Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27 - Tiết 105 -106 Văn bản: Thuế máu (trích : bản án chế độ thực dân pháp) - Nguyễn Ái Quốc

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh :

- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.

- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :

1. Kiến thức

- Bộ mặt gỉa nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp vàsố phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

2. Kỹ năng :

- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận.

3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.

C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 27044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27 - Tiết 105 -106 Văn bản: Thuế máu (trích : bản án chế độ thực dân pháp) - Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn : 17/03/2013 Tiết PPCT : 105-106 Ngày dạy : 19/03/2013 Văn bản : THUẾ MÁU (Trích : Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh : - Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. - Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức - Bộ mặt gỉa nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp vàsố phận bi thảm của người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong tác phẩm. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc xảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn chính luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Bài cũ:  Những chủ trương và ý kiến đề nghị của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì ? Hãy liên hệ với thực tế ngày nay. 3. Bài mới : Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 thế kỉ XX ở pháp và một số nước Châu Âu khác. Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp và coi đó là một nhiệm vụ cách mạng to lớn, cần kíp. Lần đầu tiên, không phải chỉ ở Việt Nam, có một bảnán với nội dung phong phú, súc tích, với quan điểm chính trị tiên tiến nhất thời đại và những lập luận, cứng cứ hết sức hùng hồn, sắc bén đối với chủ nghĩa thực dân Pháp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỌI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG  Gọi hs đọc chú thích sao Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? (Sgk) Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN  Gv cùng hs đọc (Gịong điệu lúc mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẩn nộ, khi giễu nhại, trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ … ) Hs: Đọc văn bản, đọc chú thích trong sgk 2,3 Gv: Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “Thuế máu” ? Hs: “Thuế máu” là cách đặt tên của tác giả nhằm lên án thủ đoạn bóc lột xương máu của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa. Gv: Vb này có bố cục mấy phần, nêu nội dung từng phần ? * HS đọc đoạn đầu Gv: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm trước chiến tranh và sau khi cuộc chiến tranh xảy ra? Hs: Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, lập tức họ đựơc các quan cai trị tâng bốc, vỗ về nào là “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do ” Gv: Vì sao người bản xứ từ địa vị hèn hạ bong thành những đứa con yêu, người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí ? Hs: Vì thực dân Pháp muốn che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi của nước pháp. Đó chính là thủ đoạn của chính quyền thực dân. Gv: Các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép ở đây được dùng với dụng ý gì? (Mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân) Gv: Để làm rõ cái giá phải trả cho cái vinh dự đột ngột ấy, tác giả đã đưa ra các chứng cớ cùng với lời bình ntn? Đột ngột xa lìa vợ con, quê hương vì mục đích vô nghĩa…Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế. Gv: Em có nhận xét gì cách đưa dẫn chứng bà bình luận của tác giả trong đoạn văn này ? Hs: Tiêu biểu, sát thực. Gv: Vậy số phận của người bản xứ ở hậu phương được khái quát bằng sự việc nào ? Hs: Những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng …đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt. Gv: Cách cấu tạo lời văn có gì đặt biệt ? Cách cấu tạo lời văn như thế có tác dụng gì ? Hs: Cả luận cứ được diễn đạt chỉ một câu với nhiều dâu phẩy, dùng hình ảnh biểu tượng, kết hợp đưa dẫn chứng Tác dụng : Lượng thông tin nhanh, truyền cảm Gv: Theo dõi đoạn văn cuối cho biết có gì đặc biệt trong lời văn ở đoạn này ? Hs: Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mạng trên đất pháp trong mấy năm chiến tranh. HẾT TIẾT 105 CHUYỂN TIẾT 106 * HS đọc đoạn 2 Gv: Em hãy giải thích từ “tình nguyện” có nghĩa là gì ? Hs: Trả lời Gv: Hãy nêu rõ các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của thực dân ? Hs: Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những người nhà giàu. Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sáng đàn áp dã man nếu như có chống đối. Gv: Em thấy thực trạng, chế độ lính tình nguyện ntn? Hs: Là cơ hội làm giàu cho bọn quan chức, là cơ hội củng cố địa vị, thăng quan tiến chức. Gv: Phản ứng của những người bị bắt lính tình nguyện? Hs: Tìm mọi cơ hội trốn thoát. Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất Gv: Người dân thuộc địa có “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm cua bọn cầm quyền không Hs: Không. Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra. Gv: Phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố điều gì ? Hs: Các bạn đã tấp nập đầu quân…. kẻ thì dâng cánh tay của mình như lính thợ Gv: Trong thực tế những sự thật nào về lính tính nguyện được phơi bày ? Hs: Tốp thì xích tay, người thì bị nhốt có lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn. Gv: Ở đây diễn ra sự đối lập giữa sự thật với lời nói, sự đối lập này có ý nghĩa gì ? Hs: Vạch trần thủ đoạn lường gạt tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người bản xứ. *HS đọc đoạn kết Gv: Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ? Hs: Trả lời. Gv phân tích:Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với xúc vật. Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bóc lột hết “thuế máu”. Bỉ ổi hơn nữa, chính quyền thực dân còn không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi” khi cấp muôn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp. Gv: Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn này ? Gv: Lập luận phản bác, mâu thuẫn trào phúng, thực tế sinh động, câu hỏi tu từ, điệp từ. Gv: Từ đó, thái độ nào của người viết được bộc lộ? Hs: Mỉa mai, châm biếm, tố cáo quyết liệt chế độ thực dân pháp tại Việt Nam. Gv: Học qua vb này đem lại cho em hiểu biết gì về bản chất chế độ thực dân và số phận của người dân ở các nước thuộc địa cách đây 2/3 thế kỉ? Hs khái quát lại theo hiểu biết của mình. Hs khái quát nghệ thuật, nội dung, rút ra ý nghĩa văn bản ? Đọc ghi nhớ. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  Một số từ trái nghĩa thể hiện bút pháp trào phúng, mỉa mai trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc I. GIỚI THIỆU CHUNG : 1. Tác giả : Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) - Nguyễn Ái Quốc dùng văn chương để làm vũ khí chiến đấu. 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ : Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục. Đoạn trích là chương 1. Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri, năm 1925, tại Hà Nội năm 1946. b.Thể loại: Phóng sự – chính luận II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN : 1. Đọc –Tìm hiểu từ khó : 2. Tìm hiểu văn bản : a. Phương thức biểu đạt : Nghị luận. b. Bố cục : 3 phần P1 Chiến tranh và người bản xứ P2: Chế độ lính tình nguyện P3: Kết quả của sự hi sinh c. Phân tích c1.Thủ đoạn, mánh khóe nham hiểm của bọn thực dân đối với người dân các xứ thuộc địa: * Lời nói tráo trở, lừa dối : + Trước chiến tranh: - Họ bị xem là giống người hạ đẳng, là những người da đen bẩn thỉu. - Bị đối xử đánh đập như súc vật. -> Là nô lệ + Chiến tranh bùng nổ: - Họ đựơc tâng bốc, vỗ về nào là “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” -> Anh hùng cứu quốc + Chiến tranh kết thúc : - Trở về thân phận nô lệ => Tương phản, giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. * Hành động : - Tiến hành vây bắt, cưỡng bức . - Trói xích, nhốt người, đàn áp dã man khi phản đối. - Lợi dụng việc bắt lính để xoay xở kiếm tiền. - Bắt người dân thuộc địa phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương. - Buộc họ phải phơi thây trên các chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu. - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của chủ nghĩa thực dân. -> Cưỡng bức không có chế độ lính tình nguyện. - Bị đẩy vào làm việc trong tại các xưởng thuốc súng đầy khí độc hại. -> Có 8 vạn người trong 70 vạn người đến Pháp không còn thấy mặt trời quê hương. => Vật trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân, phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa. c2. Phản ứng của những người đi lính và luận điệu của thực dân + Phản ứng của người bị bắt lính: - Người nghèo chịu chết, không có lối thoát. - Người giàu chìa tiền để trốn đi lính. - Làm cho mình nhiễm những căn bệnh nặng. -> Phản đối quyết liệt, gay gắt. + Luận điệu của chính quyền thực dân - Hứa hậu đãi sau chiến tranh. - Rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. - Thực tế: xích trói, bắt nhốt, bạo động nổ ra. -> Lừa dối, mị dân. c3. Số phận của những người dân thuộc địa : - Bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập, đối xử thô bỉ như đối với xúc vật. - Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng, bẩn thỉu. - Bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn. - Là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp =>Lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng, câu hỏi tu từ, điệp từ : Vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn. 3. Tổng kết : a. Nghệ thuật : Tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm - Giọng điệu đanh thép, ngòi bút trào phúng sắc sảo, mỉa mai. b. Nội dung : * Ý nghĩa văn bản : Văn bản như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài cũ : Tìm hiểu tác dụng của từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản - Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử minh họa họa cho bài học. - Đọc diễn cảm văn bản (giọng điệu mỉa mai, bút pháp trào phúng). * Bài mới : Chuẩn bị bài tiết sau : Hanh động nói (tt) E. RÚT KINH NGHIỆM : ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ************************************ Tuần 27 Ngày soạn : 18/03/2013 Tiết PPCT : 107 Ngày dạy : 20/03/2013 Tiếng Việt : HÀNH ĐỘNG NÓI (TT) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói. 2. Kĩ năng: - Sử dụng các kiểu câu thực hiện hành động nói phù hợp. 3. Thái độ: Biết vận dụng hành động nói đúng mục đích giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2.Kiểm tra bài cũ: Hành động nói là gì? Những kiểu hành động thường gặp? Làm bài tập số 3 tr 63. 3. Bài mới : Tiết học này bàn về cách thực hiện hành động nói, xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Hs đọc vd1 sgk Gv: Phát phiếu học tập cho các nhóm và hướng dẫn:Hãy xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp và dấu (- ) vào ô trống không thích hợp theo bảng thống kê kết quả ? Hs: Thảo luận nhóm, trình bày. Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi Trình bày + + + Điều khiển + + Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc - Gv:Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trên - Hs: Đều là câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm. - Gv:Những câu nào giống nhau về mục đích ? - Hs: Câu 1,2,3 ) – Trình bày ; câu 4, 5 Cầu khiến - Gv: Cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động khác nhau . Vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì ? - Hs:Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày , chúng ta gọi là cách dùng trực tiếp; câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến, chúng ta gọi là cách dùng dán tiếp. - Gv:Hãy tìm một số vd về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp cho các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật . VD : Cách dùng trực tiếp - Ôi chao, biển chiều nay đẹp thật ->Câu cảm thán thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc VD: Cách dùng gián tiếp - Cậu đi lại nhiều thế? ->Câu nghi vấn thực hiện hành động điều khiển: Cậu đi lại ít thôi. - Gv hướng dẫn làm bài tập 2 sgk /70 - Hs làm. - Gọi hs đọc ghi nhớ LUYỆN TẬP Bài 1: Tìm câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng để làm gì? Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó. HS làm việc cá nhân và trình bày miệng trước lớp. Câu hỏi thảo luận: Nhóm 1-2: Làm bài tập 2. Nhóm 3-4: Làm bài tập 3. Nhóm 5: Làm bài tập 4. Nhóm 6: Làm bài tập 5. HS làm việc và trình bày kết quả theo nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu thấy cần thiết. Nhận xét theo từng nhóm, biểu dương những nhóm có kết quả tốt, tích cực. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà I . TÌM HIỂU CHUNG: 1.Cách thực hiện hành động nói Bài tập 1 Sgk/70 - Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày là cách dùng trực tiếp - Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến là cách dùng gián tiếp. 2. Quan hệ giữa kiểu câu với hành động nói: HĐ nói Kiểu câu Hỏi Trình bày Điều khiển Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc Nghi vấn + - - - - Cầu khiến - - + - - Cảm thán - - - - + Trần thuật - + - - - * Ghi nhớ sgk tr 71. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 tr 71: - Những câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ thường dùng để khẳng định hay phủ định hay phủ định đều được nêu ra trong câu ấy. Còn câu nghi vấn mở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng đọc (nghe) phần lí giải. Bài tập 2 tr 71, 72: - Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như thế làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình. Bài tập 3 tr 72: - Câu có mục đích cầu khiến (tức là thuộc hành động điều khiển) có thể không có hình thức của kiểu câu cầu khiến. Cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói. Dế Choắt yếu đuối hơn Dế Mèn nên nói lời đề nghị khiêm nhường, nhã nhặn, còn Dế Mèn thì huênh hoang, hách dịch. Bài tập 4 tr 72: - Những phương án được chọn mang tính lịch sự cao: b, e Bài tập 5 tr 73: - Nên chọn hành động (c) vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn nếu trả lời Cái lọ ấy không nặng là không hiểu ý người nói. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học bài và hoàn thiện bài tập vào vở. - Tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua cách nhân vật thực hiện hành động nói ở 1 văn bản đã học. - Tiết sau: ôn tập về luận điểm, trả lời các câu hỏi ôn tập trong sgk, xem lại sách Ngữ văn 7 về luận điểm. * Bài mới: Chuẩn bị: Hội thoại. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************************* Tuần 27 Ngày soạn : 18/03/2013 Tiết PPCT : 108 Ngày dạy : 20/03/2013 Tập làm văn: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận. - Nắm được vai trò yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận. - Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động,truyền cảm của bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng : Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận. - Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý, có hiệu quả phù hợp với logic lập luận của bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc và đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Bài cũ:  Hãy kể tên những tác phẩm nghị luận đã học ? Nhận xét mục đích của văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận đã học ? 3. Bài mới: Ta đã biết yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là từ, ngữ , câu cảm , giọng điệu lời văn. Nhưng có thật chỉ có như vậy không? Làm thế nào để có cảm xúc, tình cảm và biểu hiện ra khi viết văn nghị luận thế nào? Biểu cảm trong văn nghị luận có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm hay không? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG  Gọi hs đọc vb Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến GV: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong vb trên? HS suy nghĩ và trả lời GV: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? (Giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm ) Tuy nhiên Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được cọi là những vb nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm. Vì sao? (Vì các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không phải nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống thế nào). Ở những văn nghị luận như thế, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi) HS: Hãy theo dõi bảng đối chiếu và nhận xét xem cột nào có sử dụng yếu tố biểu cảm, sử dụng yếu tố biểu cảm như thế có tác dụng gì ? ( cột 2 có sử dụng yếu tố biểu cảm vì thế nó giúp cho bài văn nghị luận hay hơn) * Gv giải thích : Biểu cảm là yếu tố có khả năng “gây được hứng thú hoặc cảm xúc” đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho vb GV: Qua phhân tích em có nhận xét gì về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? ( ghi nhớ 1 sgk) GV: Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trọ biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? vì sao? Gv: Vậy, để bài văn nghị luận có sức biểu cảm đòi hỏi người viết cần có yếu tố nào? ( ghi nhớ 2 sgk ) LUYỆN TẬP Bài 1 : GV hướng dẫn HS luyện tập bài 1 và 2 kèm theo gợi ý Bài 2 :Tác hại của việc học tủ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :  GV hướng dẫn các nội dung ở nhà I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận a. Phân tích ví dụ: + Từ, ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dù, ai cũng phải + Câu cảm thán : Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc ! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên ! - Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi nhất định về dân tộc ta! - Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! - Kháng chiến thắng lợi muôn năm! - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm, Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận có hiểu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó có tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe) - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 2. Ghi nhớ sgk II. LUYỆN TẬP :  Bài 1 : Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ” - Các từ ngữ biểu cảm “ tên da đen bẩn thỉu” , “An – nam – mít bẩn thỉu” , “ con yêu” , “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, chiến tranh vui tươi, đem nướng họ - Hình ảnh biểu cảm : Xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc, bỏ xác qua những miền ...thơ mộng, lúc chết còn ...nguyệt quế. - Dùng từ ngữ có tính chất trái ngược với bản chất sự vật, so sánh, ẩn dụ tăng giá trị biểu cảm - Tác dụng : Lật tẩy bộ mặt bịp bợm, xảo trá của thực dân Pháp, tăng sức thuyết phục, tạo hiệu quả châm biếm sâu sắc Bài 2 :Trong đoạn văn, tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò , để họ thấy tác hại của việc “học tủ” và “ học vẹt”. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của những hs mà ông thật lòng quí mến III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :  * Bài cũ : Học thuộc ghi nhớ. - Làm các bài tập. * Bài mới : Chuẩn bị bài tiết sau : Đi bộ ngao du. E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 27 van 8.doc