Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Tiết 89: Vượt thác (Võ Quảng)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh

* KT : Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương, đất nước; một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản miêu tả.

* KN : Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên; cảm nhân vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên qua đoạn trích.

* TĐ : Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao động.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên:

- Sách GK, sách GV, giáo án

* Học sinh

- Sách giáo khoa, chuẩn bị bài soạn ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :

- Em có những cảm nhận gì về nhân vật Kiều Phương?

- Những bài học rút ra từ “ Bức tranh của em gái tôi” ?

2.Bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

Trong bài“ Sông nước Cà Mau”, Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam tổ quốc ta. Thì với bài Vượt Thác, trích truyện Quê nội, Võ Quang lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ sông Thu Bồn, miền Trung cũng không kém phần kỳ thú.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Tiết 89: Vượt thác (Võ Quảng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn : 9/ 1/14 Ngày dạy : Tiết 89. VƯỢT THÁC ( Võ Quảng) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh * KT : Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương, đất nước; một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản miêu tả. * KN : Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên; cảm nhân vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên qua đoạn trích. * TĐ : Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao động. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Sách GK, sách GV, giáo án * Học sinh - Sách giáo khoa, chuẩn bị bài soạn ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : - Em có những cảm nhận gì về nhân vật Kiều Phương? - Những bài học rút ra từ “ Bức tranh của em gái tôi” ? 2.Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. Trong bài“ Sông nước Cà Mau”, Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam tổ quốc ta. Thì với bài Vượt Thác, trích truyện Quê nội, Võ Quang lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ sông Thu Bồn, miền Trung cũng không kém phần kỳ thú. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò NỘI DUNG Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung: Mục tiêu:KT :Nắm những nét khái quát về tác giả và tác phẩm - Gọi học sinh đọc phần tác giả – tác phẩm. ? Nêu vài nét về tác giả. ? Vị trí của đoạn trích. Gọi học sinh đọc phần chú thích từ trang 39/SGK. Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản. Mục tiêu : Đọc diễn cảm, phân tích. KT- KN :Nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản - Gọi học sinh đọc văn bản.-> Đoạn đầu miêu tả cảnh dòng sông ở đồng bằng thì nhịp điệu nhẹ nhàng, đoạn tả cảnh vượt thác thì sôi nổi, mạnh mẽ, đoạn cuối êm ả, thoải mái. ? Bài văn chia làm mấy đoạn . " Bố cục làm 3 đoạn . + Đ1 : từ đầu … “vượt nhiều thác nước.” + Đ2: Từ “Đến Phường Rạnh “…” thác Cổ Cò”. + Đ3: Phần còn lại . ? Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua cảnh miêu tả ở trong bài đã đổi thay ra sao theo từng chặng đường của con thuyền ? ? Cảnh con thuyền vượt thác dữ dội dưới sự điều khiển của dượng Hương Thư hiện lên như thế nào? ? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác GV : Những động từ : trụ, ghì, phóng, uốn được dùng phù hợp với công việc nặng nhọc, khẩn trương của người lái, người chèo. - Đặc biệt từ láy vùng vằng dùng thật hay vì diễn tả sự cố gắng chống chọi của con người sự ngang ngược của thác, sự khó bảo của con thuyền. . ? Nêu ý nghĩa của truyện Hoạt động 4 TỔNG KẾT MỤC TIÊU : KN-KT: Tổng hợp, rút ra các ý trọng tâm bài học ? Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả? Cá nhân đọc. - Cá nhân " Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ theo hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy ngược dòng sông từ làng Hóa Phước, qua đoạn sông êm ẩm ở vùng đồng bằng rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lại tới khúc sông khá phẳng lặng. Dòng sông như đứng lại. Nước không chảy mạnh, chảy xiết mà từ trên cao phóng xuống nước, sức nhanh, mạnh như chặt đứt dòng sông như đứt đuôi rắn - So sánh rất chính xác. -Cảnh Dượng Hương Thư cùng chú Hai và thằng Cù Lao liên tục phóng sào tre đực bịt sắt xuống lòng sông đánh soạt ! soạt ! con người dùng hết sức lực chống lại dòng thác. Dượng Hương Thư ghì chặt đầu sào, trụ lại, sào uốn cong. Thuyền vùng vằng như muốn trụt xuống quay đầu trở về làng. -Đoạn văn sử dụng nhiều so sánh để đạt hiệu quả miêu tả. - So sánh “ như một pho tượng đồng đúc” " ngoại hình rắn chắc, gân guốc, vững chắc của nhân vật. - So sánh “như 1 hiệp sĩ Trường Sơn oai linh” -> vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh nhân vật khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của Dượng lúc ở nhà để làm nổi bật vẻ đẹp hùng mãnh của nhân vật. " Nhân vật Hương Thư được tác giả tập trung khắc họa nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào lại là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Nhân vật được tập trung miêu tả ở các động tác , tư thế, ngoại hình với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm. - cá nhân - HS trả lời dựa vào Ghi nhớ trang 41/ SGK. I Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả : Võ Quãng sinh năm 1920, quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. 2/ Tác phẩm : - Bài Vượt Thác trích từ chương XI của truyện Quê nội. II. Đọc – hiểu văn bản. 1/ Đọc 2/ Bố cục - > có 3 đoạn ( đánh dấu vào SGK ) 3/ Phân tích a/ Bức tranh thiên nhiên: - Ngã ba sông. + Những bãi dâu trải ra bạt ngàn. Càng về ngược . + Vườn tược càng um tùm. + Những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. + Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang truớc mặt. Đến Phường Rạnh + Nước từ……đuôi rắn. " Hiền hòa, thơ mộng, rộng rãi, trù phú, hùng dũng. b/ Nhân vật Dượng Hương Thư : * Ngoại hình : - cởi trần. - Như pho tượng đồng đúc. - Các bắp thịt cuồn cuộn. - Hai hàm răng cắn chặt. - Quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. * Động tác : - Co người phóng sào. - Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào. -> So sánh. -> Đẹp, khỏe, dũng mãnh. Ý nghĩa truyện VT là bài ca ca ngợi về thiên nhiên, đất nước quê hương, về người lao động..Đó cũng chính là lòng yêu đất nước ,dân tộc của tác giả. III. TỔNG KẾT : NT : Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên ND : Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên rộng lớn. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc kỉ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu - Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài văn tả cảnh thiên nhiên - Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh miêu tả trong VươtThác và Sông nước Cà Mau V. RÚT KINH NGHIỆM -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docVUOT THÁC.doc
Giáo án liên quan