A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- CĐT: Nắm được một số truyện kể dân gian đã học.
- HSY_TB: Kể lại được những ý cơ bản của các truyện(Cho các em tự chọn văn bản).
- HSK_G: Kể lại một cách linh hoạt, lưu loát, sáng tạo, biết kể chuyện sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: + Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới
Cách tiến hành
1. Dẫn chương trình
2. Chuẩn bị: ban giám khảo: GV + HS
3. Nêu yêu cầu, thể lệ cuộc thi:
GV làm phiếu bốc thăm, cho em rút thăm.Các em có thể rút tối đa 3 lần, nếu không thuộc văn bản(Ưu tiên cho HS yếu và TB)
- Tất cả HS trong lớp đều tham gia.
- Kể chứ không phải đọc thuộc lòng: lời kể rõ ràng, mạch lạc, có ngữ điệu, tư thế đàng hoàng, biết mở đầu trước khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể xong.
4. Theo dõi thí sinh thi, nhận xét, cho điểm
5. Tổng kết, khen thưởng.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 19, tiết 67 đến tiết 72, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67 - 68 :
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
(Kiểm tra theo đề PGD)
Ngày soạn:13/12/2013
Ngày dạy: 16/12/2013
Tiết 69: Hoạt động Ngữ văn:
Thi kể chuyện
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
CĐT: Nắm được một số truyện kể dân gian đã học.
HSY_TB: Kể lại được những ý cơ bản của các truyện(Cho các em tự chọn văn bản).
HSK_G: Kể lại một cách linh hoạt, lưu loát, sáng tạo, biết kể chuyện sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới
Cách tiến hành
1. Dẫn chương trình
2. Chuẩn bị: ban giám khảo: GV + HS
3. Nêu yêu cầu, thể lệ cuộc thi:
GV làm phiếu bốc thăm, cho em rút thăm.Các em có thể rút tối đa 3 lần, nếu không thuộc văn bản(Ưu tiên cho HS yếu và TB)
- Tất cả HS trong lớp đều tham gia.
- Kể chứ không phải đọc thuộc lòng: lời kể rõ ràng, mạch lạc, có ngữ điệu, tư thế đàng hoàng, biết mở đầu trước khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể xong.
4. Theo dõi thí sinh thi, nhận xét, cho điểm
5. Tổng kết, khen thưởng.
V. Hướng dẫn học tập:
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Nhìn chung về văn học dân gian Thanh Hoá
D. Đánh giá, điều chỉnh
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn 23/12/2013 Ngày dạy: /25/12/2013
Tiết 70
giới thiệu truyện dân gian
Thanh hóa
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- CĐT: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một số truyền thuyết về Lê Lợi. Liên hệ với truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm để thấy rõ hơn hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong dân gian.
HSK_G: Tổng hợp các truyện dân gian ở phần đọc thêm, đối chiếu với bài Ôn tập truyện dân gian, từ đó nắm khái quát diện mạo truyện dân gian Thanh Hóa.
CĐT: Sưu tầm, kể lại được truyện trong tài liệu và một số truyện dân gian khác của Thanh Hóa.
HSK_G: Biết liên hệ, so sánh với phần truyện kể dân gian đã học.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới
?CĐT? Truyện truyền thuyết Thanh Hóa có đặc điểm gì?
HSG? Truyện truyền thuyết Thanh Hóa có gì khác và giống so với truyền thuyết Việt Nam?
Cho HS đọc và kể tóm tắt
?HSTB? Câu trả lời Đức Thánh Chèm như thế nào? Ai là khách quý?
- Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi
Thượng đế hiệu lệnh điiều gì?
- Cho Lê Lợi làm vua nước Nam.
Nếu đặt chi tiết Đức Long Quân trao gươm thần cho Lê Lợi trong " Sự tích Hồ Gươm" và chi tiết Thượng đế cho Lê Lợi làm vua trong mạch truyện chung về Lê Lợi thì theo em chi tiết nào diễn ra trước, vì sao? Hai chi tiết hai truyền thuyết này có ý nghĩa như thế nào?
- Chi tiết trong truyền thuyết này có trước. Sau đó do nghĩa quân còn non yếu nên được sự trợ giúp thêm của Đức Long Quân cho mượn gươm thần. Hay chính đó là sự ủng hộ của toàn dân: từ miền ngược đến miền xuôi( Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên cây).
- Hai chi tiết này chứng tỏ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa được:" Thiên thời, Nhân hòa".
Nguồn gốc của Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, việc thần báo mộng cho hai người, việc hai người tìm và đi theo Lê Lợi có ý nghĩa gì?
CĐT?Nêu ý nghĩa của mỗi truyện?
?HSKG?Hai truyền thuyết này có một nội dung giống nhau, đó là nội dung nào? Nội dung này nói lên điều gì?
CĐT? Cảm nhận chung của em về 3 tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại:
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện LS trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện thái đọ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2.Đọc kể tóm tắt:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. TRuyền thuyết 1:
- Lê Lợi là người tài giỏi được chỉ định làm vua, theo lệnh của thượng đế đó chính là thiên thời.
- Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn là hai người tài chọn chủ để phò tá, xây dựng cơ đồ.
- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi hợp với ý trời.
- Lê Lợi biết trọng dụng người tài.
2.TRuyền thuyết 2 và 3:
* TT2:
-Cuộc chiến của Lê Lợi được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, đó là việc làm hợp lòng dân: Thay trời hành đạo.
- Lê Lợi cũng là người nhân nghĩa, " Thọ ân không quên" , khi đất nước hòa bình ông không quên tìm người phụ nữ đã giúp mình khi xưa, cánh đồng "Mẫu hậu", ông còn xem người ấy như mẹ của mình.
* TT3:
- Lê Lợi không quên công lao của Lê Lai, người liều mình cứu Chúa nên cho làm giỗ trước một ngày. Điều này thể hiện thái độ trân trọng của Lê Lợi đối với người đa hi sinh vì ông vì đất nước.
- Lê Lợi gặp khó khăn được giúp đỡ và việcđền ơn của ông.
=> Lê Lợi là người biết trọng dụng người tài và sống nhân nghĩa, biết đền ơn những người có công dù công đó lớn lao hay bé nhỏ.
III.Tổng kết:
1. Nội dung: Ca ngợi vị anh hùng dân tộc : Lê Lợi. Ông là vị lãnh tụ chống giặc ngoại xâm mang trọng trách lớn lao, được thiên thời vài được lòng dân tướng sĩ. Ông cũng là người biết trọng dụng người tài và sống nhân nghĩa, biết đền ơn những người có công dù công ấy lớn lao hay bé nhỏ.
2. Nghệ thuật:TT1 mang đậm yếu tố thần linh, TT2 $ 3 gần với sự thật lịch sử và đặt trong sinh hoạt đời thường nhưng đều khẳng định và tôn vinh Lê Lọi.
V. Hướng dẫn học tập:
- CĐT:Nắm vững nội dung bài học.
- HSKG: Đọc các bài đọc thêm và tìm ra nội dung chính của từng bài.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu một số trò chơi dân gian Thanh Hóa.
D. Đánh giá, điều chỉnh
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 23/12/2013 Ngày dạy: 25/12/2013
Tiết 71:
Tìm hiểu một số trò chơi dân gian Thanh Hóa.
A. Kết quả cần đạt:
- Tổ chức và tham gia chơi một trong ba trò chơi được giới thiệu.
- Sưu tầm và biết cách giới thiệu, tự tổ chức, tham gia một số trò chơi dân gian quen thuộc ở địa phương.
- Nắm khái quát về trò chơi dân gian.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới
I. Lí thuyết:
Em biết những trò chơi dân gian nào?
- HS trình bày những trò chơi dân gian mà mình biết.
- Cho các đọc những trò chơi dân gian trong sách CTĐP, chia theo từng nhóm để chuẩn trò chơi.
-Tổ 1: Đọc trò "Mèo đuổi chuột".
- Tổ 2: Đọc trò "Thả đỉa ba ba".
- Tổ 3: Đọc trò" Lặc cò cò".
- Tổ 4: Đọc trò "Rồng rắn lên mây".
Cho đại diện từng tổ đứng dậy trình bày.
II. Thực hành trò chơi:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, theo đon vị tổ:
- Tổ 1: Chơi trò "Mèo đuổi chuột".
- Tổ 2: Chơi trò "Thả đỉa ba ba".
- Tổ 3: Chơi trò" Lặc cò cò".
- Tổ 4: Chơi trò "Rồng rắn lên mây".
III. Tổng kết:
Tâm trạng các em khi chơi các trò chơi dân gian xong như thế nào?
IV. Hướng dẫn học tập:
- CĐT:Nắm được nội dung các trò chơi.
- HSKG: Suy nghĩ của em về các trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị bài: Trả bài học kì I.
D. Đánh giá, điều chỉnh
Ngày dạy 23/12/2013 Ngày dạy: 27/12/2013
Tiết 72 :
Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nhận thấy ưu, khuyết điểm của bài làm
- Khả năng ghi nhớ kiến thức tổng hợp, kiến thức trong bài kiểm tra
- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh
- Giúp các em khắc phục được tồn tại của bài làm, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Trả bài, nhận xét
- Học sinh:
Xem lại bài, rút kinh nghiệm.
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Tái hiện đề:
Câu 1(3 điểm):
a) Từ "xuân" trong câu thơ sau có nghĩa gì?
- Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
- Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
b) Các từ"bánh bao, bánh cốm, bột mì, gạo tẻ" thuộc loại từ gì?
- Các từ "bánh chưng ,bánh giầy, gạo nếp , gạo tẻ" thuộc loại từ gì?
c) Câu văn từ nào dùng sai nghĩa? Hãy chữa lại cho đúng?
- Tôi nghe phong phanh nó chuyển ra Hà Nội rồi.
- Chiến sĩ ta ngang tàn, bất khuất.
Câu 2(2 điểm) Nêu ý nghĩa truyền thuyết "Thánh Gióng"? Cổ tích ''Thạch Sanh''?Câu 3(5 điểm): Mười năm sau em có dịp về thăm lại ngôi trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ngày trở về thăm trường.
III. Đáp án- thang điểm:
Câu 1:
a)- Xuân1 : còn trẻ, trẻ trung.
- Xuân 2: tươi đẹp, giàu mạnh.
b) Từ loại: Danh từ.
c) Chữa : Ngang tàn->ngang tàng.
phong phanh-> phong thanh.
Câu 2: ý nghĩa
- Truyện Thạch Sanh: thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của con người chính nghĩa, lương thiện.
- Truyện Thánh Gióng: Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự nổi dậy của truyền thống yêu nước, đôàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta
Câu 3:
HS viết 1 bài văn kể chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh, không mắc các lỗi chính tả diễn đạt thông thường.
a. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh về thăm trường sau 10 năm nữa(Vào dịp nào, với ai?)
b. Thân bài:
- Tâm trạng của em trước khi về thăn trường cũ.
- Quang cảnh ngôi trường sau 10 năm có gì thay đổi?
- Em gặp lại thầy cô, bạn bè cũ như thế nào? Họ thay đổi ra sao?
- Em làm việc gì trong lần về thăm trường cũ này?
- Em có tâm trạng cảm xúc gì khi về thăm lại ngôi trường cũ?
c) Kết bài: Tạm biệt trường cũ, những suy nghĩ và tình cảm của bản thân.
IV. Sửa lỗi:
- Sai lỗi chính tả nhiều.
- Chưa xác định chính xác từ loại.
- Chưa tìm ra lỗi sai.
- Chưa viết được bài văn tưởng tượng.
V. Hướng dẫn học tập:
- Nhớ lại và làm bài.
- Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập ngữ văn nộp vào sáng thứ 7 ngày 28/12/2013.
- Chuẩn bị chương trình học kì II, soạn bài: Bài học đường đời đàu tiên.
C. Đánh giá, điều chỉnh:
File đính kèm:
- GA6 T19 chuong trinh dia phuong.doc