I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được khái niệm hoán dụ, Các kiểu hoán dụ và phân biệt được hoán dụ với ẩn dụ
b. Kỹ năng: Phân tích được giá trị biểu cảm của hoán dụ.
Bước đầu vận dụng được hoán dụ vào văn nói và văn viết.
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu tình yêu tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
b. HS: Tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK. 82
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 101 HOÁN DỤ
ND: 11.3.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được khái niệm hoán dụ, Các kiểu hoán dụ và phân biệt được hoán dụ với ẩn dụ
b. Kỹ năng: Phân tích được giá trị biểu cảm của hoán dụ.
Bước đầu vận dụng được hoán dụ vào văn nói và văn viết.
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu tình yêu tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
b. HS: Tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi SGK. 82
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ và xác định lá ẩn dụ kiểu gì?
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Khái niệm (3 đ)
Các kiểu ẩn dụ (3 đ)
Ví dụ (4 đ)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm
HS đọc ví dụ SGK.82
* Áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai?
. Áo nâu là nông dân, áo xanh là công nhân
* Giữa áo nâu và nông thôn, áo xanh và thành thị có mối liên hệ gì?
Quan hệ đi đôi với nhau hay còn gọi là quan hệ khách quan (tất yếu)
Trong ẩn dụ là mối quan hệ chủ quan dựa trên sự tương đồng, không tất yếu.
Ví dụ: Đầu xanh- tuổi trẻ, đầu bạc- tuổi già, mày râu- đàn ông, má hồng- đàn bà, ….
* So sánh câu thơ với câu “Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành thị đều đứng lên” thì cách diễn đạt nào biểu cảm hơn? Vì sao?
. Cách diễn đạt câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
. Cách diễn đạt trong thơ có có sự liên tưởng, có giá trị biểu cảm
HS đọc ghi nhớ SGK. 82
HĐ3: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ
HS đọc ví dụ SGK.83
* Bàn tay gợi liên tưởng đến gì? Mối quan hệ thế nào?
Bàn tay: Bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động (khả năng sáng tạo của sức lao động)
Quan hệ bộ phận và toàn thể.
* Một, ba gợi liên tưởng đến gì? Mối quan hệ thế nào?
Một, ba: Số lượng rất ít và rất nhiều
Quan hệ số lượng cụ thể và số lượng vô hạn.
* Đổ máu gợi liên tưởng đến gì? Mối quan hệ thế nào?
Sự kiện khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở thành phố Huế
Dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.
* Vì sao Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
Trái đất gợi liên tưởng đến gì? Mối quan hệ thế nào?
Trái đất: loài người tiến bộ sống trên trái đất
Quan hệ vật chứa và vật được bị chứa
* Từ các ví dụ, hãy liệt kê một số kiểu hoán dụ thường được sử dụng?
HS đọc ghi nhớ SGK.83
HĐ4: Củng cố, luyện tập
Thảo luận 5’: HS trình bày, GV chốt ý
Nội dung bài học
I. HOÁN DỤ LÀ GÌ:
1. Áo nâu chỉ nông dân
Áo xanh chỉ công nhân
2. Tăng sức gợi hình, gợi cảm
* Ghi nhớ SGK. 82
II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ:
a. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
b. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
d. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
* Ghi nhớ SGK.83
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm hoán dụ và nêu mối quan hệ:
a. Làng xóm: chỉ nhân dân trong làng xóm
Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa
b. Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể
Trăm năm: dài, trừu tượng hơn 10 năm
Quan hệ: cụ thể và trừu tượng
Ý nghĩa: Trồng cây là kinh tế: trồng người là giáo dục.
c. Áo chàm: người dân sống ở Việt Bắc
Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật
. Áo chàm: Quần chúng Cách mạng ở Việt Bắc
Quan hệ: bộ phận và toàn thể
2. So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
. Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
. Khác:
+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức; cách thức; phẩm chất; cảm giác.
+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) đi đôi với nhau như bộ phận- toàn thể; vật chứa- vật bị chứa; dấu hiệu- sự vật; cụ thể- trừu tượng.
4. Thực hiện ở HĐ4
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ và làm bài tập 3/ SGK.84
Chuẩn bị: Tập làm thơ bốn chữ/SGK.84
Xem lại thể thơ bốn chữ trong bài Lượm
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 102 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
ND: 11.3.2008
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Nắm được đặc điểm cơ bản của thơ bốn chữ
b. Kỹ năng: Nhận diện và phân tích vần, luật thơ
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu thơ ca
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
b. HS: Tìm hiểu các ví dụ SGK. 85
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu thể thơ
* Dựa vào bài thơ Lượm, em nhận xét về số tiếng, số câu trong thơ bốn chữ?
Chú bé loắt choắt (vần liền, trắc)
Cái xắc xinh xinh (Vần liền,bằng)
Cái chân thoăn thoắt (Vần liền, cách, trắc)
Cái đầu nghênh nghênh (Vần cách, bằng)
Ca lô đội lệch (Vần liền, bằng)
Mồm huýt sáo vang (Vần cách, bằng)
Như con chim chích (Vần cách, trắc)
Nhảy trên đường vàng (Vần cách, bằng)
HĐ3: Củng cố, luyện tập
HS trình bày bài thơ đã làm ở nhà, nêu nội dung và đặc điểm của bài thơ
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá bài thơ
(Gọi bốn HS trình bày trên bảng phụ đã chuẩn bị trước)
Nội dung bài học
I. ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ:
. Mỗi câu gồm bốn tiếng
. Số câu không hạn định, mỗi khổ thơ gồm bốn câu
. Nhịp 2/2, thích hợp đề tài kể và tả
. Vần: Kết hợp các kiểu vần chân, lưng, bằng, trắc, liền, cách
+ Vần lưng: Gieo giữa dòng thơ
+ Vần chân: Gieo cuối bài thơ
+ Vần liền: Gieo liên tiếp ở các dòng thơ
+ Vần cách: Không gieo liên tiếp mà gieo cách một dòng
II. TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ:
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Sưu tầm một số bài thơ bốn chữ và phân tích đặc điểm của thơ
Tập làm thơ bốn chữ đúng luật
Chuẩn bị: Tìm hiểu văn bản Cô Tô/ SGK. 88
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 103 CÔ TÔ
ND: 14.3.2008 Nguyễn Tuân
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ nét đặc sắc của tác phẩm ký.
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu đối với người lao động, tình yêu đối với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các câu hỏi SGK. 91
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc bài thơ Lượm. Nêu cảm nghĩ của em về Lượm.
2. Đọc bài Mưa. Nêu những trường hợp sử dụng nhân hóa và nói về tác dụng của nghệ thuật nhân hóa trong thơ.
Đọc thơ (4 đ)
Nêu cảm nghĩ (6 đ)
Đọc thơ (4 đ)
Nêu và phân tích nhân hóa (6 đ)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu chú thích
Là nghệ sĩ giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
Am hiểu nhiều ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, …
Giọng vui tươi, hồ hởi. Chú ý các tính từ, động từ miêu tả; các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ mới lạ, đặc sắc
HS đọc từ khó SGK.90
* Hãy tìm bố cục văn bản?
Đ1: ….. ở đây. Cảnh Cô Tô một ngày sau bão.
Đ2: ….. nhịp cánh. Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô.
Đ3: Còn lại. cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
HS đọc thầm Đ1
* Vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như thế nào?
Bầu trời trong sáng, cây xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà, Cát vàng ròn hơn, …
* Khi miêu tả, tác giả đã sử dụng các tính từ như thế nào?
Tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: Tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng ròn, …
Miêu tả bao quát, từ trên cao, thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. tác giả đã bộc lộ tài năng quan sát và chọn lọc từ ngữ khi kết hợp tính từ và động từ để miêu tả.
* Qua miêu tả, em nhận xét vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão như thế nào?
Nội dung bài học
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Tác giả, tác phẩm: SGK. 90
2. Đọc
3. Từ khó: SGK. 90
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh Cô Tô một ngày sau cơn bão:
Cô Tô hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi đẹp.
4. Củng cố, luyện tập:
HS đọc diễn cảm đoạn 1
5. Hướng dẫn HS tự học ở nàh:
Tập phân tích lại đoạn 1.
Chuẩn bị tìm hiểu đoạn 2 và 3
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 104 CÔ TÔ (tt)
ND: 14.3.2008 Nguyễn Tuân
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
a. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ nét đặc sắc của tác phẩm ký.
c. Giáo dục: Giáo dục tình yêu đối với người lao động, tình yêu đối với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
a. GV: Giáo án, SGK
b. HS: Tìm hiểu các câu hỏi SGK. 91
III. PHƯƠNG PHÁP:
. Nêu vấn đề
. Thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào phần phân tích của tiết 2
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV giới thiệu bài
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
HS đọc đoạn 2
* Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh đẹp và đầy chất thơ. Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ khi mặt trời lên trên biển?
Chân trời sạch như tấm kính
Mặt trời tròn trĩnh như quả trứng
* Các phép so sánh, ẩn dụ có gì đặc sắc?
. Tròn trĩnh … đầy đặn. Đặc sắc, mới lạ.
. Quả trứng … ửng hồng. Hình ảnh ẩn dụ đẹp, hùng vĩ, lộng lẫy, tinh khôi
. Y như … biển Động.So sánh đặc sắc
. Vài chiếc …. nhịp cánh. Hai nét vẽ cảnh có tính chất làm nền cho bức tranh.
* Em thấy bức tranh mặt trời mọc trên biển thế nào?
Nhà văn đã tái hiện một cách tài hoa và tinh tế cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoành, tráng lệ không giống bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, đồng bằng hay cao nguyên.
Giọng văn trang trọng, say mê làm nổi bật bức tranh sống động, dầy chất thơ
HS chú ý đoạn 3
* Cảnh buổi sáng được miêu tả từ điểm nhì nào?
Cái giếng nước ngọt.
* Vì sao tác giả chọn điểm nhìn từ giếng nước ngọt để miêu tả cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo?
Cảnh tắm giếng tập thể, trước và sau những chuyến đi biển là thói quen và thú vui của người dân vùng đảo
Cảnh gánh nước ngọt để tích trữ cho các chuyến đi xa và lâu cũng tạo nên nhịp sống riêng vùng đảo.
Cảnh địu con, … gợi lên không khí sinh hoạt và làm ăn đông vui, đầm ấm, thanh bình
* Cảnh sinh hoạt của người dân được miêu tả như thế nào?
Cảnh sinh hoạt vừa tấp nập, vừa khẩn trương.
Cuộc sống thật thanh bình, hạnh phúc.
* Cách miêu tả có điểm đặc sắc như thế nào?
Cân đối về bố cục: Xa- gần, to- nhỏ, có cảnh sinh hoạt tập thể làm nền, có nhân vật được đặc tả nổi bật, gợi không khí vừa rộn ràng vui tươi, vừa thanh bình yên ả. Một vẻ đẹp thật dơn sơ, giản dị.
* Thảo luận 4’: Đoạn ký gợi cho em suy nghĩ gì về thiên nhiên và con người của đất nước ta?
HS trình bày, bổ sung
GV chốt ý: Giúp ta chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, ký diệu của đảo Cô Tô và thêm yêu quý những con người lao động bình dị nơi đảo xa.
GV giáo dục HS tình yêu đối với người lao động, tình yêu đối với thiên nhiên.
HS đọc ghi nhớ SGK.91
HĐ3: Củng cố, luyện tập
HS trình bày miệng miêu tả cảnh mặt trời mọc (khoảng 5, 6 câu)
HS trình bày, bổ sung
GV nhận xét
Nội dung bài học
II. ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh Cô Tô một ngày sau cơn bão:
2. Hình ảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô:
Là một bức tranh đẹp rực rỡ và tráng lệ.
3. Cảnh buổi sáng trên đảo:
Hình ảnh con người lao động thật bình dị mà đáng yêu, đáng quý.
* Ghi nhớ SGK.91
III. LUYỆN TẬP:
4. Thực hiện ở HĐ3
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học ghi nhớ, tập phân tích lại văn bản
Chuẩn bị: Xem lại cách làm văn miêu tả người để viết bài tập làm văn số 6 tại lớp
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tuan 24.doc