1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
Nắm được khái niệm và các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
b. Kỹ năng:
Nhận biết hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
Rèn luyện cách vận dụng nhân hóa trong đời sống và cảm thụ văn học.
c. Thái độ:
Có ý thức sử dụng phép hoán dụ trong nói, viết để tăng hiệu quả giao tiếp.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 95.
3. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp đàm thoại, quan sát, phân tích ngữ liệu và thực hành luyện tập để hình thành kiến thức kỹ năng cho học sinh.
Chú ý tích hợp với các văn bản đã học và cách sử dụng hoán dụ trong việc tạo văn bản miêu tả.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 đến tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27. Tiết 101
Bài 24 Tiếng Việt
HOÁN DỤ
Ngày dạy: 17/02/09.
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Kiến thức:
Nắm được khái niệm và các kiểu hoán dụ.
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
Kỹ năng:
Nhận biết hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
Rèn luyện cách vận dụng nhân hóa trong đời sống và cảm thụ văn học.
Thái độ:
Có ý thức sử dụng phép hoán dụ trong nói, viết để tăng hiệu quả giao tiếp.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 95.
3. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp đàm thoại, quan sát, phân tích ngữ liệu và thực hành luyện tập để hình thành kiến thức kỹ năng cho học sinh.
Chú ý tích hợp với các văn bản đã học và cách sử dụng hoán dụ trong việc tạo văn bản miêu tả.
4. Tiến trình dạy – học:
4.1 Ổn định lớp :
4.2 Kiểm tra bài cũ :
Δ: Ẩn dụ là gì? Nêu một ví dụ có ẩn dụ trong các văn bản đã học (8đ)
Δ: Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp? xác định kiểu ẩn dụ trong ví dụ sau: (8đ)
Thuyền về có nhớ bến chăng.
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
O: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm. (5đ)
Nêu ví dụ: (3đ)
O: Ẩn dụ cách thức, hình thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác. (5đ)
ẩn dụ: bến, thuyền (phẩm chất). (3đ)
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài mới: Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng ( giống nhau) giữa các sự vật, thì hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận (gần nhau). Vậy hoán dụ là gì ? có mấy kiểu hoán dụ ? Đó là nội dung của tiết học mà chúng ta tìm hiểu hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Treo bảng phụ, ghi ví dụ (SGK/82)
O: HS đọc ví dụ.
Δ: Các từ gạch chân chỉ ai?
O:HS Xác định, trả lời.
Δ: Giữa “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thị thành” với các sự vật được chỉ đến ấy có mối quan hệ như thế nào ?
O: HS trao đổi, thảo luận theo bàn.
*GV: Quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó: nông dân thường mặc áo nâu, công nhân thường mặc áo xanh.
-Quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (người sống ở nông thôn, thị thành) ® Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi .
Δ: Cách diễn đạt như thế có tác dụng gì ?
O: HS nêu nhận xét.
Δ: Vậy hoán dụ là gì ?
O: HS rút ra kết luận.
*GV: đúc kết thành ghi nhớ. Lưu ý HS phân biệt giữa hoán dụ và ẩn dụ (Giống: cùng gọi tên sự vật này bằng sự vật khác. Khác: ẩn dụ: giữa các sự vật có nét tương đồng còn hoán dụ: gọi tên sự vật có mối quan hệ gần gũi (không cần giống nhau) giữa các sự vật.
Hoạt động 2
*GV: Sử dụng bảng phụ ghi ví dụ (SGK/83).
Δ: Tìm các sự vật được nói tới trong ví dụ qua các từ gạch chân! Chỉ ra mối quan hệ giữa các từ gạch chân với các sự vật được nó biểu thị?
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh luận → thống nhất kết quả.
Δ: Từ các ví dụ đã phân tích, Hãy nêu một số kiểu quan hệ được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
O: HS rút ra nhận xét. Đọc ghi nhớ.
*GV: nhấn mạnh ý cần nhớ.
I/ Hoán dụ là gì?
* Xét ví dụ: (SGK)
1) Các từ gạch chân :
“Áo nâu” chỉ người nông dân.
“Áo xanh” chỉ người công nhân.
“Nông thôn” chỉ người sống ở nông thôn.
“Thị thành” chỉ người sống ở thành thị.
Có mối quan hệ gần gũi với nhau.
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
* Ghi nhớ: (SGK/82)
II/ Các kiểu hoán dụ:
* Xét ví dụ: (SGK)
a) Bàn tay:người lao động (Quan hệ bộ phận – toàn thể).
b) Một cây: ít, nhiều (quan hệ cụ thể - trừu tượng).
c) Đổ máu: hi sinh, mất mát (quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật).
* Ghi nhớ : (SGK/83)
4.4 Củng cố và luyện tập :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về hoán dụ vừa học.
O: HS đọc yêu cầu của bài tập.
*GV: sử dụng phiếu học tập. Hướng dẫn HS hướng giải quết bài tập.
Thu 2, 3 phiếu, cùng cả lớp sửa chữa, nhận xét, thống nhất kết quả; kết hợp củng cố kiến thức.
* GV: đọc đoạn thơ theo yêu cầu của bài tập. chú ý HS những từ dễ sai do lỗi phát âm địa phương.
III/ Luyện tập:
Bài tập 1:( SGK) Xác định phép hoán dụ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật:
Làng xóm: người dân (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng).
Mười năm: thời gian trước mắt, Trăm năm: thời gian lâu dài (quan hệ cụ thể - trừu tượng).
Áo chàm:người dân Việt Bắc (quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật).
Trái đất: nhân loại (quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng).
Bài tập 3:( SGK)
Chính tả: nghe - viết.
Đêm nay Bác không ngủ
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
Học thuộc ghi nhớ; làm các bài tập còn lại ( GV hướng dẫn )
Chuẩn bị bài: “Các thành phần chính của câu”. Yêu cầu:
Xem lại kiến thức về câu đã học ở Tiểu học.
Đọc ví dụ và thực hiện các yêu cầu ở các mục I, II (SGK)
Chú ý tìm hiểu thế nào là chủ ngữ? vị ngữ?
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 27. Tiết 102.
Bài 24. Tập làm văn
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
Ngày dạy: 17/02/09.
1) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
a. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm thơ bốn chữ.
b.Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng làm thơ đúng vần, điệu.
Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca .
c. Thái độ :
Có ý thức phát huy năng khiếu văn chương, yêu thích văn chương.
2) Chuẩn bị :
a. Giáo viên : SGK, SGV, giáo án, tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
b. Học sinh : SGK, đọc nội dung và thực hiện các yêu cầu ở SGK (tr.84 ® 86), sưu tầm thơ bốn chữ, tập làm thơ bốn chữ.
3) Phương pháp :
Sử dụng các phương pháp qui nạp, gợi mở, so sánh.
Chú ý tích hợp bài dạy với các văn bản học ở phân môn văn.
4) Tiến trình dạy – học :
4.1 Ổn định lớp:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Tiết trước trả bài viết
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : Em đã học bài thơ “ Lượm”của Tố Hữu . Em cho biết số tiếng trong bài thơ này?
Vậy đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ như thế nào ? Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tập làm thơ bốn chữ .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
*GV: giới thiệu về thể thơ và mục tiêu tiết học.
Giảng giải thêm về các thuật ngữ: vần, gieo vần, vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách trong thơ.
Lưu ý HS: thơ bốn chữ thường có nhiều dòng, ngắt nhịp 2/2 rất thích hợp với lối kể và tả sự vật, việc. Đặc biệt là với những vật, việc có tình tiết nhanh, gấp.
Hoạt động 1
* GV: lần lượt cho HS thực hiện các bài tập ở SGK. Có thể thực hiện bằng hình thức phiếu học tập để cùng lúc có thể sửa chữa được nhiều bài tập cho nhiều đối tượng học sinh.
Hoạt động 2
* GV: gọi HS trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà, chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của đoạn thơ mình làm.
Cả lớp nhận xét những điểm và chưa được, cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
* GV: đánh giá, nhận xét ® nhấn mạnh về đặc điểm thể thơ.
Lưu ý: cố gắng tạo điều kiện cho nhiều HS thuộc nhiều đối tượng trình bày phần chuẩn bị của mình để tiết học đạt kết quả hơn.
I/ Bài tập:
Bài tập 2:( SGK)
Vần lưng: lưng – chừng;
hàng – ngang.
Vần chân: hàng – trang;
núi – bụi.
Bài tập 3:( SGK)
Vần liền: đoạn 2.
Vần cách: đoạn 1.
Bài tập 4:( SGK/)
Thay: sưởi = cạnh.
Đò = sông.
II/ Tập làm thơ bốn chữ:
4.4 Củng cố và luyện tập :
Đã thực hiện khi giảng bài mới.
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
Tiếp tục tập làm thơ bốn chữ.
Chuẩn bị bài: “Viết bài văn tả người”. Yêu cầu:
Thực hiện các đề bài ở SGK.
Xem lại kiến thức văn miêu tả đã học.
5) Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 27. Tiết 103. Văn bản
CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
Bài 25.
Ngày dạy: 23/02/09.
1) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
a. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
b.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một tác phẩm kí với ngôn ngữ điêu luyện, phong phú, cảm hứng dào dạt trước cảnh tượng tuyệt mỹ đập và giác quan nghệ sĩ.
c. Thái độ : Giáo dục lòng yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền tổ quốc, tình yêu thiên nhiên, yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng.
2) Chuẩn bị :
a. Giáo viên : SGK, SGV, giáo án, tranh “Buổi sáng ở Cô Tô”, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.
b. Học sinh : SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 100.
3) Phương pháp :
Đọc diễn cảm, gợi mở, so sánh, giảng bình.
Chú ý tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm nhân hóa, ẩn dụ; với phần Tập làm văn ở luyện nói về văn miêu tả.
4) Tiến trình dạy – học :
4.1 Ổn định lớp:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Δ: Đọc thuộc lòng một đoạn ở bài thơ “Mưa”! Bài thơ chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì? Nêu một số dẫn chứng (8đ)
O: Đọc thuộc lòng. (5đ)
Nghệ thuật: nhân hóa (1,5đ)
Dẫn thơ: (1,5đ)
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài: GV vào bài bằng việc giới thiệu về Nguyễn Tuân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1.
Hoạt động 1.1
*GV: Gọi HS đọc chú thích («) (SGK). Giới thiệu thêm:
Nguyễn Tuân rất giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc (yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác văn chương cổ điển, yêu âm nhạc dân gian, yêu thiên nhiên …).
Nguyễn Tuân rất tài hoa, ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật và vận dụng sự am hiểu đó để sáng tác văn chương rất độc đáo.
Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất phong phú, độc đáo và tài hoa.
Hoạt động 1.2
*GV: kiểm tra việc tìm hiểu chú thích ở nhà của HS. Chú ý các chú thích (2), (6), (10).
Hoạt động 2
* GV: Yêu cầu giọng đọc: đọc đúng các từ ngữ đặc sắc, tính từ, cụm tính từ. Chú ý: Ngắt giọng nghỉ, hơi đúng chỗ.
* GV: Cùng HS đọc đoạn trích..
Δ: Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
O: Có 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu … “ở đây” ® Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã đi qua.
+ Đoạn 2: “Mặt trời…nhịp cánh” ® Cảnh mặt trời mọc trên biển.
+ Đoạn 3: Còn lại. ® Cảnh sinh hoạt trên biển.
Hoạt động 3
Hoạt động 3.1
Δ: Tác giả tả cảnh Cô Tô vào lúc nào?
O: Sau cơn bão.
Δ: Cảnh Cô Tô sau cơn bão được thể hiện (miêu tả) qua các chi tiết nào?
O: Bầu trời “trong sáng”, cây “xanh mượt”, nước biển “lam biếc”, cát “vàng giòn”, cá nặng lưới..
Δ: Từ các chi tiết ấy cho biết được gì về cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão?
O: HS nêu kết luận.
Δ: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong cách miêu tả của tác giả qua đoạn văn?
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh luận → thống nhất kết quả.
* GV: Cách dùng từ (tính từ, cụm tính từ) có tính gợi tả cao kết hợp các từ chỉ mức độ làm cho cảnh hiện lên rất tươi sáng, mĩ lệ.Chọn được vị trí quan sát thích hợp (trên cao) và chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu để tả đã làm nổi bật được đối tượng cần tả. (Tích hợp văn miêu tả)
Δ: Tác giả đã có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? Em hiểu gì về ông qua cảm nghĩ đó?
O: HS nêu nhận xét, cảm nhận.
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích :
Tác giả - tác phẩm: (SGK/66)
Chú thích
II/ Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
III/ Đọc – phân tích văn bản:
Cô Tô sau cơn bão:
Trong trẻo, sáng sủa.
Nước biển, cây cối xanh mượt, đậm đà.
Cát vàng giòn.
Cá nặng lưới.
® Cảnh bao la với vẻ đẹp tươi sáng, lộng lẫy.
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài văn.
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
Học bài. Đọc và tiếp tục tìm hiểu văn bản. Chú ý trả lời các câu hỏi: Cảnh mặt trời lên được tả có gì đặc sắc? nghệ thuật chủ yếu là gì? Cảnh sinh hoạt của con người ra sao?
5) Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 27. Tiết 104. Văn bản
CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
Bài 25.
Ngày dạy : 23/02/09.
1) Mục tiêu cần đạt: Như tiết 103
2) Chuẩn bị : Như tiết 103
3) Phương pháp : Như tiết 103.
4) Tiến trình dạy – học :
4.1 Ổn định lớp:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Δ: Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Tuân và đoạn trích “Cô Tô”? (8đ)
Δ: Cảnh Cô Tô sau cơn bão ra sao? (8đ)
O: Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội; có sở trường về tùy bút và bút kí (4đ)
“Cô Tô” là phần cuối của bài kí cùng tên của nhà văn khi đến với Cô Tô. (4đ)
O: Trong sáng, mĩ lệ. (4đ)
Nêu chi tiết. (4đ)
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV vào bài bằng việc liên hệ kiến thức cũ với kiến thức mới sẽ học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 3.1
Hoạt động 3.2
O: HS đọc lại đoạn 2.
Δ: Cảnh mặt trời mọc được quan sát, miêu tả theo trình tự nào?
O: Trước, trong và sau khi mặt trời mọc.
Δ: Tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?
O: HS tìm kiếm trong đoạn văn.
Δ: Qua sự miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về cảnh vật khi mặt trới lên? Nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh luận → thống nhất kết quả. (HS có thể liên hệ với các bài văn miêu tả về mặt trời mà mình biết)
*GV: Cảnh nổi bật nhờ vào cách dùng các hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ. nhờ đó mà đoạn văn rất súc tích nhưng giàu sức gợi cảm. Có được sự so sánh ấy, đòi hỏi nhà văn phải có óc quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú ( tích hợp với bài “ Quan sát… miêu tả”). Cách dùng ba tính từ liên tiếp đặt cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng gợi tả rất lớn. Nó gợi lên màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời rất thực nhưng cũng rất đẹp.
Δ: Cách đón mặt trời lên của tác giả được thuật lại như thế nào? Qua đó ta hiểu thêm điều gì về con người của ông?
O: HS trao đổi, thảo luận theo bàn. (Rất công phu và trân trọng. Mặt trời mọc là rất bình thường với mọi người. Vậy mà ông phải dậy từ sớm (canh tư), lặn lội ra thấu mũi đảo và đặc biệt là “rình” mặt trời lên như sợ đánh tan vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên. Điều đó cho thấy thêm tình yêu thiên nhiên của ông là sâu đậm nhường nào. Hơn hết là tình yêu “cái đẹp” – một yếu tố không thể thiếu ở người nghệ sĩ.
Hoạt động 3.3
O: HS đọc đoạn 3.
Δ: Tác giả đã chọn điểm không gian nào để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô? Vì sao ông lại chọn điểm không gian ấy?
O: HS tìm kiếm, phân tích. (Vì giếng nước ngọt là nơi trung nhiều người nhất. nó phản ánh cuộc sống của con người nơi đây (ở đảo, nước ngọt rất quí).
Δ: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sinh hoạt của con người nơi đây? Qua những chi tiết ấy, em cảm nhận được gì về cuộc sống ở đảo Cô Tô?
O: HS tìm kiếm, nêu cảm nhận.
*GV: Bức tranh về con người lao động ở đảo Cô Tô của Nguyễn Tuân rất hài hòa, cân đối về bố cục có xa, có gần; có to, có nhỏ; có cảnh sinh hoạt tập thể làm nền, có nhân vật chính được đặc tả nổi bật, gợi lên không khí vừa rộn ràng, vui tươi, vừa thanh bình, yên ả. Một vẻ đẹp thật đơn sơ, giản dị.
Hoạt động 3.4
Δ: Bài văn cho em hiểu gì về đảo Cô Tô? Nghệ thuật miêu tả của nhà văn có gì đặc sắc?
O: HS đọc ghi nhớ.
*GV: tổng kết, nhấn mạnh các ý cần nhớ.
Δ: Bài văn đã bồi đắp thêm tình cảm nào trong em?
O: HS tìm kiếm, nêu cảm nhận.
*GV: kết hợp giáo dục tư tưởng (tình yêu thiên nhiên, yêu ngôn ngữ dân tộc).
I/ Tìm hiểu chú thích:
II/ Đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm:
III/ Đọc phân tích tác phẩm:
1) Cô Tô sau cơn bão:
2) Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
- Được tả như một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ.
- Cảnh nổi bật nhờ biện pháp so sánh độc đáo, mới lạ và tài quan sát, tưởng tượng của tác giả.
® Yêu thiên nhiên, yêu “cái đẹp sâu sắc.
3) Sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
Diễn ra quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.
Cảnh lao động và sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập vừa thanh bình, yên ả.
4) Ghi nhớ: (SGK/91)
4.4 Củng cố và luyện tập :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Δ: Nêu lại nội dung chính và nghệ thuật của bài văn?
*GV: hướng dẫn HS làm các bài tập phần “Luyện tập” (thực hiện ở nhà).
IV/ Luyện tập:
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
Học bài; học thuộc ghi nhớ. Tìm hiêu thêm về bài văn (Chú ý cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật miêu tả của tác giả).
Soạn bài: “Cây Tre Việt Nam”. Yêu cầu:.
Đọc trước văn bản, chú thích.
Trả lời các câu hỏi mục “Đọc hiểu văn bản”.
5) Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:28. Tiết 105,106. Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Bài 17.
Ngày dạy: 24/02/09.
1) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
Củng cố kiến thức văn miêu tả (tả người).
b. Kỹ năng:
Biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học để xây dựng một bài văn tả người.
Biết thực hiện bài viết có bố cục, lời văn hợp lý.
c. Thái dộ:
Có thói quen cẩn thận khi tạo lập văn bản.
Có ý thức quan sát, nhận xét, liên tưởng, so sánh những sự việc, sự vật trong đời sống hàng ngày.
2) Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án, hướng dẫn HS làm dàn ý (các đề bài ở SGK) trước ở nhà.
Học sinh : Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 102.
3) Phương pháp :
Học sinh xây dựng một bài văn tả người theo yêu cầu cụ thể.
4) Tiến trình dạy – học :
4.1 Ổn định lớp :
4.2 Kiểm tra bài cũ :
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu, mục đích của bài viết.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
* GV: Ghi đề bài lên bảng, yêu cầu HS đọc.
* GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý theo hệ thống câu hỏi (ghi bảng phụ):
Đề yêu cầu làm gì?
Miêu tả bắt đầu từ sự việc gì? Hình ảnh mẹ (cha) lúc đó ra sao? Đặc điểm nào làm em xúc động (ấn tượng)?
Cảm nghĩ của em về mẹ (cha) lúc đó ra sao?
ĐÁP ÁN:
Mở bài:
Giới thiệu về mẹ (cha) hoặc ý nghĩa của tình mẫu (phụ) tử. (1đ)
Giới thiệu đặc điểm chung của mẹ (cha) hoặc tình cảm của mẹ (cha) dành cho mình. (1đ)
Thân bài:
Tình huống 1: Lúc em ốm. (2đ)
Bắt đầu từ việc gì? (Bệnh gì? Vì sao bệnh?)
Mẹ (cha) lo lắng, quan tâm, chăm sóc em ra sao? (Cử chỉ, nét mặt, lời nói, điều gì gây ấn tượng với em nhất?)
Tâm trạng em lúc đó như thế nào?
Tình huống 2: Khi em mắc lỗi. (2đ)
Em mắc lỗi gì? Trong hoàn cảnh, thời gian nào?
Thái độ, hình dáng, hành động, lời nói… của mẹ (cha) lúc đó như thế nào? (điểm nào hiện lên rõ nhất?)
Trước hình ảnh mẹ (cha) như vậy, em có cảm nghĩ gì?
Tình huống 3: Khi em làm được việc tốt. (2đ)
Em làm được việc tốt gì? Trong thời gian, hoàn cảnh nào?
Mẹ (cha) vui mừng như thế nào? Thể hiện ra sao?
Cảm nghĩ của em?
Kết bài: (2đ)
Nêu tình cảm, cảm nghĩ của bản thân đối với mẹ (cha).
Lưu ý:
HS có thể chọn 1, 2 tình huống để tả, lúc ấy cần điều chỉnh lại số điểm ở đáp án.
Nếu HS chọn 2 hoặc 3 tình huống để kể. GV cần lưu ý HS phần thân bài phải bắt đầu từ yếu tố tự sự (hồi tưởng) thì mới hợp lí. Tránh trường hợp HS sẽ gán ghép các sự việc, tình huống làm cho bài văn rời rạc, thiếu sức thuyết phục, rung động.
Ở mỗi tình huống, yêu cầu các em phải chọn được các chi tiết tiêu biểu (nét mặt, lời nói, cử chỉ, hành động…) .
Bài viết bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.
Chú ý lỗi chính tả, diễn đạt.
Hoạt động 2
* GV: Giám sát công việc viết bài của HS; giải đáp thắc mắc của HS trong quá trình làm bài (nếu có).
I/ Tìm hiểu đề - tìm ý:
Đề bài:
Hãy miêu tả lại hình ảnh của mẹ (hoặc cha) trong những trường hợp sau:
Lúc em ốm
Khi em mắc lỗi.
Khi em là được một việc tốt.
II/ Viết bài:
4.4 Củng cố và luyện tập :
Giáo viên rút kinh nghiệm tiết dạy dựa vào mục tiêu tiết dạy.
4.5 Hướng dẫn HS tự học :
Chuẩn bị bài “Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ”. Yêu cầu:
Xem lại kiến thức, kỹ năng đã học ở bài “Lượm”.
Xem lại các kiến thức về vần, cách gieo vần trong thơ.
Đọc trước nội dung và thực hiện các yêu cầu của bài: “Thi làm thơ năm chữ”.
5) Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 28. Tiết 107 Tiếng Việt
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
Bài 24
Ngày dạy: 17/02/09.
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Kiến thức: Nắm được các khái niệm của các thành phần chính của câu.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu đúng ngữ pháp.
Thái độ: Có ý thức đặt câu đầy đủ thành phần chính.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết 101.
3. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp đàm thoại, quan sát, phân tích ngữ liệu và thực hành luyện tập để hình thành kiến thức kỹ năng cho học sinh.
Chú ý tích hợp với các văn bản đã học và cách sử câu trong việc tạo lập văn bản.
4. Tiến trình dạy – học:
4.1 Ổn định lớp :
4.2 Kiểm tra bài cũ :
Δ: Hoán dụ là gì? Cho một ví dụ về hoán dụ trong các văn bản đ học? (8đ)
Δ: Nêu các kiểu hoán dụ thường gặp? Cho ví dụ? (8đ).
O: Nêu đúng khái niệm. (6đ)
Cho ví dụ: (2đ)
O:. (Mỗi trường hợp 2đ)
4.3 Giảng bài mới :
Giới thiệu bài mới: Để củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu, tiết học hôm nay sẽ giúp các em phân biệt thành phần chính và thành phần phụ, nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của VN, CN -hai thành phần chính của câu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
O: HS nhắc lại các thành phần câu đã học ở tiểu học. (Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)
*GV cho Vd: Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng .
Δ: Tìm các thành phần câu trong ví dụ trên? Trong các thành phần câu đã xác định trên, thành phần nào không thể vắng mặt ?
O: Chủ ngữ, vị ngữ bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý được trọn vẹn. Đó là thành phần chính .
Δ: Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt ?
O: Trạng ngữ có thể bỏ đi mà vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của câu. Đó là thành phần phụ
O: HS đọc ghi nhớ mục I / 92
Hoạt động 2
O: HS đọc Vd” Chẳng bao lâu … tráng”
Δ: Trong ví dụ trên, vị ngữ có thể kết hợp được với các từ nào ở phía trước ?
O: Từ “đã”. Ngoài ra còn kết hợp được với:”sẽ, đang, sắp, từng … “ là phó từ chỉ quan hệ thời gian.
Δ: Vị ngữ có thể trả lời những câu hỏi nào ?
O: Làm sao ? Như thế nào ? Làm gì ? Là gì ?
* GV: cho HS đặt câu và tự đặt câu hỏi cho vị ngữ.
Δ: Vị ngữ là gì ?
O: HS đọc ghi nhớ mục II ý 1/ 93
Δ: Hãy xác định –Nhận xét về cấu tạo của các vị ngữ trong các Vd . ( thảo luận nhóm)
a.Một buổi chiều, tôi / ra đứng cửa hang như mọi khi xem hoàng hôn xuống.
b.Chợ Năm Căn / nằm sát bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
c.Cây tre / là người bạn thân của nông dân VN. Tre, nứa, mai, vầu / giúp người trăm công nghìn việc khác nhau .
O: Động từ (cụm động từ). Tính từ (cụm tính từ). Danh từ (cụm danh từ)
*GV rút ra kết luận. HS đọc mục II ý 2 / 93
Δ: So sánh vị ngữ ở Ví dụ (b), (c) với Ví dụ (a)?
O: Ví dụ (b) có 4 vị ngữ : nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập .
-Ví dụ (c) có 1 vị ngữ :người bạn thân của nông dân Việt Nam.
-Ví dụ (a) có 2 vị ngữ : ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống.
Δ: Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ?
O: HS đọc ghi nhớ mục II ý 3 /93
Hoạt động 3
O: HS đọc lại các Vd ở phần 2 .
Δ: Tìm chủ ngữ trong các Vd trên ? Các chủ ngữ trên có mối quan hệ như thế nào với các hành động, đặc điểm, trạng thái ở vị ngữ ?
O: Chủ ngữ trong các câu đã cho nêu lên tên sự vật, hiện tượng có những hành động, đặc điểm, trạng thái ở vị ngữ .
Δ: Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào ?
O: Ai? con gì ? hoặc cái gì ?
*GV: kết luận chủ ngữ ® HS đọc ghi
File đính kèm:
- Tuan 27-30.doc