Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 (3 cột)

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Giúp nắm

- Khái niệm hoán dụ.

- Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ.

- Các kiểu hoán dụ.

. 2- Kĩ năng:

- Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.

3- Thái độ:

- Có ý thức vận dunggj hoán dụ vào bài TLV và khi nói.

II. Chuẩn bị:

1- GV: Bảng phụ

2- HS: Tập, sách GK

III. Các bước lên lớp:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 (3 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn : 15/3/2008 Tiết 101 Ngày dạy :19/3/2008 HOÁN DỤ ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp nắm - Khái niệm hoán dụ. - Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ. - Các kiểu hoán dụ. . 2- Kĩ năng: - Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ. 3- Thái độ: - Có ý thức vận dunggj hoán dụ vào bài TLV và khi nói. II. Chuẩn bị: 1- GV: Bảng phụ 2- HS: Tập, sách GK III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp. 3. Bài mới: Tiết học vừa qua, các em đã tìm hiểu về một biện pháp chuyển đổi tên gọi sự vật, hiện tượng đó là ẩn dụ. Hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu một kiểu chuyển đổi tên gọi nhằm tạo sắc thái biểu cảm, đó là phép hoán dụ tu từ. (SGK tr 82) - HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm hoán dụ. - Gọi HS đọc VD SGK - Từ áo nâu và áo xanh gợi em liên tưởng đến những ai? - GV: Từ áo nâu và áo xanh mà ta có thể liên tưởng đến những người nông dân và công nhân, tức là dựa vào đặc điểm, tính chất với sự vật mang đặc điểm, tính chất đó: Người nông dân thường mặc áo nâu, người công dân thường mặc áo xanh khi đi làm. ( VD: đầu xanh- tuổi trẻ, đầu bạc- tuổi già, Mày râu- đàn ông, Má hồng- phụ nữ) - KL: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó gọi là hoán dụ. - Hãy so sánh cách diễn đạt ở VD1 và ví dụ sau: (cho HS quan sát bảng phụ) - Theo em, cách diễn đạt nào có giá trị biểu cảm? - Vậy, tác dụng của phép tu từ hoán dụ là gì? - Nêu rõ khái niệm thế nào là hoán dụ? - HĐ 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ - Gọi HS đọc VD a mục II SGK - Từ in đậm “Bàn tay” gợi em liên tưởng đến sự vật nào? - Người lao động và bàn tay có mối quan hệ như thế nào? - Cách dùng hoán dụ này gọi là gì? - Gọi HS đọc VD b SGK - Từ Một, Ba gợi em liên tưởng đến cái gì? - GV: Một, ba: Số lượng cụ thể. Trong bài thơ Một, ba mang ý chỉ: Một: số ít, ba: chỉ số lượng nhiều- trừu tượng. Vậy bài ca dao sử dụng hoán dụ theo kiểu lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. - Rút ra kết luận kiểu hoán dụ thứ 2. - Gọi HS đọc VD c SGK - Đổ máu gợi em liên trưởng đến sự việc gì? - GV: Lấy dấu hiêu của chiến tranh để chỉ cuộc chiến tranh. Tức là lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật. - Yêu câu HS rút ra kiểu hoán dụ thứ ba? - GV nêu VD trên bảng lớp: Cả phòng nhiệt liệt hoan hô. - Cả phòng ý chỉ ai? - GV: Phòng là vật chứa đựng, người trong phòng có thể xem là vật bị chứa đựng. Nói cả phòng nhiệt liệt hoan hô tức là lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng. - Yêu cầu rút ra kiểu hoán dụ thứ 4 - Nêu các kiểu hoán dụ thường gặp? - HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT. - Yêu cầu mỗi dãy bàn làm 2 câu - Hướng dẫn HS sửa từng câu - Nêu câu hỏi BT 2 SGK cho Hs thảo luận: So sánh điểm giống và khác nhau của ẩn dụ và hoán dụ. - Nhận xét, cho HS đối chiếu KQ trên bảng phụ. (SGV). 4. Củng cố: - Nêu khái niệm hoán dụ? - Kể các kiểu hoán dụ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Thuộc ghi nhớ, tìm thêm ví dụ có hoán dụ. - Chuẩn bị bài tiết sau: Các thành phần chính của câu. - Trả lời trước lớp. - Nghe - Đọc - Quan sát + Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên. - Suy nghĩ, nêu + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - HS nêu , vài em lập lại. - Trao đổi, trả lời + Bộ phận với toàn thể - Nhận xét, KL, ghi . - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. - KL , nêu - Nêu - Thực hiện, xác định và giải thích. - HĐ nhóm, đại diện trình bày. - Nhận xét, bổ sung. 1/ Hoán dụ là gì? - Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2/ Các kiểu hoán dụ: - Lấy bộ phận để gọi toàn thể. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. - Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật. - Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng. 2/ Bài tập: 1/ Tìm và xác định kiểu hoán dụ a. Làng xóm-Người dân: Vật chứa đựng- vật bị chứa đựng. b. Mười năm- Thời gian ngắn, trước mắt, cụ thể. - Trăm năm: lâu dài, trừu tượng: Cái cụ thể với cái trừu tượng c. Áo chàm- đồng bào VB: Dấu hiệu- Sự vật mang dấu hiệu. d. Trái đất- nhân loại: Vật chứa đựng- vật bị chứa đựng. 2/ So sánh ẩn dụ với hoán dụ: - Giống: Cách gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng. - Khác: Quan hệ, các kiểu ẩn dụ và hoán dụ. * Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tuần 26 Ngày soạn : 15/3/2008 Tiết 102 Ngày dạy :19/3/2008 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: Nắm được đặc điểm thơ 4 chữ. 2- Kĩ năng: Nhận diện được thể thơ khi đọc và học thơ ca. 3- Thái độ: Yêu thích thơ ca, sáng tác… II. Chuẩn bị: 1- GV: Bảng phụ, sưu tầm thơ 4 chữ. 2- HS: Tập, sách GK, sưu tầm thơ, làm 5 BT SGK Tr 84. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị của HS 3. Bài mới: HĐ1: Kiểm tra các BT ở nhà (10’): a) Nêu các bài thơ 4 chữ khác. b) Chỉ ra vần chân và vần lưng ở đoạn thơ BT2. c) Xác định đoạn thơ gieo vần liền và vần cách. d) Tìm chữ sai trong đoạn thơ. - GV chốt đạc điểm thơ 4 chữ: Mỗi câu 4 tiếng, số câu không hạn định, các khổ, đoạn được chia linh hoạt tuỳ vào nội dung hoặc cảm xúc. - Thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp lối kể- tả. - Thường có cả vần lưng và vần chân xen kẻ, gieo vần liền và vần cách hay hỗn hợp. - Xuất hiện nhiều trong tục ngữ ca dao đặc biệt là vè. HĐ2: Tập làm thơ 4 chữ tại lớp: - Yêu cầu HS trình bày bài (đoạn) thơ 4 chữ đã chuẩn bị ở nhà: Chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) đã làm. - Nhận xét, đánh giá, sửa bài làm của HS. 4. Củng cố: Đọc bài đọc thêm về thơ 4 chữ SGK Tr 86 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Tập làm thơ 4 chữ khi rãnh rỗi. - Chuẩn bị viết bài TLV số 6- Văn tả người (làm tại lớp). - Vè đánh bạc hay đồng dao. - Hàng – ngang. Núi – bụi - Đoạn thơ 1: Vần cách; đoạn 2: Vần liền - Ngồi sưởi → ngồi cạnh - Con đò → con sông. - Trình bày, nhận xét, góp ý, cá nhân sửa bài của mình. * Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tuần 26 Ngày soạn : 16/3/2008 Tiết 103 Ngày dạy : 19/3/2008 Cô Tô Nguyễn Tuân (Tiết 1) ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: .- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng bố cục, chọn tính từ, động từ và điểm nhìn miêu tả 3- Thái độ: - Có khát vọng tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1- GV: Bảng phụ; chân dung Nguyễn Tuân. 2- HS: Đọc, tìm hiểu văn bản; tập sách, bài soạn. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. - Tại sao tác giả lại dùng biện pháp điệp khúc (lập lại) 2 khổ thơ đầu để kết thúc bài thơ? 3. Bài mới: Sau 2 bài thơ tự sự và trữ tình đã học, chương trình Ngữ Văn 6 HK2 được tiếp nối bằng chùm bút kí gồm 4 bài: Cô Tô, Lao xao, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: - Hướng dẫn đọc văn bản: Lưu ý đọc đúng các từ- ngữ đặc sắc, nhất là các tính từ, cụm tính từ (Lam biếc, vàng giòn, xanh mượt, vắng tăm biệt tích, hửng hồng…) Cần chú ý ngưng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn. - GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp. - Kiểm tra việc hiểu từ khó ở SGK: Cô Tô, Giã đôi, khố xanh, ngấn bể… - Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. - Văn bản Cô Tô là một phần bài bút kí của Nguyễn Tuân. Đây có thể xem là một bài văn miêu tả. Em hãy chia đoạn cho văn bản này và nêu nội dung chính của từng đoạn? - Nhận xét, cho HS xem bảng phụ. HĐ2: HD tìm hiểu quang cảnh Cô Tô sau cơn bão: - Dưới ngòi bút của tác giả, cảnh Cô Tô sau cơn bão được hiện lên qua những chi tiết nào? - Ở đây lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ? (Từ loại?) - GV: Tính từ “Vàng giòn” gợi tả đúng sắc vàng khô của cát biển, 1 thứ vàng có thể tan ra được. Đó chính là sắc vàng riêng của Cô Tô trong cảm nhận của tác giả. - Với lời văn miêu tả như thế, em cảm nhận thế nào về bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão? 4. Củng cố: Tác giả có cảm nhận gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó? 5. Dặn dò: - Học nội dung bài học. - Chuẩn bị tiết 2 của bài. - Nghe. - Đọc. - Nêu theo chú thích SGK. Nhận xét bổ sung. - Tìm, nêu; 3 đoạn: * Từ đầu … ở đây: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão. * Mặt trời … đất liền: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. * Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo. - Trao đổi, tìm, nêu: + Trong trẻo, sáng sủa; cây thêm xanh mượt; nước biển lam biếc, đậm đà; cát vàng giòn hơn; cá nặng lưới… + Dùng các tính từ gợi tả, màu sắc vừa tinh tế vừa gợi cảm… - Nêu cảm nhận cá nhân: Là 1 bức tranh phong cảnh biển trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy. - “Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đó từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. - TG thấy CTô tươi đẹp, gần gũi như quê hương chính mình. - TG là người yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước. I/ Đọc – tìm hiểu chung: - Nguyễn Tuân: SGK. - Tác phẩm: SGK. II/ Đọc – tìm hiểu chi tiết: 1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão: * Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tuần 26 Ngày soạn : 18/3/2008 Tiết 104 Ngày dạy : 21/3/2008 Cô Tô Nguyễn Tuân (Tiết 2) ››šš I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS: .- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2- Kĩ năng: - Rèn kỹ năng bố cục, chọn tính từ, động từ và điểm nhìn miêu tả 3- Thái độ: - Có khát vọng tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1- GV: Bảng phụ; chân dung Nguyễn Tuân. 2- HS: Đọc, tìm hiểu văn bản; tập sách, bài soạn. III. Các bước lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão? 3. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên đảo CT: - Gọi HS đọc lại phần 2 của văn bản. - Treo bảng phụ: Cảnh mặt trời mọc được quan sát và miêu tả theo trình tự: + Trước khi mặt trời mọc. + Trong lúc mặt trời mọc. + Sau khi mặt trời mọc. Hãy tìm những chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó? (Hoạt động nhóm) - Nhận xét, treo bảng phụ. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên? Tác dụng? - Đọc - Hoạt động nhóm (5’), mỗi nhóm 1 trình tự + Nhóm 1: Trước khi MT mọc. + Nhóm 2: Trong khi MT mọc. + Nhóm 3: Sau khi MT mọc. Đại diện trình bày, bổ sung. - Quan sát, đọc thầm: + Chân trời…tấm kính. + Tròn trĩnh phúc hậu như … - Trao đổi cá nhân, trả lời: + Dùng nhiều… 2. Cảnh mặt trời mọc trên đảo CT:

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 tuan 26 3 cot.doc