Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 năm 2013 - 2014

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.

2- Kỹ năng: Củng cố, ôn tập kiến thức kĩ năng miêu tả.

- Luyện kĩ năng nhận xét sữa chữa bài làm của mình và của bạn.

3- Thái độ: Thấy và tìm cách tự sữa chữa các lỗi của mình đã mắc phải.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Chấm, thống kê số điểm.

- Dàn bài.

- Học sinh: + Đọc kĩ lời phê của cô trong bài kiểm.

III. Các bước lên lớp:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Ngày soạn : 09/3/2008 Tiết : 98 Ngày dạy : 12/3/2008 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN tả cảnh ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp học sinh: - Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. 2- Kỹ năng: Củng cố, ôn tập kiến thức kĩ năng miêu tả. - Luyện kĩ năng nhận xét sữa chữa bài làm của mình và của bạn. 3- Thái độ: Thấy và tìm cách tự sữa chữa các lỗi của mình đã mắc phải. II. Chuẩn bị: Giáo viên: + Chấm, thống kê số điểm. Dàn bài. Học sinh: + Đọc kĩ lời phê của cô trong bài kiểm. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ1: Nêu và tìm hiểu đề bài: Tả cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. + Đề bài yêu cầu tả cảnh gì? + Xác định kiểu bài? + Cách miêu tả? - GV điều chỉnh bổ sung sau khi HS nêu và trao đổi. - Nhấn mạnh: Việc lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả, bố cục… HĐ2: Hướng dẫn xây dựng dàn ý cho bài viết: HĐ3: Trả bài viết cho HS: - Cho HS trao đổi bài với nhau để học hỏi rút kinh nghiệm. - Đọc bài khá giỏi nhất cho lớp nghe tham khảo. 4. Củng cố: Công bố số điểm của lớp: Lớp 6/3: Giỏi: ? Khá: ? TB: ? Yếu: ? Lớp 6/4: Giỏi: ? Khá: ? TB: ? Yếu: ? Nhận xét một số ưu khuyết điểm trong bài viết của HS về nội dung, hình thức; chữa một số đoạn tiêu biểu. 5. Hướng dẫn học ở nhà: Tiếp tục sữa chữa bài ở nhà. Khắc phục ngay những lỗi trong bài viết chuẩn bị cho bài làm tới. Nêu theo trí nhớ về đề bài TLV đã làm. - Nêu bổ sung. - Nghe. I/ MB: Giới thiệu cảnh tả: - Trống hết tiết 2 báo giờ ra chơi đã tới. - HS từ các lớp ùa ra. II/ TB: Cảnh HS chơi đùa; - Các trò chơi quen thuộc; - Góc phía đông, giữa sân; - Nắng, chim, cây lá xung quanh; - Trống báo hiệu, HS vào lớp. III/ KB: Cảm xúc của người viết: - Giúp giải toả mệt mõi, căng thẳng, sảng khoái tinh thần… - Đọc và suy nghĩ từ bài viết của mình. - Nghe - Nghe * Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………...... ……………………………………………………………………………………………………………. ===///=== Tuần 25 Ngày soạn : 09/3/2008 Tiết 99 Ngày dạy : 12/3/2008 LƯỢM Tố Hữu (Tiết 1) ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: .- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. - Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. 2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự. - Rèn kĩ năng đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng, kết hợp vừa tả vừa kể vừa nêu cảm xúc trong văn miêu tả kể chuyện. 3- Thái độ: - Càng thêm yêu quí, cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. II. Chuẩn bị: 1- GV: - Bảng phụ: Tóm tắt 3 sự việc chính. - Chân dung của tác giả Minh Huệ. 2- HS: - Đọc, tìm hiểu văn bản; bảng phụ. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm 5 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. - Nội dung bài thơ tập trung thể hiện tình cảm gì? Của ai? 3. Bài mới: - Cho HS xem chân dung nhà thơ Tố Hữu và giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tố Hữu vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế, quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc tên Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sau nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hy sinh anh dũng trên đường đi công tác. Xúc động, cảm phục, mến thương, nhà thơ đã viết bài thơ tự sự mang tên “Lượm”- SGK tr 72. - HĐ 1: HD đọc, tìm hiểu chung văn bản: - GV: Chú ý thay đổi giọng đọc thích hợp mỗi đoạn, mỗi câu:Giọng vui tươi sôi nổi ở đoạn đầu, giọng đối thoại giữa hai chú cháu; giọng ngắt ngừng ở những câu thơ đặt biệt có 2 tiếng. - GV đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc tiếp. - Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu? - GV: Bài thơ Lượm được in năm 1949 sau đó đưa vào tập thơ Việt Bắc (1946-1954) - Phương thức biểu đạt của văn bản là kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm, qua đó đã tạo ra hai hình tượng nhân vật. - Hãy cho biết đó là những nhân vật nào? - Cả hai nhân vật xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (Hoàn cảnh đất nước) - Trong bài thơ, nhân vật nào được miêu tả, nhân vật nào tự biểu hiện cảm nghĩ? - Treo bảng phụ có tóm tắt bố cục. - Chuyện của hai chú cháu được kể qua các thời điểm: + Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu trước khi Lựơm hy sinh. + Khi Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh. + Sau khi Lượm hy sinh và tình cảm của tác giả. - Em hãy xác định bố cục tương ứng trong văn bản. - HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết: - Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai chú cháu được miêu tả qua các chi tiết nào về: + Hình dáng? + Trang phục? + Cử chỉ? + Lời nói? (Chia 2 dãy, mỗi dãy tìm 2 đặc điểm) - Nhận xét, bổ sung. - Cho HS xem bảng phụ. - Kết hợp giải thích từ: Loắt choắt, đỏ bồ quân, cái sắc, đường vàng. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? (Về phương diện quan sát, tưởng tượng? Về cách dùng từ?) - Đặt biệt, em hiểu gì về chi tiết miêu tả Lượm: Như con chim chích/ Nhãy trên đường vàng? - Theo em câu thơ đó có giá trị bộc lộ tình cảm gì? - Qua những câu thơ miêu tả Lượm, em hình dung Lượm là một cậu bé như thế nào? 4. Củng cố: - Trong các chi tiết miêu tả về Lượm, em thích chi tiết nào nhất? vì sao? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục tìm hiểu: Hình ảnh Lượm trong khi làm nhiệm vụ và hy sinh. - Trả lời trước lớp - Tình cảm yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Quan sát, nghe. - Nghe - Đọc - Trả lời cá nhân: + Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, ở Thừa Thiên-Huế , là nhà thơ lớn cuả thơ ca hiện đại Việt Nam. + Lượm- chú bé liên lạc + Người chú (Tác giả) + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt. + Lượm: được miêu tả Người chú: tự bày tỏ cảm xúc + 3 phần: * Từ đầu…Cháu đi xa dần * Cháu đi…Hồn bay giữa đồng. * Còn lại. - Chia 2 dãy, mỗi dãy tìm 2 đặc điểm: * Hình dáng: Bé loắt choắt, chân thoắn thoắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân. * Trang phục: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. * Cử chỉ: Mồm huýt sáo vang, như con.., Nhảy trên…. * Lời nói: Cháu đi liên lạc, Vui lắm.., Ở đồn.. Thích hơn ở nhà. - Giải thích từ. - Trao đổi cá nhân trả lời: + Quan sát trực tiếp bằng mắt nhìn, tai nghe nên hình ảnh Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động. + Dùng nhiều từ láy gợi hình để gợi lên hình dáng, tính cách của Lượm. + Là hình ảnh so sánh do tưởng tượng của nhà thơ, gợi tả rất đúng hình ảnh tính cách của Lượm: nhỏ nhắn, hiếu động, vui tươi giữa không gian cánh đồng lúa vàng. + Tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm - Tự bộc lộ cảm nhận I. Đọc, tìm hiểu chung: SGK II. đọc ,tìm hiểu chi tiết: 1/ Lượm trước khi hy sinh: - Hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời. * Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tuần 25 Ngày soạn : 09/3/2008 Tiết 100 Ngày dạy : 12/3/2008 LƯỢM Tố Hữu (Tiết 2) ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: .- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. - Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. 2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự. 3- Thái độ: - Càng thêm yêu quí, cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. II. Chuẩn bị: 1- GV: Bảng phụ 2- HS: Đọc, tìm hiểu văn bản; bảng phụ. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Qua những chi tiết miêu tả Lượm, em đã cảm nhận Lượm là một cậu bé như thế nào? 3. Bài mới: Tiếp theo T 1 -HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh Lượm khi làm nhiệm vụ và lúc hy sinh: - Gọi HS đọc đoạn thơ 2. - Những câu thơ nào miêu tả Lượm đang làm nhiệm vụ? - Trong những dòng thơ đó, theo em, lời thơ nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc? - Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong lời thơ này? Tác dụng của nó? - Chiến tranh, bom đạn đã gây đau thương, chết chóc cho bao người. Một chú bé nhỏ tuổi như Lượm cũng phải hy sinh vì chiến tranh. - Cái chết của Lượm được miêu tả qua những câu thơ nào? - Cái chết đổ máu nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa một cánh đồng quê thơm hương lúa mới. - Cái chết của Lượm đã cho em những cảm xúc gì? Em nghĩ nghĩa như thế nào về cái chết của Lượm? - HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu tình cảm của nhà thơ. - Em có phát hiện gì về cách xưng hô của tác giả với Lượm trong phần đầu và ở cuối bài thơ? - Cách gọi đó nói lên điều gì? - Đặt biệt trong bài thơ còn có những câu thơ có cấu tạo đặc biệt, hãy cho biết đó là những câu thơ nào? - Cho HS quan sát dòng thơ trên bảng phụ - Em có nhận xét gì về cấu tạo của những dòng thơ này? (có phải tự nhiên viết ? dụng ý là gì?) - Trong đoạn cuối của bài thơ có những dòng thơ lập lại những dòng thơ đầu, miêu tả Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống. - Em hãy đọc to những dòng thơ đó. - Việc lập lại những lời thơ miêu tả Lượm ban đầu sau câu hỏi “ Lượm ơi! Còn không?” có ý nghĩa gì? - GV: Cấu trúc lập lại của bài thơ thể hiện một niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của một con người như Lượm. Nó là ước vọng về một đất nước không còn chiến tranh để trẻ em đươc sống hồn nhiên, hạnh phúc. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của bài thơ. - HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết văn bản. - Bài thơ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào? - Nhận xét về thể thơ, cách dùng từ? - Em đã cảm nhận được gì từ nội dung bài thơ? 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc bài thơ, nội dung bài học. - Đọc, tìm hiểu bài Cô Tô- Nguyễn Tuân. - Trả lời trước lớp. - Đọc - Tìm, nêu + Bỏ thư vào bao + Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo + Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng. + Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo + Vụt: động từ, Vèo vèo: tính từ → Diễn tả chính xác hành động dũng cảm của lượm và nổi bật tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh. - Tìm, nêu. + Một dòng máu tươi Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm… Hồn bay … - Tự bộc lộ: + Xót thương, cảm phục… + Một cái chết dũng cảm, đẹp đẽ, nhẹ nhàng, thanh thản…: Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương. + Chú – Cháu: Thân tình + đồng chí: Xem như một người bạn chiến đấu. - Tìm, nêu + Ra thế Lượm ơi! + Thôi rồi, Lượm ơi! + Lượm ơi, còn không? - Trao đổi, nêu + Đặt biệt, có 2 tiếng xuống dòng; ngắt (phẩy) giữa câu thơ. + Bộc lộ cảm xúc xúc động nghẹn ngào, nức nở… - Đọc + Chú bé loắt choắt… - Suy nghĩ, trả lời + Bộc lộ cảm nghĩ của nhà thơ + Miêu tả, kể chuyện, biểu cảm + Thơ 4 chữ, nhiều từ láy gợi hình. - Tự bộc lộ 2/ Lượm khi làm nhiệm vụ và hy sinh: - Vụt qua: động từ - Vèo vèo:Tính từ - Cháu nằm.. giữa đồng. → Hành động, cái chết dũng cảm, nhẹ nhàng 3/ Tình cảm của nhà thơ: + Chú – Cháu: Thân tình + Đồng chí: Xem như một người bạn chiến đấu. + Cảm xúc xúc động, nghẹn ngào trước sợ hy sinh của Lượm. - Lượm đã hy sinh nhưng vẫn còn sống mãi trong tâm trí nhà thơ, còn mãi với đời. 4/ tổng kết: - Miêu tả, kể chuyện, biểu cảm +Thơ 4 chữ, nhiều từ láy gợi hình. + Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. - Ghi nhớ:SGK * Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 Tuan 25 3 cot.doc
Giáo án liên quan