I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
Nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày trước tập thể
c. Giáo dục: Giáo dục tính tự tin trước tập thể
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi 3, 4SGK. 34
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81 LUYỆN NÓI
ND: 22.1.2008 VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
Nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày trước tập thể
c. Giáo dục: Giáo dục tính tự tin trước tập thể
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi 3, 4SGK. 34
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 3
Thảo luận nhóm 5’: HS xác định lại bài làm đã chuẩn bị
HS trình bày, bổ sung (15’)
GV nhận xét: Chú ý vận dụng các kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập 4
Thảo luận nhóm 5’: HS xác định lại bài làm đã chuẩn bị
HS trình bày, bổ sung (15’)
GV nhận xét: Chú ý vận dụng các kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
Nội dung bài học
Bài tập 3: Lập dàn ý miêu tả cảnh đêm trăng nơi em ở.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về đêm trăng quê em.
B. Thân bài: Tả chi tiết
Gợi ý:
. Trăng lên rồi, trăng lại lên cao, trăng như bay trên bầu trời.
. trăng mới vừa dính đầu ngọn tre lơ lửng giờ đã bay cao, cánh diều theo gió lượn theo trăng du dương tiếng sáo.
. Hàng bạch đàn trước ngõ như đang vẫy mời chị hằng ghé nhà chơi.
…………………………………
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng.
Bài tập 4: Lập dàn ý quang cảnh bình minh trên biển.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh bình minh trên biển.
B. Thân bài: Tả chi tiết
Gợi ý:
a. Mặt trời như vỏ trứng, như lòng trắng trứng, rồi như lòng đỏ quả trứng gà.
. Bình minh như quả cầu lửa vắt ngang bầu trời.
b. Mặt biển phẳng lì như tờ giấy xanh.
. mặt biển như tấm lụa mênh mông.
c. Bãi cát mịn màng, mát rượi.
. Bãi cát lỗ chỗ vết còng vó. Dã tràng hì hục đào suốt đêm qua.
d. Những con thuyền mệt mõi, nằm gếch đầu trên bãi cát.
…………………………………….
4. Củng cố, luyện tập: Tại sao trong văn miêu tả cần đến kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
. Xem lại các bài tập đã làm và tự sửa hoàn chỉnh vào tập.
. Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu văn bản Vượt thác SGK. 37- 40
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 85 VƯỢT THÁC
ND: 29.1.2008 Võ Quảng
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhie6ntre6n sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động.
Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn miêu tả
c. Giáo dục: Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên và con người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi SGK. 40
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Phân tích tâm trạng người anh trong Bức tranh của em gái tôi? Theo em nhân vật đáng trách hay đáng thông cảm?
2. Nhân vật Kiều Phương để lại trong em ấn tượng gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
1. Phân tích tâm trạng đúng (7 điểm)
Phân tích: đáng thông cảm (3 điểm)
2. Nêu ấn tượng về nhân vật (4 điểm)
Bài học (6 điểm)
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu chú thích
Đoạn miêu tả dòng sông ở đồng bằng thì nhịp điệu nhẹ nhàng; đoạn tả cảnh vượt thác thì sôi nổi, mạnh mẽ; đoạn cuối trở lại êm ả, thoải mái.
GV bổ sung: Tác phẩm chủ yếu là Quê nội và Tảng sáng viết về quê ông. Tập thơ: Gà mái hoa, Nắng sớm, Măng tre.
HS chú ý từ khó 6, 11
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
* Bài văn miêu tả con thuyền vượt thác theo trình tự thời gian và không gian thế nào? Dựa vào trình tự đó, xác định bố cục bài văn?
.Trình tự: Theo hành trình con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian
. Điểm nhìn miêu tả: Trên con thuyền, nhìn dòng sông, cảnh sắc đôi bờ.
. Đ1: …. nhiều thác nước. Cảnh thuyền nhổ sào chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
. Đ2: …. thácCổ Cò. Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy thuyền vượt thác.
. Đ3: Còn lại. Qua nhiều lớp núi, thuyền lại tiến tới vùng đồng ruộng.
* Tìm chi tiết miêu tả cảnh dòng sông và đôi bờ doạn sông ở vùng đồng bằng?
. Bãi dâu trải bạt ngàn.
. Những chòm cổ thụ
. Thuyền xuôi lướt sóng bon bon
. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
*Tìm chi tiết miêu tả cảnh dòng sông và đôi bờ khi thuyền vượt thác?
. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng …
* Khi miêu tả, tác giả đã liên tưởng cảnh sắc dòng sông và đôi bờ với những hình ảng nào? Đó là nghệ thuật gì?
. Nhân hóa, so sánh: như thuyền đang nhớ núi rừng, cố phải lướt cho nhanh, cho kịp.
. Nhân hóa: … chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước ….
* Tìm chi tiết miêu tả cảnh con thuyền vượt thác?
. Dòng sông như dựng đứng lên. Nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh như chặt đứt dòng sông.
. So sánh: như rắn đứt đuôi thật chính xác.
* Hình ảnh dượng Hương Thư chỉ huy vượt thác được miêu tả thế nào?
. Co người phóng sào xuống lòng sông …
. Ghì chặt đầu sào, trụ lại, sào uốn cong
. Thuyền vùng vằng …
* Những động từ trụ, ghì, phóng, uốn, vùng vằng có tác dụng thế nào khi miêu tả cảnh vượt thác?
. Trụ, ghì, phóng, uốn phù hợp với công việc nặng nhọc, khẩn trương của người lái , người chèo.
. Từ lái vùng vằng diễn tả sự cố gắng của con người, sự ngang ngược của dòng sông, sự khó bảo của con thuyền.
* Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả đẹp như thế nào?
. Bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra …
. So sánh: như một pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ, dượng Hương THư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của người lao động.
* Đoạn văn đã kết hợp các thể loại làm văn miêu tả nào? Tác dụng ra sao?
* Hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi cây lúp xúp được so sánh với hình ảnh nào?
. Nhân hóa: như những cụ già đứng lặng trầm ngâm… như để chiêm nghiệm, chứng kiến lòng quả cảm, trí thông minh của con người thì hình ảnh này như không còn trầm ngâm, suy tưởng mà vui mừng vì con cháu chinh phục được thiên nhiên, vượt qua thác ghềnh.
* Qua bài văn. Em cảm nhận thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
HS phát biểu theo cảm nhận của mình.
GV nhận xét.
HS đọc ghi nhớ SGK. 41
HĐ4: Củng cố, luyện tập
HS đọc đoạn thơ Nước non ngàn dặm của Tố Hữu/ SGK.41
Nội dung bài học
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Đọc:
2. Tác giả, tác phẩm: SGK. 39
3. Từ khó: SGK. 39
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Sự thay đổi cảnh sắc dòng sông và đôi bờ:
Vùng đồng bằng thì êm đềm , hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập.
Cảnh núi chắn đột ngột báo hiệu đoạn sông lắm thác nhiều ghềnh.
2. Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác:
Dượng Hương Thư là con người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm đồng thời là người nhu mì, khiêm nhường trong cuộc sống gia đình.
Tả thiên nhiên và tả con người trong hoạt động với hai biện pháp nghệ thuất nhân hóa, so sánh.
* Ghi nhớ SGK. 41
III. LUYỆN TẬP:
4. Thực hiện ở HĐ4
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
Học ghi nhớ và tập phân tích lại văn bản
Chuẩn bị: Tìm hiểu các ví dụ về So sánh (tt) / SGK.41, 42
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 86 SO SÁNH (tt)
ND: 30.1.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng
Hiểu được các tác dụng của so sánh.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vân dụng có hiệu quả các kiểu so sánh trong văn nói, văn viết
c. Giáo dục: Giáo dục ý thức sử dụng so sánh trong tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các ví dụ về So sánh (tt) / SGK.41, 42
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề.
. Thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. So sánh là gì? Nêu mô hình cấu tạo của phép so sánh? Cho ví dụ
2. Kiểm tra 2 vở bài tập.
Ghi nhớ 1 (3 điểm)
Ghi nhớ 2 (5 điểm). Ví dụ đúng (2 điểm)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu các kiểu so sánh
HS nhắc lại các từ so sánh đã tìm hiểu trong tiết 78
HS đọc ví dụ SGK.41
* Hãy tìm hai phép so sánh trong khổ thơ?
. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
* Hãy tìm những từ dùng để so sánh trong 2 phép so sánh này?
* Thảo luận đôi bạn 2’: Từ trong 2 phép so sánh trên co gì khác nhau? Tìm các từ tương tự mà em biết?
. Vế A không ngang bằng vế B
. Vế A ngang bằng vế B
. bao nhiêu … bấy nhiêu, còn hơn, hơn là. Kém, kém hơn, …
HS đọc ghi nhớ SGK.42
HĐ3: Tìm hiểu tác dụng của so sánh
HS đọc đoạn văn SGK. 42
* Hãy tìm các so sánh trong đoạn văn?
. Có chiếc tựa mũi tên nhọ, ….. cấm phập xuống đất như cho xong chuyện, …..
. Có chiếc lá như con chim ….
. Có chiếc lá …. Như thầm bảo ….
. Có chiếc lá như sợ hãi, …
* Các phép so sánh trong đoạn văn có tác dụng gì?
. Giúp hình dung được những cách rụng khác nhau của chiếc lá.
. Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
HS đọc ghi nhớ SGK.42
HĐ4: Củng cố, luyện tập
HS tìm, xác định và phân tích tác dụng kiểu so sánh
HS nêu cảm nhận tác dụng về các so sánh
GV nhận xét
HS nêu các so sánh
HS nêu so sánh thích nhất và giải thích lý do thích
GV nhận xét, bổ sung
Nội dung bài học
I. CÁC KIỂU SO SÁNH:
1. chẳng bằng: So sánh không ngang bằng
2. là: So sánh ngang bằng
* Ghi nhớ SGK.42
II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH:
. Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra hình ảnh cụ thể để dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
. Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết: Tạo lối nói hàm súc để dẽ nắm bắt tư tưởng, tình cảm người viết.
* Ghi nhớ SGK.42
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm, xác định, phân tích tác dụng kiểu so sánh:
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè: Không ngang bằng
b. chưa bằng: Không ngang bằng
c. Anh đội viên mơ màmg
Như nằm trong giấc mộng: Ngang bằng
2. Nêu so sánh trong Vượt thác:
. Thuyền rẻ sóng … như đang nhớ …
. Núi cao như đột ngột hiện ra.
. Những động tác … nhanh như cắt.
. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc … giống như một hiệp sĩ …
. …. Những cây to … như những cụ già ….
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học các ghi nhớ và làm bài tập 3 theo hướng dẫn SGk.43
Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng Việt SGK.43
Tìm ví dụ về các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi chính tả của ba miền Bắc, Trung, Nam
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan 21.doc