I. Mức độ cần đạt
- Lôi cuốn Hs tham gia các hoạt động về ngữ văn.
- Rèn cho Hs thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm thơ, kể chuyện.
II. Chuẩn bị
Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
Hs: Chuẩn bị một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.
3. Bài mới: Để hệ thống lại tất cả những văn bản đã học, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thi kể chuyện. Ngoài ra việc kể chuyện còn giúp chúng ta ăn nói lưu loát hơn, tự tin hơn trước đám đông.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Tiết: 65, 66: Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết: 65 - 66 Ngày dạy: 09/12/2013
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
I. Mức độ cần đạt
- Lôi cuốn Hs tham gia các hoạt động về ngữ văn.
- Rèn cho Hs thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm thơ, kể chuyện...
II. Chuẩn bị
Gv: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
Hs: Chuẩn bị một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs.
3. Bài mới: Để hệ thống lại tất cả những văn bản đã học, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thi kể chuyện. Ngoài ra việc kể chuyện còn giúp chúng ta ăn nói lưu loát hơn, tự tin hơn trước đám đông.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn các em thi kể chuyện theo nhóm (khoảng 20 phút)
Dựa vào những điều Sgk đã hướng dẫn, các em sẽ thi kể chuyện với nhau theo nhóm. Một bạn kể, các bạn khác lắng nghe, bổ sung. Tương tự, lần lượt các bạn sẽ kể với nhau theo hình thức như vậy.
Hoạt động 2: Hs thi kể chuyện trước lớp
Thi kể chuyện trước lớp, các em phải có lời mở đầu và biết cảm ơn khi kết thúc. Chẳng hạn, trước khi mở đầu các em có thể nói Thưa cô và các bạn, em xin kể câu chuyện... ; và khi kết thúc có thể nói: Câu chuyện của em đã kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Hs lần lượt kể câu chuyện mình yêu thích nhất trước lớp. Gv cho Hs khác nhận xét.
Gv nhận xét, uốn nắn về tác phong, giọng kể và cho điểm với mỗi bài nói của Hs.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe.
I. Thi kể chuyện theo nhóm
II. Thi kể chuyện trước lớp
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục tập kể chuyện.
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 17 Ngày soạn: 12/12/2013
Tiết: 67 Ngày dạy : 14/12/2013
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tuần: 17 Ngày soạn: 12/12/2013
Tiết: 68 Ngày dạy : 14/12/2013
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố những kiến thức đã học ở học kỳ I về các phần tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài thi học kì I.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về: Văn bản; Tập làm văn; tiếng Việt
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhớ lại, so sánh, kể chuyện, phân tích, tổng hợp; kĩ năng viết các đoạn văn, làm bài văn..; kĩ năng dùng từ đúng, chuẩn xác…
3. Thái độ: Thái độ học tập, lòng say mê, yêu thích các tác phẩm văn học, tinh thần, thái độ học tập và làm bài thi.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới: Để hệ thống hóa kiến thức đã học về phần tiếng Việt, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay. (KẾT HỢP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì I
* Hướng dẫn hs ôn tập các văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 6 HKI
Phần này gv hướng dẫn hs chú ý một số nội dung cơ bản theo gợi ý trong Sgk/157.
Trong chương trình ngữ văn 6 tập I em đã được học những thể loại văn học dân gian nào? Kể tên các văn bản đã học?
- Gv dẫn dắt và rút ra bài học cho học sinh hiểu. Liên hệ với thực tế.
* Hướng dẫn học sinh ôn tập phần tiếng Việt
- Gv hướng dẫn học sinh ôn tập lại phần lý thuyết Tiếng Việt theo gợi ý Sgk.
* Hướng dẫn HS ôn tập phần Tập làm văn.
Thế nào là văn tự sự?
Nêu các bước làm bài văn tự sự?
Khi tìm hiểu đề, chúng ta cần thực hiện các thao tác nào? Mục đích của việc thực hiện những thao tác ấy là gì? (Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng,...)
Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
Nêu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
Gv lưu ý HS sau khai viết xong cần phải đọc để kiểm tra lại bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Hướng dẫn Hs làm bài kiểm tra học kì I trong Sgk trang 159,160,161
- Luyện tập theo đề cương ôn tập.
- Luyện tập viết các đoạn văn theo đề bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, hs chú ý nghe, thực hiện
I. Nội dung ôn tập
1. Phần văn: Các thể loại và các tác phẩm văn học dân gian chia theo thể loại:
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Truyện ngụ ngôn.
- Truyện cười.
- Truyện trung đại.
2. Phần tiếng Việt
a. Lý thuyết
* Về từ vựng:
- Từ - cấu tạo của từ.
- Nghĩa của từ.
- Từ mượn.
* Lỗi dùng từ thường gặp
* Từ loại và các cụm từ
3. Phần Tập làm văn
a. Khái niệm
b. Cách làm bài văn tự sự: 4 bước
- Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Bước 2: Lập dàn ý.
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Bước 3: Viết bài.
- Bước 4: Đọc- sửa bài.
II. Luyện tập
- Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì I (Sgk/159)
- Đề cương ôn tập.
- Đề văn: Kể về người thân của em.
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Soạn bài: Chương trình địa phương.
- Ôn tập tiếng Việt để tiết sau trả bài.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- NV6 TUAN 17.doc