I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
*KT:Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh; những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện; cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật.
*KN : Đọc diễn cảm phù hợp với tậm lí nhân vật ; Đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hơp với yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật; kể tóm tắt truyện trong một đoạn văn ngắn.
*TĐ: Có thái độ ứng xử cho phù hợp trong cuộc sống; tự hoàn thiện mình
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
- Sách GK, sách GV, Giáo án,
2/ Học sinh :
- Sách giáo khoa, chuẩn bị bài soạn .
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4947 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22, tiết 85, 86: Bức tranh của em gái tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 8/1/14
Ngày dạy
Tiết 85,86.
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh
*KT:Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh; những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện; cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật.
*KN : Đọc diễn cảm phù hợp với tậm lí nhân vật ; Đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hơp với yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật; kể tóm tắt truyện trong một đoạn văn ngắn.
*TĐ: Có thái độ ứng xử cho phù hợp trong cuộc sống; tự hoàn thiện mình
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
- Sách GK, sách GV, Giáo án,
2/ Học sinh :
- Sách giáo khoa, chuẩn bị bài soạn .
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài văn miêu tả Sông nước Cà Mau : tả cảnh gì ? Cảnh đặc sắc chợ trên sông ?
2/Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
Ganh tị là một tính xấu thường gặp ở mọi lứa tuổi. Gạnh tị có thể khiến chúng ta trở nên tự ti, mặc cảm, tự xa lánh mọi người.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
Hoạt động 2 : Đọc tìm hiểu chung:.
Mục tiêu: Những nét chính khi tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
GV :Gọi học sinh đọc tác giả sgk/33.
? Nêu vài nét về tác giả.
Giáo viên có thể nói thêm phần tác giả.
Gọi học sinh đọc chú thích từ.
Hoạt động 3 : Đọc hiểu văn bản.
Mục tiêu: KN: Đọc diễn cảm, phân tích.
KT: nắm diễn biến tâm trạng của người anh, dáng vẻ, tính tình của người em
-Gọi học sinh đọc văn bản : giọng phù hợp tùy từng loại nhân vật, giọng có biến đổi theo nhân vật và diễn biến câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu vài em tóm tắt lại truyện.
? Giáo viên hỏi câu 3 trang 34/ SGK.
" Đọc kỹ truyện lại, thấy trọng tâm chú ý của tác giả không phải ở chỗ khẳng định năng khiếu hay ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của em gái có tài năng hội họa
mà chủ yếu là diễn tả, phân tích tâm trạng của nhân vật người anh trước tài năng và sự thành công của em gái mình. Vì vậy, trong truyện này cả hai nhân vật người anh và cô em gái đều là nhân vật trung tâm vì giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
? Diễn biến tâm trạng người anh được diễn tả ra sao?
? Tại sao ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
? Tóm lại theo em , người anh đáng yêu hay đáng ghét.
? GV gọi học sinh đọc câu 5 trang 34/SGK.
.
Hoạt động 4 :Tổng kết.
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện này.
? Đọc lại ghi nhớ và nêu ý chính về NT ,ND.
HS đọc phần chú thich SGK.
Cá nhân lần lượt tóm tắt
Truyện có hai người chính được nói nhiều nhất là người anh và cô em gái. Nội dung chính diển tả tâm trạng và thái độ của người anh trước tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện và khẳng định. Có thể có người cho rằng cô em gái là nhân vật chính và đó là đối tượng quan sát và nói đến trong suốt cả truyện qua lời của nhân vật kể chuyện – người anh . nghĩ như vậy không phải là không có căn cứ . Nhưng mặt khác.
Truyện kể theo ngôi I, bằng lời của nhân vật người anh. Cách kể này cho phép tác giả có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy. Mặt khác nhân vật cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong thái độ của người anh để đến cuối truyện bộc lộ đủ vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng. Cách kể này còn giúp cho nhân vật kể chuyện có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của mình tự vượt lên, do đó chủ đề tác phẩm còn có ỹ nghĩa về sự đánh giá, tự nhận thức – một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
-Người anh đáng trách nhưng cũng đáng thông cảm vì những tính xấu trên chỉ nhất thời. Sự hối hận, day dứt, nhận ra tài năng quan trọng hơn nhận ra tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em chứng tỏ cậu là một người biết sửa, muốn vươn lên, biết ganh tị là xấu xa.
-Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành, lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vuợt lên bản thân.
I. Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả :
- Tạ Duy Anh (1959). Quê ở Hà Tây .
2/ Tác phẩm :
Đây là truyện ngắn đoạt giải II trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1 / Đọc
2 / Phân tích
a/ Diển biến tâm trạng người anh:
*Lúc đầu :
- Gọi em là Mèo
- Thích thú đến khó chịu về việc lục lọi của Mèo.
- Theo dõi Mèo chế màu vẽ
" Coi đó chỉ là những trò nghịch ngợm và không đáng quan tâm.
* Khi tài năng hội họa của bé Mèo được phát hiện :
- Cảm thấy mình bất tài.
- Không thể thân với Mèo như trước kia.
- Khó chịu, gắt gỏng.
" Tự ái, mặc cảm, tự ti.
* Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của Mèo.
- Giật sững người.
- Bám chặt lấy tay mẹ.
-> Ngỡ ngàng -> hãnh diện –->xấu hổ.
b/ Nhân vật bé Mèo :
- Mặt luôn bị bẩn.
- Vui vẻ chấp nhận tên “Mèo”
- Hay lục lọi đồ vật, tư pha màu vẽ.
- Vừa làm vừa hát
- Ôm cổ tôi, thì thầm.
" Hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu.
*Ý nghĩa;
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn , cao đẹp hơn lòng ganh tị,ghen ghét.
III. TỔNG KẾT:
NT: Truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất.
ND : Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân hậu đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế của mình.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc lại truyện, nhớ các sự việc chính, kể tóm tắt truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện hình dung và tả lại thái độ của người chung quanh khi có ai đó đạt thành tích xuất sắc.
V. RUT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- BỨC TRANH.doc