I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức:Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên đối với dế Mèn và nghệ thuật kệ chuyện, miêu tả đặc sắc.
b. Kỹ năng: Tìm chi tiết trong tác phẩm văn xuôi, phân đoạn theo nội dung chính của văn bản.
c. Giáo dục: Biết hối hận vì những việc làm sai trái để sửa chữa.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Tìm hiểu về Tô Hoài và bản tóm tắt truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 10
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề tìm ý nghĩa bài học.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
ND: 8.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức:Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên đối với dế Mèn và nghệ thuật kệ chuyện, miêu tả đặc sắc.
b. Kỹ năng: Tìm chi tiết trong tác phẩm văn xuôi, phân đoạn theo nội dung chính của văn bản.
c. Giáo dục: Biết hối hận vì những việc làm sai trái để sửa chữa.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Tìm hiểu về Tô Hoài và bản tóm tắt truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 10
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề tìm ý nghĩa bài học.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu chú thích
Đọc chú ý làm rõ vẻ đẹp của dế Mèn và sự kiêu ngạo, ích kỷ, nghịch ranh dẫn đến cái chết thảm thương cho dế Choắt
HS đọc * SGK. 8 và nêu vài nét chính về tác giả
GV bổ sung: Bút danh Tô Hoài là ghép sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Tác phẩm: Võ sĩ Bọ ngựa, truyện Tây Bắc, Miền Tây …
HS phân đoạn văn bản:
P1: …. thiên hạ rồi. Vẻ đẹp cường tráng và tính kiêu ngạo, xốc nổi của dế Mèn
P2: Còn lại. Hành động nghịch ngợm dẫn đến cái chết của Choắt và bài học đường đời của Mèn.
HS đọc từ khó SGK. 9: 1, 2, 6, 8, 15, 18
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
* Tìm các chi tiết miêu tả vẻ bên ngoài của dế Mèn?
Đôi càng, đôi cánh, cái đầu dáng đi.
* Mèn là chú dề có ngoại hình thế nào?
* Tại sao khi miêu tả Mèn, tác gải lại chú ý đến đôi càng mẫm bóng trước tiên?
Vì Càng là vũ khí lợi hại nhất của võ sĩ dế và đá là miếng võ gia truyền nhà dế.
* Mèn được giới thiệu tính tình thế nào? Mèn có gì hay, dở?
Người thì đẹp nhưng tính nết chưa đẹp.
* Khi miêu tả Mèn, tác giả đã dùng từ ngữ, biện pháp tu từ thế nào?
HS chú ý phần còn lại.
* Dế Choắt được miêu tả thế nào?
Trạc tuổi dế Mèn; gầy gò và dài lêu nghêu, cánh ngắn củn, râu cụt…. là hình ảnh tương phản với mèn.
* Thái độ của Mèn đối với Choắt thế nào?
Coi thường Choắt: xưng hô trịch thượng chú mày; khinh khỉnh, ích kỷ: không cho thông hang còn mắng mỏ
* Thái độ của Choắt đối với Mèn thế nào?
Nhún nhường, lễ phép, chân thành: xưng hô anh, em xin phép rồi mới trình bày, bị đòn oan thì khóc
* Khi vô tình gây ra cai chết cho Choắt, tại sao Mèn lại bất ngờ khi nghe lời trối trăn của Choắt?
Choắt có thể oán trách Mèn nhưng không trách mà lại đưa ra lời khuyên chân thành muốn Mèn sửa tính nết. Điều này làm Mèn thay đổi thái độ với Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình.
* Tìm chi tiết thể hiện thái độ của Mèn đối với chị Cốc?
. Lúc đầu không hề sợ
. Khi nhìn hành động của chị Cốc, Mèn mới sợ cũng khiếp, nằm im thít.
. Khi chị Cốc đi mới mon men bò lên
* Qua đó, Mèn đã nhận ra được bài học gì?
* Thảo luận 2’: Qua câu chuyện, em thấy tính nết Mèn có đều gì xấu, điều gì tốt?
. Xấu: nghịch ranh, hung hăng không biết sợ, gây ra cái chết oan cho Choắt
. Tốt biết nhận ra sai lầm, biết ân hận về việc mình làm, biết thay dổi cách xử sự … Điều này làm người đọc có cảm tình với Mèn hơn
Giáo dục: Không kiêu căng, hung hăng và biết nhận ra lỗi để sửa chữa.
* Em hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả?
HS đọc ghi nhớ sgk.11
HĐ4: Củng cố và luyện tập
HS đọc phân vai trong bài tập 2/ SGK. 11
Nội dung bài học
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Đọc
2. Tác giả, tác phẩm: SGK. 8
3. Từ khó: SGK.9
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Vẻ đẹp và tính nết của dế Mèn:
. Dế mèn là chú dế đẹp, khỏe mạnh, cường tráng.
. Tính nết chưa đẹp: kiêu căng, hay cà khịa với mọi người.
. Quan sát tinh tế, so sánh độc đáo, từ ngữ giàu màu sắc gợi tả.
2. Bài học đường đời đầu tiên:
. Ân hận khi gây ra cái chết oan cho Choắt
. Bài học: Hung hăng bậy bạ là gây vạ cho chính mình
. Nghệ thuật: Miêu tả ngoại hình xen lẫn với hành động, ngôn ngữ nhân vật
Chi tiết chọn lọc, từ ngữ miêu tả độc đáo và sinh động.
Ghi nhớ SGK.11
III. LUYỆN TẬP:
4. Thực hiện ở HĐ4
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
. Tập phân tích lại văn bản và làm bài tập 1/SGK. 11 (Khoảng 1o dòng)
. Chuẩn bị: Xem và chuẩn bị bài Phó từ /SGK. 12
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 74 PHÓ TỪ
ND: 8.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Khái niệm phó từ và phân loại phó từ.
b. Kỹ năng: Phân biệt tác dụng của phó từ trong cụm từ, trong câu.
c. Giáo dục: Có ý thức vận dụng phó từ trong nói và viết.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Dọc và tìm hiểu các ví dụ SGK.12
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề tìm hiểu phó từ
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm phó từ
Bảng phụ ghi ví dụ SGK.12
* Các từ đã, cũng vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng
* Những từ được bổ sung thuộc những từ loại nào?
. Động từ: đi, ra, thấy, soi
. Tính từ: lỗi lạc, to, ưa, bướng
* các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
. Đứng trước: đã đi, rất bướng ….
. Đứng sau: soi gương được, to ra …
HS đọc ghi nhớ SGK.12
HĐ3: Tìm hiểu về phân loại phó từ
Bảng phụ ghi ví dụ SGK. 13
* Những phó từ nào đi với các từ chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?
Các phó từ:
* Nếu quy ước những từ lắm, đừng, không, đã, đang là X và những từ được bổ sung ý nghĩa chóng, trêu, trông thấy, loay hoay là Y, hãy vẽ mô hình từng trường hợp cụ thể?
Mô hình:
X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loay hoay, đã trông thấy
Y + X: chóng lớn lắm
* Các phó từ bổ sung cho các động từ, tính từ theo các dấu hiệu ý nghĩa thế nào?
. Có thể đứng trước hoặc sau động từ, tính từ mà nó bổ nghĩa.
. Có thể chỉ các mối quan hệ về thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, ….
HS điền các ví dụ vào bảng phân loại SGK.13
HS cho một số ví dụ. HS nhận xét
GV nhận xét
* Hãy kể thêm một số phó từ mà em biết thuộc mỗi loại trên?
. Thời gian: đã, sẽ, đang, sắp, …
. Mức độ: rất, quá, lắm, cực kỳ, vô cùng, hơi, khá ….
. Tiếp diễn:cũng, vẫn, cứ, đều, cùng, …
. Phủ định: không, chưa, chẳng, …
. Cầu khiến: hãy, đừng, chớ, …
. Khả năng: vẫn, chưa, có lẽ, có thể, chăng, phải chăng,…
Hs đọc ghi nhớ SGK.14
HĐ4: Củng cố và luyện tập
Thảo luận 4’
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn khoảng 3- 5câu và xác định các phó từ trong đoạn văn: 7’
HS trình bày, nhận xét
GV nhận xét
Nội dung bài học
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ?
Bổ sung ý nghĩa cho :
. Động từ: Đã đi, cũng ra, vẫn chưa thấy, rất ưa nhìn, soi gương được
. Tính từ: thật lỗi lạc, rất bướng, to ra
* Ghi nhớ SGK.12
II. PHÂN LOẠI PHÓ TỪ:
* Ghi nhớ SGK.14
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm và nêu ý nghĩa bổ sung của phó từ:
a. (1) đã đến: thời gian
(3) không còn ngửi thấy:
không: sự phủ định
còn: tiếp diễn, tương tự
(4) đã cởi bỏ: thời gian
(5) đều lấm tấm: tiếp diễn
(6) đương trổ: thời gian
lại sắp: tiếp diễn
tỏa ra: kết quả và hướng
(7) cũng: tiếp diễn, sắp: thời gian
(8) đã về: thời gian
(9) cũng: tiếp diễn, sắp: thời gian
b. đã: thời gian
được: kết quả
2. Viết đoạn văn và xác định phó từ trong đoạn văn
4. Thự hiện ở HĐ4
5. Hường dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và xem lại, hoàn chỉnh các bài tập
Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn miêu tả SGK.15
Đọc và tìm hiểu các tình huống SGK.15
Đọc và tìm đọn văn theo yêu cầ I.2 /SGK.15
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 75 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
ND: 8.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả.
Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
Hiểu được trong tình huống nào người ta sử dụng văn miêu tả.
b. Kỹ năng Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.:
c. Giáo dục: Tình yêu đối với văn chương Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Đọc và tìm hiểu các phần I.1, I.2 /SGK.15
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề tìm hiểu văn miêu tả
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Hình thành khái niệm
HS đọc 3 tình huống SGK.15
* Hãy xác định tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
Căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp thì cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì:
TH1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc.
TH2: Tả củ thể cái áo để người bán hàng lấy không sai, mất thời gian.
TH3: Tả chân dung người lực sĩ.
* hãy nêu 1 số tình huống cần phải sử dụng văn miêu tả?
HS nêu các tình huống. GV nhận xét.
* Hãy đọc lại và nêu hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt?
. Dế Mèn: Bởi tôi ăn uống …. vuốt râu….
. Dế Choắt: Cái anh chàng Dế Choắt ….. như hang tôi…
* Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?
Hình dung rất dễ dàng
* Những chi tiết, hình ảnh nào giúp em hình dung được đều đó?
. Dế Mèn: càng, chân, kheo, vuốt, đầu, cánh, râu, …. Những động tác ra oai, khoe sức khỏe.
. Dế Choắt: dáng gầy gò, dài lêu nghêu … những so sánh: như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê … những động từ, tính từ chỉ sự xấu xí, yếu đuối ….
* Muốn giúp người đọc, người nghe hình dung dễ dàng thì người miêu tả cẩn phải có năng lực gì?
GV chốt: Văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống con người và không thể thiếu được trong các tác phẩm văn chương.
HS đọc ghi nhớ SGK.16
HĐ3: Củng cố, luyện tập
HS tiếp tục nêu và xác định các tình huống thường gặp cần phải sử dụng văn miêu tả.
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét.
Nội dung bài học
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?
1. Căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp thì cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả
2. Giúp hình dung những đặc điểm, tính cách của hai chú dế dễ dàng.
Phải biết quan sát, tưởng tượng
* Ghi nhớ SGK.16
II. LUYỆN TẬP:
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và tìm một số thình huống làm văn miêu tả; làm bài tập II.1, II.2 /SGK.16, 17
Chuẩn bị luyện tập: bài tập II.1, II.2 /SGK.16, 17
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ(tt)
ND: 8.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả.
Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
Hiểu được trong tình huống nào người ta sử dụng văn miêu tả.
b. Kỹ năng Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.:
c. Giáo dục: Tình yêu đối với văn chương Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: làm bài tập II.1, II.2 /SGK.16, 17
III. PHƯƠNG PHÁP:
Đối thoại
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Ôn lại lý thuyết
* Thế nào là văn miêu tả?
Giúp hình dung được đặc điểm, tính chất, … của đối tượng miêu tả.
* Muốn làm văn miêu tả hay, người viết cần có những năng lực gì?
Biết quan sát, tưởng tượng, ….
HĐ3: Củng cố. luyện tập
HS đọc 3 đoạn văn và xác định:
* Mỗi đoạn miêu tả cái gì?
* Chỉ ra đặc điểm nổi bật trong từng đoạn văn?
HS xác định những điểm nổi bật cầ phải miêu tả.
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét.
Nội dung bài học
I. ÔN TẬP:
II. LUYỆN TẬP:
1. Nội dung, đặc điểm trong mỗi đoạn văn:
1.1. Chân dung Dế Mèn được nhân hóa: khỏe và
đẹp, trẻ trung
Chi tiết: Càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, ….
1.2. Hình ảnh chú Lượm gầy, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh.
Chi tiết: Như chim chích, loắt choắt, thoắn thoắt, nghênh nghênh, mồm huýt sáo, …..
1.3. Cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn.
Chi tiết: Cua cá tấp nập ngược xuôi, Cãi cọ om bốn góc đầm, bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, …..
2a. Định hướng:
. Lạnh lẽo và ẩm ướt; gió bấc và mưa phùn
. Đêm dài, ngày ngắn
. Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy sao, nhiều mây và sương mù, ….
. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng và rụng nhiều, ….
. Ngoài đường rực rỡ các sắc màu của áo lạnh.
b. Định hướng:
. Nhìn chung khuôn mặt
. Nước da bánh mật đen dòn bởi nắng sương trên đồng ruộng.
. Đôi mắt và ánh nhìn hiền từ
. Vầng trán và những nếp nhăn
. Mái tóc đã có nhiều sợi bạc ….
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và xem lại các bài tâp; Đọc thêm Lá rụng SGK. 17
Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu văn bản Sông nước Cà Mau SGK.18; chú ý các đoạn văn miêu tả.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 78 SO SÁNH
ND: 16.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.
b. Kỹ năng Nhận diện và biết được giá trị của so sánh trong văn bản.
c. Giáo dục: Có ý thức vận dụng phép so sánh trong văn nói và văn viết.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Một số câu thơ. Văn có so sánh
b. HS:Tìm hiểu các ví dụ SGK.24
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề tìm hiểu so sánh
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là phó từ? Nêu các loại phó từ? Nêu 1 ví dụ có phó từ chỉ mối quan hệ về thời gian.
1. Thế nào là phó từ? Làm bài tập 2/SGK.15
1. Khái niệm (3 điểm)
Hai loại phó từ ((5 điểm) Ví dụ (2 điểm)
2. Khái niệm (3 điểm) bài tập ((8 điểm)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Hình thành khái niệm so sánh
Bảng phụ ghi ví dụ 1a, 1b SGK.24
* Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
Búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận
* Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
Trẻ em – búp trên cành
Rừng đước dựng lên cao ngất – hai dãy trường thành vô tận.
* Vì sao có thể so sánh được như vậy?
Trẻ em mầm non của đất nước có nét tương đồng búp trên cành mầm non của cây cối trong thiên nhiên: tương đồng về hình thức và tính chất- sự tươi non đầy sức sống, chứa nhan hy vọng.
Rừng đước … sự trùng điệp và vững chắc của rừng đước có nét tương đồng hai dãy … sự trùng điệp và vững chắc của thiên nhiên: tương đồng về hình thức và tính chất
* So sánh các sự việc, sự vật với nhau như vậy để làm gí?
HS đọc ví dụ 3/ SGK.24
* Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
Con mèo so sánh với con hổ
Giống nhau về hình thức: lông vằn
Khác nhau về tính chất: mèo hiền, hổ dữ
* So sánh này khác với 2 so sánh trên thế nào?
Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của con mèo
HS đọc ghi nhớ SGK.24
HĐ3: Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh
HS dựa vào kết quả tìm hiểu ở I điền vào bảng II.1
* Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ 4 yếu tố nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào?
Phương diện so sánh
HS nêu một số ví dụ có phép so sáng và xác định thêm một số từ có thể dùng để so sánh (giống như, tựa như, bao nhiêu… bấy nhiêu, y như là, hơn …..)
* Thảo luận 3’: Câu II.3/ SGK.25
Vế B được đảo trước vế A:
. Chí lớn của cha ông như trường Sơn
. Lòng mẹ bao la sóng trào như Cửu Long
. Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng
GV chốt :
. Vế A: vế được so sánh
. Vế B: dùng để so sánh
. Mô hình cấu tạo có thể được biến đổi ít nhiều như lược bớt thành phần, đảo các vế
HS đọc ghi nhớ SGK.25
HĐ4: Củng cố và luyện tập
HS nêu các ví dụ theo yêu cầu mẫu cho sẳn
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét
HS là cá nhân, bổ sung
GV nhận xét
Nội dung bài học
I. SO SÁNH LÀ GÌ?
Mục đích:
. Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.
. Gợi cảm giaác cụ thể, thích thú, hấp dẫn
. Khả năng diễn đạt phong phú, hấp dẫn.
* Ghi nhớ SGK.24
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH
* Ghi nhớ SGK.25
I. LUYỆN TẬP
1. Ví dụ:
a. Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
. Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý co như đẻ con ra.
. Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thở ngắn bằng chạch, thở dài bằng lươn
b. Đường nở ngực: Những hàng dương liễn nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm
. Đôi ta như lửa mới nhen
Như trang mới mọc như đèn mới khêu.
2. Hòan chỉnh câu thành ngữ có tạo phép so sánh:
Khỏe như voi, đen như than, trắng như tuyết, cao như núi.
4. Thực hiện ở HĐ4
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ, xem lại các bài tập đã làm
Làm bài tập 3, 4 SGK.26 (Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau)
Chuẩn bị: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi hướng dẫn SGK. 27, 28 để chuẩn bị tìm hiểu Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 79 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
ND: 18.1.2008 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
b. Kỹ năng: Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả c. Giáo dục: Có ý thức vận dụng vào trong văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS:Tìm hiểu các đoạn văn SGK.27
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn miêu tả? Nếu phải tả gương mặt mẹ, em phải chú ý tả những điểm nào?
Ghi nhớ (5 điểm)
Bài tập II.2b/ SGK. 17
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
HS đọc 3 đoạn văn trên bảng phụ/ SGK. 27, 28
* Hãy nêu nội dung được tả trong 3 đoạn văn? Điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả là gì và được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
. Đ1: Tả dế Choắt gầy, ốm, đáng thương.
Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ …
. Đ2: Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau
Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm thác đổ, …
Đ3: Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội
Chim ríu rít, cây gạo- tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn, nến trong xanh, ….
* Để tả được thế, người viết cần có năng lực cơ bản nào?
* Tìm những câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn trên? Sự so sánh, liên tưởng đó có gì độc đáo?
. Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê …
. Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận, …
. Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nế xanh, …
* Thảo luận nhóm 4’: Câu 3*/ SGK.28
Gợi ý: Tất cả những chữ bỏ đi đều là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng, tưởng tượng làm cho đoạn văn trở nên chung chung, khô khan.
HS đọc ghi nhớ SGK. 28
Nội dung bài học
I. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ:
Năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, … cần sâu sắc, dồi dào và tinh tế.
Tác dụng: Thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lý thú cho người đọc.
* Ghi nhớ SGK. 28
4. Củng cố, luyện tập:
HS nêu lại tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem lại phần tìm hiểu bài và học ghi nhớ
Chuẩn bị: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5/ SGK.28, 29
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 80 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
ND: 18.1.2008 VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
b. Kỹ năng: Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả c. Giáo dục: Có ý thức vận dụng vào trong văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Đáp án các bài tập
b. HS: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5/ SGK.28, 29
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Đối thoại giải bài tập
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn miêu tả? Muốn miêu tả được, người viết cần phải có những năng lực cơ bản nào?
Ghi nhớ SGK.16 (4 điểm)
Ghi nhớ SGK.28 (6 điểm)
3. giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Củng cố, luyện tập
HS quan sát đoạn văn và tìm chi tiết
GV nhận xét
HS quan sát đoạn văn và tìm chi tiết
GV nhận xét
HS tìm chi tiết liên tưởng
GV nhận xét
Nội dung bài học
I. LÝ THUYẾT:
(Thực hiện trong bước IV.2)
II. LUYỆN TẬP:
1. Hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu của hồ Gươm:
Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ …
Từ ngữ: Gương bầu dục; uốn, cong cong; cổ kính; xám xịt; xanh um
2. Hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc:
Rung rinh bóng mỡ; đầu to nổi từng tảng; răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp; trịnh trọng khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm; râu dài, rất hùng tráng
4. Các chi tiết có thể liên tưởng:
. Mặt trời: mâm lửa, mâm vàng, quạ đen, khách lạ, ….
. Bầu trời: lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh, …
. Hàng cây: Hàng quân, tường thành.
. Núi (đồi): Bát úp, cua kềnh, ….
. Những ngôi nhà: Viên gạch, bao diêm, trạm gác, ….
4. Thực hiện ở HĐ2
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Làm bài tập 3, 5/ SGK.29 và học các ghi nhớ
Chuẩn bị: Tìm hiểu văn bản Bức tranh của em gái tôi / SGK. 30
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan 19.doc