Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 15 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, giáo án.

- HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 15 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt Tuần 14 - Tiết 57 CHỈ TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu ý nghĩa và công dụng của chỉ từ. - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói, viết. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Khi nói, viết các em rất thường sử dụng từ này, nọ, kia, ấy … Vậy những từ ấy gọi là từ loại gì. Bài học hôm nay sẽ giải thích điều đó. 10’ 10’ 12’ Æ Hoạt động 2: Nhận diện chỉ từ trong câu à GV cho HS đọc vd trong SGK. - HS đọc VD, trả lời các từ in đậm … (?) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? GV diễn giảng: Chúng có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác. - Những từ in đậm trên được gọi là chỉ từ. (?)2. Cho HS so sánh và trả lời. (?) So sánh các từ và cụm từ sau, từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm? * HS: - Ta thấy nghĩa của ông vua ấy, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được xác định một cách rõ ràng trong không gian. - Còn các từ ngữ ông vua, viên quan, làng nhà còn thiếu tính xác định. (?)3. HS so sánh tiếp. - Viên quan ấy/ hồi ấy. - Nhà nọ / đêm nọ. (?) Từ những phân tích trên em hãy cho biết chỉ từ là gì? GV bổ sung: - nay: định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn. - nãy: định vị sự vật trước thời điểm phát ngôn. - này: định vị sự vật trong khoảng cách gần với người nói. - kia: định vị sự vật trong khoảng cách xa với người nói. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu. à GV ghi vd cho HS quan sát: - viên quan ấy. - một cánh đồng làng kia. - hai cha con nhà nọ. (?) Trong các câu trên, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? * HS: Làm phụ ngữ sau của danh từ, cùng với danh từ và phần phụ ngữ trước làm thành một cụm danh từ. à GV cho HS đọc vd2 - SGK. (?) Tìm chỉ từ trong câu và xác định chức vụ của chúng trong câu. - HS trả lời. GV chốt lại. (?) Từ những phân tích trên em hãy trả lời hoạt động của chỉ từ ntn trong câu? - HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài. Æ Hoạt động 4: Luyện tập. BT1. GV cho HS đọc các đoạn trích trong Bt1. (?) Tìm chỉ từ trong các câu a, b, c, d. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy? - Cho 4 HS tìm, trả lời. GV nhận xét, kết luận. BT2. GV cho HS đọc Bt2. (?) Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần phải thay như vậy? - HS suy nghĩ làm. BT3. GV cho HS đọc nhẩm BT3 và tiến hành làm. * HS: Không thay được. - Điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng. - Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận. I/ Chỉ từ là gì? * Xét vd – SGK137 1. Các từ nọ, ấy, kia bổ sung nghĩa cho các từ dtừ: ông vua, viên quan, làng, nhà. 2. Nghĩa của các cụm từ có các chỉ từ được xác định một cách rõ ràng hơn trong không gian. 3. So sánh: Viên quan ấy/ hồi ấy. Nhà nọ/ đêm nọ. * Giống: cùng định vị sự vật. * Khác: - Viên quan ấy, nhà nọ: định vị về không gian, - Hồi ấy, đêm nọ: định vị về thời gian. Ghi nhớ: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu: 1. Chỉ từ ấy, nọ, kia ở mục I làm phụ ngữ sau của danh từ, cùng với danh từ và phần phụ ngữ trước làm thành một cụm danh từ. 2. Xét vd – SGK137 Các chỉ từ: a/ đó: làm chủ ngữ. b/ đấy: làm trạng ngữ. Ghi nhớ Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngòai ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. III/ Luyện tập: 1. a. Hai thứ bánh ấy. + Định vị sự vật trong không gian. + Làm phụ ngữ sau cụm dtừ. b. đấy, đây. + Định vị sự vật trong không gian. + Làm chủ ngữ. c. Nay. + Định vị sự vật trong thời gian. + Làm trạng ngữ. d. đó. + Định vị sự vật trong thời gian. + Làm trạng ngữ. 2. * Thay bằng chỉ từ: a. đến chân núi sóc bằng đến đấy. b. làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy. * Giải thích: Cần thay như thế để khỏi lặp lại từ thừa. 3. - Các chỉ từ trong vd không thay được. - Điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng. à - Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận. 4. Củng cố: (2’) (?) Chỉ từ là gì? (?) Hoạt động của chỉ từ trong câu. 5. Dặn dò: (1’) - Về học bài. - Soạn tiếp bài TLV tt “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”. . Làm bài tập ở tiết tLV trước GV đã phân công. . Xem nội dung tiết luyện tập và làm theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 15 - Tiết 58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo. - Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Chỉ từ là gì? Cho vd? Hoạt động của chỉ từ trong câu? * HS: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Vd: này, kia, ấy, nọ. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngòai ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Tiết này chúng ta sẽ đi qua luyện tập kể chuyện tưởng tượng theo đề bài mà các em đã chuẩn bị. 5’ 25’ Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu đề. - HS đọc đề và nêu những yêu cầu của đề. GV nhận xét, phân tích thêm: tưởng tượng phải dựa vào con người và sự việc có thật, nhưng không được dùng tên thật. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu phần gợi ý. (?). Mười năm nữa … - HS sẽ kể chuyện theo tư cách mà mười năm sau em sẽ có. + Nếu học lớp 6 đang 12t thì 10 năm sau là 22t. Nếu học trung cấp thì em đã ra làm việc, nếu học đại học thì vừa tốt nghiệp xong, nếu đi bộ đội thì em đã ra quân rồi … Các em sẽ tự nhận mình là ai sau mười năm nữa để HS tưởng tượng. (?) Em sẽ về thăm trường vào dịp nào … (gợi ý cho phần MB) (?) Mái trường thân yêu sau mười năm theo em sẽ có những thay đổi gì, có thêm gì, bớt gì… (gợi ý này tạo điều kiện cho HS tưởng tượng tương lai của trường, tha hồ tô vẽ về nhà trường trong tương lai với những trang thiết bị, quang cảnh mới mẻ …) - Những thay đổi về thầy cô giáo: những thầy cô ngày xưa đã già đi, có những thầy cô mới, gặp nhau cảm xúc như thế nào. Em và thầy, cô sẽ nói gì với nhau. - Các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi đều đã lớn: bạn làm kĩ sư, bạn kia làm bác sĩ, bạn nọ du học nước ngoài, có bạn sẽ đi làm nhiều năm, có bạn gái đã lấy chồng … (chú ý không nên nêu tên thật) (?)6. Em có suy nghĩ gì vì chia tay với trường? (gợi ý cho phần kết luận) - Em cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trường, về bạn bè, không quên công ơn của những thầy cô đã từng dạy dỗ em … GV cho HS trình bày miệng theo từng mục. GV nhận xét, bổ sung. - Kích thích HS tưởng tượng khác nhau, miễn là có lí và biết diễn đạt. GV uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc. Æ Hoạt động 4: Luyện tập bổ sung. à Nếu còn thời gian GV cho HS thực tập đề bổ sung. Hướng dẫn HS cách làm bài cho các đề trong SGK: tìm ý và lập dàn bài. Đề a: Mượn lời một đồ vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó. à GV tuần tự gợi ý cho HS làm. Đề b: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. I/ Tìm hiểu đề: Đề: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. II/ Dàn bài: a. Mở bài: Lý do về thăm trường sau mười năm xa cách. (nhân dịp nào: lễ khai giảng, lễ 20/11 …) b. Thân bài: + Chuẩn bị về thăm trường (miêu tả tâm trạng bồn chồn, náo nức) + Đến thăm trường: . Quang cảnh chung của trường (có gì thay đổi, những gì còn lưu lại) . Gặp lại thầy cô cũ, bạn bè cũ. . Trò chuyện, hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kỉ niệm cũ. c. Kết bài: Cảm xúc khi chia tay với trường, với thầy cô. III/ Đề bổ sung: Dàn ý. a. * Mở bài: Đồ vật (con vật) tự giới thiệu về mình. - Giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ. * Thân bài: + Lí do đồ vật (con vật) trở thành vật sở hữu của chủ. + Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ. + Những kỉ niệm vui buồn khó quên của cả hai người. + Tình cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi trong tình cảm người chủ) + Lí do sự thay đổi. * Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó. b. * Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian buổi gặp gỡ. - Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện (nằm mơ, tưởng tượng) * Thân bài: + Cuộc trò chuyện thú vị. + Hỏi han. + Trao đổi những suy nghĩ thắc mắc của mình (nếu có) * Kết bài: Bày tỏ tình cảm của mình đối với nhân vật đó. 4. Củng cố: (5’) (?) Hãy tưởng tượng một đoạn kết mới trong truyện cố “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. 5. Dặn dò: (1’) - Xem lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài tt “Con hổ có nghĩa”. . Đọc lại truyện, phần chú thích. . Trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 15 - Tiết 59 Hướng dẫn đọc thêm CON HỔ CÓ NGHĨA (Truyện trung đại Việt Nam) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện. - Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. - Kể lại được truyện. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Các tác gia thời trung đại rất đề cao đạo lí trong văn chương. Bài Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh sẽ học sau đây là một ví dụ. 10’ 23’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. à GV cho HS đọc lại văn bản, chú ý diễn cảm. à Cho biết truyện thuộc thể loại gì? * HS: Truyện trung đại. (?) Hãy giới thiệu về thể loại truyện trung đại. - HS đọc chú thích. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản. - GV cho HS trả lời câu hỏi. (?)1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chỉnh ý, kết luận. (?)2. Câu hỏi thảo luận: Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùn được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “Con người có nghĩa”? - Cho HS thảo luận 3’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. (?)3. Chuyện gì xảy ra giữa bà đỡ Trần (người huyện Đông Triều) với con hổ thứ nhất? Chi tiết nào em thấy là thú vị? HS trả lời cá nhân. * HS: Chuyện là con hổ xông tới cõng bà đỡ Tuấn … - Đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém. - Cái hay ở đây là tg’ đã biết vận dụng sinh động biện pháp nghệ thuật nhân hóa, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn có nhiều phần diện mang tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con, lễ phép, thắm tình lưu luyến trong lúc chia tay ân nhân … (?) Tương tự em hãy phân tích cái nghĩa của con hổ thứ hai qua câu chuyện đã xảy ra giữa hổ và người kiếm cũi? * HS: - Đó là truyện hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng xót xa sau đó mỗi dịp giỗ bác tiều hổ đem dê hoặc lợn đến tế Ở đây cũng dùng nghệ thuật nhân hóa nhưng lại có cái chi tiết nghệ thuật khác để tạo ra sự hấp dẫn mới, trong đó có việc diễn tả tình huống gay go của Hổ khi bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của Bác tiều trong khi cứu hổ. Việc trả ơn và tấm lòng thủy chung bền vững của hổ đối với ân nhân (?) Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì? * HS: Cái nghĩa của con hổ 2 là sự nâng cấp. Như thế kết cấu truyện có hai con hổ không phải là sự trùng lặp mà đó là một nghệ thuật nâng cấp chủ đề tư tưởng của tg’. --> Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 4. (?) Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người? HS trình bày cá nhân. --> GV lồng GD: - Trong cuộc sống phải biết sống có ân có nghĩa. Không được có thái độ vô ơn bạc nghĩa – “Ăn cháo đá bát” (?) Qua việc tìm hiểu em hãy nêu nội dung chính của truyện? - HS đọc ghi nhớ. GV chốt ý. --> GV đặt câu hỏi mở rộng bài (?) Theo em trong thực tế có “con hổ có nghĩa cao đẹp” như thế không. Ở đây dùng “Hổ” để nói chuyện “nghĩa” có lợi thế như thế nào trong việc thể hiện ý đồ của tg’. * HS: Trong thực tế không có con hổ có nghĩa cao đẹp như thế. Nhưng khi viết truyện “con hổ có nghĩa” là một cách nói trực tiếp thể hiện ý đồ văn chương. Con vật còn có nghĩa huống chi mình là con người => cách nói này dễ có trọng lượng hơn cách nói “con người thì phải có nghĩa”. (?) Như vậy em có thể rút ra điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của văn chương. - Sử dụng thủ pháp nhân hóa (làm cho sự vật mang tính cách con người) để làm nổi bật hàm ý chứa đựng trong truyện. - Mượn chuyện con vật để nói chuyện con người. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc xưa nay, đặc biệt là truyện ngụ ngôn và truyện truyền kì trung đại I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản. 2. Thể loại: Truyện trung đại. (xem chú thích dấu *) 3. Từ khó: SGK143, 144 II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Văn bản thuộc thể văn tự sự. Vì có cốt truyện và nhân vật thông qua lời kể * Bố cục: chia 2 đoạn. - Đoạn 1: “từ đầu đến qua được” Cái nghĩa của con hổ thứ I - Đoạn 2: từ người kiếm cũi -> hết. Cái nghĩa của con hổ thứ 2. 2. Biện pháp nghệ thuật bao trùm là nghệ thuật nhân hóa. - Tăng thêm hàm ý trong truyện: con vật còn có nghĩa, huống cho con người. Cách nói này dễ có trọng lượng hơn cách nói: con người thì phải có nghĩa. 3. Trong mỗi chuyện con hổ đều biết ơn và đền đáp xứng đáng. - Truyện con hổ 2 có thêm ý nghĩa về việc trả ơn và tấm tri ân bền vững của hổ đối với ân nhân. 4. Truyện đề cao lòng biết ơn, ân nghĩa trọng đạo làm người. - Khuyến khích con người sống phải có nghĩa, có tình. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. III/ Tổng kết: Ghi nhớ Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loaị truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa, đạo làm người. 4. Củng cố: (6’) --> GV lồng vào phần luyện tập. (?) Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ. - HS biết kể. Nếu không thì GV kể. Truyện “Con chó Bấc trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) của nhà văn Mĩ Giấc lơn đơn (1876 – 1916) - Bấc là con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác … Chỉ riêng Giơn Thooc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó và nó được cảm hóa. - Từ đó nó rất gắn bó với Giơn Thooc-tơn, nó đã bênh vực chủ khi chủ bị kẻ khác đánh. Nó đã lao vào cắn cổ họng của kẻ đánh chủ nó. Một lần khác Thooc-tơn bị lật thuyền và bị nước cuốn xuôi về phía nguy hiểm nhất của dòng thác. Ngay lập tức, Bấc đã lao xuống dòng nước xoáy điên cuồng để cứu chủ. Không cứu được nó bơi vào bờ tìm sự giúp đỡ cùng hai người bạn của Thooc-tơn. Họ đã lấy sợi dây buộc vào cổ và vai Bấc rồi tung nó xuống dòng nước. Nó đã dũng cảm lao vút ra sau bao nhiêu khó khăn, cả chủ và chó bị kéo sệt dưới đáy sông lởm chổm, thân thể bị va đập vào những tảng đá cùng những gốc cây gãy, cuối cùng Thooc-tơn về Bấc được kéo lên bờ. Nó đã dũng cảm cứu chủ và bị gãy 3 xương sườn, phải cứu chữa một thời gian mới lành. Về sau khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang. 5. Dặn dò: (2’) - Đọc lại truyện, xem nội dung. Học thuộc phần ghi nhớ. - Viết vài cảm nghĩ về câu chuyện con chó có nghĩa, tiết sau nộp lấy điểm 15’. - Soạn bài tt “Động từ”. . Đọc nội dung trong sách. . Trả lời theo yêu cầu. Thử làm trước bài tập 1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng việt Tuần 15 - Tiết 60 ĐỘNG TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của động từ và 1 số loại động từ quan trọng. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án, SGV, bảng phụ. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) (?) Em hãy kể lại câu chuyện con hổ có thứ nhất và con hổ có nghĩa thứ hai trong truyện Con hổ có nghĩa? (?) Nêu nội dung chính của truyện và qua truyện Con hổ có nghĩa cho em bài học gì trong cuộc sống? * HS: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loaị truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa, đạo làm người. Truyện giúp em hiểu trong cuộc sống phải biết sống có ân có nghĩa. Không được có thái độ vô ơn bạc nghĩa – “Ăn cháo đá bát” 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Những tiết trước các em đã tìm hiểu về danh từ, cụm danh từ, số từ, lượng từ, ta cũng đã biết cách ứng dụng nó có hiệu quả nhất trong khi nói, viết. Tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một loại từ mới nữa là Động từ. Vậy động từ là gì? Có vai trò ntn ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay… 10’ 13’ 10’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của động từ. à GV gọi HS đọc lại các đoạn trích SGK. (?)1. Tìm động từ trong các đoạn trích mà em đã đọc? - HS tìm. HS khác nhận xét. GV kết luận. (?) 2. Động từ các em vừa tìm được chỉ ý nghĩa gì? * HS: Chỉ hành động, trạng thái… của sự vật. (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết động từ là gì? - HS trả lời phần ghi nhớ. à3. Tiếp tục GV cho HS tìm đặc điểm của động từ. (?) Tìm những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ? * HS: Các từ thường đứng xung quanh động từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…để tạo thành cụm động từ. (?) Nhận xét về khả năng làm vị ngữ trong câu? * HS: Động từ thường làm vị ngữ. Vd: Viên quan ấy/ đã đi nhiều nơi. (Con)/ hãy lấy gạo làm bánh… Biển/ vừa treo lên. GV bổ sung: Ngoài khả năng làm vị ngữ trong câu, động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ. Nhưng khi làm chủ ngữ thì động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… Vd: Chạy/ là môn thể thao đầy bổ ích. (?) Câu hỏi thảo luận: Vậy qua đó em hãy so sánh sự khác nhau giữa danh từ và động từ? - HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. - Sau đó GV treo bảng phụ phần đặc điểm của danh từ và động từ. * HS: So sánh: Danh từ Động từ - Không kết hợp với từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.. - Thường làm chủ ngữ. - Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước. - Có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.. - Thường làm vị ngữ. - Khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.. (?) Qua sự tìm hiểu trên em hãy khái quát lại: động từ là gì? Động từ có đặc điểm như thế nào? Chức vụ điển hình của động từ? - HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài. Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại động từ chính. à GV cho HS tìm hiểu câu 1. (?) Câu hỏi thảo luận: Xếp các động từ vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu. - GV có thể gợi ý cho HS trả lời. - HS thảo luận 2’. Đại diện trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung. I/ Đặc điểm của động từ: * Xét các vd – SGK145 1. Tìm động từ: a/ đi, đến, ra, hỏi. b/ lấy, làm, lễ c/ treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề. 2. Ý nghĩa: chỉ hành động, trạng thái sự vật. 3. Đặc điểm của động từ: - Có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… - Thường làm vị ngữ. Ghi nhớ - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… II/ Các loại động từ chính: 1. Bảng phân loại: Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau. Động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau. Động từ tình thái Động từ chỉ hành động (Trả lời câu hỏi: Làm gì?) Động từ chỉ trạng thái (Trả lời câu hỏi:Làm sao? Thế nào?) dám, toan, định đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng. buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu (?)2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên? - HS tìm. GV nhận xét, chỉnh sửa. * HS: Tìm thêm các động từ: - ĐT tình thái: muốn, quyết, dám… - ĐT chỉ hành động: học, viết, hát… - ĐT chỉ trạng thái: nhớ, mừng, khổ… (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy nêu khái quát các loại động từ? - HS đọc ghi nhớ. GV kết luận. Æ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. BT1. GV cho HS lật lại bài Lợn cưới, áo mới. (?) Tìm động từ trong truyện? (?) Cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào? à BT2 Nếu không còn thời gian GV có thể cho HS về nhà làm. 2. Tìm thêm động từ: - ĐT tình thái: muốn, quyết, dám… - ĐT chỉ hành động: học, viết, hát… - ĐT chỉ trạng thái: nhớ, mừng, khổ… Ghi nhớ * Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là: - Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm) - Đồng từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) * Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ: - Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?) - Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào? ) IV/ Luyện tập: 1. - Động từ trong lợn cưới, áo mới: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, đi, khen, đến, thấy, hỏi, tức.… - Phân loại: + ĐT tình thái: / + ĐT chỉ hành động: khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, đi, khen, đến, thấy, hỏi…. + ĐT chỉ trạng thái: tức… 2. Câu chuyện buồn cười ở chỗ: là sự keo kiệt tham lam của anh chàng nọ là thích cầm của người khác, chứ không chịu đưa cái gì - Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm. 4. Củng cố: (?) Động từ là gì? Đặc điểm và chức vụ điển hình của động từ? (?) Nêu các loại động từ chính? 5. Dặn dò: - Xem nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất bài tập. - Chuẩn bị bài tt “Cụm động từ”. . Đọc nội dung, phần ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày soạn:

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan