I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nắm được khái niệm “ vai xã hội trong hội thoại” và mối quan hệ giữa các “vai” trong quá trình hội thoại.
2- Tư tưởng: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn trong giao tiếp.
3- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định và phân tích “ vai “ trong hội thoại.
II/- CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: - SGK+ giáo án + bảng phụ + phiếu học tập + bút dạ.
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
* Học sinh: - Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi SGK/93)
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: ( 1 phút) Giáo viên ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- GV: Dán bảng phụ ghi nội dung bài tập.
* Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu ý trả lời đúng.
Câu hỏi nào dưới đây có hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b. Bác làm ơn chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu ạ?
c. Bưu điện ở đâu, hả bác?
d. Chỉ dùm cháu bưu điện ở đâu với?
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10192 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần: 27, tiết: 107 - Bài 25: Hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS thị trấn Năm Căn
GIÁO ÁN DỰ THI
Tuần: 27 Ngày soạn: 15/3/2008
Tiết: 107 Ngày dạy: /3/2008
Bài 25 HỘI THOẠI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh nắm được khái niệm “ vai xã hội trong hội thoại” và mối quan hệ giữa các “vai” trong quá trình hội thoại.
2- Tư tưởng: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn trong giao tiếp.
3- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định và phân tích “ vai “ trong hội thoại.
II/- CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: - SGK+ giáo án + bảng phụ + phiếu học tập + bút dạ.
- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
* Học sinh: - Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi SGK/93)
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: ( 1 phút) Giáo viên ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- GV: Dán bảng phụ ghi nội dung bài tập.
* Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu ý trả lời đúng.
Câu hỏi nào dưới đây có hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
b. Bác làm ơn chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu ạ?
c. Bưu điện ở đâu, hả bác?
d. Chỉ dùm cháu bưu điện ở đâu với?
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
3. Bài mới:
a) GV giới thiệu bài ( 1 phút): mời lớp trưởng đứng tại chỗ để hỏi thăm tình hình của lớp như: sĩ số HS nam/ nữ, số HS khá, giỏi …" sau đĩ mời lớp trưởng ngồi.
GV hỏi: Em hãy cho biết cô và bạn lớp trưởng vừa thực hiện hoạt động gì?
HS: Trả lời
GV: Ghi khái niệm “Hội thoại” lên bảng phụ.
GV dẫn: Hội thoại là hoạt động giao tiếp hàng ngày của chúng ta trong cuộc sống, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, do đĩ chúng ta cần tìm hiểu kỹ về hội thoại. Hội thoại bao gồm hai nhân tố cơ bản đĩ là: Vai xã hội và lượt lời. Vậy vai xã hội là gì, lượt lời là gì? Ở tiết học này cơ và các em cùng nhau tìm hiểu nhân tố thứ nhất: Vai xã hội trong hội thoại.
b) Bài mới:
Hoạt động của giáo viên ( GV)- học sinh ( HS)
Nội dung
Hoạt động 1: ( 17 phút)
GV: ghi đề mục, hướng dẫn HS cách ghi bài theo mô hình sau:
I/- Vai xã hội trong hội thoại:
1.- Tìm hiểu ví dụ: 2.- Bài học:
a) Ví dụ 1- SGK/92,93:
Quan hệ: Gia tộc
Vai xã hội: Cô Cháu
Người tham gia
hội thoại
Vai trên Vai dưới - Vai xã hội là vị trí của người
tham gia hội hoại với người
khác trong cuộc thoại.
Tháiđộ: Cay nghiệt Kìm nén
Nhận xét: Chê trách Trân trọng
Lạm dụng vai Xác định đúngvai – Khi tham gia hội thoại mỗi
người cần:
+ xác định đúng vai của mình
để chọn cách nói cho phù hợp.
b) ví dụ 2:
Cha, mẹ – con " Trên – dưới
Thầy, cô – em " Trên - dưới
Bạn bè – Mình, tớ… " Ngang hàng(thân, sơ)
GV:dùng hệ thống câu hỏi sau để hoàn thành mô hình trên.
GV: gọi một HS đọc đoạn trích SGK và trả lời câu hỏi số 1-SGK/93.
HS: trà lời
GV: kết hợp ghi bảng.
Sau khi HS trả lời xong GV giảng và hỏi:
1.- Em hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
HS: trả lời.
GV: kết hợp ghi bảng.
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3- SGK/93.
HS: trả lời.
GV: tổng hợp – chốt bằng sơ đồ.
2.- Vì sao câu bé Hồng lại kìm nén sự bất bình của mình trước thái độ cay nghiệt của người cô?
HS: trả lời.
GV: nhận xét – chốt – và hỏi:
3.- Khi tham gia hội thoại mỗi người cần chú ý điều gì?
HS: trả lời.
GV: kết hợp ghi bảng.
GV chuyển ý sang ví dụ 2, hướng dẫn HS thực hiện.
HS: lên bảng xác định vai xã hội, quan hệ xã hội.
GV: nhận xét – chốt- và hỏi:
4.- Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa những đối tượng trên khi tham gia hội thoại?
HS: nhận xét.
GV: nhận xét – chốt.
5.-Từ hai ví dụ trên theo em làm thế nào để xác định được vai xã hội trong hội thoại?
HS: trả lời.
GV: ghi kết luận.
6.- Quan hệ vai xã hội trong hội thoại bao gồm những quan hệ nào? Căn cứ vào đâu mà xác định được quan hệ đó?
HS: trả lời.
GV: kết hợp ghi kết luận.
GV mở rộng: để xác định đúng vai xã hội trong hội thoại là một vấn đề không phải dễ. Ví dụ một người trong quan hệ gia đình, họ tộc có khi là em mình nhiều tuổi hơn mình nhưng đến trường lại là cô giáo dạy mình. Nếu là em, em sẽ ứng xử như thế nào?
HS: trả lời: tự bộ lộ.
GV: chuyển ý , cho HS đọc đoạn trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
HS: đọc đoạn trích ở bảng phụ.
7.- Ở đoạn văn này chị Dậu thay đổi vai xã hội của mình mâùy lần ? (Tại sao lại có sự thay đổi đó?) Sự thay đổi vai xã hội như thế có ý nghĩa gì ?
HS : trả lời
GV : kết hợp giảngï.
8.- Như vậy khi tham gia hội thoại ngoài việc xác định đúng vai xã hội của mình thì người tham gia hội thoại còn phải chú ý điều gì ?
HS : trả lời : phải xác định đúng đối tượng và hoàn cảnh để đạt được mục đích giao tiếp.
GV : nhận xét- chốt- ghi bảng - giáo dục tư tưởng cho HS.
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/94
Hoạt động 2: ( 13 phút)
GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 SGK/94.
GV : yêu cầu HS lật SGK/ 56, 57 dùng bùt chì gạch chân những chi tiết thể hiện hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ trong bài "Hịch tướng sĩ".
HS : 2 em trao đổi với nhau – trong khoảng 2" 3 phút.
GV gọi HS trình bày kết quả.
HS: trình bày.
GV nhận xét treo bảng phụ có đáp án để chốt. Chỉ cho HS thấy các chi tiết đó – yêu cầu HS quan sát – ghi nhớ – về nhà làm vào vở bài tập.
Sau khi đối chiếu đáp án xong GV hỏi thêm.
9.- Quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ là quan hệ như thế nào?
HS: trả lời.
10.- Theo em Trần Quốc Tuấn đã xác định đúng vai xã hội của mình chưa? Vì sao em biết?
HS : trả lời
GV nhận xét - chốt – giảng.
GV chuyển ý sang bài tập 2.
HS: đọc và xác định yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập 2 ý a) và treo bảng phụ.
Vai Tuổi tác Địa vị
Trên ( 1) ( 3)
Dưới (2) ( 4)
GV ghi tên 2 nhân vật vào 4 thẻ nhỏ :
Thẻ số (1) – Lão Hạc ; Thẻ số (2) – Ôâng giáo.
Thẻ số ( 3)- Ôâng giáo; Thẻ số ( 4) – Lão Hạc
HS: lên bảng gắn những thẻ trên vào ô thích hợp.
11.- Em có nhận xét gì về vai xã hội của hai nhân vật trên?
HS: nhận xét.
GV chốt và chuyển ý, cho HS đọc câu hỏi 2b, 2c SGK/95.
GV chia nhóm, hướng dẫn cho HS thảo luận ( 3- 4 phút).
HS: lên bảng dán đáp án.
GV cùng HS nhận xét- chốt- mở đáp án cho HS theo dõi đối chiếu.
GV ghi điểm cho nhóm có đáp án đúng hoặc gần đúng với đáp án của GV.
GV: chuyển ý sang bài tập 3, hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 bằng hình thức trò chơi tạo lập đoạn hội thoại.
GV hướng dẫn cách chơi và gọi 2 em đại diện cho 2 đội lên bảng viết đoạn văn tạo lập đoạn hội thoại chủ đề học tập (thời gian 2 "3 phút).
HS: dưới lớp 2 em một cặp tạo lập đoạn hội thoại ra giấy nháp.
Hết giờ GV mời HS phía dưới nhận xét- GV có thể ghi điểm cho HS
GV lưu ý cho HS: Khi viết đoạn hội thoại cần chú ý gạch đầu dòng để đánh dấu các lượt thoại, GV chỉ cho HS biết đây chính là nội dung của tiết học sau.
* Ghi nhớ: SGK/94
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1 SGK/94.:
2. Bài tập 2: SGK/94
a)Xác định vai xã hội của hai nhân vật Lão Hạc, Ông Giáo.
b,c) Xác định thái độ của Lão Hạc và Ông giáo ở đoạn trích.
3. Bài tập 3: Trò chơi tạo lập đoạn hội thoại.
4. Củng cố: ( 3 phút)
Nếu một người nào đó tự nói với chính mình thì có gọi là hội thoại không ? Vì sao ?
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK/94
5. Hướng dẫn học tập : ( 1phút)
Dặn HS về nhà làm bài tập 3 SGK/ 95 ( theo câu hỏi SGK).
Học thuộc bài, nắm vững ghi nhớ SGK trang 94.
Chuẩn bị bài mới – Bài " Hội thoại "- tiết 2
| RÚT KINH NGHIỆM :
KÝ DUYỆT Năm Căn, ngày 28 tháng 02 năm 2008
GIÁO VIÊN SOẠN
Tạ Thị Thu Hiền
File đính kèm:
- Bai 25 Hoi thoai thi vong tinh t1.doc