Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 26 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu, nội dung, hình thức của bài Hịch.

- Nắm được đăc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Sơ giản về thể Cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

- Nội dung tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, về dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 26 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày soạn:02/03/13 TIẾT 97 Ngày dạy: 04/03/13 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Nguyễn Trãi A. Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại. - Thấy được chức năng, yêu cầu, nội dung, hình thức của bài Hịch. - Nắm được đăc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sơ giản về thể Cáo. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Nội dung tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, về dân tộc. - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể Hịch. - Nhận biết được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo. 3.Thái độ: Có ý thưc, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, thêm yêu nước căm thù giặc. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ:  Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn văn trong ài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất . Luận điểm chính của tác giả trong đoạn đó là gì ? - Câu kết bài và nhiều câu khác trong bài Hịch chứng tỏ TQT không chỉ là vị chủ soái giàu ý chí , niềm tin, kiên quyết và nghiêm khắc mà còn là một vị chủ tướng ntn? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài: GV đọc bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt rồi dẫn vào bài. * Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung: ?Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ? ( sgk) - HS trả lời, GV chốt ý kết hợp giới thiệu chân dung tác giả. ?Trong bố cục của bốn phần của bài đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào? ?Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? (Thể cáo để trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp) Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc – hiểu văn bản : - Gv nêu yêu cầu giọng đọc (Gịong điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tình chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng) rồi đọc mẫu. - Hs đọc, GV nhận xét, uốn nắn - Gọi hs đọc chú thích trong sgk ?Tóm tắt nội dung chính của phần này? ?Vb này chia làm mấy phần? nêu nội dung từng phần ? 2 câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến - 8 câu tiếp the :vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Phần còn lại dẫn chứng thực tiễn để làm rõ nguyên lí nhân nghĩa. ? Tại sao Bình Ngô đại cáo lai mang ý nghĩa trọng đại ? (Được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân minh ) ?VB này được viết bằng phương thức gì?Vì sao em biết? Gọi hs đọc 2 câu đầu Gv yêu cầu một em đọc hai câu đầu . ?Nhắc lại nội dung hai câu văn . ?Nội dung nhân nghĩa gồm mấy ý? ?Thử giải thích nghĩa của từ biểu hiện các ý đó ? ? Hành động “ điếu phạt “ có liên quan đến “ yên dân “ như thế nào ? ?Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và lời văn của hai câu đầu này? ? Qua đó em nói gì về tư tưởng của tác giả ? - GV liên hệ mở rộng với quan điểm Lấy dân làm gốc của Bác, Đảng ta cũng như quan niệm nhân nghĩa trong dân gian ta từ ngàn xưa. ?Tám câu văn đề cặp đến những yếu tố nào để xác định độc lập , chủ quyền của dân tộc ? ?Theo Nguyễn Trãi , trong các yếu tố trên yếu tố nào là cơ bản ? Vì sao ? ?Các lí lẽ trên nhằm khẳng định biểu hiện nào của nền văn hiến Đại Việt ? ?Khi nhắc đến các triều Đại Việt xây nền độc lập, tác giả đã dựa trên các chứng cớ lịch sử nào ? So sánh ta với các triều đại Trung Hoa nhằm mục đích gì ? ?Tính thuyết phục của các chứng cớ lịch sử trên là nhờ nghệ thuật nghị luận ntn ? * Liên hệ bài : Sông núi nước Nam về vai trò của văn bản – như một bản tuyên ngôn độc lập. Thể hiện quan niệm tiến bộ của tác giả. ?Qua đó, em hiểu gì về tư tưởng tình cảm của Nguyễn Trãi? GV gọi một em đọc lại đoạn cuối . ?Tác giả ghi lại những chứng cớ nào trong lịch sử chống ngoại xâm ? Em có nhận xét gì về tác dụng của việc lựa chọn, đưa ra những chứng có ấy trong việc thể hiện tư tưởng, quan điểm? ?Các chứng cớ ấy có sức thuyết phục hơn bởi giọng văn gì ? Nhắc lại đặc điểm và tác dụng của giọng văn ấy ? => H S đọc lại ghi nhớ. * Thảo luận : ?Qua nội dung đoạn cáo, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tác giả ? - Tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ . - Yêu nước , căm thù giặc . - Giàu tình cảm và ý thức dân tộc . - GV giáo dục HS ? Khái quát giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung, ý nghũa của văn bản? - HS trả lời; GV chốt ý, liên hệ giáo dục các em. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học: - GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Sgk - Hoàn cảnh ra đời: - Xuất xứ: / SGK - Thể loại: Cáo II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc và giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Bố cục: 2 phần. 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả. 2.3. Phân tích: a. Tư tưởng nhân nghĩa : -Cốt lõi : Yên dân -> Dân được hưởng thái bình . Trừ bạo -> Tiêu diệt giặc Minh . ->Nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, dễ hiểu, lời văn trang trọng, tự hào. =>Tư tưởng tiến bộ : thương dân , vì dân . b. Chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt : -Lãnh thổ riêng , phong tục riêng , lịch sử riêng , nền văn hóa lâu đời … ->Ý cơ bản => Đại Việt là nước độc lập . - Triều Đại Việt : Triệu , Đinh , Lí ,Trần . - Đương đầu với các triều đại : Hán , Đường , Tống , Nguyên . -> Chứng cớ hùng hồn. => Sự thật lịch sử không thể chối cãi . à Đề cao ý thức dân tộc , tự hào về dân tộc; Quan niệm tiến bộ của tác giả về vấn đề độc lập dân tộc. c. Chứng cớ lịch sử chống ngoại xâm . -Lưu Cung tham công -> Thất bại . -Triệu Tiết thích lớn -> Tiêu vong . ->Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn; giọng văn biền ngẫu => Chiến công của ta , thất bại của địch. à Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc . 3.Tổng kết: 4. Luyện tập GV hướng dẫn hs làm III. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng đoạn trích. Học bài nắm nội dung, bài học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Hành động nói. E. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… TUẦN 26 Ngày soạn: 02/03/13 TIẾT 98 Ngày dạy: 04/03/13 HÀNH ĐỘNG NÓI A. Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm hành động nói. - Một số kiểu hành động nói. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm hành động nói. - Các kiểu hành động nói thường gặp. 2. Kỹ năng : - Xác định hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. - Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp. 3.Thái độ: Có ý thưc dùng hành động nói phù họp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: Trình bày đặc điểm của câu phủ định ? Phân loại kiểu câu này và nêu ví dụ minh họa ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người là biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp là lúc chúng ta đangt hực hiện hành động nói. Vậy thế nào là hành động nói ? Có những kiểu hành động nói nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể. * Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung : Hs đọc vd trong sgk ? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhắm mục đích chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ? - Lí Thông nói với TS nhằm đẩy TS đi để mình hưởng lợi : Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay ? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ? - Có : Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều củ dưới gốc đa , kiếm củi nuôi thân ?Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào ? (Bằng lời nói ) ?Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của LT có phải là một hành động không ? Vì sao? - Việc làm của LT là một hành động , vì nó là một việc làm có mục đích ?Qua phân tích em hiểu hành động nói là gì? - HS trả lời, GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ. ? Em hãy lấy một vài vd minh họa về việc thực hiện hành động nói và cho biết mục đích của hành động nói ấy là gì? * Bài tập: Bài tập: Quan sát tình huống sau và lựa chọn cách ứng xử sao cho phù hợp, giải thích. A: Anh ơi, đường đến Trường THCS Lê Hồng Phong đi lối nào hở anh? B: Có thể ứng xử như sau: (1) B cứ việc đi không nói gì cả (tức không trả lời A). (2) B nói: Xin lỗi, tôi cũng không biết anh ạ. (3) B nói: Anh đến chỗ ngã ba kia, rẽ trái đi khoảng 500 mét là đến. * Gợi ý nhận xét: - Trường hợp (1): B không cộng tác với A (vì không nghe thấy hoặc không muốn trả lời). - Trường hợp (2): B có cộng tác nhưng vốn hiểu biết không đủ để đáp ứng cho A ( A mắc lỗi vì chọn không đúng đối tượng để hỏi ). - Trường hợp (3): B thỏa mãn việc cung cấp thông tin cho A (hành động nói đạt được mục đích ). - GV chốt ý dẫn đến lưu ý. * Yêu cầu HS theo dõi ví dụ mục (I) ? Đọan ghi lại lời nói ủa Lí Thông gồm mấy câu? Mỗi câu trong lời nói ấy lần lượt nhằm mục đích gì? ?Hãy xác định kiểu hành động nói được dùng trong từng câu? * Yêu cầu hs chú ý vào mục II ?Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích của mục I , sgk ? - Gọi hs đọc đoạn trích 2 trong phần II ? Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ? ? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp? - HS trả lời, GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ - Một HS đọc ghi nhớ. ? Nêu một vài ví dụ về kiểu hành động nói và cho biết mục đích của những hành động nói ấy là gì? Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập : * BT 1: GV hướng dẫn HS trả lời miệng. * BT 2 b, c: GV gọi HS lên kẻ bảng xác định kiểu hành động nói cũng như mục đích của các kiểu hành động nói ấy. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung  1.Hành động nói là gì ? 1.1. Phân tích ví dụ : - Lí Thông nói với TS nhằm đẩy TS đi để mình hưởng lợi - Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định ->Hành động nói. 1.2. Ghi nhớ : Sgk * Lưu ý: Để hành động nói đạt được mục đích nhất định, khi thực hiện hành động nói cần chú ý: - Đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. - Vốn hiểu biết và khả năng suy đoán của người nghe có đủ để tiếp nhận lời của người nói hay không. 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp 2.1. Phân tích ví dụ : * Vd1 : (Mục I) Hành động nói Kiểu hành động nói Mục đích Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. HĐ trình bày Trình bày Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết . HĐ đe dọa Đe dọa Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. HĐ điều khiển Điều khiển Hành động hứa hẹn HĐ hứa hẹn Hứa hẹn * Vd 2 :(Mục II) Hành động nói Kiểu hành động nói Mục đích - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? HĐ hỏi Hỏi - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. HĐ trình bày( báo tin) Báo tin - U nhất định bán con đấy ư? . HĐ hỏi Hỏi - Khốn nạn thân con thế này ! - Trời ơi ! … HĐ bộc lộ cảm xúc. Bộc lộ cảm xúc 2.2. Ghi nhớ : Sgk. II. Luyện tập : Bài 1 : Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ + Câu thể hiện mục đích “ Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy bảo của ta , thì mới phải đạo thần chủ ; nhược bằng khinh sách này , trái lời dạy bảo của ta , tức là kẻ nghịch thù” Bài 2 : + Đoạn b - Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn ( nhận định, khẳng định ) - Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công , cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc ( hứa , thề) + Đoạn c - Cậu vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! ( bào tin) - Cụ bán rồi ? ( hỏi ) - Bán rồi ! ( xác nhận , thức thận ) - Họ vừa bắt xong ( báo tin) - Thế nó cho bắt à? ( hỏi ) - Khấn nạn ..( cảm thán ) - Ông giáo ơi ! ( cảm thán ) - Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về , vẫy đuôi mừng ( tả ) - Tôi cho nó ăn cơm ( kể ) Nó đang ăn ….. dốc ngược nó lên ( kể ) III.Hướng dẫn tự học : - Phân biệt hành động nói với từ chỉ hành động. - Chuẩn bị bài tiết sau : Ôn tập về luận điểm E. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docngu van 8 tuan 26 tiet 9798.doc
Giáo án liên quan