Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh :Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ và tấm lòng yêu thương mênh mông, cao cả, sự chăm sóc ân cần của Bác dành cho các chiến sĩ và đồng bào, đồng thời thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của chiến sĩ đối với Bác Hồ.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 – BÀI 23 TIẾT 93+94: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ). A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh :Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ và tấm lòng yêu thương mênh mông, cao cả, sự chăm sóc ân cần của Bác dành cho các chiến sĩ và đồng bào, đồng thời thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của chiến sĩ đối với Bác Hồ. - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: 1) Truyện " Bức tranh của em gái tôi", "Buổi học cuối cùng" và "Bài học đường đời đầu tiên ..." có đặc điểm chung gì về cách kể chuyện ? 2) Trình bày đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Ph hoặc thầy Hamen trong "Buổi học cuối cùng". * Bài mới: GIỚI THIỆU CHUNG: Học sinh và giáo viên cùng trình bày: Nêu những nét cơ bản về tác giả Minh Huệ. Nêu xuất xứ của bài thơ. ( chú ý về hoàn cảnh sáng tác bài thơ) Trao đổi với học sinh về cách đọc - Đọc nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau. Khổ thơ cuối cần đọc chậm và mạnh để khẳng định như một chân lý. - Tìm hiểu một số chú thích (từ địa phương, từ láy gợi tả). " Đêm ..." là một bài thơ trữ tình được trình bày như một câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. GV định hướng cho học sinh tìm hiểu : Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? Viết về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ? Theo em, ai là nhân vật trung tâm ? (Nhân vật tr/tâm là Bác Hồ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sỹ, qua cả những lời đối thoại giữa 2 người). Như vậy, tất cả những lời tả, kể về Bác đều từ điểm nhìn và tâm trạng anh đội viên - người vừa chứng kiến vừa tham gia vào câu chuyện Tác dụng: Làm cho hình tượng Bác hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan lại được đặt trong mối quan hệ thật gần gũi, ấm áp với người chiến sĩ. Theo dõi lời kể của anh đội viên, chúng ta nhận thấy có những chặng thời gian nào ? (Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo diễn biến tâm trạng của anh đội viên và Bác Hồ trong đêm mưa rừng Việt Bắc năm xưa). Đọc khổ thơ đầu: GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu đưa ra ý kiến của mình Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ ? (Nếu bài thơ là một câu chuyện thì cách mở đầu này đã tạo lên được một tình huống cho câu chuyện. Sự băn khoăn thắc mắc đã xuất hiện ngay trong tâm trạng nhân vật - người kể và cũng là băn khoăn của người đọc). Trong sự ngạc nhiên, băn khoăn ấy, anh đội viên đã cảm nhận và miêu tả Bác qua những hình ảnh nào ? Bắt gặp những hình ảnh này, em có cảm nhận gì về Bác ? Hiểu tình cảm anh đội viên ? (Học sinh thảo luận). Hình ảnh Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc hiện lên thật giản dị, gần gũi mà cao cả thiêng liêng. Bác ngồi lặng im suy nghĩ. Rồi Người ân cần, nhẹ nhàng nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của các anh đội viên. Sự chăm sóc của Bác dường như càng có ý nghĩa hơn trong hoàn cảnh thời điểm hiện tại. Đó là những hoàn cảnh nào ? "Trời mưa lâm thâm Lều tranh xơ xác". Nhận xét của em về cách dùng từ ? Dùng những từ láy đó đã gợi lên trong em hình ảnh thiên nhiên và hàon cảnh thực tại như thế nào ? Chính điều đó càng giúp anh đội viên cảm nhận hình ảnh Bác sâu sắc hơn. Và anh đã có tâm trạng gì ? Câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hình ảnh so sánh đó giúp em hiểu gì về hình ảnh Bác trong tâm trạng của anh đội viên ? (Thực và mơ đan cài, lòng yêu thương hoà với niềm tôn kính, xúc động đan xen với choáng ngợp. Đó là tâm trạng của anh đội viên khi được ở bên Bác, đón nhận tình thương của Bác. Hình ảnh thơ là một sự so sánh đẹp. Ngọn lửa của tình thương Bác Hồ còn ấm hơn cả ngọn lửa hồng.) - Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm và toả sáng lòng anh đội viên, thức dậy trong anh một tình cảm, một tinh thần trách nhiệm. ? Tìm những câu thơ thể hiện cụ thể điều đó ? ? Bằng cách sử dụng những từ láy, tác giả đã giúp người đọc hiểu được tình cảm gì của anh đội viên ? Có phải :"Câu chuyện được đưa tới điểm đỉnh khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. ? - Lần thức dậy thứ nhất rồi đến lần thức dậy thứ ba. Vì sao, trong bài thơ không kể đến lần thức dậy thứ hai của anh đội viên ? (Thảo luận). Tâm trạng và cảm nghĩ, thái độ của anh đội viên khi tỉnh giấc lần thứ ba là như thế nào ? Em có thể so sánh với lần thức giấc thứ nhất để nhận xét về diễn biến tâm trạng của anh đội viên ? Đó cũng là lúc chân dung Bác được anh đội viên vẽ thêm những nét mới. Đó là những nét vẽ nào ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Qua đó ngợi ca điều gì ? (Rõ ràng Bác đang ở trong một tâm trạng, tâm trạng khiến Người không ngủ được). Vậy tâm trạng, nỗi lòng lúc này của Bác là như thế nào ? Nghe câu trả lời của Bác, anh đội viên có cảm giác gì ? Vì sao anh đội viên lại có cảm giác như vậy ? (Nhận ra tình thương yêu mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác đối với chiến sĩ, đồng bào, anh đội viên như thấy mình lớn lên trong ánh sáng đạo đức cao đẹp của Bác, cảm nhận hạnh phúc được sống bên Bác, được làm theo gương Bác). ? Từ đó, anh đội viên đã có quyết định gì ? ? Theo em, điều gì đã khiến anh đội viên có quyết định như vậy ? (Bởi vì nói như nhà thơ Tố Hữu: "Ta bên Người ... Ta bỗng lớn ...". Với sự lớn lên đó, anh đội viên đã lý giải nguyên nhân không ngủ của Bác là gì ? Em hiểu ý nghĩa những câu thơ này như thế nào ? Nhận xét về thể thơ, cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật đặc sắc ? Những thành công nghệ thuật đó giúp em hiểu gì về nội dung bài thơ ? I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - (1927), quê Nghệ An, tên thật là Nguyễn Thái. 2. Tác phẩm: Viết năm 1951. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc, chú thích: 2. Bố cục: - Chín khổ đầu: Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất. - 7 khổ tiếp: Anh đội viên thức dậy lần thứ ba. 3. Phân tích: a, Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất. - Cách vào chuyện, vào bài rất tự nhiên, giản dị đồng thời đặt ra ngay một thắc mắc băn khoăn với tâm trạng của nhân vật: Vì sao ... không ngủ ? - "Đêm nay Bác không ngủ ": => ngạc nhiên, băn khoăn, chăm chú ngắm Bác, dõi theo cử chỉ, hành động của Bác. - Ngươì Cha: + Mái tóc bạc. + Vẻ mặt trầm ngâm. + Đốt lửa cho anh nằm + Vén chăn, nhón chân. => Hình ảnh Bác thật giản dị mà thật thiêng liêng; Tình bác như tình cảm của người cha dành cho những đứa con. => Anh đội viên thương yêu, cảm phục trước tấm lòng của Bác. - Từ láy gợi hình ? => Mưa đều đều, nhỏ nhưng mau hạt. Lán trại tạm. - "Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng " => Hình ảnh so sánh, từ láy gợi hình. Hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên tạo ra không gian thiêng liêng, thần tiên, cổ tích mà vẫn gần gũi, thân thương, ấm áp. - "Thổn thức cả nỗi lòng. Thầm thì anh hỏi nhỏ". "Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn" => Tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Đó là tình cảm kính yêu của người con đối với người cha, là trách nhiệm của một chiến sĩ đối với lãnh tụ. b, Anh đội viên thức dậy lần thứ ba: - Hốt hoảng, giật mình. - Nằng nặc: "Mời Bác ngủ Bác ơi. Bác ơi mời Bác ngủ." => Đảo trật tự câu, lặp lại các cụm từ => Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo lắng cho sức khoẻ của Bác. Tình thương Bác dâng lên đến đỉnh điểm. - "Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc". => Hình ảnh ẩn dụ => Ngợi ca hình ảnh của Bác trong lòng quân dân Việt Nam. - "Bác thương đoàn dân công .............................................." " Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau." => Sung sướng mênh mông. => Hiểu được lòng Bác, hiểu được tình thương giản dị mà mênh mông của Bác. - " Thức luôn cùng Bác" => Tình thương yêu mênh mông của Bác đã giúp anh đội viên như lớn lên về tâm hồn và tình cảm. "Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh." => Việc Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chi Minh, là lãnh tụ của dân tộc ta, người Cha thân yêu của quân đội ta; Cuộc đời người là "vì nước vì non". Vẻ đẹp trong phẩm chất đạo đức của Người là sự hài hoà giữa vĩ đại và giản dị, càng vĩ đại càng giản dị và chính sự giản dị làm nên sự vĩ đại. 4. Tổng kết: - Thể thơ 5 chữ, gieo vần liền, ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thơ trữ tình có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Sử dụng nhiều từ láy gợi tả, biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc. - Hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng. => Tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội, nhân dân và niềm kính yêu, cảm phục của người chiến sỹ đối với Bác. * Đọc ghi nhớ: III. LUYỆN TẬP: 1) Bài thơ dùng phương thức biểu đạt gì ? 2) Ý nghĩa của 3 câu thơ kết bài ? IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Thuộc lòng bài thơ. - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ. - Từ những cảm nhận của anh đội viên về Bác, viết đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác Hồ. - Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. TIẾT 95: ẨN DỤ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. - Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. - Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ẩn dụ. B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: 1) Phép nhân hoá được tạo ra bằng cách nào ? 2) Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá: A. "Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ" (Tế Hanh). B. "Lưng trần phơi nắng, phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con" (Nguyễn Duy). C. "Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền" (Chế Lan Viên). * Bài mới: Từ ví dụ b giáo viên phân tích để nêu vấn đề ề biện pháp ẩn dụ. - Tìm hiểu ví dụ sách 1 giáo khoa: Trong khổ thơ, cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ ai ? Vì sao có thể ví "Người Cha" với "Bác Hồ" ? Cách nói này giống và khác gì với phép so sánh ? Em hiểu ẩn dụ là gì ? Dùng hình ảnh ẩn dụ "Người Cha" có tác dụng gì trong diễn đạt ?. Ẩn dụ có tác dụng gì ? Bài tập nhanh: Xác định ẩn dụ và tác dụng của nó trong ví dụ sau: " Người là Cha, là Bác, là Anh" (Tố Hữu). Lưu ý: ẩn dụ đi liền với nhân hoá: "Lưng trần phơi nắng ..." * Học sinh theo dõi ghi nhớ: Các kiểu ẩn dụ. - Giáo viên giải thích các từ ngữ: cách thức, hình thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác. Phát hiện các hình ảnh ẩn dụ trong các ví dụ ? Nối hình ảnh ẩn dụ với tên gọi các kiểu ẩn dụ: Bài tập nhanh Xác định và gọi tên kiểu ẩn dụ: -"Thuyền về có nhớ bến chăng ...................................................." -.................................................... ....................................................... *Học sinh đọc. - Xác định cách diễn đạt - Tác dụng của cách sử dụng so sánh, ẩn dụ. * Học sinh làm bài tập: - Xác định hình ảnh ẩn dụ. - Kiểu ẩn dụ. - Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ trong mỗi ví dụ. - Xác định các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Tác dụng I. ẨN DỤ LÀ GÌ? 1. Ví dụ: SGK tr 68. 2. Nhận xét: - Cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ "Bác Hồ" vì giữa "Người Cha" và "Bác Hồ" có những nét tương đồng về tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo ... - Giống phép so sánh: Đưa ra đối chiêú sự vật có nét tương đồng. - Khác phép so sánh: Chỉ đưa ra hình ảnh so sánh còn ẩn đi hình ảnh được so sánh. => Đó là cách nói ẩn dụ. 3. Ghi nhớ: SGK tr 68. II. CÁC KIỂU ẨN DỤ: 1. Ví dụ - Nhận xét: - "thắp" : ẩn dụ cách thức. "lửa hồng" : ẩn dụ hình thức. " nắng giòn tan": ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. "Người Cha": ẩn dụ phẩm chất. * Ghi nhớ: SGK. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt: + Cách 1: diễn đạt bình thường. + Cách 2: sử dụng so sánh. + Cách 3: sử dụng ẩn dụ. (Cách 2 và 3 tạo cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm cao hơn cách 1; nhưng cách 3 làm cho ý thơ có tính hàm súc cao hơn) Bài tập 2: a) ăn, quả, kẻ trồng cây. b) mực, đen; đèn, sáng. c) thuyền, bến. d) Mặt Trời. Bài tập 3: a) Mùi hồi chín. b) Ánh nắng chảy. c) Tiếng rơi mỏng. d) Cơn mưa rào ướt tiếng cười. Bài tập 4: - Xác định hình ảnh ẩn dụ nhằm gợi liên tưởng đến: + Thủ đô Hà Nội (trái tim của Tổ quốc). + Tuổi trẻ (xuân). - Viết đoạn văn ngắn có 2 hình ảnh ẩn dụ trên. Bài tập 5: - Chính tả nghe - viết: Buổi học cuối cùng. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Tự học them ở nhà để hiểu bài sâu hơn. - Tự xây dựng các hình ảnh ẩn dụ và tập viết các câu văn, đoạn văn có hình ảnh ẩn dụ. - Hoàn thành các bài tập sách giáo khoa. - Chuẩn bị tìm hiểu trước bài tiếp theo. TIẾT 96: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. - Luyện tập kỹ năng trình bày miệng những điều đã quan sát được theo một thứ tự hợp lý. B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định lớp - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh để định hứớng cho việc dạy bài mới . * Bài mới: Ý nghĩa của việc trình bày miệng (luyện nói). Yêu cầu của giờ luyện nói: (Giáo viên nhắc lại những ý cơ bản). Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị các bài tập 1, 2, 3. Sau đó đại diện nhóm trình bày miệng kết quả thảo luận. Bài tập 1: Quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng. Giờ học gì ? (giờ học Pháp Văn - phần tập viết). ?Thầy Ha-men làm gì ? (Chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh ...) (Có thể tả thêm đôi nét về trang phục và thái độ của thầy). Học sinh của thầy làm gì ? (Chăm chú, im phăng phắc ...) Không khí của trường lớp lúc ấy ? Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý ? (Có thể nêu liên tưởng của em từ âm thanh, tiếng động ấy). Bài tập 2: * Tả miệng chân dung thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng. Dáng người Nét mặt, Trang phục, Giọng nói, Lời nói, Hành động. Cách cư sử của thầy. Từ đó, em hiểu thầy là người như thế nào ? Cảm xúc của em về hình ảnh thầy Ha-men ? Bài tập 3: * Tả hình ảnh thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò cũ sau nhiều năm xa cách. - Mở bài: + Em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nhân ngày 20/11; Tâm trạng của em. - Thân bài: Tả hình ảnh thầy trong giây phút xúc động: + Thầy đón tiếp như thế nào? + Khi nhận ra học trò cũ, thầy có biểu hiện gì khác thường: Nỗi vui mừng đột ngột hiện lên trên gương mặt, thái độ và cử chỉ của thầy. Nỗi vui mừng lắng lại trong tình thầy trò sâu nặng khi thầy cùng mẹ em ôn lại kỷ niệm xưa. Niềm tin tưởng ánh lên trong đôi mắt khi thầy tiễn mẹ em ra về. + Câu nói nào của thầy làm em nhớ nhất ? - Kết bài: + Phút chia tay ? + Hình ảnh thầy trong trái tim em. * Sau khi học sinh chuẩn bị bài theo các nhóm, g/v gọi đại diện trình bày phần chuẩn bị - nhận xét, sửa, cho điểm. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : - Viết thành văn bài tập 2, 3. - Chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docGAtuan sauVan6Tuan 26.doc
Giáo án liên quan