I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Tình cảm của tác giả đối với cảnh quê hương, và người lao động; một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm: Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ: HS thêm yêu mến cảnh thiên nhiên và những người lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, GIÁO ÁN, TLTK
- HS: SGK, CHUẨN BỊ BÀI
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Nhận xét vệ sinh lớp.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Phân tích diễn biến tâm trạng của ng anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”?
- Qua câu truyện em rút ra được bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng và thành công của ng khác? ( Phải biết quý trọng và học hỏi theo tài năng của người khác, không được ganh tị)
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 23 - Trường THCS Long Điền Tiến, năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23
TIẾT: 85
NGÀY SOẠN: 18/01/2012 VĂN BẢN: VƯỢT THÁC
NGÀY DẠY: (Võ Quảng)
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:Tình cảm của tác giả đối với cảnh quê hương, và người lao động; một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
Kĩ năng: Đọc diễn cảm: Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên trong đoạn trích.
Thái độ: HS thêm yêu mến cảnh thiên nhiên và những người lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, GIÁO ÁN, TLTK…
- HS: SGK, CHUẨN BỊ BÀI…
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
ỔN ĐỊNH LỚP:
Kiểm tra sĩ số lớp.
Nhận xét vệ sinh lớp.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Phân tích diễn biến tâm trạng của ng anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi”?
Qua câu truyện em rút ra được bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng và thành công của ng khác? ( Phải biết quý trọng và học hỏi theo tài năng của người khác, không được ganh tị)
DẠY BÀI MỚI:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ 1: GTB:
HĐ 2: TÌM HIỂU CHUNG
GV hướng dẫn cách đọc cho HS:
Chú ý thay đổi nhịp đọc: Đoạn 1 đọc nhẹ nhàng, đoạn 2 sôi nổi, mạnh mẽ, đoạn 3 êm ả, thoải mái.
GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó cho HS đọc
Yêu cầu HS đọc phần tác giả và tác phẩm
Hỏi: Tìm bố cục và nội dung chính của từng đoạn:
HĐ 3: TÌM HIỂU VĂN BẢN
Hỏi: Cảnh dòng sông được miêu tả bằng chi tiết nổi bật nào?
Hỏi: Tại sao t/g miêu tả chỉ bằng hoạt động của con thuyền?
Hỏi: Cảnh bờ bãi ven sông được miêu tả bằng những h/a cụ thể nào?
Hỏi: Em có nhận xét gì về NT miêu tả cảnh thiên nhiên:
Hỏi: sự miêu tả của t/g đã làm hiện ra cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
GIẢNG: muốn tả cảnh sinh đọng ngoài tài quan sát, tưởng tượng còn phải có cảm xúc với cảnh.
Hỏi: LĐ của VHT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh này?
Hỏi; H/A DHT trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào?
Hỏi: NT nổi bật MT NV DHT là gì?
Hỏi: em cảm nhận được gì về thiên nhiên và con ng LĐ ở công Thu Bồn?
Lệnh cho HS đọc ghi nhớ
- Tìm nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
GV HD HS làm BT
Lắng nghe
2 HS đọc văn bản
HS: Đọc bài.
Trả lời:
đoạn 1; từ đầu …” nhiều thác nước” > cảnh thuyền nhổ sào chuẩn bị vượt nhiều thác .
đoạn 2: tt…” thác Cổ Cò”> cảnh VHT vượt thác
đoạn 3; phần còn lại > thuyền tiến tới vùng đồng ruộng cao nguyên.
Trả lời: Con thuyền là sự sống của con người
-Dùng từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp,
- SD phép nhân hóa: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm.,
- SD phép so sánh: những cây cổ thụ mọc giữa những bụi lúp xúp như…
> cảnh trở nên sinh động rõ nét hơn.
Trả lời: lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống…
> khó khăn, nguy hiểm, cần sự dũng cảm của con ng.
- Ngoại hình: mạnh mẽ như một pho tượng đồng, vững chắc như 1 hiệp sĩ Trường Sơn oai phong hùng vĩ.
- Hành động: dũng mãnh, nhanh nhẹn, hùng dũng.
Trả lời: so sánh
1 HS đọc
Nghệ thuật:Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và ngoại hình, hành động của nhân vật; sử dụng phep`1 nhân hóa, so sánh có hiệu quả; lựa chọn chi tiết miêu tả đặc sắc chọn lọc; sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc- kể:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
Võ Quảng sinh năm 1920, quê Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
b. Văn bản:Trích từ chương XI của truyện quê nội.
III/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1/ Cảnh thiên nhiên.
- Cảnh dòng sông: cánh buồm nhỏ căng phồng rẽ lướt sóng bon bon...
- Cảnh hai bên bờ sông:
+ bãi dâu trãi bạc ngàn.
+ chòm cổ thụ đứng trầm ngâm.
+ dãy núi cao sừng sững.
→ cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong phú, đa dạng, nguyên sơ, giàu sức sống.
2/ cuộc vượt thác của VHT:
- Ngoại hình: mạnh mẽ như một pho tượng đồng, vững chắc như 1 hiệp sĩ Trường Sơn oai phong hùng vĩ.
- Hành động: dũng mãnh, nhanh nhẹn, hùng dũng.
→ DHT là ng rắn chắc, bền bỉ, quả cảm.
* TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và ngoại hình, hành động của nhân vật; sử dụng phep`1 nhân hóa, so sánh có hiệu quả; lựa chọn chi tiết miêu tả đặc sắc chọn lọc; sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
III/ LUYỆN TẬP
Những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 2 bài: sông nước Cà Mau và Vượt thác
4/ CỦNG CỐ :
Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được
miêu tả(cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong phú, đa dạng, nguyên sơ, giàu sức sống; Con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm).
5/ HƯỚNG DẪN:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài buổi học cuối cùng.
- Soạn bài so sánh(TT)
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
TIẾT 86: SO SÁNH( TT)
NGÀY SOẠN: 18/01/2012
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong khi hói và viết.
Kĩ năng: Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được sự so sánh đúng, so sánh hay;
Đặt câu có sử dụng phép so sánh theo 2 kiểu cơ bản.
3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng phép so sánh trong khi nói và viết.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, GIÁO ÁN, TLTK…
- HS: SGK, CHUẨN BỊ BÀI…
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
ỔN ĐỊNH LỚP:
- Kiểm tra sĩ số
- Nhận xét vệ sinh lớp.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Hỏi: so sánh là gì? Em hãy cho 1 vd có chứa hình ảnh so sánh ?( So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. Ví dụ : Trẻ em như bút trên cành).
DẠY BÀI MỚI
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ 1: GTB:
HĐ 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG I
Lệnh cho HS đọc khổ thơ1
Hỏi: tìm phép so sánh trong khổ thơ đó?
Hỏi:Từ ngữ chỉ phép so sánh trong các câu trên có gì khác nhau?
Hỏi: Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc k ngang bằng?
GV cho 1 số vd về phép so sánh.
Lệnh cho HS đọc ghi nhớ 1( SGK t. 42)
HĐ 3: TÌM HIỂU NỘI DUNG 2:
Lệnh cho HS đọc VD 1
Hỏi: Tìm phép SS trong đoạn văn dưới đây?
Hỏi: Trong đoạn văn trên phép SS có tác dụng gì?
( Đ/V sự miêu tả sự việc; Đ/V việc thể hiện tình cảm)
Lệnh cho HS đọc ghi nhớ 2 (SGK T. 42)
HĐ 4: LUYỆN TẬP
BT 1cho HS làm BT chạy
BT 2: cho HS đọc lại VB Vượt thác và làm
1 HS đọc
- Chẳng bằng : ss không ngang bằng
- SS ngang bằng: như, tựa, là…
- SS khôg ngang bằng: hơn, hưn là, kém hơn, chẳng bằng….
- có chiếc tựa mũi tên nhọn tựa cành cây rơi cấm phập xuống đất như cho xong chuyện.
- Có chiếc lá như con chim.
- Có chiếc lá nhẹ nhàng… như thầm bảo rằng.
- có chiếc lá sợ hãi rồi như gần tới mặt đất
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ.
Trả lời
1 HS đọc
5 HS đọc nộp đầu tiên chấm điểm.
I/ CÁC KIỂU SO SÁNH
1/ Tìm phép so sánh:
- những….chẳng bằng mẹ đã…
- Mẹ là ngọn gió….
2/ Hai phép so sánh trên sử dụng từ ngữ khác nhau:
- Chẳng bằng : ss không ngang bằng
- Là: ss ngang bằng
3/ Những từ ngữ so sánh:
- SS ngang bằng: như, tựa, là…
- SS khôg ngang bằng: hơn, hưn là, kém hơn, chẳng bằng….
* Ghi nhớ 1: ( SGK T. 42)
II/ TÁC DỤNG CỦA PHÉP SO SÁNH
1/ Tìm phép so sánh:
- có chiếc tựa mũi tên nhọn tựa cành cây rơi cấm phập xuống đất như cho xong chuyện.
- Có chiếc lá như con chim.
- Có chiếc lá nhẹ nhàng… như thầm bảo rằng.
- có chiếc lá sợ hãi rồi như gần tới mặt đất
2/ Tác dụng:
- Đ/V sự miêu tả sự vật sự việc: tạo H/A cụ thể, sinh động, giúp ng đọc dễ hình dung được sự vật miêu tả.
- SĐ/V việc thể hiện tư tưởng. tình cảm: tạo ra những hàm xúc giúp ng nghe đễ nắm bắt tư tưởng tình cảm của ng viết
* ghi nhớ 2: ( SGK T. 42)
III/ LUYỆN TẬP:
1/ Chỉ ra các phép so sánh cho biết chúng thuộc loại nào và nêu tác dụng:
a/ Tâm hồn tôi là…> SS ngang bằng
b/ chưa bằng > SS không ngang bằng
c/ như : SS ngang bằng.
hơn: SS k ngang bằng
2/ những câu văn có chứa H/A SS trong văn bản: Vượt thác
- Những động tác thả sào nhanh như cắt
- DHT như 1 pho tượng đồng đúc
- Cặp mắt nảy lửa giống như 1 hiệp sĩ ...
- Những cây to mọc…như những cụ già vung tay…
4/ CỦNG CỐ :
Cho HS đọc phần ghi nhớ..
5/ HƯỚNG DẪN: Xem lại bài. Chuẩn bị bài chương trình địa phương
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
TIẾT 87:
NGÀY SOẠN: 18/01/2012
NGÀY DẠY:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
Kĩ năng: Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Thái độ: HS có ý thức sửa những lỗi chính tả mà mình hay mắc phải.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, GIÁO ÁN, TLTK…
- HS: SGK, CHUẨN BỊ BÀI…
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm tra sĩ số.
Nhận xét vệ sinh lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra
DẠY BÀI MỚI:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ 1: GTB.
HĐ 2: NỘI DUNG LUYỆN TẬP
Lệnh cho HS đọc nội dung luyện tập
GV giới thiệu và lấy VD minh họa về các nội dung luyện tập
HĐ 3: LUYỆN TẬP.
BT 1: cho HS điền vào chỗ trống:
BT 2; HS lên bảng làm
BT 3: HS làm vào vở
BT 4: HS điền vào chỗ trống
Lắng nghe
1 HS đọc
HS làm vào vở
- trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trãi qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre,
- sấp ngứa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, các xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung
rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo , giáo mác.
lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lổ chổ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
x, s,s,s,x,s,s,x,x,s,s,x
Thắt lưng buộc bụng, buộc miệng nối ra, cùng một ruộc, con bạch tuột, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng muốt, con chẫu chuộc
I/ NỘI DUNG LUYỆN TẬP
1./ Đối với các tính Miền Nam.
Đọc viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr/ ch; s/x; r/d: l/n.
2/ Đối với các tỉnh Miền Trung, Miền Nam đọc và viết đúng:
- vần: -ac, -at,- ang, -an
- vần: - ước , -ướt,- ương,- ươn
- thanh: hỏi, ngã
3/ Riêng các tỉnh Miền Nam:
Đọc và viết đúng các phụ âm đầu v/ d
II/ MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
1/ Điền tr/ ch, s/x, r/d/ gi, l/n vào chỗ trống:
- trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trãi qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre,
- sấp ngứa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, các xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung
rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo , giáo mác.
lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lổ chổ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
2/ lựa chọn từ điền vào chỗ trống.
a/ vây, dây, giây:
Vây cá, sợi dây, dây điện, vây lánh, dây dưa, giây phút, bao vây
b/ viết, diết , giết:
Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c/ vẻ, dẻ, giẻ:
Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
3/ chọn s/x để diền vào chỗ tróng cho thích hợp:
…x, s,s,s,x,s,s,x,x,s,s,x
4/ Điền từ thích hợp các vần uốc/ uốt vào chỗ trống:
Thắt lưng buộc bụng, buộc miệng nối ra, cùng một ruộc, con bạch tuột, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng muốt, con chẫu chuộc
4/ CỦNG CỐ :
Chốt lại nội dung chính bài học.
5/ HƯỚNG DẪN: xem lại bài, chuẩn bị bài nhân hóa , soạn bài phương pháp tả cảnh
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
NGÀY SOẠN: 18/01/2012
NGÀY DẠY:
TIẾT 88
TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:yêu cầu của bài văn tả cảnh; bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
Kĩ năng: Quan sát cảnh vật; trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
Thái độ: HS có ý thức sử dụng đúng ohương pháp tả cảnh vào bài làm văn của mình.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, GIÁO ÁN, TLTK…
- HS: SGK, CHUẨN BỊ BÀI…
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
ỔN ĐỊNH LỚP:
Kiểm tra sĩ số.
Nhận xét vệ sinh lớp.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
DẠY BÀI MỚI:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ 1: GTB:
HĐ 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG 1
Hỏi: văn bản đầu tiên MT H/A DHT trong chặng đường vượt thác. Tại sao qua H/A DHT ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ?
Hỏi: văn bản thứ 2 tả quang cảnh gì? Ng viết đã MT cảnh ấy theo thứ tự nào?
GV chỉ ra cho HS thấy câu nào tả cảnh dòng sông câu nào tả cảnh rừng đước.
Hỏi: có thể đảo vị trí này được k? vì sao ?
Hỏi: Tìm bố cục văn bản lũy tre làng?
Hỏi: Hãy N/X về thứ tự MT?
GV nhấn mạnh:
- trình tự các bước miêu tả:
+ Nắm được mục đích là tả gì.
+ lựa chọn chi tiết hình ảnh.
+ lựa chọ cách trình bày theo thứ tự hợp lí.
- Bố cục:
+ MB: giới thiệu chung về cảnh
+ TB: Tả chi tiết.
+ KB:Cảm nghĩ nhận xét về cảnh
HĐ 3: LUYỆN TẬP
GV hướng dẫn HS lập dàn ý BT 1
GV nhận xét, sữa chữa và ghi bảng
YC 1 vài HS đọc bài làm của mình.
Trả lời: chi tiết miêu tả hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn… ( tả ngoại hình và hành động)
Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn
Thứ tự MT: từ dưới sông lên bờ từ gần đến xa.
Không, vì MT như thế là hợp lí bởi ng tả đag ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông nếu tả khác đi thi ng tả phải ngồi chỗ khác.
+ Đoạn 1: từ đầu…màu lũy tre → giới thiệu khái quát về lũy tre làng( p cách, hình dág, màu sắc)
+ Đoạn 2: TT…không rõ lần lượt →Mt 3 vàng tre của lũy tre làng.
+ Đoạn 3: phần còn lại → phát biểu cảm nghĩ và N/X về loài tre: Từ ngoài vào trong từ khái quát đến cụ thể
+ MB: giới thiệu chung về cảnh
+ TB: Tả chi tiết.
+ KB:Cảm nghĩ nhận xét về cảnh
- Cảnh không khí lớp
- Cảnh HS nhận đề
- Quang cảnh chung của phòng học( bảng, bốn bức tường, bàn ghế…)
- Cảnh HS làm bài.
- Thầy cô khi HS làm bài
- Cảnh bên ngoài lớp học.
- Cảnh thu bài
HS viết MB KB, sau đó đọc xho cả lớp nghe.
I/ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH:
1. Đọc đoạn văn sau:
( xem SGK)
2. Trả lời câu hỏi:
a. Qua H/A DHT ng đọc có thể hình dung được cảnh sắc khúc sông nhiều thác dữ đó là vì ng vượt thác đã đem hết gân sức tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ.
b/ Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn
Thứ tự MT: từ dưới sông lên bờ từ gần đến xa.
c/ Văn bả lũy tre làng
- Bố cục:
+ Đoạn 1: từ đầu…màu lũy tre → giới thiệu khái quát về lũy tre làng( p cách, hình dág, màu sắc)
+ Đoạn 2: TT…không rõ lần lượt →Mt 3 vàng tre của lũy tre làng.
+ Đoạn 3: phần còn lại → phát biểu cảm nghĩ và N/X về loài tre.
- Thứ tự miêu tả: từ ngoài vào trong từ khái quát đến cụ thể
II/ LUYỆN TẬP PP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI VĂN TẢ CẢNH
1/ Nếu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
a/ Những H/A cụ thể, tiêu biểu;
- Cảnh không khí lớp
- Cảnh HS nhận đề
- Quang cảnh chung của phòng học( bảng, bốn bức tường, bàn ghế…)
- Cảnh HS làm bài.
- Thầy cô khi HS làm bài
- Cảnh bên ngoài lớp học.
- Cảnh thu bài
b/ Thứ tự m tả:
- Từ ngoài vào trong
- Từ lúc trống đánh vào đến hết giờ.
c/ viết phần mở MB, KB
2/ Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
- cảnh HS từ lớp ùa ra.
- cảnh các trò chơi
- HS ở góc tường giữa sân
- Trống vào lớp, cảm xúc, nhận xét về giờ ra chơi
4/ CỦNG CỐ : PHẦN GHI NHỚ.
5/ HƯỚNG DẪN: xem lại bài, chuẩn bị bài pp tả người
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Văn tả cảnh ( làm ở nhà)
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs biết Làm bài văn tả cảnh
2.Kĩ năng: Hs biết thực hiện bài viết có bố cục & lời văn hợp lí.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài và nộp đúng thời gian quy định.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, đề bài , TLTK…
- HS: SGK giấy kiển tra, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/ ỔN ĐỊNH LỚP
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ.
3/ DẠY BÀI MỚI
A/ ĐỀ : Tả quang ảnh sân trường trong giờ ra chơi.
B/ ĐÁP ÁN:
HÌNH THỨC:
- Đúng thể loại.
- Hoàn chỉnh bố cục, rõ ràng
- Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ , đặt câu.
2. NỘI DUNG :
Giới thiệu chung về giờ ra chơi TLV.
- Tiếng trống đánh tùng, tùng, tùng báo hiệu giừo ra chơi.
- Nhận xét chung về giờ ra chơi: ồn ào, náo nhiệt, với đủ màu sắc trang phục của hs
- Miêu tả cảnh các trò chơi.
- Miêu tả cảnh các bạn tập trung trò chuyện, xem lại bài…
- Cảm nghĩ và nhận xét về giờ ra chơi
C/ THANG ĐIỂM.
9 điểm-10 điểm : làm tốt 2 phần 1,2.
7 điểm-8 điểm : các phần đều khá, văn viết trôi chảy, sai 2-4 lỗi chính tả dùng từ đặt câu.
5 điểm-6 điểm: các phần đều tạm, cách diễn đạt chưa lưu loát, mắc khoảng
5-8 lỗi chính tả , dùng từ đặt câu .
- 3 điểm-4 điểm : nội dung chung chung , bố cục chưa rõ.
- 1 điểm-2 điểm : viết vài dòng chiếu lệ
- Điểm 0 : không làm bài
4/ CỦNG CỐ.
5/ HƯỚNG DẪN
Chuẩn bị : Luyện nói kể chuyện
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………………………………
PHẦN BGH KÍ DUYỆT
HT
File đính kèm:
- TUẦN 23.doc