A/Mức độ cần đạt :
Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong truyện Vượt thác.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm:giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3.Thái độ: yêu và tự hào những cảnh đẹp của quê hương đất nước và người lao động.
C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, kĩ thuật khăn phủ bàn.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về diễn biến tâm trạng của người anh?
- Nêu nội dung ý nghĩa của truyện ?
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Với văn bản “Sông nước Cà Mau” chúng ta biết về vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc. Nhà văn Võ Quãng sẽ mang đến cho chúng ta vẻ đẹp gì của một khúc sông Thu Bồn qua văn bản “Vượt thác”. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6480 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 04/02/2012
Tiết 85 Ngày dạy : 07/02/2012
Văn bản : VƯỢT THÁC
Võ Quảng
A/Mức độ cần đạt :
Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong truyện Vượt thác.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm:giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3.Thái độ: yêu và tự hào những cảnh đẹp của quê hương đất nước và người lao động.
C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, kĩ thuật khăn phủ bàn.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2……………………………………
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về diễn biến tâm trạng của người anh?
- Nêu nội dung ý nghĩa của truyện ?
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Với văn bản “Sông nước Cà Mau” chúng ta biết về vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc. Nhà văn Võ Quãng sẽ mang đến cho chúng ta vẻ đẹp gì của một khúc sông Thu Bồn qua văn bản “Vượt thác”. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- HS đọc về tác giả – tác phẩm ở chú thích sgk
- Gv: Đoạn trích “vượt thác” trích từ chương mấy của tác phẩm nào?
- Hs: Trả lời.
Đọc –hiểu văn bản
- Gv hưỡng dẫn cách đọc, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung của từng đoạn.
- Gv và Hs đọc hết văn bản.
- Gv:Bài văn miêu tả theo trình tự thời gian và không gian nào? Dựa vào trình tự đó hãy xác định nội dung và bố cục của đoạn trích?
- Hs: Xác định bố cục.
- Gv giải thích từ khó.
- Gv định hướng tìm hiểu văn bản: Qua văn bản, em hình dung được những bức tranh nào?
- Hs: Thiên nhiên và con người.
- Gv: Thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả ra sao? Với không gian nào? Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó?
- Hs: Thảo luận nhóm liệt kê các hình ảnh nổi bật, rút ra nhận xét chung.
- Gv phân tích lại vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, hùng vĩ và dữ dội.
- Gv chuyển ý:Con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên đó là ai? Có ngoại hình và tính cách như thế nào? Chúng ta tìm hiểu mục b2.
- Gv:Hãy chỉ ra những cách so sánh đã được sử dụng ở đoạn văn này? Em hiểu gì về hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc và ý nghĩa của hình ảnh so sánh ấy ?
- Hs: khỏe khoắn, rắn chắc.
- Gv: Cuộc vượt thác của DHT được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? Khi thuyền bắt đầu cho đến khi thuyền vượt thác?
- Hs: Tìm chi tiết
- Gv:Các hình ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì trong việc phản ánh người lao động và biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Hs: ca ngợi sức khỏe phi thường và tài nghệ tuyệt vời của người lao động vùng sông nước.
- Gv: Phân tích lại hình ảnh người lao động.
- Gv:Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Hs: Trả lời
- Gv: Qua phần phân tích bài học hôm nay, em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản gì?
- Hs: Trả lời phần ghi nhớ.
-Gv:Miêu tả cảnh Vượt thác tác giả muốn thể hịên tình cảm gì đối với quê hương? Tình cảm ấy có giống em không?
- Hs: Bộc lộ.
- Gv liên hệ thực tế để giáo dục: Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để gắn bó. Dù là miền ngược hay miền xuôi đều có những con người say mê lao động.Tình yêu quê hương đất nước bắt đều từ tình yêu những gì gần gũi quen thuộc các em ạ…
Hướng dẫn tự học
- Đọc lại văn bản, nắm những hình ảnh miêu tả thiên nhiên và con người.
- Tìm nét đặc sắc về cách miêu tả thiên nhiên trong hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác.
- Chuẩn bị bài “Buổi học cuối cùng”. Đọc tóm tắt văn bản, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy Ha- men.
I/Giới thiệu chung
1.Tác giả: Võ Quảng(1920-2007 quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích chương XI của tập truyện ngắn Quê nội- Tác phẩm viết về cuộc sống làng quê ven sông Thu Bồn sau cách mạng tháng 8.
- Thể loại: truyện ngắn.
II/Đọc –hiểu văn bản
1.Đọc –tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản:
a, Bố cục : 3 phần
- P1:Từ đầu đến “nhiều thác nước”:Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng.
- P2: Tiếp đến “Cổ cò ”:những người trên thuyền đưa thuyền vượt thác
- P3: Còn lại:Thuyền đến đoạn sông hết thác dữ
b, Phân tích:
b1/Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn
* Quãng sông ở vùng đồng bằng
- Con thuyền rẽ sóng lượt bon bon
- Những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
- Những con thuyền xuôi chầm chậm
- Những vườn tược càng về ngược càng um tùm
- Những chòm cổ thụ dứng trầm ngâm
- Thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, …
->Từ láy gợi hình :êm đềm, trù phú, giàu đẹp
* Quãng sông ở vùng rừng núi:
- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
- Nước văng bọt tứ tung.
- Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững
-> So sánh, nhanh hóa: Cảnh đẹp uy nghiêm, hùng vĩ, dữ dội.
=> Sông Thu Bồn mang vẻ đẹp êm đềm mà hùng vĩ, hiền hòa mà dữ dội.
b2/ Dượng Hương Thư và cuộc vượt thác
- Cởi trần như một pho tượng đồng đúc.
- Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa,
- Ghì chặt đầu sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt
=> Miêu tả, so sánh: một con người hùng dũng, có sức mạnh và tài nghệ vượt thác.
3.Tổng kết
a, Nghệ thuật
- Phối hợp miêu tả thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Nhân hóa, so sánh phong phú.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm.
b, Ý nghĩa: Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình hình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
* Ghi nhớ sgk/41
III.Hướng dẫn tự học
*Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả Sông nước Cà Mau và Vượt thác.
* Bài mới : soạn bài Buổi học cuối cùng
E/Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 22 Ngày soạn: 04/02/2012
Tiết 86 Ngày dạy : 09/02/2012
Tiếng Việt: SO SÁNH (TT)
A/Mức độ cần đạt
Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2.Kĩ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3.Thái độ: Có ý thức trau dồi ngôn từ trong nói và viết bằng cách dùng phép so sánh.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, tích hợp văn thơ, thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2…………………………………
2.Kiểm tra bài cũ: - So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh ? Cho ví dụ cụ thể ?
- Chấm vở bài tập.
3. Bài mới:
* Lời vào bài: So sánh là cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật khác có sự tương đồng hoặc tương phản để. So sánh có vai trò gì trong ngôn ngữ nói và viết ? Có những phép so sánh nào? Tiết học hôm nay cô và các em tiếp tục tìm hiểu.
* Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- Hs đọc vd sgk/14
-Gv:Tìm vế A, vế B và từ so sánh trong VD?
Từ so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
- Hs: Trả lời
- GV giảng giải và chốt: Từ “chẳng bằng” à vế A không ngang bằng vế B. Từ “ là” Vế A bằng vế B. Dựa vào nhận xét trên em thấy có mấy kiểu so sánh? Hãy cho biết mô hình so sánh đó?
- Hs: Trả lời
- Gv: Các em suy nghĩ và trả lời nhanh:tìm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
- Hs: Trả lời nhanh.
- GV đưa thêm Vd để HS xác định rồi chốt: ở nội dung này em cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức gì?
- Hs: Đọc ghi nhớ. Gv chuyển ý
- Hs đọc Đọc đoạn văn SGK
- Gv:Tìm các câu văn có nội dùng phép so sánh? Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào? Cảm nghĩ gì của em sau khi đọc xong đoạn văn này?
- HSTLN trả lời.
- Gv: Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì?
- Hs: Giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của lá.Đây là lối nói hàm súc giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.
- Gv: Qua ví dụ phân tích em thấy so sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng người viết?
- Hs đọc ghi nhớ SGK/42
Luyện tập
GV cho HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề ?
Bài 1
- Gv gợi ý : Chỉ ra các phép so sánh ? cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào ? Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích ?
- Vs :Bóng Bác cao lồng lộng
Am hơn ngọn lửa hồng.
=> có giá trị gợi hình, vừa có gtrị biểu cảm cao.
Bài 2:Hãy nêu các câu văn có sử dụng phép SS trong bài “ vượt thác “? Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- Hs: Tự chọn và giải thích.
+ Nhanh như cắt.
+ Như một pho tượng đồng đúc.
+ Như một hiệp sĩ...
Bài 3: Học sinh luyện tập viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu vào vở.
Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục hoàn thành đoạn văn vào vở
- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương Tiếng Việt”. Đọc sgk, tìm các lỗi thường gặp xem bản thân mắc những lỗi nào? Tự sửa cho mình.
I/Tìm hiểu chung:
1. Các kiểu so sánh
a) VD: SGK/14
b) Nhận xét:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức
vì chúng con
Sosánh không ngang
bằng
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Sosánh ngang bằng
Mô hình: + So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B(không bằng, không như, hơn, kém, thua…)
+ So sánh ngang bằng: A là B (Là, tựa, như, giống như…)
C, Ghi nhớ sgk/42
2. Tác dụng của so sánh
a, Vd: Đoạn văn của Khái Hưng
b, Nhận xét: Câu có phép so
Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn …
Có chiếc lá như con chim lảo đảo …
Có chiếc lá như thầm bảo rằng …
Có chiếc lá như sợ hãi …
=> Đoạn văn hay tả cảnh lá rụng sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm và xúc động thắm đượm tâm trạng, tình cảm, tư tưởng của người viết
C, Ghi nhớ SGK/42
II/Luyện tập
Bài 1: Các phép so sánh và kiểu so sánh
a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè à So sánh ngang bằng
->Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiên
b) Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng Muôn nỗi tái tê lòng bầm
…Con đi đánh giặc 10 năm Khó nhọc đời bầm 60
à So sánh không ngang bằng
Từ “Như” à So sánh ngang bằng
Từ “Hơn” à So sánh không ngang bằng
Bài 2 : Câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “
Thuyền rẽ sóng … như đang nhớ núi rừng …
Núi cao như đột ngột hiện ra …
Những động tác … nhánh như cắt …
Dượng Hương Thư như một pho tượng
Những cây to … như những cụ già …
Hình ảnh em thích Dượng Hương Thư …
à Trí tưởng tượng phong phú của tác giả, vẻ đẹp khoẻ khoắn, hào hùng, sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động
Bài 3: Tả cảnh Dượng Thư đưa thuyền qua thác dữ.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:Viết một đoạn văn tả cảnh có sử dụng phép so sánh.
* Bài mới: Soạn bài “ Chương trình địa phương Tiếng Việt
E/Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tuần 22 Ngày soạn: 04/02/2012
Tiết 87 Ngày dạy : 09/02/2012
Tiếng Việt:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A/Mức độ cần đạt
Phát hiện và sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
2.Kĩ năng:Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3. Thái đô: Chăm chỉ rèn luyện chính tả.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, luyện đọc-viết
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2…………………………………
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
* Đề bài: Nghe và chép lại đúng chính tả 5 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
* Đáp án:
- Học sinh chép đúng chính tả 5 khổ đầu bài thơ theo sách giáo khoa ngữ văn sáu tập 2 trang 72 (9.0 điểm)
- Chữ viết sạch sẽ, trình bày đẹp (1.0 điểm)
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Ở địa phương em do ảnh hưởng của cách phát âm nên ta thường mắc lỗi chính tả khi viết. Một số bạn chuyển từ Bắc vào cũng hay mắc lỗi chính tả. Đó chính là lí do cô giới thiệu với các em nội dung bài học hôm nay “ Chương trình địa phương rèn luyện chính tả”.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Nội dung luyện tập
Gv giới thiệu một số lỗi hay mắc ở miền Bắc, miền Nam. Gv phân biệt cho Hs thấy sự khác nhau về cách viết, cách phát âm của:
+ Tr/ch, s/x,r/d/gi.
+ c/t, o/ô.
Hs: Phát âm theo giáo viên.
Gv phát bảng con
Hs viết đúng các cặp phụ âm, thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi lên bảng con.
- Gv kiểm tra, sửa lỗi
Hình thức luyện tập
Bài 1: Điền tr/ch, r/d/gi, s/x vào chỗ trống
…ái cây - …bánh …ưng; …uyền gọi – …uyên chở
- Quả …ấu – …ấu xí; …inh sản - …inh xắn
- …ầu rĩ - …ầu lửa - …àu có; …ì rầm – …ì cháu - làm …ì?
Gv treo bảng phụ, hs lên bảng điền
Bài 2:Điền nhác/nhát, bác/bát vào chỗ trống
Lười… – hèn…; … cháu – … canh
Bài 3:Điền dấu hỏi hoặc ngã thích hợp.
HSTLN: mỗi nhóm điền 10 từ.
- Hs trình bày, sửa cho nhau, gv nhận xét ghi điểm.
Bài 4: Viết đúng cặp phụ âm
Gv đọc, hs nghe ghi vào bảng con.
Gv sửa giúp Hs
Bài 5:
Gv đọc bài “Lượm” cho hs chép.
Hs nghe chép.
Hướng dẫn tự học
Dựa vào từ điển để phân biệt đúng sai, ghi vào sổ tay.
Chuẩn bị bài “Nhân hóa”. Đọc sgk, trả lời câu hỏi. Tìm thêm một số ví dụ về nhân hóa.
I/ Nội dung bài luyện tập
- Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi
+ Tr / ch
+ S / X
+ r / d / gi
- Viết đúng các cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi
+ c / t
+ o / ô
II/ Hình thức luyện tập
Bài 1: Điền tr / ch; s/x; r/d/gi vào chỗ trống
- Trái cây - bánh chưng; truyền gọi – chuyên chở
- Quả sấu – xấu xí; sinh sản - xinh xắn
- Rầu rĩ - dầu lửa - giàu có; rì rầm – dì cháu - làm gì?
Bài 2: Điền vào chỗ trống: Nhác/ nhát; bác / bát
- Lười nhác – hèn nhát; bác cháu – bát canh
Bài 3: Điền dấu hỏi hoặc ngã thích hợp
- Hạt dẻ, loảng xoảng, bổ ngã, đủng đỉnh, đểnh đoảng, bả lả, lảo đảo, lỏng lẻo, lẽo đẽo, lổm ngổm, nhõng nhẽo, dễ dãi, khủng khỉnh, mũm mĩm, lủng thủng, thủ thỉ…
Bài 4: Viết đúng cặp phụ âm ng/n
- Con ngoan – nghênh ngang, mênh mang, miên man, tuềnh toàng, tồi tàn, tôm càng - đòn càn, mùa màng – thợ hàn, chàng nàng – nồng nàn, sẵn sàng – sàn nhà, đảm đang - nghê đa, vội vàng - muôn vàn
Bài 5: Viết chỉnh tả một đoạn văn hay đoạn thơ
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Tìm thêm một số từ dễ mắc lỗi.
- Lập sổ tay phân biệt các từ dễ viết sai.
* Bài mới: Soạn bài “Nhân hóa”
E/Rút kinh nghiệm
********************************
Tuần 22 Ngày soạn: 06/02/2012
Tiết 88 Ngày dạy : 11/02/2012
Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT Ở NHÀ
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2.Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3.Thái độ: Có ý thức học tập, yêu văn tả cảnh.
C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 6a2………………………………
2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn miêu tả?
- Yếu tố quan trọng trong văn miêu tả là yếu tố nào?
3.Bài mới: Văn miêu tả giúp người khác hình dung được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của sự vật, sự việc. Làm sao để viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả cảnh?
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học.
- Cho HS đđọc các đoạn văn sgk và thảo luận.
- Học sinh chuẩn bị vở nháp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Văn bản đầu miêu tả Dượng Hương Thư trong 1 chặng đường của cuộc vượt thác.Qua hình ảnh con sông có nhiều thác dữ, ta biết được nhân vật nhân vật vượt thác phải là người có sức khoẻ, có nghị lực, có phong thái oai dũng...
+ Văn bản hai tả quang cảnh của dòng sông Năm Căn theo thứ tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng Năm căn.
+ Văn bản 3:Miêu tả cụ thể, chi tiết tùng luỹ tre, phân biệt sự đặc sắc của các luỹ tre.
- Gv : Qua phân tích 3 ví dụ em rút ra phương pháp gì khi làm văn miêu tả.
- Hs: Trả lời.
- Gv thuyết trình, giảng giải.
- HS đọc ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1
Hs: Đọc yêu cầu của đề
Gv hướng dẫn HS làm bài
+ Hoạt động của thầy: Ghi bảng, phát giấy kiểm tra, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, đi, ngồi, sự lặng lẽ, vừa gần gũi, vừa nghiêm khắc...
+ Hoạt động của trò:Chăm chú, thiếu chú ý, tiếng mở sách vở, tiếng ngòi bút...
Bài 2:
- GV cho HS thảo luận theo bàn về thứ tự miêu tả
- Sau khi học sinh thảo luận thứ tự miêu tả, Gv cho Hs luyện viết mở bài, kết bài.
Bài 3
Hs nêu yêu cầu của đề.
GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam
Hướng dẫn tự học
* Bài mới: Chuẩn bị bài “Phương pháp tả người”: đọc sgk, tìm hiểu cách làm văn tả người.
I/Tìm hiểu chung
1.Phương pháp viết văn tả cảnh:
* Ba văn bản sgk/45
+ Đoạn a: Hình ảnh Dương Hương Thư trong một chặng đường vượt thác. Từ hình ảnh đó ta có thể hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở thác sông có nhiều thác dữ, cảnh hùng vĩ, dữ dội …
+ Đoạn b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn.
Cảnh được miêu tả theo thứ tự từ dưới sông lên bờ sông, từ gần đến xa.
+ Đoạn c: Hình ảnh luỹ tre làng
- Bố cục: 3 phần
Mở bài: Từ “lũy làng”-> “Của luỹ” => Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng
Thân bài: “Luỹ ngoài cùng” -> “không rõ”
=> Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làng
Kết bài:Phần còn lại=>Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
2.Ghi nhớ (SGK /47)
II/Luyện tập
Bài 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn
a, Tả theo trình tự không gian và thời gian
- Từ ngoài vào trong (Không gian)
- Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ (Trình tự thời gian)
b, Những hình ảnh cụ thể
+ Cảnh học sinh nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu
+ Cảnh học sinh chăm chú làm bài
+ Giaó viên trong khi làm bài
+ Cảm thụ bài
+ Cảnh bên ngoài lớp học - Sân trường, gió, cây
Bài 2:Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
Thứ tự không gian từ xa tới gần
Thứ tự thời gian từ trước, trong và sau giờ ra chơi
- Thứ tự khái quát đến cụ thể và ngược lại
Bài 3: Dàn ý văn bản “Biển đẹp” của Vũ Tú Nam.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp của biển.
Thân bài:Lần lượt tả vẻ đạp và màu sắc của biển:Buổi sáng.Buổi chiều.Ngày mưa.Ngày lạnh.
Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ của em về sự thay đổi cảnh sắc của biển .
III.Hướng dẫn tự học
* Bài mới: Soạn bài “Phương pháp tả người”
HƯỚNG DẪN BÀI VĂN TẢ CẢNH LÀM Ở NHÀ
Đề bài: Em hãy tả cảnh ngôi trường em đang học.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn tả cảnh.
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.
b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần
Mở bài: Giới thiệu và tả khái quát về ngôi trường.
Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể
- Khuôn viên trường: Cổng trường, sân trường, cây cối, …
- Các khối phòng học, cột cờ, khẩu hiệu, bảng thông báo, nội quy,..
- Hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Âm thanh của chim chóc, tiếng gió, tiếng trống hay tiếng giảng bài.
- Chọn thời điểm đặc biệt, nổi bật để miêu tả như khai giảng, chảo cờ, ra chơi, … ( So sánh, liên tưởng một số cảnh vật)
Kết bài: Nhận xét, suy nghĩ, tình cảm của em về ngôi trường em đang học.
Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
(1.0 đ)
(1.0 đ)
(7.0 đ)
( 1.0đ)
E/Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- van 6 tuan 22(1).doc