A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, nắm những nét đặc sắc trong miêu tả và kể chuyện.
+ Kỹ năng : Rèn đọc diễn cảm, phân tích.
+ Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu loài vật.
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv : Tranh (ảnh) chân dung nhà văn Tô Hoài.
+ Hs : SGK tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
+ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
+ Bài mới : Truyện “Dế Mèn Phiêu Lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài, viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra hình ảnh XH con người, thể hiện khát vọng tuổi trẻ.
97 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 19 - Tiết 73 – 74: Bài 18 văn bản: Bài học đường đời đầu tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Tiết 73 – 74 : Bài 18 Văn Bản : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
NS: 12-1- 07 ( Tô Hoài)
A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, nắm những nét đặc sắc trong miêu tả và kể chuyện.
+ Kỹ năng : Rèn đọc diễn cảm, phân tích.
+ Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu loài vật.
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv : Tranh (ảnh) chân dung nhà văn Tô Hoài.
+ Hs : SGK tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
+ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
+ Bài mới : Truyện “Dế Mèn Phiêu Lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài, viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra hình ảnh XH con người, thể hiện khát vọng tuổi trẻ.
NỘI DUNG ?
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Giới thiệu tác giả – tác phẩm:
( Xem SGK)
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Tìm bố cục:
a. Từ đầu -> thiên hạ rồi vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
b. Còn lại: câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
III.Tìm hiểu truyện:
1. Hình ảnh Dế Mèn.
- Cách miêu tả đặc sắc: vừa tổng quát, vừa cụ thể miêu tả hình dáng kết hợp với tính nết..
- Hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp sống động, tính kiêu căng, tự phụ, xốc nổi.
2. Bài học dường đời đầu tiên:
- Vì hung hăng, kiêu ngạo Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc, gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
- Dế Mèn ân hận, thấm thía lời khuyên của Dế Choắt.
IV. Tổng kết:
(Xem ghi nhớ)
V. Luyện tập:
* Phương pháp: đàm thoại, đọc DC, thực hành.
HĐ1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả – tác phẩm.
- Hs đọc chú thích (*) -> tóm tắt sơ lược về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn Phiêu Lưu ký”.
- Gv nhấn mạnh 2 ý chính (cho Hs xem chân dung Tô Hoài)
+ Tô Hoài là nhà văn lớn, có nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi.
+ “Dế Mèn Phiêu Lưu ký” là tác phẩm đặc sắc viết về loài vật.
HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bố cục.
- Gv hướng dẫn đọc -> đọc mẫu 1 đoạn.
- Hs đọc diễn cảm -> nhận xét -> sửa chữa -> trả lời
+ Truyện được kể bằng lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể có tác dụng gì? (Dế Mèn – tạo sự thân mật, gần gũi, đểã bộc lộ cảm xúc).
+ Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính mỗi đoạn?
- Gv bổ sung -> ghi bảng bố cục.
HĐ3: Tìm hiểu hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.
- Hs đọc đoạn 1 -> trả lời.
+ Em hãy ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn? Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
+ Tìm tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn -> thay thế từ đồng nghĩa -> Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Gv bổ sung -> ghi bảng ý 1.
* Củng cố tiết 1:
So sánh cách miêu tả nhân vật Dế Mèn với các nhân vật trong truyện dân gian, em thấy có gì khác nhau? (Nhân vật trong truyện dân gian thường được miêu tả kỹ về hình dáng bên ngoài mà mờ nhạt về nội tâm. Nhân vật Dế Mèn: vừa được miêu tả kĩ về ngoại hình, vừa được miêu tả sâu sắc về nội tâm).
HĐ4: Tìm hiểu về câu chuyện của bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Học sinh đọc đoạn 2 -> trả lời.
+ Nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt? (Lời lẽ xưng hô, giông điệu)
+ Nêu diễn biến tâm lý, thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
+ Qua sự việc đó Dế Mèn đã rút ra cho mình bài học gì?
- Gv nhận xét -> bổ sung -> ghi bảng ý 2.
HĐ5: Tổng kết giá trị nội dung – nghệ thuật của văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ ở SGK -> tóm tắt ý chính.
- Gv diễn giải tổng kết.
HĐ6: Hướng dẫn luyện tập:
- Hs thảo luận với 2 câu hỏi.
1. Ở cuối truyện, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của Dế Choắt. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
2. Hình ảnh loài vật trong truyện có giống chúng trong thực tế không? Có những đặc điểm nào của con người được gán cho chúng?
Em có biết những tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết như truyện này?
- Các nhóm cử đại diện trình bày -> Nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc tái hiện và nêu thăùc mắc.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Củng cố : Hs đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu chọc chị Cốc gây cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
* BTTN:
Câu1: Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
a. Buồn rầu và sợ hãi b. Thương và ăn năn hối hận.
c. Than thở và buồn phiền d. Nghĩ ngợi và xúc động.
Câu 2: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
a. Chị Cốc b. Người kể chuyện
c.Dế Mèn d. Dế Choắt
- Hướng dẫn tự học :
+ Bài vừa học : 1. Tập đọc diễn cảm và nắm bố cục truyện
2. Học thuộc ghi nhớ ở SGK
3. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn Phiêu Lưu Kí”
+ Bài sắp học : Tiết 75 – Phó từ.
1. Trả lời câu hỏi SGK -> Tìm hiểu ghi nhớ.
2. Tóm tắt các yêu cầu bài tập ở SGk phần luyện tập.
E. KIỂM TRA :
Tiết 75 : PHÓ TỪ
NS: 12-1- 06
A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức :Khái niệm phó từ, hiểu và nhớ các loại ý nghĩa chíng của phó từ.
+ Kỹ năng : Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
+ Thái độ : Có ý thức tốt trong khi làm bài tập
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv : Mô hình phân loại phó từ, bảng phụ các laọi phó từ.
+ Hs : SGK tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
+ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
+ Bài mới :Cùng với lượng từ, phó từ là hư từ chuyên đi kèm với các thực từ (danh –động từ- tính từ) để bổ sung ý nghĩa cho các thực từ -> cụm từ.
NỘI DUNG ?
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Bài tập:
(SGK / 12)
II. Bài học:
1. Khái niệm:Phó từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
Vd: đã, rất, thường, bỗng, lắm, quá...
* Vị trí của phó từ trong cụm từ.
- Đứng trước động từ, tính từ: đã, cũng, vẫn...
- Đứng sau động từ – tính từ: đã, ra, quá, lắm...
2. Phân loại: 2 loại lớn
a. Phó từ đứng trước động từ – tính từ.
- Quan hệ thời gian: đã, đang.
- Mức độ: rất, thật, cực kỳ...
- Tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn.
- Phủ định: không chưa...
- Cầu khiến: hãy, dừng, chớ...
b. Phó từ đứng sau động từ – tính từ:
- Mức độ: lắm...
- Khả năng: được.
- Kết quả và hướng: vào, ra , mất...
III. Luyện tập:
1. Tìm và cho biết ý nghĩa phó từ trong đoạn văn:
a.đã (đến) -> thời gian không còn (ngửi thấy) -> không: phủ định, còn: tiếp diễn, đương (trổ): thời gian..
b. đã (xâu) được -> đã: thời gian, được: kết quả
2. Đoạn văn ngắn có sử dụng phó từ: thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt: “ Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc 1 câu thơ châm chọc, rồi chui vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình và trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.”
3. Chính tả (nghe viết): trích Bài học đường đời đầu tiên.
* Phương pháp: đàm thoại, luyện tập, thực hành.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm phó từ.
- Hs đọc bài tập 1/12 (SGK) -> ghi ra vở nháp những từ được bổ sung ý nghĩa và xác định loại từ loại cho những từ vùa tìm đựơc.
- Gv nhấn mạnh : không có danh từ được bổ sung ý nghĩa.
- Hs trả lời:
+ Em hãy so sánh ý nghĩa của các phó từ đã cho với các thực từ (đanh, động, tính từ)? ( phó từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng)
- Hs chú ý vào bài tập 2/12 (SGK) -> xác định vị trí phó từ bằng cách chép các cụm từ (gồm những từ in đậm và những từ mà nó bổ sung ý nghĩa -> nhận xét vị trí.
HĐ2: Tìm hiểu các loại phó từ.
- Hs đọc bài tập 1/13(SGK) tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ, tính từ in đậm trong bài tập ( lắm, đừng, vào, không, đã, đang..)
- Hs so sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ tìm ra ý nghĩa của phó từ và sắp xếp chúng vào bảng phân loại.
- Gv đưa bảng phụ có kẽ ô tương tự bảng kẽ ở SGK trang 13.
- Hs tìm các phó từ khác ngoài SGK -> đưa vào mô hình -> nhận xét.
- Gv nhận xét -> bổ sung -> ghi bảng ý 2.
- Hs đọc ghi nhớ ở SGK -> tóm tắt ý chính.
- Hs tập đặt câu với những phó từ vừa tìm được.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
- Hs đọc bài tập 1 -> xác định yêu cầu -> giải miệng -> nhận xét.
- Gv nhận xét -. Sửa chữa -> ghi bảng.
- Hs đọc bài tập 2 -> nêu yêu cầu -> làm bài tập chạy.
- Gv gọi chấm 5 em -> nhận xét, sửa chữa, ghi điểm.
- Gv ghi điểm.
- Gv đọc chính tả cho Hs viết : 1 đoạn ngắn trong “Bài học đường đời đầu tiên”
- Gv chấm 5 em -> nhận xét -> ghi điểm.
- Hs nêu thắc mắc.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Củng cố : Gv đưa ra mô hình các loại phó từ -> Hs sắp xếp phù hợp và cho ví dụ.
- Hướng dẫn tự học :
* BTTN: Câu 1: Câu nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh.
b. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
c. Da chị ấy mịn như nhung.
d. Chân anh ta dài nghêu.
+ Bài vừa học : 1. Học thuộc ghi nhớ ở SGK.
2. Giải bài tập 4 /5 trang 5 (SBT)
+ Bài sắp học : Tiết 76 – Tìm hiểu chung về văn miêu tả
1. Tìm hiểu 3 tình huống trong SGK trang 15 -> rút ra đặt trưng
văn miêu tả -> so sánh văn tự sự.
2. Đọc phần đọc thêm “ Lá rụng” của Khái Hưng.
E. KIỂM TRA :
Tiết 76 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
NS: 12-1- 07
A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức : Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản.
+ Kỹ năng : Nhận diện được những đoạn văn bài văn miêu tả.
+ Thái độ : Hiểu được những tình huống dùng văn miêu tả.
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv : Bảng phụ có bài tập sáng tạo.
+ Hs : Đọc trước các đoạn văn ở SGK trang 15.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
+ Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
+ Bài mới : Nếu văn bản tự sự coi trọng cốt truyện và nhân vật thì văn bản miêu tả cần nêu đặc điểm nổi bậc của sự việc- con người.
NỘI DUNG ?
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Thế nào là văn miêu tả:
Văn miêu tả: Giúp ta hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người...
Ghi nhớ: Xem Sgk
II. Luyện tập:
1. Xác định đối tượng và hiệu quả miêu tả:
- Đoạn 1: Tả Dế Mèn cường tráng.
- Đoạn 2: Tả chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, vui tươi.
- Đoạn 3: Tả cảnh vùng bãi ven hồ -> thế giới động vật huyên náo.
1. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh mùa đông, tả khuôn mặt mẹ em.
* Bài tập trắc nghiệm:
* Phương pháp: đàm thoại, luyện tập.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm văn miêu tả.
- Hs đọc 3 tình huống trong SGK -> chia 3 nhóm mỗi nhóm 1 tình huống để thảo luận hướng giải quyết -> nhận xét, sửa chữa.
- Hs trả lời :
+ Thế nào là văn miêu tả ?
+ Em thử đọc 1 vài đoạn văn ngắn có tính chất miêu tả ?
- Gv bổ sung hoàn chỉnh -> ghi lên bảng khái niệm
- Hs đọc bài tập 2/15 (SGK) thảo luận dựa vào 2 câu hỏi cho sẵn.
- Gv định hướng: Khi viết văn miêu tả, đều quan trọng nhất là phải biết quan sát và chắt lọc những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất, tránh miêu tả chung chung, cái đáng nêu không được nêu làm cho người đọc không nhận ra người viết định tả gì, tả ai ?
- Hs đọc ghi nhớ ở SGK -> tóm tắt ý chính.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
- Gv nêu yêu cầu và nhiệm vụ của phần luyện tập.
- Hs đọc bài tập 1 -> nêu yêu cầu -> chia 3 nhóm tìm hiểu -> trình bày -> nhận xét.
- Gv nhận xét -> bổ sung -> ghi bảng.
- Hs đọc bài tập 2 -> chọn 1 đề phù hợp -> viết trong 10 phút - > trình bày -> nhận xét
- Gv nhận xét -> bổ sung -> ghi bảng.
- Gv đưa bài tập sáng tạo ở bảng phụ:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ A Cháng,người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc, gụ vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời tròng
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.. Hai bàn tay A Cháng nắn đốc cày mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài ra thành 1 đường cong mềm mại, khi đi bên trái , lúc tạt bên phải theo đường cày vốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống mảnh trăng lưỡi liềm” (Ma Văn Kháng)
Câu1: Đoạn văn trên nhằm miêu tả điều gì?
a. Vẻ đẹp bề ngoài của người nông dân.
b. Hoạt động của người nông dân.
c. Đặc điểm khỏe đẹp của A Cháng
d. Hạng A Cháng cày ruộng.
Câu 2: Cách miêu tả của tác giả đem lại cho em ấn tượng gì về A Cháng.
a. Một con người siêng năng
b. Một thanh niên khỏe mạnh cường tráng.
c. Một thanh niên thẳng thắn, trung thực.
d. Cả 3 nhận xét chung đều không đúng.
- Hs đọc bài tập sáng tạo -> nêu yêu cầu -> lên bảng chọn -> nhận xét -> bổ sung.
- Gv nhận xét -> sửa chữa -> bổ sung.
- Hs nêu thắc mắc.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Củng cố : So sánh đặc điểm của tự sự và miêu tả ( tự sự: cốt truyện + nhân vật; miêu tả: đặc điểm riêng nổi bật).
- Hướng dẫn tự học :
+ Bài vừa học : 1. Học thuộc ghi nhớ ở SGK -> nắm đặc điểm văn miêu tả
2. Viết hoàn chỉnh về luyện tập
+ Bài sắp học : Tiết 77: Văn bản – Sông nước Cà Mau
1. Đọc chú thích (*) tìm hiểu sơ lược về tác giả – tác phẩm
2. Tìm hiểu ấn tượng miêu tả của nhà văn.
3. Sưu tầm tranh ảnh cảnh sông nước Cà Mau.
E. KIỂM TRA :
TUẦN 20
Tiết 77: Bài 19 Văn Bản : SÔNG NƯỚC CÀ MAU
NS: 17-1- 07 ( Đoàn Giỏi)
A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức :Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của nhà văn Đoàn Giỏi.
+ Kỹ năng : Đọc diễn cảm, sáng tạo.
+ Thái độ : Lòng yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc.
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv : Tranh (ảnh) chân dung nhà văn Đoàn Giỏi.
+ Hs :Đọc và tìm hiểu văn bản trước.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
+ Kiểm tra : Kiểm tra miệng:
1. Em hãy đọc diễn cảm đoạn 1 của BaØi học đường đời đầu tiên và cho biết hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả có gì đặc biệt?
2. Theo em bài học đầu đời của Dế Mèn là bài học gì? Qua đó, em rút ra được bài học gì chon bản thân về cách sống ở đời?
+ Bài mới : Đất rừng phương nam là một tác phẩm xuất sắc của văn học thiếu nhi nước ta. Tác phẩm đã được dựng thành phim, có sức hấp dẫn nhiều tầng lớp người Việt Nam.
NỘI DUNG ?
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
(Xem sgk /20)
II. Đọc và tìm hiểu bố cục:
1. Đọc:
2. Tìm bố cục:
a. Từ đầu -> “đơn điệu”
b. Tiếp -> “ban mai”
c. Phần còn lại.
III. Tìm hiểu truyện:
1. Ấn tượng chung về Cà Mau:
- Ấn tượng nổi bật là không gian rộng lớn, cảm giác đơn điệu được cảm nhận qua thị giác, thính giác.
2. Đặc tả dòng sông Năm Căn:
- Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ có sự chọn lọc tinh tế, làm nổi bật hình ảnh dòng sông rộng lớn, hùng vĩ với rừng đước trùng điệp ở 2 bờ.
3. Cảnh chợ Năm Căn:
- Bằng nghệ thuật miêu tả vừa bao quát, vừa chi tiết, tác giả miêu tả cảnh chợ trù phú và độc đáo của vùng sông nước và con người Cà mau.
IV. Tổng kết ( SGK/21)
V. Luyện tập:
* Phương pháp: đàm thoại, đọc DC, phân tích, luyện tập
HĐ1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm:
- Hs đọc chú thích (*) giới thiệu sơ lược về nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”
- Gv bổ sung: Đoàn Giỏi là người Nam Bộ, nên tác phẩm “Đất rừng phương Nam” mang đậm sắc thái Nam Bộ tác giả cũng bộc lộ nhiều hiểu biết về địa lý và ngôn ngữ địa phương, về đời sống văn hóa của người Nam Bộ.
HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
- Gv hướng dẫn cách đọc -> đọc mẫu 1 đoạn.
- Hs đọc diễn cảm -> nhận xét -> sửa chữa.
- Hs đọc chú thích 6,7,8,11,12,14,15,17.
- Hs trả lời:
+ Bài văn miêu tả cảnh gì? Trình tự như thế nào?
+ Dựa vào trình tự đó em hãy nêu bố cục bài văn.
- Gv nhận xét -> bổ sung -> ghi bảng bố cục.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung văn bản.
- Hs đọc đoạn 1 xác định nội dung chính.
- Hs trả lời:
+ Tác giả diễn tả ấn tượng ban đầu về sông nước Cà Mau như thế nào?
+ Ấn tượng ấy được cảm nhận qua những giác quan nào?
- Gv bổ sung -> ghi bảng ý 1.
- Hs đọc đoạn 2 -> xác định nội dung chính.
- Hs trả lời
+ Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước Năm Căn.
+ Trong câu “ thuyền chúng tôi..... xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng 1 hoạt động của con thuyền?
+ Nếu thay đổi những trình tự động từ ấy thì ảnh hưởng gì đến nội dung ?
+ Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả?
+ Tìm những từ miêu tả màu sắc rừng đước vag nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả?
- Gv bổ sung -> ghi bảng ý 2.
- Hs đọc đoạn cuối -> xác định nội dung chính.
- Hs trả lời:
+ Những chi tiết hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của vùng Cà Mau
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở cảnh chợ Năm Căn?
- Gv bổ sung -> ghi bảng ý 3.
- Hs đọc ghi nhớ ở SGK -> tóm tắt ý chính.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
- Hs chia 2 nhóm thảo luận với 2 câu hỏi:
1. Trình bày những cảm nhận của em về Cà Mau?
2. Kể tên và giới thiệu vắn tắt về những dòng sông quê em?
- Hs đọc tái hiện.
- Hs nêu thắc mắc.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Củng cố : Em hãy nêu vài nét tóm tắt về nội dung nghệ thuật của đoạn văn này? Xác định kiểu văn bản?
- Hướng dẫn tự học :
+ Bài vừa học : 1.Tập đọc diễn cảm -> nắm bố cục văn bản.
2.Học thuộc ghi nhớ ở SGK -> nắm nội dung nghệ thuật tác phẩm.
3.Tìm đọc tác phẩm “Đất Nước Phương Nam”
+ Bài sắp học : Tiết 78 – So Sánh
1. Phân tích các bài tập rút ra khái niệm so sánh và cấu tạo phép
so sánh.
2. Tóm tắt yêu cầu bài tập.
3. Tìm các ví dụ về so sánh.
E. KIỂM TRA :
Tiết 78: SO SÁNH
NS: 17-1- 07
A/ MỤC TIÊU : Học sinh nắm được :
+ Kiến thức : Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
+ Kỹ năng : Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các vật,sự vật…...để tạo ra những so sánh đúng và hay.
+ Thái độ : Góp phần làm giàu đẹp tiếng mẹ đẻ.
B/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI :
+ Gv :Mô hình phép so sánh, bài tập sáng tạo.
+ Hs :Tìm các câu văn, thơ có sử dụng hình ảnh so sánh
Nhóm Hs: Câu hỏi thảo kuận
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
+ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
+ Kiểm tra : Kiểm tra miệng:
1. Em hãy cho biết phó từ là gì? Cho ví dụ.
2.Phó từ có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
+ Kiểm tra chéo vở bài tập 4, 5 (SBT)
+ Bài mới :Trong văn học chúng ta thường gặp những hình ảnh so sánh đầy biểu cảm, mang tính hình tượng.Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được cấu tạo của so sánh và giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật này.
NỘI DUNG ?
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Bài tập:
II. Bài học:
1.Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sựu vật, sự việc khác, có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm.
Ví dụ: Dai như đỉa, trắng như ngà...
2. Cấu tạo:
Vế a(1)sự vật được so sánh
Phương tiện so sánh(2)
Từ so sánh(3)
Vế b(4)sự việc dùng để so sánh
Trẻ em
Rừng đước
Tấc đất
dựng cao ngất
như
như
Búp trên cành
hai bức trừơng thành
tấc vàng
Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập.
1. Tìm hiểu ví dụ:
a. So sánh đồng loại.
- Người – người: thầy thuốc như mẹ hiền.
- Vật – vật: Sông ngòi chi chít như mạng nhện.
b. So sánh khác loại.
Vật – người: cá bơi hàng đàn như người bơi ếch
- Cụ thể – trừu tượng : sự nghiệp của ta như rừng cây đang lên, đầy nhựa sống..
2. Chính tả: (Nghe viết): trích “ Sông nước Cà Mau”.
* Phương pháp: Đàm thoại, qui nạp, luyện tập.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm so sánh
- Hs đọc bài tập Bt1 / 24 (SGK) -> Tìm cụm từ chứa hình ảnh so sánh.
- Hs trả lời:
+ Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau. Vì sao có thể so sánh như vậy?
+ So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
+ Từ những hình ảnh so sánh trên đây, em hãy rút ra khái niệm so sánh?
- Gv bổ sung ghi bảng ý 1.
- Hs cho ví dụ 1 số hình ảnh so sánh trong văn thơ.
- Gv chọn ví dụ đúng và hay để ghi bảng.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh.
- Gv giới thiệu mô hình gồm 4 yếu tố của phép so sánh - Hs lên bảng sắp xếp các yếu tố vào mô hình cho phù hợp với cấu tạo của phép so sánh -> điền các hình ảnh ở phần 1 vào mô hình -> tự nhận xét và kết luận.
- Gv bổ sung: không phải phép so sánh nào cũng đầy đủ các bộ phận như trong bảng cấu tạo. Vế A và B chính -> luôn có mặt, còn các bộ phận khác có thể vắng mặt.
- Hs tìm hiểu ví dụ so sánh không đầy đủ các phần phụ.
- Hs tìm ví dụ các từ so sánh mà em biết.
- Hs làm bài tập 3/25 -> chỉ ra sự vắng mặt của các yếu tố so sánh và sự thay đổi trật tự các yếu tố so sánh ( câu a vắng yếu tố (2), (3) câu b vắng yếu tố (2) và đảo vế B trước vế A )
- Hs đọc ghi nhớ ở SGK -> tóm tắt ý chính.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
- Hs đọc bài tập 1 -> nêu yêu cầu -> giải miệng -> nhận xét
- Gv nhận xét -> sửa chữa -> ghi bảng.
- Gv đọc chính tả cho Hs viết từ “ Dòng Sông Năm Căn” -> “ ban mai” ( trích “Sông nước Cà Mau”)
- Gv gọi chấm 5 em -> nhận xét -> sửa chữa -> ghi điểm.
- Hs nêu thắc thắc mắc.
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Củng cố : Gv đưa bảng phụ có bài tập sáng tạo.
* Em hãy chỉ ra câu ca dao nào không sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
a. “Ruộng ngon bất luận ve sành b. “ Anh em như thể tay chân
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may” Anh em đùm bọc 2 thân vui vầy”
c. “ Qua cầu ngã nón trông cầu d. “ Thuyền về có nhớ bến chăng
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu” Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
+ Hs đọc bài tập lên bảng chọn câu đúng nhất -> nhận xét -> sửa chữa -> bổ sung.
- Hướng dẫn tự học :
+ Bài vừa học :1. Học thuộc ghi nhớ ở SGK
2. Giải bài tập 2 – 3/26 (SGK)
+ Bài sắp học : Tiết 79 – 80 Quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong miêu tả
1.Đọc kĩ đoạn văn 1 – 2 – 3 /27 và 28 SGK -> trả lời câu hỏi ở trang 28
2. Xem yêu cầu cá
File đính kèm:
- van hoc ki 2.doc