I.Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện .
- Giáo dục: ý thức trân trọng truyền thống và những vị anh hùng dân tộc.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của các truyền thuyết.
- Tích hợp: Việc giải nghĩa từ, yếu tố sự việc trong văn tự sự, kiểu văn bản.
- Trọng tâm: Đọc bài.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài,đọc tài liệu .
2/ HS: Học bài, soạn bài, tập kể văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của văn bản "Bánh chương bánh giầy" ?
3/Bài mới
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24/8/2013
Ngày dạy 27/8/2013
Tiết 5 : THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I.Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện .
- Giáo dục: ý thức trân trọng truyền thống và những vị anh hùng dân tộc.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của các truyền thuyết.
- Tích hợp: Việc giải nghĩa từ, yếu tố sự việc trong văn tự sự, kiểu văn bản.
- Trọng tâm: Đọc bài.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài,đọc tài liệu .
2/ HS: Học bài, soạn bài, tập kể văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của văn bản "Bánh chương bánh giầy" ?
3/Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV nêu yêu cầu đọc: To, rõ ràng, diễn cảm.
-Hướng dẫn giải từ khó
- Văn bản có thể chia mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
+ Nhân vật nào là nhân vật chính ? (Thánh Gióng).
- Văn bản này được viết bằng phương thức nào?
- Tìm những chi tiết miêu tả sự ra đời của Thánh Gióng?
- Có nhận xét gì về sự ra đời của Thánh Gióng?
- Suốt 3 năm yên lặng, câu đầu tiên Gióng nói là gì?
Câu nói này có ý nghĩa gì?
- Gióng đã y/c chuẩn bị những gì ?
- Chi tiết cho em biết điều gì về xã hội Việt Nam thời truyền thuyết TG ra đời?
- Những đòi hỏi của Gióng lập tức được đáp ứng - Điều thể hiện tinh thần gì của dân tộc?
I. Đọc, hiểu văn bản :
1. Đọc
2.Chú thích
3. Bố cục: 4 đoạn.
-P1. Đầu -> nằm đấy: Sự ra đời của Gióng.
-P2. Tiếp -> cứu nước: Gióng đòi đi đánh giặc.
-P3. Tiếp -> lên trời: Gióng đánh thắng giặc Ân.
-P4. Còn lại: Gióng bay về trời.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản (15')
1/ Sự ra đời của Gióng:
- Mẹ mang thai 12 tháng.
- Lên 3 nói, cười, đặt đâu nằm đấy.
=> Sự ra đời kỳ lạ khác thường.
2/ Gióng đòi đi đánh giặc:
- Câu đầu tiên: "Mẹ ra....vào đây": đòi đi đánh giặc.
=> Biểu lộ lòng yêu nước thương dân sâu sắc, thể hiện niềm tin chiến thắng.
- Gióng: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt…
-> Người dân Việt đã bước vào thời đại đồ sắt, biết sử dụng sắt làm vũ khí
=> Thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc.
4/ Củng cố: Gióng ra đời như thế nào
5/ Dặn dò: - Học bài, soạn tiếp phần còn lại
================================================================
Ngày soạn 24/8/2013
Ngày dạy 28/8/2013
Tiết 6 : THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
I.Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện .
- Giáo dục: ý thức trân trọng truyền thống và những vị anh hùng dân tộc.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của các truyền thuyết.
- Tích hợp: Việc giải nghĩa từ, yếu tố sự việc trong văn tự sự, kiểu văn bản.
- Trọng tâm: Đọc bài.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài,đọc tài liệu .
2/ HS: Học bài, soạn bài, tập kể văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể tóm tắt lại truyện ?
3/Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Tìm những chi tiết miêu tả sự lớn lên của Gióng?
- Chi tiết hoang đường kỳ ảo này nói lên mong ước gì của nhân dân?
- Những ai là người nuôi Gióng lớn lên?
- Cảnh tượng cả dân làng góp cơm gạo nuôi Gióng thể hiện điều gì?
Chi tiết Gióng lớn lên bằng gạo của dân làng có ý nghĩa ntn?
- Cái vươn vai, của Thánh Gióng gợi lên cho em suy nghĩ gì?
- Chi tiết kỳ ảo này thể hiện ước mơ gì của cha ông?
- Khi roi gãy, Thánh Gióng đã làm gì?
Nhân dân ta tưởng tượng chi tiết này để khẳng định điều gì?
- Như vậy sức mạnh giúp Thánh Gióng thắng giặc là nguồn sức mạnh từ đâu?
- Đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã từ từ bay lên trời -> Thể hiện đức tính tốt đẹp gì ở Thánh Gióng?
- Truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan đến những dấu tích lịch sử nào?
- Vậy truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào?
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhât trong tâm trí em?
- Theo em tại sao hội thi TT trong nhà trường lại mang tên "Hội khoẻ Phù Đổng"?
I. Đọc, hiểu văn bản :
II. Đọc, tìm hiểu văn bản (15')
3/ Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
- Ăn cơm mấy cũng không no.
- áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
=> Mong ước của nhân dân ta: có người anh hùng phi thường để đứng lên cứu muôn dân.
- Cha mẹ Gióng cố sức làm lụng nuôi con.
- Bà con trong xóm vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng.
=> Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau sẵn sàng đùm bọc nhau khi khó khăn.
=> Nói lên tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
-> Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân, sức mạnh của Thánh Gióng là sức mạnh của nhân dân.
4/ Thánh Gióng thắng giặc và về trời.
- Vươn vai thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt…
-Tráng sĩ cưỡi ngựa sắt xông thẳng vào quân thù.
=> Tinh thần đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ,sự thông minh sáng tạo,khắc phục khó khăn .
=> Thánh Gióng là hình ảnh nhiều nguồn sức mạnh, sức mạnh thiếng liêng của đất trời , sức mạnh của cộng đồng , sức mạnh của vũ khí .
- Đánh giặc xong Thánh Gióng bay về trời, không màng danh lợi.
-> Thể hiện mong ước, quan niệm của nhân dân về người anh hùng.
5/ ý nghĩa của văn bản:
- Thánh Gióng là biểu tượng cao đẹp về người anh hùng đánh giặc cứu nước, sức mạnh của cả cộng đồng buổi đầu dựng nước,
chống ngoại xâm.
* Ghi nhớ (SGK - t 23)
III. Luyện tập
1/ BT 1:
2/ BT2:
- Là hội thi TT giành cho lứa tuổi TN.
- Mục đích của HKPĐ: khoẻ để học tập tốt, lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lấy tên HKPĐ : nhắc nhở, kêu gọi các em hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
4/ Củng cố: Kể tóm tắt lại truyện
5/ Dặn dò: - Học bài, tập kể lại truyện,soạn bài Từ mượn.
=========================================================
Ngày soạn 24/8/2013
Ngày dạy 30/8/2013
Tiết 7: Từ mượn
I. Mục tiêu cần đạt
- Giúp hs nắm được khái niệm từ mượn, biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý trong khi nói, viết.
- Giáo dục: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
- Rèn kỹ năng: Sử dụng từ ngữ khi nói, viết.
* Tích hợp: Văn bản Thánh Gióng.
* Trọng tâm: Khái niệm, tác dụng của từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án, tìm những từ mượn thường dùng.
2/ HS: Học bài, tìm hiểu kỹ phần chú thích.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra: ? Trình bày từ và nghĩa của từ ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
- Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng giải thích nghĩa của các từ "trượng", "tráng sĩ" ở trong văn bản?
? Hai từ đó có nguồn gốc từ đâu?
?Các từ sứ giả, ti vi, ....in-tỏ-net từ nào mượn tiếng Hán từ nào mượn ngôn ngữ khác?
?Em nhận xét gì về cách viết các từ mượn nói trên?
?Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là mượn từ ngôn ngữ nào?
? Thế nào là từ thuần Việt , thế nào là từ mượn?
- Đọc lời nói của Bác (SGK)
? Mặt tích cực của việc mượn từ ngữ là gì?
?Lạm dụng từ mượn có mặt xấu gì?
- Vậy khi sử dụng từ mượn ta cần chú ý điều gì?
* Nêu yêu cầu BT1?
-Hsinh làm bài, nhận xét
-GV nhận xét - kết luận.
* Nêu yêu cầu BT2?
-Hsinh làm bài, nhận xét
-GV nhận xét - kết luận.
* Bài 2?
- Những từ mượn trong các ví dụ có thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? Vì sao?
Nội dung cần đạt
I. Từ thuần Việt và từ mượn
1.Ví dụ
2.Nhận xét
*Ví dụ 1
- Chú thích sgk tr 22
- Nguồn gốc: Tiếng Hán Trung Quốc.
* Ví dụ 2
- Mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan
- Nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hóa cao: tivi, xà phòng, mít tinh, ga,bơm
- Mượn Ấn Âu: ra-di-o, in-tơ-net
3. Kết luận:
- Ghi nhớ (SGK - 25)
II/ Nguyên tắc mượn từ.
-Mặt tích cực: Làm giàu ngôn ngữ của dân tộc
-Mặt tiêu cực: Làm ngôn ngữ phức tạp
- Chỉ mượn khi thực sự cần thiết
* Ghi nhớ: SGK (25)
III. Luyện tập
1/ BT1
a) Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ HViệt
b) Gia nhân.HViệt
c) Pốp, in-tơ-net (Anh).
2/ BT2:
VD mẫu: Khán giả: + Khán: xem
+ Giả: người.
Thính giả: + Thính: nghe.
+ Giả: người.
3/ BT3:
a) Tên đơn vị đo lường: mét, cm, dm, trượng…
b) Tên bộ phận xe: Pê - đan, ghi - đông…
c) Một số đồ vật: Tivi, toa - lét…
4/ BT4:
-Từ mượn: phôn, phan, nốc ao
-Chỉ sử dụng trong giao tiếp vói bạn bè thân mật, các mẩu tin trên báo
4/ Củng cố:Ta mượn ngôn ngữ nào nhiều nhất ?vì sao?
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài,chuẩn bị bài mới
==============================================================
Ngày soạn 24/8/2013
Ngày dạy 30/8/2013
Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được mục đíchc của giao tiếp tự sự, nắm được phương thức tự sự, các sự việc trong đoạn văn tự sự.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu mục đích và các sự việc trong văn bản tự sự.
* Trọng tâm: Khái niệm và mục đích giao tiếp của văn bản tự sự.
* Tích hợp: Văn bản Thánh gióng, văn bản Con tồng cháu tiên, các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị mẫu văn bản tự sự.
2/ HS: Học bài, tập kể văn bản Thánh Gióng.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 'Truyền thuyết Thánh Gióng có mấy đoạn? Kể lại theo từng đoạn?
Đáp án: Có 4 đoạn:
- Thánh Gióng được sinh ra (mẹ mang thai 12 tháng…)
- Gióng đòi đi đánh giặc (Gióng nói với sứ giả…)
- Gióng được nuôi lớn (dân làng nuôi Gióng…)
- Gióng đánh thắng giặc và bay về trời (nhổ tre đánh giặc, tan giặc bay về trời)
3/ Bài mới:
Hoạt động
- Ngày thường có thường kể ch và nghe kể chuyện không?
? Các em thường kể chuyện gì?
? Theo em kể chuyện để làm gì?
? Khi nghe kể chuyện người nghe muốn biết điều gì?
-Đó gọi là phương thúc tự sự, vậy tự sự là gì?
? Truyện Thánh Gióng cho ta biết điều gì?
-Truyện kể về ai
-Ở thời điểm nào
-Làm việc gì
-Diễn biến của sự việc
-Kết quả ra sao
-Ý nghĩa của sự việc như thế nào
-Liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau cả truyện
? Đặc điểm của phương thức tự sự là gì?
? Thế nào là tự sự?
Nội dung
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1.Tình huống 1 sgk
-Kể chuyện để nhận thức về người, sự vật, sự việc,giải thích , khen, chê....
-Người kể: thông báo, giải thích, bày tỏ thái độ khen, chê…
-Người nghe tìm hiểu để biết
* Kết luận : Ghi nhớ: (SGK - 28)
2.Tình huống sgk
- Truyện Thánh Gióng
* Các sự việc theo thứ tự trước sau:
1. Sự ra đời của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng đòi đi đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn lên thành tráng sĩ.
4. Thánh Gióng đánh tan giặc, bay về trời.
5. Vua lập đền thờ Thánh Gióng.
6. Những dấu tích còn lại
( Sắp xếp theo thứ tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc)
=> Sự việc trước giải thích cho sự việc sau hoặc là nguyên nhân nảy sinh sự việc sau, sự việc sau là hệ quả của sự việc trước.
* Kết luận: Ghi nhớ (SGK - 28)
4/ Củng cố:
Trong sự việc lớn (Gióng được sinh ra) có những sự việc nhỏ nào?
5/ Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập: Sgk - tr 28.và soạn bài mới ở nhà
File đính kèm:
- giao an van 6 tuan 2 nam 20132014.doc