I. Đặc điểm của động từ . ( 12 phút)
* VD:
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
b) Trong trời đất, không có gì quí bằng hạt gạo [.....]. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.
c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem cười bảo: Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi.
HS: Thảo luận theo nhóm.
Báo cáo kết quả.
HS: Chỉ hành động.
Vda: đi, đến, ra, hỏi...
VDb: lấy, làm, lễ.
VDc Treo, xem, cười, bảo.
HS: Động từ là những từ chỉ hành động ,trạng thái của sự vật.
HS: VD: đi, đứng, ngồi: chỉ hành động.
vỡ, nứt, gẫy: chỉ trạng thái.
HS: Nhắc lại đặc điểm của danh từ.
Danh từ
- Không kết hợp với đã, sẽ, đang..
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước. động từ
- Có khả năng kết hợp : đã, sẽ, đang, vẫn hãy...
- Thường làm vị ngữ trong câu
VD: Hoa nở
- Khi làm chủ ngữ mất hết khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, đừng , chớ.
* Ghi nhớ:( SGK-146)
II. Các loại động từ chính ( 10 phút).
* VD:
Cho các động từ sau:
buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gẫy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.
Bảng phân loại
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau Không đòi hỉ động từ khác đi kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi làm gì đi, chạy, cười, hỏi, ngồi, đứng.....
Trả lời câu hỏi làm sao? thế nào? dám, toan, định buồn, gẫy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu.
HS: Thảo luận 2 nhóm.
Mỗi nhóm tìm 5 động từ.
HS: Có hai loại :
+ Động từ tình thái.
- Động từ hành động, trạng thái.
HS: Gồm hai loại nhỏ:
- ĐT chỉ hành động: đi, đứng, chạy.
- ĐT chỉ trạng thái: yêu, buồn, vui, ..
* Ghi nhớ – SGK
III. Luyện tập ( 15 phút).
1 Bài tập 1.
- Đọc văn bản: Lợn Cưới, áo Mới.
- Tìm động từ, phân loại.
Động từ tình thái
mặc, có, may, khen thấy, bảo, giơ.. ĐT chỉ hành động trạng thái.
Tức, tức tối, chạy, khen, đứng, đợi, xem
2. Bài tập 2.
HS: Câu chuyện buồn cười ở chỗ:
Sự đối lập về nghĩa của hai động từ: cầm, đưa.
Cầm : là nhận ( cái gì đó) từ người khác về mình
Đưa: trao (cái gì đó) từ mình cho người khác.
Sử dụng hai động từ có nghĩa ngược nhau, tác giả đã làm nổi bật đặc tính keo kiệt của anh chàng nọ.
3. Bài tập 3. (Chính tả nghe viết)
Giao cho lớp phó học tập
* Củng cố:( 1 phút)
Bao gồm hai nội dung cơ bản.
Đặc điểm của động từ.
Các loại động từ: ĐT tình thái, ĐT chỉ hành động, trạng thái.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Học thuộc ghi nhớSGK
Tìm và phân loại động từ theo bảng phân loại.
Đọc bài mới cụm động từ
Yêu cầu trả lời câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- GA Ngu van 6 tuan 15.doc