I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu của tiếng nói dân tộc.
-Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 28548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 văn bản: Buổi học cuối cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Tiết 89-90
Ngày soạn:11/02/09
Ngày dạy:23/02/09
Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát)
An-phông-xơ Đô-đê
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
-Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu của tiếng nói dân tộc.
-Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV
2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Qua phân tích, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả trong bài “Vượt thác”?
2/Em có nhận xét gì về nét đặc sắc của nghệ thuật bài văn?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng là tác phẩm của nhà văn Pháp được viết từ thế kỉ XIX nhưng truyện rất gần gũi với chúng ta cũng như với mọi dân tộc.
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
2/Tả cảnh và tả người, so sánh, nhân hoá,..
-HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 ( 40’)
²Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả:
-An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2.Tác phẩm:
-Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
3.Bố cục:
-”Buổi sáng...vắng mặt con”:trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường, quang cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
-”Tôi bước....cuối cùng này!”:Diễn biến buổi học cuối cùng.
-Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
II-PHÂN TÍCH.
1.Nhân vật Phrăng.
-Choáng váng, sững sờ, tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác trong học tập và sự ham chơi của mình.
-Nghe và hiểu lời nhắc nhở của thầy, hiểu ý nghĩa thiêng liêng của học tiếng Pháp.
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu vài nét về:
+Tác giả?
+Tác phẩm?
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:giọng điệu, nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng; ở đoạn cuối nhịp dồn dập, căng thẳng, giọng xúc động.
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc của học sinh.
HỎI:Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào?
HỎI:Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
HỎI:Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ở ngôi thứ mấy?
HỎI:Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
HỎI:Bài văn có bố cục như thế nào? Nêu nội dung của mỗi đoạn?
HỎI:Hãy nêu tâm trạng của Phrăng trước buổi học?
HỎI:Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở sân trường và không khí trong lớp học?
HỎI:Những dấu hiệu đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
HỎI:Ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
HỎI:Sự ân hận của Phrăng còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
HỎI:Tại sao nhân vật Phrăng qua buổi học cuối cùng đó tâm trạng có những biến đổi sâu sắc?
HỎI:Em thấy nhân vật Phrăng được miêu tả qua các phương diện nào?
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Tác giả:An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, xuất thân trong một gia đình nghèo, phải bỏ học giữa chừng để kiếm sống và viết văn.
+Tác phẩm:truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) Pháp thua trận,...
-Cá nhân trả lời:buổi học tiếng Pháp cuối cùng, một buổi học tiếng dân tộc cuối cùng.
-Cá nhân trả lời:
+Nhân vật kể:Phrăng
+Ngôi kể:ngôi thứ nhất.
-Cá nhân trả lời:thầy giáo Ha-men, cụ già Hô-de, bác phát thư cũ, các học sinh nhỏ, các cụ già trong làngðchú bé Phrăng gây ấn tượng nhất.
-Cá nhân trả lời:chia ba đoạn
+”Buổi sáng...vắng mặt con”:trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường, quang cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
+”Tôi bước....cuối cùng này!”:Diễn biến buổi học cuối cùng.
+Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
-Cá nhân trả lời:định trốn học vì đã trễ giờ, sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc...chạy đến trường.
-Cá nhân trả lời:
+Trên đường đến trường lính Phổ đang tập, nhiều người đọc cáo thị.
+Quang cảnh ở trường:lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
+Không khí lớp học:lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng, ăn mặc đẹp, có cả dân làng...vẻ buồn rầu.
-Cá nhân trả lời:vùng An-dát rơi vào tay bọn Phổ; trường phải bỏ dạy tiếng Pháp; dạy và học tiếng Đức.
-Cá nhân trả lời:khi nghe thầy nói cho biết đây là buổi học cuối cùng thì Phrăng choáng váng, sững sờ, tiết nuối, ân hận về sự lười nhác trong học tập và sự ham chơi của mình...
-Cá nhân trả lời:đến lượt đọc bài mà không thuộc chút nào về quy tắc phân từðân hận trở thành xấu hổ, tự giận mình.
-Cá nhân trả lời:chứng kiến các cụ già đến dự buổi học, nghe và hiểu lời nhắc nhở của thầy, hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp.
-Cá nhân trả lời:qua diễn biến tâm lí tinh tế và chân thực.
Tiết 2
2.Nhân vật thầy giáo Ha-men.
-Về trang phục:chiếc mũ lụa thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục,..
-Về thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng,..
-Những lời nói về việc học tiếng Pháp
HỎI:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng được miêu tả qua mấy phương diện?
HỎI:Về trang phục của thầy giáo được miêu tả như thế nào trong buổi học cuối cùng?
HỎI:Về thái độ đối với học sinh?
HỎI:Em có nhận xét gì về trang phục và thái độ của thầy giáo Ha-men?
HỎI:Những lời nói về việc học tiếng Pháp?
HỎI:Em thấy những đoạn văn đó được viết theo phương thức biểu đạt nào?
HỎI:Hình ảnh so sánh “giữ vững tiếng nói của mình chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù” có ý nghĩa gì?
-Y/c HS đọc đoạn cuối truyện
HỎI:Em có nhận xét gì về hành động và cử chỉ của thầy giáo Ha-men lúc buổi học kết thúc?
HỎI:Qua các chi tiết phân tích, em có cảm nghĩ gì về nhân vật thầy giáo Ha-men?
HỎI:Ngoài nhân vật Phrăng, thầy giáo Ha-men, trong văn bản còn có những nhân vật nào nữa để góp phần làm nên tư tưởng chủ đề của truyện?
HỎI:Tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả dân làng Andát trong buổi học cuối cùng?
HỎI:Qua chi tiết đó, em hiểu gì về người dân Andát đối với tiếng mẹ đẻ, đối với nước Pháp?
HỎI:Việc miêu tả từ chú bé Phrăng đến thầy giáo Ha-men và cả dân làng Andát trong buổi học cuối cùng điều đó có ý nghĩa gì?
-Cá nhân trả lời:qua bốn phương diện: trang phục, thái độ với học sinh, những lời nói về việc học tiếng Pháp, hành động và cử chỉ cuối cùng trong buổi học.
-Cá nhân trả lời:chiếc mũ lụa thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục,..
-Cá nhân trả lời:lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng,..
-Cá nhân trả lời:đó là trang phục trong ngày lễ thật trang trọng; thái độ ân cần, dịu dàng hoàn toàn khác ngày thườngðchứng tỏ buổi học cuối cùng này thật quan trọng.
-Cá nhân trả lời:
+Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai.
+Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó.
+Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ....
-Cá nhân trả lời:phương thức biểu cảm
-Cá nhân trả lời:ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định sức mạnh của tiếng nói dân tộc.
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:đó là nỗi đau đớn, xúc động tới cực điểm: người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dồn cả sức mạnh viết lên bảng câu “Nước Pháp muôn năm”.
-Cá nhân trả lời:rất đau đớn và căm phẫn kẻ thù, tận tâm dạy buổi học cuối cùngðcó lòng yêu nước sâu sắc.
-Cá nhân trả lời:dân làng Andát (mà tiêu biểu là cụ già Hô-de)
-Cá nhân trả lời:dân làng ngồi lặng lẽ....vẻ mặt buồn rầu.
-Cá nhân trả lời:tình cảm thiêng liêng và trân trọng đối với việc học tiếng của dân tộcðtình yêu nước Pháp.
-Cá nhân trả lời:tình yêu nước có tất cả ở mọi người, mọi lứa tuổi, yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói của dân tộc mình.
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT:
-Nội dung:Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”.
-Nghệ thuật:Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
HỎI:Qua phân tích em hãy nêu nội dung của văn bản?
HỎI:Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật của truyện?
HỎI:Học xong văn bản “Buổi học cuối cùng” em rút ra được bài học gì?
-Cá nhân trả lời:truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.....
-Cá nhân trả lời:Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
-Cá nhân trả lời:phải biết yêu quý và giữ gìn, học tập và nắm vững tiếng nói của dân tộc mình. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu nước.
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố
²Dặn dò
HỎI:Trong truyện thầy giáo Ha-men nói”.....khi một dân tộc rơi vào vòng...lao tù..”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nhân hoá cần nắm:
+Khái niệm, các kiểu nhân hoá.
+Tác dụng của nhân hoá.
-Nhận xét lớp học.
-Cá nhân trả lời:giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Phải biết yêu quý và giữ gìn, học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình.
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị.
File đính kèm:
- Tiet 89-90-Buoi hoïc cuoi cung-Tuan 23.doc