Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần: 24 - Tiết: 116 – 117 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước.

- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

2. Kỹ năng:

- Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

3. Thái độ:

- Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật tia chớp, sơ đồ tư duy

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS

Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten? Ý nghĩa văn bản?

3. Bài mới: Thời xưa, đời Lí, Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời, vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, niềm vui sống : “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ, từng phút chống chọi với bệnh nặng , ông vẫn có những vần thơ như thế .Chúng ta cùng tìm hiểu “Mùa xuân nho nhỏ”

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần: 24 - Tiết: 116 – 117 Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 Ngày soạn: 23/02/2013 Tiết PPCT: 116 – 117 Ngày dạy: 25/02/2013 Văn bản : MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính. 2. Kỹ năng: Biết cách đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Trình bày suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. 3. Thái độ: - Hiểu và thấy giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật tia chớp, sơ đồ tư duy… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten? Ý nghĩa văn bản? 3. Bài mới: Thời xưa, đời Lí, Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời, vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, niềm vui sống : “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ, từng phút chống chọi với bệnh nặng , ông vẫn có những vần thơ như thế .Chúng ta cùng tìm hiểu “Mùa xuân nho nhỏ” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Trần Hữu Tá nhận xét về thơ Thanh Hải : thơ ông chân chất, bình dị và đôn hậu GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số tác phẩm tiêu biểu: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (2 tập, 1970-1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mồ anh hoa nở; Cháu nhớ Bác Hồ; Thơ tuyển (1982)… GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng và tác động lớn đến nội dung thơ. GV: Em có nhận xét gì vể thể thơ, nhịp thơ? GV phát vấn, HS suy nghĩ trả lời. GV chốt ý và ghi bảng. GV: Bài thơ được tác giả viết với mạch cảm xúc như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời GV tích hợp với Tập làm văn và chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS đọc: nhịp thơ vui tươi, say sưa (khổ 1); nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn (khổ 2 -3); giọng thiết tha, trầm lắng (khổ 4-5-6) - Nhận xét cách đọc của học sinh. GV: Giải nghĩa các từ khó SGK GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ? GV: Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần? HS Thảo luận nhóm 3 phút – 4 nhóm. GV nhận xét và chốt ý. GV chuyển ý vào phần phân tích *HS: Đọc lại khổ thơ 1 GV: Tín hiệu của mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh, màu sắc nào? HS: Phát hiện và tìm chi tiết GV: Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì? GV: Ngoài những hình ảnh, màu sắc vừa tìm, tác giả còn cảm nhận mùa xuân bằng âm thanh nào? GV: Vậy tác giả đã sử dụng cơ quan cảm giác nào khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên với hình ảnh, màu sắc và âm thanh ? Theo em, giọt long lanh là giọt gì? GV bình hình ảnh giọt mùa xuân GV: Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân? HS: đưa ra ý kiến cá nhân GV: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, tác giả có cảm giác như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời GV bình, liên hệ với đoạn đầu bài thơ “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và chốt ý, ghi bảng. HẾT TIẾT 116 CHUYỂN TIẾT 117 Gv khái quát kiến thức tiết 116 và tích hợp với âm nhạc (Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ, phổ nhạc Trần Hoàn), chuyển ý sang tiết 117 * HS: Đọc lại khổ thơ 2-3 GV: Hãy tìm những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến khi mùa xuân về ở đoạn thơ vừa đọc? HS: Phát hiện và tìm chi tiết GV: Vì sao tác giả lại nhắc đến hai hình ảnh này khi mùa xuân về? GV: Ngoài ra, còn hình ảnh nào gắn liền với họ? (HS trả lời nhanh - Kĩ thuật tia chớp) GV: “Lộc” gắn với hình ảnh người lính và người nông dân có ý nghĩa như thế nào? Gv bình: hình ảnh “lộc” Gv chốt ý và ghi bảng GV: Từ ý thơ trên, em nhận thấy mùa xuân đất nước còn được cảm nhận qua nhịp điệu như thế nào? Tìm dẫn chứng ? HS: phát hiện và suy nghĩ trả lời GV: Thể hiện không khí như thế nào? GV: Ở khổ thơ thứ ba, tác giả có suy tư gì về đất nước? Từ suy tư đó, tác giả thể hiện thái độ gì trước mùa xuân đất nước? GV bình: Đất nước được so sánh như vì sao GV: Các nội dung trên được thể hiện qua những nghệ thuật đặc sắc nào? HS: phát hiện suy nghĩ trả lời GV:chốt ý và ghi bảng GV chuyển ý * HS đọc khổ thơ 4-5-6 HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Các mảnh ghép – 5 phút + Nhóm 1,2: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống? + Nhóm 3,4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý nghĩa gì? HS: thảo luận theo các nhóm. GV nhận xét từng phần kết hợp bình giảng “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu và ghi bảng “Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” GV: Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5? Em có nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà thơ? HS: suy nghĩ trả lời * HS đọc khổ thơ cuối GV: Ở khổ thơ cuối, nhà thơ còn muốn tâm sự điều gì với chúng ta? Ta cảm nhận điều gì ở nhà thơ qua lời tâm sự đó? HS: suy nghĩ trả lời GV bình: GV:Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn bản? GV: Khái quát ý nghĩa nhan đề bài thơ? HS: suy nghĩ trả lời GV chốt ý nội dung bài học bằng Sơ đồ tư duy và tích hợp với Tập làm văn GV: Sau khi học xong bài thơ, em có suy ngẫm gì về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống? ( Thi đua học tập, cống hiến cho đời, xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước…) GV liên hệ và giáo dục HS HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hs có thể phân tích và cảm thụ đoạn 1 hoặc đoạn 4-5 trong bài thơ về nội dung và nghệ thuật. Chú ý phân tích hình ảnh độc đáo mang ý nghĩa ẩn dụ. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế... - Là nhà thơ cách mạng. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Viết tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh - không bao lâu trước khi ông qua đời b. Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3 c. Mạch cảm xúc: Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: 3 phần - Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên - Khổ 2- 3: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước - Khổ 4-5-6: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả b.Phân tích: b1.Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên (khổ 1) - Dòng sông xanh - Bông hoa tím biếc -> Hình ảnh, màu sắc, đảo trật tự cú pháp - Chim chiền chiện hót vang trời -> Âm thanh cuộc sống - Giọt long lanh ...tôi hứng. ->Hình ảnh ẩn dụ, sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác đến thính giác và xúc giác. => Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên. b2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước:(khổ 2-3) người cầm súng - Mùa xuân + Lộc người ra đồng -> Hình ảnh sóng đôi, điệp ngữ: Biểu trưng cho hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. hối hả - Tất cả như xôn xao -> Điệp ngữ, từ láy, so sánh: Nhịp điệu khẩn trương, hăng say - Đất nước như vì sao So sánh, liên Cứ đi lên phía trước tưởng => Khẳng định niềm tin vào tương lai; vẻ đẹp hùng vĩ, tràn trề hi vọng của mùa xuân đất nước. b3. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ: (Khổ 4-5) - Ta làm: con chim hót (niềm vui) cành hoa (vẻ đẹp) nốt trầm (tài trí đất nước, con người Việt Nam) - Mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời tuổi hai mươi Điệp ngữ, Dù là ẩn khi tóc bạc - Tôi (số ít, riêng) -> “Ta” (số ít + số nhiều, riêng + chung) => Điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ: Ước nguyện cống hiến cho đời khiêm tốn, thầm lặng; khát vọng hòa nhập vào cuộc sống. b4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước: - Ta xin hát câu Nam ai, Nam bình -> Giai điệu quê hương thiết tha, sâu lắng. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Thơ 5 chữ mang âm hưởng dân ca - Kết hợp hài hòa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc: ẩn dụ, điệp ngữ, từ ngữ xưng hô... - Tứ thơ chặt chẽ, giọng thơ biến đổi linh hoạt. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được mạch cảm xúc bài thơ. Nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Phân tích cảm thụ một đoạn thơ mà em thích (nội dung – nghệ thuật) * Bài mới: Chuẩn bị “Viếng lăng Bác” E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............ ***************************************** Tuần : 24 Ngày soạn: 24/02/2013 Tiết PPCT: 118 Ngày dạy: 26/02/2013 Văn bản : VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thạnh, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêy. - Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ - Vị cha già dân tộc. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật tia chớp, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả phác họa như thế nào? Thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ? - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước? Từ đó, Thanh Hải có ước nguyện, khát vọng gì? Liên hệ với bản thân HS về nhiệm vụ của bản thân với cuộc đời. 3. Bài mới: GV mở bài hát Viếng lăng Bác, giới thiệu về Bác rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV: Em có nhận xét gì vể thể thơ, nhịp thơ? GV phát vấn, HS suy nghĩ trả lời. GV chốt ý và ghi bảng. GV: Bài thơ được tác giả viết với mạch cảm xúc như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời GV tích hợp với Tập làm văn và chuyển ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS đọc: giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, càng ngày càng dâng cao có đoạn lắng sâu, đoạn cuối thiết tha. - Nhận xét cách đọc của học sinh. GV: Giải nghĩa các từ khó SGK GV:Tìm bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả trong bài.? HS Thảo luận nhóm 3 phút – 4 nhóm. GV nhận xét và chốt ý. GV chuyển ý vào phần phân tích *HS: Đọc lại khổ thơ 1 *Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”? GV: Có thể thay từ thăm bằng từ nào, từ đó thể hiện tình cảm như thế nào? Tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào? GV: thay từ “viếng” GV: Đến lăng Bác, tác giả miêu tả những gì? Bằng nghệ thuật gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì? *Đọc khổ thơ 2, có những “mặt trời” nào xuất hiện? GV:Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì? HS: phát hiện suy nghĩ trả lời GV:Lời thơ ở hai câu đó gợi lên cảnh tượng như thế nào? GV:Lăng là nơi đặt thi hài của người quá cố, nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác? GV:Nghệ thuật gì? Tác dụng? GV bình và chốt ý: Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi. * HS đọc khổ thơ 3 GV:Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào? HS: phát hiện suy nghĩ trả lời Kĩ thuật tia chớp GV:Từ nào trong lời thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim” có sức biểu cảm lớn? GV: “nhói” nghĩa là gì? Tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào? GV bình và chốt ý: Bác đang trong giấc ngủ yên, giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước. * HS đọc khổ thơ 4 GV:Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng,người con đã nguyện ước những điều gì? HS: phát hiện suy nghĩ trả lời GV:Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào? HS thảo luận – 5 phút HS: thảo luận theo các nhóm. GV nhận xét từng phần kết hợp bình giảng và ghi bảng GV:Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của văn bản? GV: Khái quát ý nghĩa nhan đề bài thơ? HS: suy nghĩ trả lời GV liên hệ và giáo dục HS HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hs có thể phân tích và cảm thụ đoạn 1 hoặc đoạn 4-5 trong bài thơ về nội dung và nghệ thuật. Chú ý phân tích hình ảnh độc đáo mang ý nghĩa ẩn dụ (cây tre, bông hoa, chim) I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Viễn Phương (1928 -2005), tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. - Ông là nhà thơ, là cây bút sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích trong tập “Như mây mùa xuân”,1978. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, lăng chủ tịch vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc b. Thể thơ: 8 chữ II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục Theo mạch cảm xúc - Cảm xúc trước lăng Bác: Hai khổ thơ đầu. - Cảm xúc trong lăng Bác: Khổ thứ ba. - Cảm xúc khi rời lăng Bác: Khổ thơ cuối. b.Phân tích: b1.Cảm xúc trước lăng Bác *Khổ thơ thứ nhất - Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác ->Lời giới thiệu, thông báo đầy xúc động =>Cách xưng hô thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng. - Hàng tre bát ngát, xanh xanh Việt Nam. -> Hình ảnh ẩn dụ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng =>Nghệ thuật liên tưởng, nhân hoá tượng trưng. Tre kiên cường bất khuất, hiên ngang. Lăng Bác thật gần gũi ở giữa tre như ở giữa làng quê Việt Nam. *Khổ thơ thứ hai: - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ->Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời của vũ trụ (1), mặt trời của con người – Bác Hồ (2) -> Sự tôn kính của nhà thơ và của nhân dân dành cho Bác. - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân =>Hình ảnh thực (dòng người) và hình ảnh ẩn dụ (tràng hoa) sóng đôi: Lòng thành kính của nhân dân đối với Bác. b2. Cảm xúc trong lăng Bác (khổ thơ 3) - Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền => Nghệ thuật ẩn dụ, ca ngợi Bác. “Trời xanh là mãi mãi” ->Bác vẫn sống mãi và hóa thân thành non sông, thiên nhiên, đất nước Mà sao nghe nhói... -> “Nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt => Biểu cảm trực tiếp nỗi đau tinh thần, cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn tác giả về sự ra đi của Bác. c.Cảm xúc khi rời lăng Bác - Muốn làm : Con chim hót Đoá hoa toả hương Cây tre trung hiếu =>Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, cây tre thể hiện ước nguyện thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa sâu sắc, vùa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Thơ 8 chữ, gieo vần nhịp điệu linh hoạt - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích, cảm thục những hình ảnh thơ đẹp. * Bài mới: Chuẩn bị bài “Sang thu” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************************ Tuần : 24 Ngày soạn: 24/02/2013 Tiết PPCT: 119 - 120 Ngày dạy: 26/02/2013 Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Đề văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Các bước làm văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 2. Kỹ năng: Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề và tìm ý về bài nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích . 3. Thái độ: - Có cách nhìn chuẩn xác với một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và vận dụng vào làm văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thảo luận, giải thích… D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 3. Bài mới: GV giới thiệu về cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích rồi bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Đọc 4 đề trong SGK Câu a:Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện? Câu b: Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào? Đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý và nêu nhận xét ? Đọc phần Lập dàn bài Đọc phần Viết bài Nêu các bước làm bài-các phần bài cơ bản - Đọc Ghi nhớ LUYỆN TẬP - Đọc đề 1, các nhóm 1,2,3 viết Mở bài các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. HẾT TIẾT 119 CHUYỂN TIẾT 120 - Đọc đề 2, các nhóm 1,2,3 viết Mở bài các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài ở BT2 dựa vào nội dung đã học ghi trong vở I.TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích a, Đề bài: 4 đề b, Nhận xét: Câu a: Các đề bài trên nghị luận về: Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Đề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh. Câu b: +Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. +Khác nhau: “suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm. “phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm. 2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. a.Tìm hiểu đề - Tìm ý: - Yêu cầu:nghị luận về nhân vật trong tác phẩm. - Phương pháp:xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân về nhân vật. - Phẩm chất nổi bật của nhân vật: Tình yêu làng gắn bó hoà quện với lòng yêu nước (nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.) - Các biểu hiện: + Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước. + Các chi tiết nghệ thuật:tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước. + Ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật. b. Lập dàn bài: SGK trang 66 c. Viết bài: * Mở bài: có hai cách C1: Đi từ khái quát đến cụ thể (Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật) C2: Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết. *Thân bài: - Tình yêu làng gắn với tình yêu nước... - Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai... * Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc.. d.Kiểm tra và sửa chữa: - Kiểm tra lại cấu trúc văn bản. - Kiểm tra sự liên kết câu, liên kết đoạn. - Kiểm tra về cách dùng từ, đặt câu. *Ghi nhớ:SGK/68 II. LUYỆN TẬP: Đề 1: Phân tích nhân vật bé Thu và tình cha con của cô và ông Sáu MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà” - Nhận định sơ lược về nhân vật bé Thu và tình cha con TB: * Về nhân vật bé Thu cần nêu những ý sau: - Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh + Sự ương nghạnh thể hiện ở việc dứt khoát không chịu nhận ông Sáu là “ba” (HS tìm dẫn chứng) + Sự ương ngạnh ấy không hề đáng trách mà có phần đáng yêu (HS trả lời được câu hỏi vì sao vậy?) + Phản ứng tâm lý của bé Thu hoàn toàn tự nhiên,chứng tỏ cá tính mạnh mẽ, một tình yêu sâu sắc, chân thật dành cho người cha - Tình cảm bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường (HS tìm dẫn chứng) - Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc * Về tình cha con trong chiến tranh: - Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc - Người đọc thật sự xúc động về tình của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy nghĩ KB: Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và tình cha con của họ Đề 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên TB: Truyện nhằm ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. *Nhân vật anh thanh niên: 27 tuổi, làm công tác khí thượng thủy văn kiêm vậ lý địa cầu. Sống trong căn nhà 3 gian sạch sẽ - Ý thức công việc, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề (thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người) - Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc (đối với cuộc sống con người “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được... cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”) - Đọc sách -> luôn tìm tòi, học hỏi, cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ. - Tự tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách. - Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực. => Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi với những công việc bình thường mà cần thiết . *Nghệ thuật :Câu chuyện đậm chất trữ tình .Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận . * Nội dung : - Hình ảnh những con người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng của họ. KB: Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên - Liên hệ bài học cho bản thân: học tập được tinh thần yêu lao động, say mê với công việc, vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, sống phải chân thành hòa hợp với mọi người, ta sẽ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Nắm vững yêu cầu từng phần: Mở, thân, kết * Bài mới: Soạn bài: “Luyện tập bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích” . E. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............

File đính kèm:

  • doctuan 24 van 9.doc
Giáo án liên quan